Cà phê hòa tan là một trong những thức uống được lựa chọn hàng đầu để gia đình tiếp khách ngày Tết. Cùng VIAM Clinic tìm hiểu xem cà phê hòa tan có lợi hay hại trong bài viểt dưới đây nhé!
Một gói cà phê hòa tan giúp bạn tỉnh táo sau một chuyến đi xa thăm họ hàng, gia đình nhân dịp Tết, hoặc chỉ mất 5 giây để có ngay tách cà phê mời khách đến chơi nhà ngày Tết… Chính vì sự tiện lợi này mà hiện nay cà phê hòa tan đã trở thành một sự lựa chọn không thể thiếu trong mỗi gia đình. Nhưng cà phê hòa tan liệu tốt hay xấu?
Contents
Cà phê hòa tan là gì?
Cà phê hòa tan chỉ đơn giản là những tinh thể hình thành sau khi làm khô cà phê đã nghiền. Quá trình này liên quan đến việc ủ hạt cà phê xay, giống như cà phê thông thường. Sau đó, nước được loại bỏ khỏi dịch chiết để tạo ra dạng bột hoặc tinh thể khô cô đặc.
Các tinh thể đã khử nước sau đó có thể được hoàn nguyên bằng nước sôi để tạo ra một tách cà phê hòa tan. Các cửa hàng bán cà phê hòa tan ở dạng hạt hoặc dạng que hoặc gói dùng một lần. Nếu bạn chọn dạng hạt, hãy thêm một thìa cà phê bột vào một cốc nước nóng và bạn đã có cà phê hòa tan. Lưu ý rằng bột cà phê hòa tan có thời hạn sử dụng lâu hơn cà phê hạt và rẻ hơn.
Cà phê hòa tan so với cà phê xay
Caffeine
Cà phê pha sẵn và cà phê pha thông thường có thành phần dinh dưỡng gần như giống hệt nhau. Sự khác biệt nhỏ đến mức có thể không đáng kể về mặt sức khỏe đối với tất cả mọi người, ngoại trừ hàm lượng caffein. Sự khác biệt chính là ở hàm lượng caffeine của chúng: Một tách cà phê hòa tan 226g có khoảng 62mg caffeine, trong khi một tách cà phê pha 226g có 96mg caffeine. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyến cáo rằng người trưởng thành khỏe mạnh nên tiêu thụ tối đa 400mg caffeine mỗi ngày. Hàm lượng này tương đương với khoảng 4 tách cà phê xay hoặc 6 tách cà phê hòa tan.
Hãy nhớ rằng, quá nhiều caffein có thể dẫn đến bồn chồn, lo lắng, đau dạ dày, v…v… Vì vậy, bạn nên kiểm soát mức tiêu thụ caffeine của bạn. Nếu bạn nhạy cảm với caffeine hoặc lo lắng hoặc mắc bệnh tim, bạn có thể muốn chuyển sang cà phê thường hoặc cà phê hòa tan đã khử caffeine.
Đọc thêm bài viết: 9 lý do tại sao nếu uống cà phê vừa đủ lại tốt cho bạn
Acrylamit
Cà phê hòa tan chứa nhiều acrylamide hơn một chút. Hóa chất có khả năng gây hại này hình thành trong một số loại thực phẩm trong quá trình nấu ở nhiệt độ cao, chẳng hạn như chiên, quay và nướng, theo FDA. Vì vậy, nó có thể hình thành sau khi rang hạt cà phê.
Nghiên cứu trên Annals of the National Institute of Hygiene đã xem xét mức độ acrylamide trong 42 mẫu cà phê rang và cà phê hòa tan thương mại cũng như trong các sản phẩm thay thế cà phê. Họ đã tìm thấy nồng độ acrylamide trung bình cao nhất trong các sản phẩm thay thế cà phê, tiếp theo là cà phê hòa tan và sau đó là cà phê rang. Nhưng cà phê rang có lượng acrylamide chỉ bằng một nửa so với cà phê hòa tan.
Một nghiên cứu trên Nutritional Neuroscience cho thấy rằng sự tích tụ acrylamide trong cơ thể gây ra bệnh thần kinh hoặc tổn thương thần kinh. Và Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ cũng lưu ý rằng việc tiếp xúc quá nhiều với acrylamide có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư. Tuy nhiên, Cơ quan An toàn Thực phẩm Châu Âu và Malkani ủng hộ rằng lượng acrylamide mà mọi người nhận được từ chế độ ăn uống của họ (hoặc trong cà phê của họ) không đủ để gây ra những lo ngại nghiêm trọng về sức khỏe.
Hương vị
Một điểm khác mà cà phê hòa tan có thể khác với cà phê xay là hương vị. Vì hương vị mang tính chủ quan nên bạn sẽ cần phải thử xem cà phê hòa tan có phù hợp với khẩu vị của mình hay không. Cà phê hòa tan thường được đánh giá thấp hơn về hương vị, và thường được cho là đắng hơn và thiếu hương vị so với cà phê pha. Tất nhiên, chất lượng của hạt cà phê được sử dụng để pha cà phê hòa tan có thể tạo ra sự khác biệt. Một số thương hiệu đã tập trung vào việc cải thiện hương vị của cà phê hòa tan.
Những điều khác cần nhớ về cà phê và dinh dưỡng
Cà phê có tác động tốt hay xấu đến sức khỏ phụ thuộc vào những nguyên liệu bạn thêm vào khi uống cà ph, bao gồm chất làm ngọt, kem và sữa. Những loại chất làm ngọt này đều bổ sung một lượng calo không cần thiết cho cà phê. Lựa chọn chất làm ngọt không calo như quả la hán hoặc cỏ ngọt (stevia) là những lựa chọn thay thế đáng để bạn thử.
Tham khảo thêm video hấp dẫn dưới đây:
Hãy đến với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Đặt lịch khám TẠI ĐÂY hoặc liên hệ Hotline: 0935.18.3939 / 024.3633.5678
Hồng Ngọc – Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM
Theo The Healthy