Uống cà phê thường xuyên có giúp hạ huyết áp?

06/03/2023 -  Kiến thức dinh dưỡng

Cà phê là một trong những đồ uống phổ biến nhất trên thế giới. Ước tính trung bình có 2 tỷ cốc cà phê được tiêu thụ mỗi ngày. Vậy uống cà phê thường xuyên mang lại lợi ích gì và có giúp hạ huyết áp? Cùng VIAM Clinic tìm hiểu nhé!

Uống cafe thường xuyên có giúp hạ huyết áp? | viamclinic.vn
Liệu tiêu thụ cà phê thường xuyên có thực sự tốt cho cơ thể hay không?

Uống cà phê thường xuyên có giúp hạ huyết áp?

Nghiên cứu cho thấy cafe có lợi cho sức khỏe tim mạch. Một nghiên cứu các cho thấy những người uống 3-5 cốc cà phê hàng ngày có nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp hơn so với những người uống ít hơn. Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác cho thấy cà phê có thể tác động tiêu cực đến tim mạch, nghiên cứu này chỉ ra mối quan hệ giữa việc uống nhiều cà phê làm tăng nguy cơ tử vong liên quan đến tim mạch ở những người bị tăng huyết áp nặng. 

Mặc dù vậy, gần đây các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc uống cà phê thường xuyên có liên quan đến nhiều phương pháp gây hạ huyết áp.

Uống cà phê và huyết áp tâm thu

Đối với nghiên cứu này, các nghiên cứu đã đánh giá dữ liệu sức khỏe của 720 nam giới và 783 phụ nữ và cứ sau 4 năm họ sẽ được đánh giá lâm sàng. Trong phân tích tổng thể, các nhà nghiên cứu đã so sánh các biện pháp đo huyết áp khác nhau với việc sử dụng cà phê tự báo cáo. Trong số đó:

  • 6% không uống cà phê thường xuyên
  • 27% uống cà phê mỗi ngày
  • 3% uống 2 cốc cà phê mỗi ngày
  • 6% uống 3 cốc cà phê mỗi ngày
  • 5% uống hơn 3 cốc cà phê mỗi ngày

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người uống 2 cốc cà phê mỗi ngày hoặc nhiều hơn 3 cốc có huyết áp tâm thu thấp hơn đáng kể so với những người không uống cà phê. Huyết áp tâm thu được đánh giá bằng áp lực trong động mạch khi tim đập. Huyết áp tâm thu cao có làm tăng nguy cơ đột quỵ và bệnh tim mạch cao hơn.

Tuy nhiên, họ lưu ý rằng uống cà phê không ảnh hưởng đến độ cứng của động mạch – tình trạng mất dần tính đàn hồi trong động mạch – tương quan với tình trạng xơ cứng động mạch. Xơ cứng động mạch làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, sa sút trí tuệ và tử vong.

Cà phê ảnh hưởng đến huyết áp như thế nào?

Cà phê ảnh hưởng đến huyết áp như thế nào? | viamclinic.vn
Nghiên cứu chỉ ra rằng tác động của cà phê lên việc chỉ số huyết áp có hiệu quả gần như ngay lập tức sau khi tiêu thụ.

Caffein trong cà phê có thể làm tăng huyết áp tạm thời bằng cách kích thích hệ thần kinh giao cảm, nhưng về lâu dài, uống cà phê thường xuyên có thể làm giảm huyết áp một chút do cải thiện độ nhạy insulin và tác dụng chống oxy hóa.

Một sốt chất chống oxy hóa trong cà phê, ví dụ như flavonoid giúp tăng nitric oxide, giúp mạch máu giãn ra và hạ huyết áp. Ngoài ra, các khoáng chất khác như magie, kali, niacin và vitamin E có thể giúp chống lão hóa mạch máu bằng cách ngăn chặn quá trình lão hóa mạch máu do quá trình oxy hóa và viêm nhiễm gây hại lên mạch máu. Giảm quá trình viêm và có nhiều nitric oxide hơn có nghĩa là huyết áp thấp hơn.

Giới hạn trong nghiên cứu

Giới hạn của nghiên cứu không đề cập đến lượng cà phê tạo thành, nồng độ và liệu đồ uống có chứa caffein hay không. Ngoài ra nghiên cứu này cũng không đề cập đến các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp khác ví dụ như hoạt động thể chất, thói quen ăn uống hoặc mức độ căng thẳng.

Nói chung, cà phê có thể có cả tác động tích cực và tiêu cực đối với sức khỏe và tác động của cà phê này đối với huyết áp của mỗi người là khác nhau. Uống cà phê có thể giúp giảm nhẹ huyết áp nhưng đồ uống này không thể thay thế cho những thay đổi lối sống khác giúp duy trì huyết áp khỏe mạnh như chế độ ăn cân bằng và tập thể dục thường xuyên.

Tham khảo video hấp dẫn dưới đây:

Hãy đến với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Đặt lịch khám TẠI ĐÂY hoặc liên hệ Hotline: 0935.18.3939 / 024.3633.5678

BS. Tùng Duy – Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM

Theo Medical News Today



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY