Blog

Sống khỏe mùa mưa bão: Cẩm nang toàn diện từ dinh dưỡng đến phòng bệnh

18/07/2024 -  Kiến thức dinh dưỡng

Mùa mưa bão đến mang theo nhiều thử thách cho sức khỏe của chúng ta. Từ nguy cơ nhiễm bệnh do vi khuẩn, virus sinh sôi trong môi trường ẩm ướt, đến các tai nạn thương tích do thời tiết khắc nghiệt hoặc thiên tai như mưa, lũ, bão, tất cả đều đòi hỏi chúng ta phải có sự chuẩn bị và kiến thức đầy đủ để bảo vệ bản thân và gia đình.

Cẩm nang toàn diện này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về dinh dưỡng, phòng bệnh và các biện pháp an toàn cần thiết để sống khỏe mạnh trong mùa mưa bão.

Dinh dưỡng đảm bảo sức khỏe trong mùa mưa bão

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và tăng cường sức đề kháng, đặc biệt là trong mùa mưa bão. Hãy chú trọng các quy tắc an toàn thực phẩm trong mùa mưa bão, trong đó ưu tiên các thực phẩm tươi, nấu chín kỹ để tránh nhiễm khuẩn. Bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng như tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất từ các nguồn thực phẩm đa dạng như gạo, mì, thịt, cá, trứng, sữa, rau xanh và trái cây. Trong điều kiện khó khăn, hãy tận dụng các loại thực phẩm dễ kiếm như cá, tôm, cua, ốc, rau mọc hoang dại… để đảm bảo bữa ăn đủ chất. Đừng quên bổ sung vitamin C từ các loại rau xanh và trái cây để tăng cường hệ miễn dịch.

Bên cạnh đó, nước uống trong điều kiện mưa, bão lụt cũng vô cùng quan trọng, hãy sử dụng các nguồn nước đảm bảo vệ sinh, an toàn nhất có thể (nước máy, nước đóng chai được cung cấp, nước giếng từ các giếng nước đã được vệ sinh an toàn). Trong trường hợp không có đủ các nguồn nước an toàn này, hãy hỏi cán bộ y tế tại địa phương về việc khử khuẩn các nguồn nước để ăn uống. Lưu ý, đun sôi kỹ nước trước khi uống.

Không có mô tả ảnh.

Phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm

Mưa bão tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường nước và muỗi như tả, lỵ, thương hàn, sốt xuất huyết, sốt rét… Đặc biệt, sau cơn bão hoặc sau khi lũ lụt rút đi, môi trường xung quanh bị ô nhiễm nặng nề, rác thải, xác súc vật trôi nổi… rất có thể bùng phát các dịch bệnh truyền nhiễm.

Để phòng tránh mắc bệnh, dịch, hãy thực hiện các biện pháp sau:

  • Vệ sinh cá nhân: rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, và nước sạch, đặc biệt sau khi đi vệ sinh, chế biến thực phẩm và sau khi vệ sinh nhà cửa, môi trường. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ., tắm rửa, vệ sinh cơ thể sạch sẽ để tránh các bệnh ngoài da, bệnh về mắt thường xảy ra trong mùa mưa lũ, sau cơn bão, sau lũ lụt.
  • Vệ sinh môi trường: đảm bảo nhà cửa sạch sẽ, khô ráo, không để nước đọng. Thu gom rác thải và xử lý xác động vật chết để tránh ô nhiễm môi trường. Đối với những khu vực ngập lụt, nước rút đến đâu vệ sinh môi trường đến đó theo hướng dẫn của nhân viên y tế địa phương.
  • Ăn chín, uống sôi: sử dụng nước sạch để chế biến thức ăn và uống nước đun sôi để nguội. Trong trường hợp nguồn nước uống, sinh hoạt bị ngập lụt, hãy tuân thủ hướng dẫn của nhân viên y tế về xử lý nguồn nước sạch này.
  • Phòng chống muỗi: mắc màn khi ngủ kể cả ban ngày, sử dụng thuốc chống muỗi, loại bỏ các vật dụng chứa nước đọng để tránh muỗi sinh sản, vệ sinh nơi ở và nơi nuôi gia súc sạch sẽ.
  • Tiêm phòng đầy đủ: Tiêm phòng các bệnh như viêm gan A, thương hàn, tả… để tăng cường sức đề kháng.

Đọc thêm bài viết: Sáu căn bệnh phổ biến cần đề phòng trong mùa mưa lũ

Infographic: Những việc cần làm sau bão và lưu ý đảm bảo an toàn thực phẩm, y tế | VTV.VN

 

Phòng tránh tai nạn thương tích

Mưa bão cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn như sét đánh, điện giật, đuối nước, ngã do trơn trượt… Để phòng tránh các tai nạn thường gặp khi mưa bão, hãy tuân thủ các nguyên tắc sau:

  • Sét đánh: lưu ý không trú mưa bão dưới gốc cây cao, cột điện, vật dụng kim loại khi có mưa giông. Tìm nơi trú ẩn an toàn trong nhà kiên cố.
  • Điện giật: kiểm tra hệ thống điện trong nhà, ngoài nhà trước khi xảy ra mưa bão, lũ lụt, ngắt nguồn điện khi nhà bị ngập nước, không sử dụng các thiết bị điện bị ướt.
  • Đuối nước: không đi qua vùng nước ngập sâu, chảy xiết. Khi đi qua vùng ngập nước cần trang bị áo phao, trẻ nhỏ phải có người lớn đi kèm.
  • Ngã do trơn trượt: cẩn thận khi di chuyển trong điều kiện thời tiết xấu, tránh các khu vực nguy hiểm, ngập nước, sụt lở. Khi đi lại cần sử dụng giày dép có độ bám tốt, tránh đi chân đất để giảm nguy cơ bị vật sắc nhọm đâm phải.

Đọc thêm bài viết: Kỹ năng phòng ngừa tai nạn thương tích mùa mưa bão

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM cung cấp các dịch vụ tư vấn, thăm khám dinh dưỡng cho trẻ  em và người lớn với cam kết hỗ trợ nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và cải thiện các tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng, thừa cân,… Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

Ths.Bs. Trần Thu Nguyệt – Viện Y học ứng dụng Việt Nam



| Bình luận

Những lưu ý khi chuyển từ sữa công thức sang sữa tươi cho trẻ

17/07/2024 -  Kiến thức dinh dưỡng

Sữa công thức là lựa chọn thay thế phù hợp duy nhất cho sữa mẹ trong 12 tháng đầu đời của bé. Tuy nhiên sau 1 tuổi trẻ có nhiều lựa chọn hơn ngoài sữa công thức. Việc chuyển từ sữa công thức sang sữa tươi bình thường là một bước tiến lớn đối với trẻ và các bậc cha mẹ.

Sữa công thức là lựa chọn thay thế phù hợp duy nhất cho sữa mẹ trong 12 tháng đầu đời của bé. Tuy nhiên sau 1 tuổi trẻ có nhiều lựa chọn hơn ngoài sữa công thức. Việc chuyển từ sữa công thức sang sữa tươi bình thường là một bước tiến lớn đối với trẻ và các bậc cha mẹ. Hãy cùng đọc bài viết này để tìm hiểu những lưu ý khi bạn muốn chuyển từ sữa công thức sang sữa tươi cho trẻ

Những lưu ý khi chuyển từ sữa công thức sang sữa tươi cho trẻ

Khi nào trẻ nên chuyển từ sữa công thức sang sữa tươi thông thường?

Một số phụ huynh muốn chuyển sữa công thức sang sữa tươi cho trẻ trước 1 tuổi vì một số lý do như sự tiện lợi cũng như tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên sữa tươi không những không có thành phần dinh dưỡng phù hợp cho trẻ nhỏ mà còn chứa một số protein và hàm lượng khoáng chất cao chưa phù hợp với khả năng tiêu hóa của trẻ dưới 12 tháng tuổi. Trong khi đó sữa công thức được thiết kế mô phỏng các thành phần dinh dưỡng của sữa mẹ và là thức ăn lý tưởng (sau sữa mẹ) cho trẻ sơ sinh.

Việc chuyển từ sữa công thức sang sữa tươi thường diễn ra sau sinh nhật đầu tiên của trẻ tức là khi trẻ được 1 tuổi. Thời điểm này trẻ có thể ăn được gần như tất cả các loại thực phẩm giống với người lớn và có thể uống được sữa tươi. Điều này có nghĩa là trẻ hoàn toàn có thể được cung cấp đủ dinh dưỡng từ thức ăn đặc cùng với sữa tươi và không nhất thiết phải sử dụng sữa công thức.

Việc cho trẻ chuyển từ sữa công thức sang sữa tươi thường đi đôi với việc tập cho trẻ chuyển từ bú bình sang uống bằng cốc, Đây là một bước tiến quan trọng đối với trẻ vì khi bú bình sữa có thể đọng lại quanh răng của trẻ, gây sâu. Cha mẹ có thể sẽ phải mất một chút kiên nhẫn và thời gian để giúp trẻ chuyển dần từ sữa công thức sang sữa tươi thông thường.

Nếu trẻ bị dị ứng đạm sữa bò hoặc không dung nạp đường lactose, bác sĩ có thể đề xuất cho trẻ các lựa chọn thay thế như sữa hạt. Nhưng hầu hết các loại sữa có nguồn gốc thực vật không được khuyên dùng ở độ tuổi này vì chúng không giàu dinh dưỡng như sữa bò do hàm lượng protein, canxi và vitamin D trong các sản phẩm sữa hạt thường không đáp ứng được nhu cầu của trẻ nhỏ. Bạn cũng có thể cân nhắc dùng sữa công thức dành cho được thiết kế đặc biệt dành cho trẻ bị dị ứng đạm sữa bò.

Đọc thêm tại bài viết: Nuôi trẻ hoàn toàn bằng sữa công thức có bị còi xương không?

Cách chuyển từ sữa công thức sang sữa tươi cho trẻ

Hầu hết trẻ trong độ tuổi mới biết đi tiếp nhận sữa tươi một cách khá dễ dàng. Để chuyển từ sữa công thức sang sữa tươi cho trẻ bạn hãy dành thời gian để trẻ làm quen và chuyển đổi dần dần. Trẻ nhỏ có thể chưa nói được nhưng có thể bày tỏ quan điểm rõ rang qua cử chỉ hành động đặc biệt là khi nói đến việc ăn uống. Nếu trẻ đã hợp tác ngay từ những lần đầu uống sữa tươi thì bạn có thể chuyển qua cho trẻ uống sữa tươi.

Nếu trẻ do dự khi thử những thứ mới hoặc không hợp tác uống sữa tươi ngay lập tức, bạn có thể chuyển đổi từ từ cho trẻ. Cha mẹ có thể bắt đầu bằng cách pha sữa công thức như bạn thường làm nhưng sau đó thêm một chút sữa tươi vào cốc sữa công thức đã chuẩn bị. Cứ sau vài ngày, bạn có thể tiếp tục tăng lượng sữa tươi và giảm dần lượng sữa công thức hơn vào bình để con bạn dần dần quen với mùi vị. Cuối cùng, bạn có thể chuyển sang chỉ uống sữa tươi hoàn toàn

Dưới đây là tỷ lệ lượng sữa kết hợp cho trẻ tập làm quen trong tuần đầu chuyển đổi:

  • Ngày 1 và 2: 25% sữa tươi và 75% sữa công thức
  • Ngày 3 và 4: 50% sữa tươi và 50% sữa công thức
  • Ngày 5 và 6: 75% sữa tươi và 25% sữa công thức
  • Ngày 7: 100% sữa tươi

Đôi khi nguyên nhân của việc trẻ không hợp tác khi chuyển sang sữa tươi thì đến từ nhiệt độ của sữa. Vì một số trẻ quen với việc uống một bình sữa công thức ấm, trẻ có thể từ chối sữa tươi vì không quen. Trong trường hợp này bạn hãy thử làm ấm sữa tươi trước khi đưa cho trẻ.

Việc chuyển đổi từ sữa công thức sang sữa tươi cũng sẽ đòi hỏi bạn phải thực hiện một số thay đổi trong cách nghĩ về việc cho con ăn. Hai điểm quan trọng cần ghi nhớ:

  • Khác với sữa công thức và sữa mẹ trong năm đầu tiên, cha mẹ nên coi sữa tươi là đồ uống chứ không phải là bữa ăn. Trẻ em từ 12 đến 24 tháng tuổi nên uống 2-3 cốc sữa mỗi ngày và tối đa khoảng 500-600ml/ ngày. Và với trẻ trong độ tuổi này lựa chọn được các bác sĩ khuyên dùng là sữa tươi nguyên chất. Cha mẹ nên chú trọng hơn đến dinh dưỡng từ bữa ăn dặm của trẻ
  • Khi trẻ ăn dặm nhiều hơn, một phần sữa có thể được thay thế bằng nước. Tuy nhiên bạn không nên dùng nước trái cây và đồ uống có đường cho trẻ. Bạn có thể cho con đi khám dinh dưỡng để được hướng dẫn về lượng sữa và lượng nước phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ.

Đọc thêm tại bài viết: 5 tình huống bạn nên bổ sung sữa công thức cho trẻ

Tham khảo ý kiến ​​bác sĩ nhi khoa để giúp chọn loại sữa thay thế vừa an toàn không gây dị ứng vừa cung cấp cho con bạn chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Trường hợp nào trẻ nên tiếp tục dùng sữa công thức sau 1 tuổi?

  • Trẻ không tăng cân, chậm tăng cân, cân nặng dưới chuẩn.
  • Khả năng ăn dặm của trẻ chưa tốt, chưa đa dạng, cân bằng
  • Trẻ có một số vấn đề sức khỏe về thận, gan, vấn đề trao đổi chất, dị ứng thực phẩm hoặc các vấn đề về tiêu hóa thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng.

Bs. Nguyễn Hoài Thu – Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM



| Bình luận

7 loại thực phẩm cay giúp chống tắc nghẽn và đau đầu xoang

16/07/2024 -  Kiến thức dinh dưỡng

Đầu bạn ong ong và có cảm giác như có một đống bông gòn nhét bên trong. Bạn dường như không thể hít một hơi thật sâu, khứu giác và vị giác đã hoàn toàn rời khỏi cơ thể và bạn hết sức đau khổ. Cho dù những triệu chứng này xảy ra do dị ứng theo mùa hay do cảm lạnh hoặc cúm thì nỗi đau đều như nhau.

Nhiều người bị đau đầu do xoang, viêm xoang và nghẹt mũi. Nguyên nhân phổ biến gây ra những triệu chứng này là do hệ thống sưởi và làm mát, chúng hoạt động và tạo ra môi trường quá khô trong nhà. Việc thêm máy tạo độ ẩm sẽ giúp ích nhưng đôi khi vẫn chưa đủ. Khi cơ thể bạn đang phải đối mặt với những triệu chứng khó chịu và đau đớn này, bạn có thể bỏ qua thuốc xịt mũi và chuyển sang phương pháp tự nhiên hơn.

7 loại thực phẩm cay giúp chống tắc nghẽn và đau đầu xoang

Các loại thực phẩm và nguyên liệu trong bài viết này không phải là phương pháp chữa trị vĩnh viễn nhưng cung cấp sự trợ giúp tạm thời dành cho bạn. Nhưng nếu bạn phải chịu đựng cơn đau khủng khiếp và nghẹt mũi do các vấn đề về xoang, thì bạn sẽ thấy hiệu quả sớm, ngay cả là giảm đau tạm thời.

1. Gừng

Gừng được sử dụng khắp châu Á như một loại gia vị và dược tính. Nó có thể được đun sôi với nước để pha trà ấm hoặc nấu cùng với các thực phẩm khác. Gừng được tôn kính vì đặc tính chống viêm và kháng khuẩn. Ngoài ra, người ta tin rằng tiêu thụ gừng giúp xua đuổi và hỗ trợ cơ thể chúng ta chống lại cảm lạnh hoặc cúm. Y học Trung Quốc khuyên dùng gừng để giúp giảm ho. Một loại trà phổ biến (có nguồn gốc từ Ấn Độ) được làm từ gừng, chanh và mật ong được cho là có tác dụng thông mũi. Đảm bảo đặt mũi của bạn phía trên tách trà để hơi ấm và hơi nước giúp thư giãn và thông mũi. Đặc tính giảm đau của gừng cũng sẽ giúp cơ thể bạn giảm bớt những cơn đau nhức do tắc nghẽn và đau đầu.

2. Củ cải

Bất kể màu sắc của củ cải như thế nào, chúng đều hoạt động như một loại thuốc thông mũi tự nhiên và cũng có đặc tính kháng virus và kháng khuẩn. Vì chúng rất giàu Vitamin C nên chúng được cho là có tác dụng hỗ trợ chữa bệnh cảm lạnh hoặc cúm thông thường.

Lấy một ít củ cải sống để nhai hoặc thêm chúng vào súp, bánh taco, bánh mì sandwich hoặc bất cứ thứ gì bạn đang ăn vào lúc này.

3. Cải ngựa

Cải ngựa luôn mang lại tác dụng giảm đau đáng kinh ngạc và nó là một trong những thuốc thông mũi tự nhiên mạnh mẽ hơn. Ăn cải ngựa, bạn sẽ ngay lập tức cảm thấy ngứa ran ở vùng mũi và trong giây lát chất nhầy trong mũi sẽ bắt đầu lỏng ra.

Một cách tuyệt vời để ăn cải ngựa là ăn kèm với sườn heo nướng hoặc ăn kèm củ cải đường và salad cải ngựa. Loại củ cải ngựa có màu xanh lá cây từ Nhật Bản được biết đến nhiều nhất như một loại gia vị cho sushi cũng có tác dụng giảm đau.

4. Tỏi tươi

Có một thành phần hoạt chất trong tỏi gọi là allyl thiosulfonate được cho là có tác dụng giảm nghẹt mũi (tạm thời). Ăn tỏi sống và bạn sẽ cảm nhận được vị cay của nó bao trùm vị giác của bạn (và có thể khiến bạn chảy nước mắt nữa). Tuy nhiên, rất có thể bạn sẽ thấy mình dễ thở hơn một chút sau khi ăn tỏi sống.

Ăn tỏi sống sẽ có nhược điểm là hơi thở có mùi tỏi khó chịu, nhưng việc trộn nó vào món salad hoặc thậm chí là nước sốt có thể giúp ích phần nào điều đó.

5. Hành tây

Hành tây có vị hăng và cay khác với ớt, nhưng chúng sẽ làm bạn chảy nước mắt và giúp làm thông xoang bị nghẹt. Hành tây có chứa đặc tính kháng histamine tự nhiên giúp giảm tắc nghẽn và viêm. Loại hành nâu có vị hăng nhất, sau đó là loại hành trắng, còn loại hành đỏ thì ngọt hơn hai loại trước.

Một cách tuyệt vời để tận dụng những lợi ích của hành tây sống là gọt vỏ, cắt lát hoặc băm nhỏ và để chúng làm bạn chảy nước mắt. Nếu bạn có kính áp tròng, hãy tháo chúng ra và đeo kính vào nếu không mắt bạn sẽ không chảy nước. Bây giờ hành tây đã sẵn sàng, hãy trộn vào món salad hoặc thêm chúng vào bánh mì sandwich của bạn.

6. Mù tạt

Một loại gia vị thơm ngon và đáng yêu khác giúp giải tỏa tắc nghẽn là mù tạt càng cay càng tốt. Các giống châu Âu có hương vị đậm đà và cay nồng nhất.

Lấy một thìa cà phê và ăn bằng thìa, hoặc phết một lớp dày lên trên bánh mì nướng hoặc bánh quy giòn. Nó cũng tuyệt vời trong nước xốt gà nướng chậm.

7. Ớt

Ớt là loại cay nhất trong danh sách và cũng có tác dụng tốt nhất. Ớt có chứa capsaicin là thuốc giảm đau tự nhiên. Ngoài ra, phản ứng hoặc cơ thể có: chảy nước mũi và chảy nước mắt đều sẽ giúp giải phóng chất nhầy bị tắc và thông đường thở bị tắc nghẽn gây đau.

Việc tiêu thụ ớt để thông mũi là điều hiển nhiên. Chúng ta có thể ăn chúng sống, đựng trong lọ, trộn chúng vào sốt salsa, rắc ớt bột lên thức ăn, thêm ớt vào món cà ri, súp, thịt lợn kéo, nước sốt, nước sốt, v.v. Tìm ra nhiều cách ngon miệng để thêm sức hấp dẫn cho bữa ăn của bạn và giúp bạn giảm bớt cơn đau.

Hồng Ngọc – Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM



| Bình luận

Món quà vi chất vun đắp tương lai

15/07/2024 -  Tin tức hoạt động

Hành trình 10 năm của Viện Y học Ứng dụng Việt Nam (VIAM) là một câu chuyện đầy cảm hứng về sự tận tâm và nỗ lực không ngừng nghỉ trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Từ những bước chân đầu tiên, VIAM đã khẳng định vị thế là một tổ chức khoa học uy tín, tiên phong trong việc nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu y học hiện đại vào thực tiễn.

Không chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu và đánh giá hiệu quả sản phẩm, VIAM còn mở ra các khóa tập huấn, hội thảo chuyên đề được tổ chức thường xuyên đã giúp cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ y tế, góp phần xây dựng hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn diện và chất lượng.

Tri thức là sức mạnh, và sức mạnh đó cần được lan tỏa rộng rãi đến cộng đồng. Tích cực tham gia những hoạt động truyền thông, VIAM đã trở thành cầu nối vững chắc, mang những thông tin khoa học chính xác, những lời khuyên bổ ích đến với mọi người dân. Từ đó giúp mọi người nâng cao nhận thức, chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.

Là “đứa con tinh thần” của VIAM, VIAM Clinic kế thừa và phát huy những giá trị tốt đẹp của Viện, mang đến dịch vụ khám và tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao. Những năm qua, VIAM clinic đã giúp hàng ngàn người Việt cải thiện tình trạng dinh dưỡng, phòng ngừa bệnh tật và tận hưởng cuộc sống khỏe mạnh, nhất là trẻ em. Với đội ngũ chuyên gia đầu ngành, trang thiết bị hiện đại và quy trình khám chữa bệnh chuyên nghiệp, VIAM Clinic đã và đang đồng hành cùng hàng ngàn gia đình Việt trên hành trình chăm sóc sức khỏe toàn diện.

Món quà vi chất vun đắp tương lai

Chào đón sinh nhật VIAM lần thứ 10, VIAM Clinic gửi lời tri ân sâu sắc đến Quý khách hàng bằng món quà sức khỏe thiết thực: Miễn phí xét nghiệm vi chất: Sắt huyết thanh và canxi toàn phần. Đây không chỉ là cơ hội để bạn kiểm tra sức khỏe mà còn là sự khởi đầu cho một tương lai khỏe mạnh, hạnh phúc.

Chương trình diễn ra từ ngày 22/7- hết ngày 28/7 tại Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM số 12 Hoàng Cầu, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội. Mỗi khách hàng được sử dụng ưu đãi 01 lần/ chương trình hoặc tặng cho người thân đi cùng, không có giá trị tích lũy cho những lần khám sau.

Hãy đăng ký ngay hôm nay để nhận ưu đãi.

Đặt lịch khám

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY


| Bình luận

Mối nguy từ ‘thần dược’ giúp tăng chiều cao cấp tốc

15/07/2024 -  Kiến thức dinh dưỡng

Mối nguy từ 'thần dược' giúp tăng chiều cao cấp tốc

Nửa năm dùng thuốc tăng cao, con gái 3 tuổi của chị Hoa tăng thêm 2 kg, chiều cao không đổi, đi khám phát hiện men gan tăng, rối loạn chất.

Ban đầu, bé nặng hơn 11 kg nhưng chỉ cao 90 cm, thấp báo động so với trẻ 3 tuổi (cân nặng chuẩn là 13,9 kg và cao 95,1 cm). Người mẹ căng thẳng vì thường xuyên phải nghe những lời “con gái giống mẹ nên lùn”, “bố mẹ ăn hết phần con”. Sốt ruột, chị vào các hội nhóm trên mạng tìm hiểu, quyết định mua sản phẩm bổ sung hormone tăng trưởng “thần tốc”, xách tay từ nước ngoài.

Người bán giới thiệu liệu trình dùng mỗi ngày ba viên, uống buổi tối, hộp 270 viên, giá gần 700.000 đồng. Thuốc được quảng cáo “bổ sung các hoạt chất kích thích hormone tăng trưởng tự nhiên, giúp xương dài thêm 3-9 cm trong một năm”.

Sau nửa năm uống thuốc, bé vẫn lùn, thêm chứng lười ăn, hay cáu gắt, mệt mỏi. Chị Hoa đưa con đi khám để tìm nguyên nhân. Tại phòng khám nhi, Ths.Bs Đào Nguyễn Phương Linh, giám đốc chuyên môn, chỉ định làm các xét nghiệm liên quan bệnh lý tuyến giáp và thiếu hụt hormone tăng trưởng (GH). Kết quả men gan của trẻ tăng do sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc và thiếu hụt hormone tăng trưởng, chuyển chuyên khoa nội tiết điều trị.

Nên đưa trẻ đi khám bác sĩ nếu có tốc độ tăng chiều cao chậm. Không tự ý bổ sung thực phẩm chức năng giúp tăng trưởng chiều cao. Ảnh: Bác sĩ cung cấp
Nên đưa trẻ đi khám bác sĩ nếu có tốc độ tăng chiều cao chậm. Không tự ý bổ sung thực phẩm chức năng giúp tăng trưởng chiều cao. 5

“Việc tự bổ sung các thực phẩm tăng chiều cao vừa không có cơ sở khoa học, rất tốn kém, có thể rủi ro về sức khỏe, dễ bỏ qua khoảng thời gian vàng điều trị tăng cao nếu trẻ có bệnh lý”, bác sĩ Linh nói, thêm rằng trường hợp chị Hoa là điển hình cho việc tự bổ sung thuốc, dẫn đến “tiền mất tật mang”.

Tương tự, nhiều phụ huynh đưa trẻ đến bác sĩ nội tiết khi đã sắp dậy thì, sau một thời gian tự bổ sung các thực phẩm tăng chiều cao không có kết quả. Đơn cử, bé gái 12 tuổi, chỉ cao 1,3 m do thiếu hormone tăng trưởng, bố mẹ không biết nên cho uống nhiều loại viên tăng chiều cao.

Kết quả, trẻ không cao thêm, đồng thời bỏ lỡ thời gian vàng để chữa bệnh thiếu hụt GH. Đây là bệnh khiến người mắc bị chậm tăng chiều cao, tầm vóc nhỏ bé, phát triển cơ bắp kém, tích mỡ thừa… Với bệnh lý này, trẻ cần phải điều trị bởi bác sĩ nội tiết, bằng thuốc dạng tiêm, trước tuổi dậy thì.

Như trường hợp bé gái trên, khi phát hiện ra bệnh, bác sĩ cho tiêm hormone bổ sung GH nhưng không hiệu quả, bé chỉ dừng lại ở chiều cao 1,45 cm.

TS.BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Y học Ứng dụng Việt Nam, cho biết chiều cao của trẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, không một “thần dược” nào có thể làm tăng chiều cao cấp tốc. Các sản phẩm tăng trưởng chiều cao được quảng cáo thường chứa nhiều canxi, vitamin D, sắt, kẽm, vitamin K2, đạm, protein… chỉ giúp bổ sung thiếu hụt trong khẩu phần ăn hằng ngày.

Sử dụng các loại thực phẩm chức năng, thuốc quảng cáo cải thiện chiều cao (nếu không có chỉ định) sẽ ảnh hưởng sức khỏe của trẻ. Đơn cử, lạm dụng thực phẩm chức năng chứa Chondroitin sulfat nguy cơ tác động tiêu cực đến quá trình tăng trưởng bình thường của xương. Các thuốc tăng chiều cao chứa vitamin nồng độ cao, gây tăng áp lực sọ não, khô da, rụng tóc, chán ăn hoặc thậm chí ngừng tăng trưởng chiều cao. Các thuốc có chứa vitamin D còn chống chỉ định sử dụng cho các trường hợp tăng canxi máu, sỏi thận canxi, tăng canxi niệu, không nên tự ý dùng.

Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn - Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, chuyên gia cao cấp tại VIAM clinic khám cho bệnh nhân
Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn – Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, chuyên gia cao cấp tại VIAM clinic khám cho bệnh nhân

Một số thuốc chứa thành phần gây kích thích sản xuất hormone tăng trưởng có thể gây rối loạn sinh trưởng, sinh dục, tâm sinh lý, dẫn đến dậy thì sớm. Việc dậy thì sớm có thể khiến quá trình dậy thì kết thúc sớm làm ngưng quá trình phát triển xương sớm, trẻ không đạt được chiều cao tối ưu.

Sản phẩm GH không được kiểm soát hoặc không hợp pháp có thể chứa các tạp chất nguy hiểm. Về lâu dài, trẻ có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường, phì đại các cơ quan nội tạng, thậm chí ung thư, đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt.

Các bác sĩ khuyến cáo, trẻ đang trong giai đoạn phát triển, các yếu tố hỗ trợ ở mức tốt (dinh dưỡng, tập luyện, môi trường sống), không bị chậm phát triển so với trẻ cùng lứa thì không cần thiết sử dụng các sản phẩm tăng chiều cao. Một số trẻ nên dùng là nhóm có vấn đề sức khỏe ảnh hưởng đến việc sản xuất GH. Với nhóm này, bác sĩ có thể đề nghị một loại thực phẩm bổ sung có chứa hormone GH tổng hợp.

BS.CK1 Bùi Thị Yến Nhi, Phòng khám Nhi khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM cơ sở 3, khuyên để giúp trẻ phát triển chiều cao tối ưu, phụ huynh nên tập trung vào chế độ ăn uống cân bằng. Cắt giảm lượng đường, đồ ăn “fastfood”, tăng cường rau xanh, đạm, sữa, ngũ cốc và các thực phẩm giàu canxi và vitamin D. Ngủ đủ theo thời gian khuyến nghị, tập thể dục thường xuyên và đều đặn, rèn tư thế hoặc cải thiện tư thế xấu (khom lưng, gù lưng, cổ rùa…). Không tạo căng thẳng mãn tính kéo dài lên trẻ, điều trị các bệnh lý mãn tính về đường tiêu hóa, tim, thận, phổi (nếu có)…

Cần chú ý chế độ ăn cân bằng các nhóm chất để đảm bảo về mặt năng lượng, dưỡng chất theo nhu cầu. Một khi nhu cầu của trẻ không được đáp ứng tốt thì tốc độ tăng trưởng sẽ chậm lại, kéo theo sức khỏe và thể lực về sau cũng không thể được thiết lập vững chắc. Xây dựng thói quen ăn uống hợp lý, khi ăn cần dạy cho trẻ nhai kỹ và nghỉ ngơi sau ăn ít nhất 10 phút để việc hấp thu tốt hơn.

Chiều cao của trẻ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như di truyền, dinh dưỡng, vận động, giấc ngủ, tâm lý, bệnh sẵn có
Chiều cao của trẻ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như di truyền, dinh dưỡng, vận động, giấc ngủ, tâm lý, bệnh sẵn có

Yếu tố vận động chiếm 25%, trẻ được tập thể lực thường xuyên, ít nhất mỗi ngày 30-40 phút mới giúp kích thích phát triển chiều cao. Với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ chưa vận động nhiều, phụ huynh nên chủ động massage cho con, tập các bài vận động nhẹ nhàng, thúc đẩy phát triển vận động theo độ tuổi. Với trẻ lớn, duy trì các bài tập kéo giãn 15 phút mỗi ngày có thể kích thích đĩa tăng trưởng (sụn tăng trưởng dài ra trước khi cốt hóa), khuyến khích yoga ở trẻ.

Trẻ ngủ đủ, đúng giờ cũng kích thích hormone tăng trưởng sản xuất hợp lý. Nên ngủ từ khoảng 21h-21h30 bởi việc ngủ ngon và đạt được giấc ngủ sâu từ 23h đến 3h giúp kích thích cho hormon tăng trưởng tiết ra, từ đó phát triển chiều cao tối ưu.

Khi trẻ có chiều cao thấp hơn 10 cm so với tiêu chuẩn (của WHO/CDC) hoặc phát triển chiều cao dưới 4 cm một năm, cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế tìm nguyên nhân. Trẻ thiếu về chiều cao sẽ được đánh giá về vi chất (xét nghiệm máu), khẩu phần (chế độ ăn) và bổ sung các vi khoáng liên quan tăng trưởng.

Nếu xác định nguyên nhân do thiếu hụt GH, bác sĩ chỉ định điều trị giúp trẻ đạt được chiều cao và tầm vóc gần với mức bình thường của lứa tuổi. Hiện, loại thuốc GH được chứng minh có cải thiện chiều cao dùng trong y khoa là thuốc tiêm hằng ngày vào buổi tối, không có thuốc dạng viên.

Phụ huynh tuyệt đối không tự ý bổ sung hormone tăng trưởng. “Nếu trẻ phối hợp nhiều vấn đề bệnh lý liên quan, ví dụ suy dinh dưỡng thấp còi thì việc chỉ bổ sung yếu tố GH không có ý nghĩa”, bác sĩ Linh nói.

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM cung cấp các dịch vụ tư vấn, thăm khám dinh dưỡng cho trẻ  em và người lớn với cam kết hỗ trợ nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và cải thiện các tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng, thừa cân,… Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

Thùy An – Lê Phương – Theo VNexpress



| Bình luận

Ung thư vú nên ăn gì để hỗ trợ điều trị và nâng cao sức đề kháng

14/07/2024 -  Kiến thức dinh dưỡng

Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng cho bệnh nhân ung thư nói chung, ung thư vú nói riêng. Tất cả bệnh nhân ung thư đều cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng trong các loại thực phẩm khác nhau để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, chuẩn bị cho quá trình điều trị dài. Bài viết dưới đây sẽ liệt kê danh sách những thực phẩm tốt cho người ung thư vú mà bạn nên biết.

Ung thư vú nên ăn gì để hỗ trợ điều trị và nâng cao sức đề kháng

1. Các loại rau họ cải

Các loại rau như bông cải xanh, súp lơ trắng, cải xoăn và bắp cải chứa nhiều vitamin A và C. Đây là những chất chống oxy hóa có thể giúp bù đắp các độc tố và chất gây ung thư có thể gây ung thư vú. Xào hoặc chần những loại rau này để có được chất dinh dưỡng tối đa. Và cố gắng hấp thụ chất chống oxy hóa từ thực phẩm thay vì thực phẩm bổ sung. Một số nghiên cứu cho thấy bổ sung chất chống oxy hóa có thể gây rủi ro trong quá trình điều trị ung thư vú.

2. Hạt lanh

Hạt lanh được biết đến với hàm lượng omega-3 nhưng chúng rất tốt cho vú của bạn vì chúng có nhiều lignan hơn bất kỳ loại thực phẩm nào khác. Đây là những hợp chất thực vật có chất xơ và chất chống oxy hóa phytoestrogen. Các nhà nghiên cứu cho rằng phytoestrogen nhắm vào các thụ thể estrogen nên ung thư vú do kích thích bằng estrogen không thể hình thành. Thêm hạt lanh (không phải dầu hạt lanh) vào sữa chua, bột yến mạch, salad, súp, sinh tố và bánh nướng xốp.

Ung thư vú nên ăn gì để hỗ trợ điều trị và nâng cao sức đề kháng - VIAM
Đọc thêm tại bài viết: Ung thư vú và đời sống tình dục

3. Nghệ

Nghệ được sử dụng từ nhiều thế kỷ trước để chống viêm. Gần đây một số nghiên cứu cho thấy nghệ có hai lợi ích lớn đối với bệnh ung thư vú. Curcumin, hợp chất hoạt động trong củ nghệ, có thể giúp ngăn chặn sự lây lan của ung thư vú và giảm bớt tác hại của hóa trị trên các bộ phận khác trên cơ thể bạn. Nhưng phát hiện đó đến từ các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và cần nhiều nghiên cứu hơn để xem liệu điều này có đúng ở người hay không. Ăn nghệ trong các món cà ri hoặc thêm nó vào nhiều món ăn như súp, trứng hoặc sữa ấm.

4. Sản phẩm màu đỏ và cam

Carotenoid là sắc tố tự nhiên tạo màu cho cà chua, cà rốt và khoai lang. Cơ thể bạn chuyển đổi chúng thành vitamin A, rất quan trọng cho đôi mắt của bạn. Chúng cũng giúp giữ cho làn da của bạn khỏe mạnh. Cần nhiều nghiên cứu hơn, nhưng một số nghiên cứu cho thấy có thể có mối liên hệ giữa carotenoids và nguy cơ mắc một số loại ung thư vú thấp hơn.

5. Cá có dầu

Những thứ này có lợi cho vú của bạn nhờ vitamin D và omega-3 chống ung thư. Một số nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy omega-3 có thể ngăn chặn các mạch máu phát triển bên trong khối u. Nhưng cần nhiều nghiên cứu hơn để biết liệu ăn cá có dầu có thể làm giảm nguy cơ ung thư hay không. Tập trung vào cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá cơm và cá thu để tránh tiếp xúc với thủy ngân và nhận được nhiều chất dinh dưỡng nhất.

6. Quả mọng

Ung thư vú nên ăn gì để hỗ trợ điều trị và nâng cao sức đề kháng - VIAM

Quả việt quất, dâu tây, quả mâm xôi  có nhiều vitamin C tăng cường miễn dịch. Chúng cũng chứa chất chống oxy hóa bảo vệ cơ thể bạn khỏi tổn thương tế bào. Các loại quả mọng tươi, đông lạnh hoặc khô đều rất tuyệt vời và dễ dàng thêm vào sữa chua, ngũ cốc, sinh tố và bánh nướng xốp.

7. Quả óc chó

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng chế độ ăn có nhiều protein từ thực vật hơn thịt sẽ bảo vệ ngực của bạn khỏi ung thư hoặc giảm nguy cơ ung thư tái phát. Hãy thử dùng quả óc chó xay trộn với gia vị để thay thế thịt bò xay trong món tacos. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn quả óc chó giúp làm chậm sự phát triển của khối u vú và thậm chí có thể giúp giảm nguy cơ ung thư vú.

8. Quả nho

Nho, đặc biệt là nho đỏ và tím, có hàm lượng resveratrol cao. Đó là một chất chống oxy hóa có liên quan đến việc ngăn ngừa ung thư vú, gan và dạ dày. Ăn nhẹ một chùm nho tươi, đông lạnh chúng như một món tráng miệng mát lạnh hoặc thêm chúng vào món salad. Chỉ cần giữ nguyên lớp vỏ vì đó là nơi chứa hầu hết các chất chống oxy hóa.

9. Protein đậu nành

Nhiều năm trước, nghiên cứu dựa trên loài gặm nhấm đã cho thấy có liên quan thực phẩm đậu nành với bệnh ung thư vú. Nhưng các nghiên cứu cập nhật giải thích rằng loài gặm nhấm và con người xử lý đậu nành khác nhau. Thực phẩm đậu nành tốt cho sức khỏe như đậu nành (edamame), đậu phụ và tempeh đều an toàn và có chất dinh dưỡng thực vật được gọi là isoflavone có thể giúp ngăn ngừa ung thư.

10. Đậu lăng

Đây là một cách khác để có được protein từ thực vật giúp giảm viêm và có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú. Chúng cũng có nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa. Mua chúng làm sẵn hoặc nấu một mẻ đậu lăng đen, xanh hoặc đỏ để dùng thay cho thịt bò xay trong các món ăn ớt, Mexico và Ý.

Ung thư vú nên ăn gì để hỗ trợ điều trị và nâng cao sức đề kháng - VIAM
Tham khảo thêm bài viết: Các yếu tố nguy cơ ung thư vú

11. Đậu đen

Trong số tất cả các loại đậu, đây được coi là một trong những loại tốt nhất cho sức khỏe. Còn được gọi là đậu rùa, hàm lượng chất chống oxy hóa cao của chúng có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú, các loại ung thư khác và các bệnh đang diễn ra. Đậu đen cũng là nguồn cung cấp ergothioneine dồi dào, một loại axit amin giúp bảo vệ DNA của bạn.

12. Các loại ngũ cốc

Đây là nguồn cung cấp chất phytochemical có hoạt tính sinh học quan trọng, các hợp chất tự nhiên có thể giúp ngăn ngừa hoặc kiểm soát ung thư vú. Trong một nghiên cứu, những phụ nữ ăn ngũ cốc nguyên hạt hơn bảy lần một tuần cho thấy giảm nguy cơ ung thư vú. Bột yến mạch nguyên hạt, bánh mì, bánh quy giòn, bánh ngô, ngũ cốc, mì ống và gạo lứt đều được tính.

Hồng Ngọc – Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM



| Bình luận

Bổ sung sắt khi mang thai

13/07/2024 -  Kiến thức dinh dưỡng

Khi mang thai, bạn cần lượng sắt gấp đôi so với trước khi mang thai vì cơ thể bạn sử dụng sắt để tạo thêm máu cho em bé. Tuy nhiên trên thực tế có khoảng 50% phụ nữ mang thai không được cung cấp đủ lượng khoáng chất quan trọng này. Vậy nên việc bổ sung sắt khi mang thai là vô cùng quan trọng.

Trong số những người khỏe mạnh, phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh đang trong giai đoạn phát triển nhanh là những đối tượng dễ bị thiếu sắt nhất. Theo ước tính có hơn 40% phụ nữ mang thai trên toàn thế giới bị thiếu máu. Ít nhất một nửa trong số những thai phụ này thiếu máu là do thiếu sắt. Đặc biệt là cả hai nhóm đối tượng trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai đều có nguy cơ bị thiếu sắt trong chế độ ăn uống thông thường.

Bổ sung sắt khi mang thai

Vai trò của việc bổ sung sắt trong thai kì

Tổng lượng sắt trong cơ thể phụ nữ trung bình là khoảng 2,2 g, tương đương với trọng lượng của một đồng xu. Trong thời kỳ mang thai, nhu cầu sắt của người mẹ gia tăng hơn so với bình thường để cung cấp cho thai nhi và nhau thai đang phát triển cũng như để tăng khối lượng hồng cầu của người mẹ. Cơ thể người mẹ sử dụng sắt để tạo máu cho cả bà mẹ và thai nhi trong thời kỳ mang thai. Sắt cũng giúp vận chuyển oxy từ phổi đến các bộ phận còn lại của cơ thể và đến em bé. Cung cấp đủ sắt có thể ngăn ngừa tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Phụ nữ mang thai thiếu máu do thiếu sắt sẽ khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi, ngoài ra còn làm tăng nguy cơ sinh non hoặc con sinh ra có cân nặng sơ sinh thấp.

Các yếu tố có liên quan đến việc tăng nguy cơ thiếu sắt:

  • Mang thai, đặt biệt trong giai đoạn 3 tháng giữa trở đi
  • Rong kinh (mất hơn 80 ml máu mỗi tháng)
  • Chế độ ăn ít thịt và axit ascorbic (vitamin C)
  • Mang thai nhiều lần
  • Hiến máu nhiều hơn ba lần mỗi năm
  • Sử dụng aspirin kéo dài

Đọc thêm tại bài viết: Mẹ thiếu sắt, con bị tự kỷ?

Nhu cầu sắt khi mang thai

Nhu cầu sắt của cơ thể người mẹ trong suốt một thai kỳ trung bình là khoảng 1.000 mg. Trong đó 350 mg sắt bị mất qua bào thai và nhau thai và 250 mg sắt bị mất qua máu khi sinh. Ngoài ra, cần khoảng 450 mg sắt để tăng khối lượng hồng cầu ở người mẹ. Đây là một lượng sắt lớn cần tích lũy trong thời gian 6 tháng, đặc biệt khi so sánh với hàm lượng sắt trung bình trong cơ thể là 2.200 mg và và lượng sắt phụ nữ hấp thu trung bình hàng ngày khi không mang thai là 1,3 mg.

Lượng sắt bổ sung trong thai kì

Lượng sắt bổ sung trong thai kì Viam clinic

Để ngăn ngừa tình trạng thiếu sắt, Tổ chức Y tế thế giới WHO khuyến nghị nên bổ sung sử dụng thường xuyên 30-60 mg sắt nguyên tố mỗi ngày bắt đầu từ khoảng tuần thứ 12 của thai kỳ, kết hợp với chế độ ăn uống cân bằng có chứa chất tăng cường hấp thu sắt như axit ascorbic (vitamin C), thịt đỏ.

Để tăng cường hấp thu, nên uống bổ sung sắt giữa các bữa ăn, không nên uống sắt cùng với sữa, trà và cà phê vì các đồ uống này có thể gây cản trở quá trình hấp thu sắt.

Cũng có thể bổ sung sắt qua chế độ ăn. Sắt được tìm thấy trong các loại thịt và thực phẩm có nguồn gốc thực vật. Tuy nhiên việc bổ sung đủ sắt từ thực phẩm khi đang mang thai có thể khó khăn, ngay cả khi bạn đang cố gắng bổ sung ưu tiên thực phẩm giàu sắt vào chế độ ăn uống của mình một cách cẩn thận. Đặc biệt nếu bạn là người ăn chay vì bạn không ăn các loại thịt vì đây là nhóm thực phẩm giàu sắt và cơ thể hấp thu tốt nhất.

Đọc thêm tại bài viết: Các loại vitamin cần bổ sung cho bà bầu

Tác dụng phụ của việc bổ sung sắt

Phụ nữ khi mang thai cần lưu ý thuốc bổ sung sắt có thể gây buồn nôn, nôn, táo bón hoặc tiêu chảy. Đôi khi cơ thể bạn tự điều chỉnh với lượng sắt bổ sung trong vài ngày. Uống nhiều nước và ăn thực phẩm giàu chất xơ cũng có thể giúp giảm táo bón do bổ sung sắt. Nhưng nếu bạn vẫn gặp phải tác dụng phụ khi uống bổ sung sắt thì bạn hãy thử dùng thuốc bổ sung kết hợp với bổ sung qua chế độ ăn hoặc chia thành hai liều để uống trong ngày.

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM cung cấp các dịch vụ tư vấn, thăm khám dinh dưỡng cho trẻ  em và người lớn với cam kết hỗ trợ nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và cải thiện các tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng, thừa cân,… Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

Bs. Hoài Thu – Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM



| Bình luận

Tác dụng phụ của thừa Vitamin C

12/07/2024 -  Kiến thức dinh dưỡng

Vitamin C là một vi chất dinh dưỡng thiết yếu có nhiều trong trái cây và rau củ. Cung cấp đủ vitamin C giúp cơ thể duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Bên cạnh đó vitamin C cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc chữa lành vết thương, giúp cho xương chắc khỏe và tăng cường chức năng não bộ.

tác dụng phụ của vitamin c

Một số người cho rằng việc uống bổ sung vitamin C mang lại những lợi ích vượt trội hơn việc ăn các thực phẩm giàu vitamin C. Lý do phổ biến nhất khiến mọi người uống bổ sung vitamin C là vì nhiều người tin rằng việc uống bổ sung vitamin C có thể giúp ngăn ngừa cảm lạnh, nâng cao sức đề kháng. Tuy nhiên, nhiều loại thực phẩm chức năng có chứa lượng vitamin C rất lớn, có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn.

Bài viết này cung cấp các thông tin về ngưỡng an toàn khi bổ sung vitamin C, nguy cơ và những tác dụng phụ tiềm ẩn bổ sung quá liều vitamin C.

Vitamin C

Không giống như các vitamin tan trong chất béo, vitamin C tan trong nước không được lưu trữ trong cơ thể bạn. Thay vào đó, vitamin C mà bạn tiêu thụ sẽ được vận chuyển đến các mô cơ thể thông qua chất dịch cơ thể và lượng vitamin C dư thừa sẽ được bài tiết qua nước tiểu.

Vì cơ thể bạn không lưu trữ hoặc tự sản xuất vitamin C nên điều quan trọng là phải tiêu thụ thực phẩm giàu vitamin C hàng ngày.

Ngay cả ở liều cao, vitamin C thường không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào. Các tác dụng phụ thường gặp nhất của thừa vitamin C là tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng và các vấn đề về đường tiêu hóa khác. Tuy nhiên, nếu bạn dùng loại vitamin này với liều lượng lớn hơn bình thường, cơ thể bạn có thể gặp khó khăn trong việc tiêu hóa, hấp thu vitamin C và điều này có thể dẫn đến những tác động tiêu cực.

Việc bổ sung vitamin C qua thực phẩm chức năng hay thuốc thường không cần thiết vì hầu hết mọi người có thể dễ dàng nhận đủ lượng vitamin này bằng cách ăn thực phẩm tươi, đặc biệt là trái cây và rau quả

Đọc thêm tại bài viết: Các loại vitamin cần bổ sung cho bà bầu

Quá nhiều vitamin C có thể gây ra các triệu chứng tiêu hóa

Tác dụng phụ phổ biến nhất của việc bổ sung nhiều vitamin C là rối loạn tiêu hóa. Nhìn chung, những tác dụng phụ này không xảy ra do ăn thực phẩm có chứa vitamin C. Chúng chỉ xảy ra khi bổ sung vitamin C liều cao. Bạn có thể gặp các triệu chứng tiêu hóa  nếu bạn tiêu thụ hơn 2.000 mg vitamin C cùng một lúc. Do đó, mức bổ sung vitamin C tối đa mỗi ngày thường là 2.000mg.

Các triệu chứng tiêu hóa phổ biến nhất của việc uống quá nhiều vitamin C là tiêu chảy và buồn nôn. Nếu bạn đang gặp vấn đề về tiêu hóa do uống quá nhiều vitamin C, bạn có thể chỉ cần cắt giảm liều bổ sung hoặc tránh hoàn toàn việc bổ sung vitamin C.

Vitamin C có thể gây quá tải sắt

Vitamin C được biết là có tác dụng tăng cường hấp thu sắt. Một nghiên cứu cho thấy khả năng hấp thụ sắt của người tham gia nghiên cứu đã tăng 67% khi họ uống 100 mg vitamin C trong bữa ăn. Vitamin C có thể liên kết với sắt non-heme, được tìm thấy trong thực phẩm thực vật. Cơ thể bạn không hấp thụ sắt non- heme hiệu quả như sắt heme – loại sắt có trong các sản phẩm động vật.

Khi vitamin C liên kết với sắt non- heme, sẽ giúp cơ thể bạn hấp thụ sắt dễ dàng hơn. Vậy nên vitamin C đóng vai trò đặc biệt quan trọng nhất là đối với những người nhận ăn chay khi chế độ ăn của họ phần lớn là thực phẩm giàu sắt có nguồn gốc thực vật.

Tuy nhiên, những người có vấn đề sức khỏe làm tăng nguy cơ tích tụ sắt trong cơ thể, như bệnh nhiễm sắc tố sắt mô, nên thận trọng khi bổ sung vitamin C. Trong những trường hợp này, uống quá nhiều vitamin C có thể dẫn đến tình trạng quá tải sắt, có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho tim, gan, tuyến tụy, tuyến giáp và hệ thần kinh trung ương.

Lưu ý trên cũng cho thấy tình trạng quá tải sắt rất khó xảy ra nếu bạn không mắc bệnh làm tăng khả năng hấp thu sắt. Ngoài ra, tình trạng quá tải sắt thường gặp nếu bạn tiêu thụ quá nhiều sắt ở dạng bổ sung.

Đọc thêm tại bài viết: Sử dụng thực phẩm bổ sung khi cho con bú

Uống thuốc, thực phẩm bổ sung vitamin C liều cao có thể dẫn đến sỏi thận

Cơ thể bạn bài tiết vitamin C dư thừa dưới dạng oxalate. Oxalate thường đào thải ra khỏi cơ thể bạn qua nước tiểu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, oxalate có thể liên kết với các khoáng chất và tạo thành tinh thể dẫn đến hình thành sỏi thận. Tiêu thụ quá nhiều vitamin C có khả năng làm tăng lượng oxalate trong nước tiểu, do đó làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Trong một nghiên cứu, khi người lớn bổ sung 1.000 mg vitamin C hai lần mỗi ngày trong 6 ngày, lượng oxalate họ bài tiết tăng 20%.

Uống thuốc, thực phẩm bổ sung vitamin C liều cao có thể dẫn đến sỏi thận VIAM clinic

Lượng vitamin C cao không chỉ liên làm gia tăng lượng oxalate trong nước tiểu mà còn liên quan đến sự hình thành của sỏi thận, đặc biệt nếu bạn tiêu thụ hơn 2.000 mg vitamin C mỗi ngày. Các trường hợp suy thận cũng thường gặp ở những người dùng hơn 2.000 mg vitamin C mỗi ngày. Tuy nhiên, điều này cực kỳ hiếm, đặc biệt ở những người khỏe mạnh.

Lượng vitamin C bổ sung bao nhiêu là quá liều?

Vì vitamin C hòa tan trong nước và cơ thể bạn sẽ bài tiết lượng dư thừa trong vòng vài giờ sau khi bạn tiêu thụ nên rất khó để bạn bị quá liều vitamin C.

Trên thực tế, chúng ta gần như không thể nhận được quá nhiều vitamin C chỉ từ chế độ ăn uống. Ở những người khỏe mạnh nói chung, bất kỳ lượng vitamin C bổ sung nào được tiêu thụ vượt quá mức cho phép thông qua chế độ ăn sẽ bị đào thải ra khỏi cơ thể. Và lấy một ví dụ cụ thể thì bạn sẽ cần ăn 25 quả cam hoặc 14 quả ớt chuông đỏ một lúc mới có nguy cơ dư thừa vitamin C.

Tuy nhiên, nguy cơ quá liều vitamin C sẽ cao hơn khi mọi người dùng thực phẩm bổ sung và việc tiêu thụ quá nhiều vitamin C có thể gặp trong một số trường hợp. Ví dụ, những người gặp vấn đề về nguy cơ quá tải sắt hoặc dễ bị sỏi thận nên thận trọng với lượng vitamin C hấp thụ.

Tất cả các tác dụng phụ của vitamin C xảy ra khi người ta bổ sung với liều lượng lớn hơn 2.000 mg/ ngày. Nếu bạn chọn bổ sung vitamin C, tốt nhất nên chọn loại chứa không quá 100% nhu cầu hàng ngày của bạn. Đó là 90 mg mỗi ngày đối với nam và 75 mg mỗi ngày đối với nữ.

Lưu ý quan trọng

Vitamin C an toàn cho hầu hết mọi người, nhất là khi bạn chỉ bổ sung vitamin C từ thực phẩm chứ không phải từ chất bổ sung. Những người dùng vitamin C ở dạng bổ sung có nguy cơ tiêu thụ quá nhiều và gặp phải các tác dụng phụ, trong đó phổ biến nhất là các vấn đề về tiêu hóa. Tuy nhiên, những hậu quả nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như quá tải sắt và sỏi thận, cũng có thể xảy ra do dùng quá nhiều vitamin C.

Tuy nhiên bạn có thể dễ dàng ngăn ngừa những tác dụng phụ tiềm ẩn này bằng cách tránh bổ sung vitamin C liều cao. Bạn có thể không cần dùng liều lượng lớn vitamin C nếu bạn không thiếu và thực tế thì tỉ lệ thiếu vitamin C ở người khỏe mạnh là rất hiếm gặp.

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM cung cấp các dịch vụ tư vấn, thăm khám dinh dưỡng cho trẻ  em và người lớn với cam kết hỗ trợ nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và cải thiện các tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng, thừa cân,… Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

BS. Hoài Thu – Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM



| Bình luận

Những điều cần biết về Probiotic để giảm cân

10/07/2024 -  Kiến thức dinh dưỡng

Cơ thể bạn chứa nhiều vi khuẩn nhưng không phải tất cả chúng đều có hại. Probiotic là vi khuẩn thân thiện có thể được tìm thấy tự nhiên trong thực phẩm lên men như sữa chua hoặc ở dạng thực phẩm bổ sung. Nhiều người dùng probiotic để giúp bổ sung vi khuẩn tốt cho đường ruột, đặc biệt là sau khi dùng thuốc kháng sinh.

Probiotic cần thiết để cơ thể bạn phân hủy thức ăn và hỗ trợ hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Ngoài ra, probiotic cũng có thể thúc đẩy giảm cân.

Những điều cần biết về Probiotic để giảm cân

Vi khuẩn đường ruột của bạn ảnh hưởng đến việc giảm cân như thế nào?

Ruột của bạn chứa nhiều loại vi khuẩn khác nhau, là một phần của hệ vi sinh vật, một tập hợp gồm hơn 100 nghìn tỷ vi khuẩn.

Những vi khuẩn này phối hợp với nhau để giúp cơ thể bạn thực hiện những việc sau:

  • Phân hủy chất dinh dưỡng
  • Phân hủy thuốc
  • Bảo vệ khỏi vi trùng gây bệnh
  • Giữ cho niêm mạc ruột của bạn khỏe mạnh
  • Ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch‌ của bạn

Rối loạn sinh lý xảy ra khi vi khuẩn trong ruột của bạn trở nên mất cân bằng. Điều này có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích và bệnh viêm ruột, cùng với dị ứng và thậm chí là rối loạn não.

Nhưng cách vi khuẩn ảnh hưởng đến cân nặng của bạn vẫn chưa được hiểu đầy đủ. Một nghiên cứu được thực hiện trên các cặp song sinh cho thấy những người béo phì có vi khuẩn đường ruột ít đa dạng hơn so với những người gầy.

Các nghiên cứu khác đã phát hiện ra rằng một số chủng vi khuẩn nhất định có thể làm chậm quá trình tăng cân. Một số chủng có thể làm giảm kích thước vòng eo, trong khi một số khác có thể giúp giảm cân. Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu chưa thể tìm thấy bất kỳ mối liên hệ nào giữa vi khuẩn và cân nặng.

Hầu hết các nhà khoa học đều đồng ý rằng vi khuẩn ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của bạn. Vi khuẩn có thể:

  • Tạo vitamin K
  • Tạo folate (vitamin B9)
  • Tạo biotin (vitamin B7)
  • Tạo vitamin B12
  • Hấp thụ magiê
  • Hấp thụ canxi
  • Hấp thụ sắt
  • Phân hủy carbohydrate
  • Lên men chất xơ
  • Tạo ra các axit béo chuỗi ngắn

Theo các nghiên cứu được thực hiện trên động vật, những axit béo chuỗi ngắn này có thể giúp cơ thể bạn dung nạp đường và sử dụng năng lượng hiệu quả hơn. Chúng cũng có thể giúp bạn cảm thấy no và ngăn chặn sự thèm ăn của bạn. Cần phải thực hiện nhiều nghiên cứu hơn để xem liệu những kết quả này có áp dụng được ở người hay không.

Probiotic có giúp giảm cân không?

Mặc dù vi khuẩn tốt giúp bạn phân hủy chất dinh dưỡng và lấy năng lượng từ thức ăn, nhưng không có bằng chứng rõ ràng nào cho thấy việc bổ sung probiotic hoặc thực phẩm chứa probiotic có thể giúp bạn giảm cân. Đây là những gì một số nghiên cứu đã cho thấy:

Chất béo nội tạng bao quanh các cơ quan của bạn và có thể ảnh hưởng đến hoạt động của hormone. Nó liên quan đến béo phì, dẫn đến kháng insulin và tiểu đường type 2. Một thử nghiệm lâm sàng cho thấy những người có lượng lớn chất béo nội tạng có thể giảm một phần chất béo này sau khi uống 200 gam sữa lên men có chứa probiotic mỗi ngày trong 3 tháng. ‌

Nhưng các thử nghiệm khác sử dụng chất bổ sung men vi sinh cụ thể cho thấy kết quả trái ngược nhau. Một số chủng probiotic có liên quan đến việc giảm cân, trong khi những chủng khác thì không.

Nhìn chung, probiotic tốt nhất để giảm cân có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:‌

  • Liều lượng
  • Thời gian
  • Loại lợi khuẩn
  • Tuổi của bạn
  • Cân nặng ban đầu của bạn

Rủi ro của việc sử dụng Probiotic để giảm cân

Mặc dù probiotic nói chung là an toàn nhưng có thể có một số rủi ro liên quan đến việc dùng chúng.

Chất lượng 

Là một sản phẩm thực phẩm hoặc thực phẩm bổ sung, probiotic không trải qua quá trình kiểm tra nghiêm ngặt như thuốc. Điều đó có nghĩa là bạn không thể chắc chắn về chất lượng của sản phẩm mình mua.‌

Bởi vì có ít quy định hơn về probiotic nên thật khó để biết chính xác bạn đang nhận được gì và liệu sản phẩm có đủ vi khuẩn để có bất kỳ tác động nào đến cơ thể bạn hay không. Cũng đã có báo cáo về các sản phẩm có chủng vi khuẩn khác với chủng được liệt kê trên nhãn.‌

Vi khuẩn cũng là sinh vật sống. Nếu sản phẩm không được sản xuất hoặc bảo quản đúng cách hoặc gần hết hạn sử dụng, vi khuẩn có thể không tồn tại đủ lâu để có bất kỳ tác dụng có lợi nào đối với đường ruột của bạn.

Các chủng khác nhau

Các sản phẩm bổ sung probiotic thường có các chủng vi khuẩn khác nhau. Như đã đề cập trước đó, các nhà nghiên cứu vẫn chưa rõ loại nào có thể có tác dụng giảm cân tốt nhất. Điều quan trọng cần ghi nhớ nếu bạn đang dùng men vi sinh đặc biệt để giúp bạn giảm cân.

Vấn đề về hệ thống miễn dịch.

Những người có hệ thống miễn dịch bị tổn hại hoặc mắc các bệnh nghiêm trọng có thể bị bệnh do dùng probiotic. Bạn nên tránh tiêu thụ probiotic nếu bạn đang dùng thuốc ức chế hệ thống miễn dịch. Tốt nhất bạn nên nói chuyện với bác sĩ trước khi dùng bất kỳ chất bổ sung probiotic nào.

Nhìn chung, mặc dù probiotic có thể có tác động tích cực đến quá trình trao đổi chất của bạn nhưng vẫn chưa rõ liệu chúng có thể giúp bạn giảm cân hay không. Nếu bạn lo lắng về cân nặng của mình, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ về những thay đổi trong chế độ ăn uống và lối sống có thể giúp bạn giảm cân.

Hồng Ngọc – Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM



| Bình luận

Tìm mọi cách ‘mua’ chiều cao cho con

09/07/2024 -  Kiến thức dinh dưỡng

Con gái 6 tuổi cao 105 cm, thấp hơn trẻ cùng lứa, chị Thu chi hàng chục triệu đồng mua sữa loại hàng xách tay được quảng cáo “giúp tăng chiều cao vượt trội”.

Bé lười ăn, không thích uống sữa nên càng bị ép càng sợ hãi. Ngoài bổ sung sữa, chị Thu còn mua canxi và vitamin D cho con uống hằng này nhưng không thấy rõ hiệu quả. Chị đưa con đi khám dinh dưỡng, bác sĩ kết luận bé nhẹ cân, thiếu hơn 8 cm so với chuẩn chiều cao trung bình ở lứa tuổi này.

Bác sĩ kê đơn điều trị trong 3 tháng, nhưng sau đó bé vẫn thiếu 4 cm so với chuẩn. Mẹ lại nôn nóng tìm mua viên uống bổ sung hormone tăng trưởng chiều cao được quảng cáo “hàng xách tay từ Nhật”. Người bán cho biết “liệu trình dùng 3 viên một ngày, hộp 270 viên uống trong ba tháng, có thể sử dụng ba liệu trình trong một năm, giúp trẻ tăng 3-9 cm”. Thuốc này được giới thiệu giúp bổ sung các chất kích thích sản sinh hormone tự nhiên trong cơ thể, giúp xương dài ra.

Chị Thu bị thuyết phục bởi những tin nhắn “phản hồi của khách hàng” do người bán đưa ra, đơn cử “chỉ uống hai lọ mà cao thêm 3 cm”, hoặc “dùng 6 lọ đã cao thêm 9 cm trong một năm”. Cuối cùng, chị chi 5 triệu đồng, mua 6 lọ dùng một năm, hy vọng giúp con thoát lùn, không phải gánh chịu những thiệt thòi từ thể chất thấp còi như bố mẹ.

“Hiện, con uống hết hai lọ rồi nhưng vẫn không thấy tiến triển đáng kể, tôi rất sốt ruột”, chị nói, thêm rằng đã nhắn tin hỏi người bán nhưng họ giải thích “cơ địa mỗi bé khác nhau, cần thêm thời gian để theo dõi”.

Cũng canh cánh nỗi lo con bị lùn giống bố mẹ, chị Lan, ở Cầu Giấy, liên tục bổ sung các sản phẩm được quảng cáo giúp tăng chiều cao, cho con gái uống từ khi bé 3 tuổi, tốn gần 100 triệu đồng. Trong đó, sữa xách tay và vitamin mua từ Hàn Quốc có giá trên một triệu đồng mỗi hộp. Dù vậy, khi 8 tuổi, bé chỉ cao 115 cm, thiếu 10 cm so với bạn bè cùng trang lứa. Viện trưởng Viện Y học Ứng dụng Việt Nam, TS.BS Trương Hồng Sơn, cho biết con gái chị Lan bị suy dinh dưỡng, là nguyên nhân chính khiến trẻ không đủ chiều cao theo yêu cầu.

“Tôi sợ con sẽ bị bắt nạt hoặc tự ti vì vóc dáng thấp còi”, chị Lan nói, thêm rằng sẽ không bỏ cuộc trong cuộc chiến cải thiện chiều cao cho trẻ.

TS.BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Y học Ứng dụng Việt Nam khám cho trẻ.
TS.BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Y học Ứng dụng Việt Nam khám cho trẻ. Ảnh: Minh An

Trong hai thập niên gần đây, vóc dáng cao lớn được coi là tiêu chuẩn thành công ở các nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Bác sĩ Sơn cho hay chiều cao và thể hình của các thần tượng K-pop là niềm mơ ước của thanh thiếu niên và bố mẹ. Đa số phụ huynh đưa con đến Viện Y học Ứng dụng khám đều nghĩ chiều cao sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống sau này của con, tạo lợi thế bứt phá cho đứa trẻ.

“Họ mặc cảm về sự thấp lùn của bản thân nên khát khao mãnh liệt tăng chiều cao cho con”, ông Sơn nói, ghi nhận nhiều gia đình có điều kiện kinh tế sẵn sàng chi mọi nguồn lực vào những giai đoạn vàng để con cao lớn.

Trong một nghiên cứu năm 2019 của Đại học Toronto, Canada và Đại học Notre Dame ở Indiana, Mỹ, các nhà kinh tế kết luận rằng những người cao kiếm được nhiều tiền hơn và được chú ý hơn trên các trang web hẹn hò trực tuyến. Theo nghiên cứu này, đàn ông càng lùn thì thu nhập càng thấp. Với phụ nữ, tăng mỗi một inch chiều cao (2,54 cm) sẽ tăng thu nhập khoảng 1%. Nhà văn người Mỹ Malcolm Gladwell cũng tính toán, trong những điều kiện có kiểm soát, cứ mỗi inch chiều cao tăng lên, lương hàng năm của một người tăng thêm 789 USD.

Hiện chưa có thống kê chính xác về số tiền cha mẹ Việt chi để tăng chiều cao cho con, nhưng các bệnh viện ghi nhận số người đưa con đến khám chiều cao ngày càng tăng.

Bác sĩ Trần Thị Ngọc Anh, Khoa Nội tiết, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP HCM), cho biết có nhiều yếu tố chi phối sự phát triển chiều cao của trẻ, bao gồm di truyền, dinh dưỡng, môi trường sống, chế độ sinh hoạt, thể dục thể thao, hormone tăng trưởng…

Một nghiên cứu về gene trên 400.000 người, ghi nhận 83 gene ảnh hưởng mạnh mẽ đến chiều cao. Đây là yếu tố chiếm vai trò quan trọng và có thể thay đổi qua nhiều thế hệ. Ví dụ, người bố cao 170 cm, mẹ cao 160 cm thì về nguyên tắc, chiều cao con trai của họ khi trưởng thành sẽ đạt 171-176 cm, con gái cao 158,5 đến 164 cm. Tuy nhiên, chiều cao có thể phụ thuộc vào điều kiện nuôi dưỡng như dinh dưỡng, tập luyện…

Về dinh dưỡng, những yếu tố ảnh hưởng đến tầm vóc bao gồm khoáng chất, canxi, sắt, kẽm, vitamin A, D, K2, hormone, đạm, collagen. Vận động cũng giúp tăng trưởng tầm vóc bởi sẽ tăng chất khoáng trong xương và tăng mật độ xương. Trẻ tập luyện thể thao sẽ tăng tiết hormone tăng trưởng, phát triển hệ cơ xương và giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. Thời gian vận động và nghỉ ngơi nên xen kẽ nhau. Nếu trẻ hay mắc bệnh, dùng nhiều các loại thuốc, đặc biệt là kháng sinh thì tầm vóc cũng bị hạn chế.

“Để trẻ phát triển chiều cao tối đa cần có sự kết hợp của cả các yếu tố, đặc biệt là trong những năm đầu đời hoặc giai đoạn dậy thì”, bác sĩ Sơn nói.

Theo đó, giai đoạn dậy thì được xem là thời gian vàng để trẻ phát triển chiều cao do cơ thể sản xuất hormone tăng trưởng nhiều nhất. Khi bước qua giai đoạn này và càng lớn tuổi, lượng hormone tăng trưởng mà cơ thể sản xuất ra càng giảm đi. Ngoài ra, trước và trong dậy thì, các sụn ở đầu xương thường mềm, cho phép sự tăng trưởng của xương hoạt động mạnh. Càng lớn tuổi, các sụn này sẽ bắt đầu cứng lại và hợp nhất hoàn toàn với nhau khiến sự phát triển về chiều cao bị chậm lại hoặc kết thúc, không thể tăng trưởng hơn nữa.

Đánh trúng tâm lý phụ huynh muốn tăng chiều cao cho con, nhiều quảng cáo về sản phẩm thuốc, sữa, thực phẩm chức năng chứa hormone tăng trưởng, canxi… xuất hiện tràn lan, khó kiểm chứng. “Lạm dụng các thuốc hoặc thực phẩm chức năng tăng trưởng chiều cao sẽ gây tốn kém, dẫn tới tình trạng dư thừa dưỡng chất, có thể gây hại sức khỏe”, ông Sơn cảnh báo.

Nên đưa trẻ đi khám bác sĩ nếu có tốc độ tăng chiều cao chậm. Ảnh: Minh Thư
Nên đưa trẻ đi khám bác sĩ nếu có tốc độ tăng chiều cao chậm. Ảnh: Minh Thư

Các chuyên gia khuyến nghị, để tăng cao tối ưu, trẻ cần có chế độ ăn uống cân bằng. Trong đó, protein (chất đạm) là chất dinh dưỡng thiết yếu cho sự tăng trưởng và phát triển. Chất béo có vai trò quan trọng trong cung cấp năng lượng, tăng cường hấp thu vitamin D và từ đó tăng cường được hấp thụ canxi. Các loại rau và trái cây rất giàu vitamin, khoáng và chất xơ cần thiết giúp trẻ có được chế độ ăn uống lành mạnh. Cần bổ sung các loại ngũ cốc, trứng, sữa.

Trẻ cũng cần hạn chế hoặc tránh thực phẩm có chứa nhiều đường, chất béo chuyển hóa, bão hòa. Không tự ý bổ sung thực phẩm chức năng giúp tăng trưởng chiều cao.

Các hoạt động thể chất cần phù hợp với độ tuổi của trẻ, tạo không khí vui vẻ. Cha mẹ lưu ý nhắc trẻ hạn chế ngồi một chỗ. Tại trường, trẻ đã ngồi học trong khoảng thời gian dài. Khi về nhà, tránh ngồi xem tivi, chơi điện tử, nghịch điện thoại, các thiết bị điện tử… Với trẻ 6-12 tuổi, cần hạn chế thời gian ngồi trước màn hình xuống dưới 2 giờ mỗi ngày.

Ngoài ra, giấc ngủ cũng ảnh hưởng đến chiều cao. Khi ngủ cơ thể tiết ra lượng hormone nhiều gấp 4 lần khi thức. Lượng hormone đạt đỉnh vào khoảng từ 22h đến 1h hôm sau. Vì vậy, nên cho trẻ cho đi ngủ sớm lúc 21h-21h30.

Đo chiều dài khi nằm hoặc chiều cao khi đứng của trẻ. Khi phát hiện trẻ có chiều cao không đạt được các cột mốc theo độ tuổi hoặc chiều cao tăng trưởng chậm dưới 4 cm/năm, nên đưa đến bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng để được chẩn đoán, điều trị càng sớm càng tốt.

Như trường hợp con chị Lan, nhờ khám sớm trước tuổi dậy thì nên có thể điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, giờ giấc, bổ sung các vi chất và khoáng chất thiếu hụt dựa trên xét nghiệm máu cũng như đánh giá khẩu phần ăn. Bác sĩ đưa ra công thức “5+2” (5 ngày thể dục, 2 ngày thể thao cuối tuần) để trẻ tăng cường vận động.

Sau một năm, bé cao thêm 12 cm, trung bình mỗi tháng một cm. Kết quả đo mật độ xương và dự đoán chiều cao tương lai có sự cải thiện rõ rệt. Hiện, trẻ cao 117 cm, xấp xỉ chiều cao trung bình của bé gái 7 tuổi là 120,8 cm.

“Nếu trẻ đáp ứng dinh dưỡng tốt có thể đạt chiều cao tối đa 1,6 m khi trưởng thành”, bác sĩ nói.

Thùy An – Lê Phương – Theo VNEXPRESS



| Bình luận

8 Loại thực phẩm giúp xoa dịu cơn đau, ổn định đại tràng hiệu quả

08/07/2024 -  Kiến thức dinh dưỡng

Nếu bạn bị viêm loét đại tràng, bạn cần biết những thực phẩm nên tránh và những thực phẩm có lợi cho bệnh, giúp giảm các triệu chứng khó chịu.

Mặc dù nghiên cứu cho thấy những người mắc bệnh viêm ruột (IBD) nên bổ sung chất xơ trong chế độ ăn uống của họ, nhưng hầu hết các chuyên gia đều khuyên bạn nên hạn chế ăn chất xơ khi bạn đang bị viêm loét đại tràng bùng phát . Nguyên tắc chung là chia nhỏ các loại thực phẩm giàu chất xơ (ví dụ: bằng cách xay nhuyễn chúng) hoặc thay thế chúng bằng thức ăn dễ tiêu hóa hơn. Dưới đây là tám loại thực phẩm nên ăn khi bùng phát viêm loét đại tràng.
8 Loại thực phẩm hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét đại tràng hiệu quả

1. Sốt táo

Vì hệ thống tiêu hóa của bạn đang bị kích thích rất nhiều khi cơn viêm ruột bùng phát, bạn có thể muốn ăn những thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa, chẳng hạn như sốt táo. Tuy nhiên, hãy nhớ chọn loại không đường vì đường bổ sung có thể gây viêm nhiều hơn. Bạn cũng có thể tự làm nước sốt táo không đường bằng cách nấu táo gọt vỏ, cắt lát với một ít nước rồi xay nhuyễn hỗn hợp.

2. Chuối chín và trái cây đóng hộp

Mặc dù các chuyên gia dinh dưỡng thường khuyên nên tránh ăn trái cây tươi trong thời gian bùng phát viêm loét đại tràng, nhưng chuối chín, mềm thường được dung nạp tốt. Chuối cũng là nguồn cung cấp carbohydrate tốt, cung cấp năng lượng, cũng như protein và chất béo. Ngoài ra, trái cây đóng hộp trong nước ép của chính chúng, chẳng hạn như lê hoặc đào, có thể không gây khó chịu.

3. Rau nấu chín

Các loại rau mềm, nấu chín như cà rốt và rau bina có thể cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng, chẳng hạn như vitamin A và K. Chỉ cần đảm bảo rau được nấu chín kỹ cho đến khi chúng có thể được nghiền bằng nĩa, để có thể chất xơ gây kích ứng bị phá vỡ.

4. Sữa chua

Nếu bạn không dung nạp lactose, sữa chua có thể cung cấp cho bạn một số protein và men vi sinh cần thiết, là những vi khuẩn sống có thể hỗ trợ hệ tiêu hóa. Tránh sữa chua chứa nhiều trái cây vì có thể khó tiêu hóa. Sẽ rất tốt nếu sữa chua có trái cây mềm, không hạt và đã được xay nhuyễn.

5. Cá hồi

Nếu bạn bị viêm loét đại tràng và không dung nạp lactose hoặc đơn giản là muốn bổ sung thêm protein trong chế độ ăn uống của mình, bạn có thể thêm cá hồi vào các loại thực phẩm bạn có thể ăn. Theo một nghiên cứu được công bố vào năm 2022 trên tạp chí Nutrients, điều quan trọng là phải đưa protein không có nguồn gốc từ thịt đỏ hoặc thịt chế biến sẵn vào chế độ ăn uống của bạn. Ngoài việc là một nguồn protein tuyệt vời, cá hồi còn có axit béo omega-3 lành mạnh có thể giúp giảm viêm. Nếu không thích cá hồi, bạn có thể ăn cá ngừ, tôm hoặc các loại cá khác có nhiều axit béo omega-3 .

6. Bơ hạt

Bơ đậu phộng, bơ hạnh nhân, bơ hạt điều và các loại bơ hạt khác là một nguồn cung cấp protein và chất béo lành mạnh khác. Chọn bơ đậu phộng dạng kem thay vì bơ cứng để tránh phải tiêu hóa những miếng hạt khó tiêu, có thể gây kích ứng thêm khi bùng phát. Hãy thử ăn bơ đậu phộng trên bánh mì hoặc phết nó lên bánh ngô. Một lựa chọn tốt khác là bơ hạt trên bánh quy giòn ít chất xơ, chẳng hạn như bánh mặn.

Tham khảo thêm bài viết: Tác dụng của bơ đậu phộng

7. Cơm trắng với nghệ

Nếu bạn không thể dung nạp hầu hết các loại thực phẩm khi cơn viêm loét đại tràng bùng phát, bạn có thể chọn những thực phẩm nhạt, chẳng hạn như cơm trắng nấu chín. Nếu bạn muốn thêm hương vị, hãy thử rắc bột nghệ, một loại gia vị màu vàng có thành phần chính là chất curcumin. Một phân tích tổng hợp được công bố vào năm 2021 cho thấy dùng chất curcumin cho thấy kết quả đầy hứa hẹn trong điều trị viêm loét đại tràng. Nghệ được sử dụng rộng rãi ở Ấn Độ, nơi tỷ lệ mắc bệnh viêm ruột thấp hơn ở Hoa Kỳ hoặc Châu Âu.

8. Nước, đồ uống thể thao và nước ép trái cây

Bệnh tiêu chảy thường xảy ra trong đợt bùng phát viêm loét đại tràng có thể khiến bạn mất nhiều chất lỏng và việc bổ sung chúng là rất quan trọng. Khi bạn bị mất nước, mọi triệu chứng bạn gặp phải đều tăng lên. Đồ uống thể thao kết hợp với nước theo tỷ lệ 1:1 có thể giúp thay thế lượng carbohydrate và chất điện giải bị mất. Nước ép trái cây không có bã cũng là một lựa chọn, nhưng hãy tránh nước ép mận vì hàm lượng chất xơ cao.

Điều quan trọng là những người bị viêm loét đại tràng phải làm việc với bác sĩ để xây dựng kế hoạch bữa ăn dành riêng cho từng cá nhân. Điều này có thể giúp cung cấp các mục tiêu về lượng calo và chất dinh dưỡng cụ thể, vì tất cả các cơ thể đều dung nạp thức ăn một cách khác nhau.

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM cung cấp các dịch vụ tư vấn, thăm khám dinh dưỡng cho trẻ  em và người lớn với cam kết hỗ trợ nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và cải thiện các tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng, thừa cân,… Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

Ths. Lê Việt Anh -Viện Y học ứng dụng Việt Nam



| Bình luận

Khắc phụ tình trạng “Ngủ ngày cày đêm” ở trẻ sơ sinh

06/07/2024 -  Chưa phân loại

Trẻ sơ sinh thức giấc vì nhiều lý do, từ việc trẻ đói cho đến việc trẻ khó chịu hoặc ốm. Mặc dù ngủ qua đêm là mơ ước của hầu hết các bậc cha mẹ, nhưng việc thức dậy thường xuyên để cho con bú hoặc dỗ dành con là điều bình thường. Trong độ độ tuổi này trẻ cần ăn 2 đến 4 giờ một lần để tăng cân tốt trong vài tháng đầu đời.

Khắc phụ tình trạng Ngủ ngày cày đêm ở trẻ sơ sinh

Nhưng nếu sau khi được cho ăn, thay tã và được ôm ấp vỗ về trẻ vẫn tỏ ra tỉnh táo không chịu ngủ lại thì có lẽ bạn nên xem xét điều chỉnh một số việc để cải thiện giấc ngủ đêm của trẻ.

Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn một số lý do phổ biến khiến trẻ hay thức giấc đêm và một vài cách khắc phục hữu hiệu.

Trẻ sơ sinh thường ngủ khoảng 16 đến 20 giờ một ngày, với 8 đến 9 giờ ngủ vào ban đêm và phần còn lại vào ban ngày. Tuy nhiên thời gian này giấc ngủ của trẻ sơ sinh thay đổi hàng ngày. Con bạn có thể ngủ ít hơn đáng kể so với bình thường vào một ngày nào đó và cũng có thể ngủ nhiều hơn vào ngày hôm sau. Đôi khi trẻ lại thích ngủ ngày, cày đêm.

Dưới đây là 4 lý do phổ biến khiến một số em bé thích cuộc sống về đêm và những gì bạn có thể làm để trẻ có thể dễ dàng quay trở lại giấc ngủ.

1. Trẻ chưa phân biệt được ngày hay đêm

Việc trẻ sơ sinh có giấc ngủ không đều từ sơ sinh đến 3 tháng là điều bình thường. Đồng hồ sinh học 24 giờ bên trong cơ thể trẻ để báo hiệu cho cơ thể biết khi nào là giờ thức dậy và khi nào là giờ đi ngủ chưa phát triển và hoàn thiện. Một số trẻ ngủ theo lịch trình đảo ngược ngày/đêm. Điều này có nghĩa là bé ngủ ngon vào ban ngày nhưng thức và chơi vào ban đêm.

Đọc thêm tại bài viết: Khi nào có thể cho trẻ sơ sinh ra ngoài trời?

Khi bé được khoảng 2 tuần tuổi, bạn có thể bắt đầu dạy bé phân biệt ngày và đêm. Bạn có thể làm để giúp bé hiểu rằng ngày là để chơi và đêm là để nghỉ ngơi:

  • Giúp trẻ tỉnh táo lâu hơn một chút trong mỗi khoảng thời gian thức trong ngày: Điều này sẽ giúp tăng nhu cầu ngủ sau đó. Bạn nên chơi với bé vài phút sau khi bú thay vì để bé ngủ.
  • Hãy tạo một môi trường vào ban ngày để con bạn biết đã đến giờ thức và chơi. Hãy mở rèm cửa, chơi đùa và tương tác với bé.
  • Đưa bé ra ngoài và phơi nắng: ánh sáng tự nhiên giúp thiết lập lại đồng hồ sinh học bên trong cơ thể trẻ.
  • Vào ban đêm, cha mẹ nên để đèn ở mức thấp hoặc tắt khi gần chỗ ngủ của trẻ. Đồng thời cha mẹ nên hạn chế âm thanh và chuyển động khi bé ngủ vào ban đêm.

2. Trẻ bị đói

Trẻ sơ sinh không ăn nhiều trong một lần bú. Nếu trẻ bú sữa mẹ, trẻ sẽ tiêu hóa nhanh và có thể thức dậy vào ban đêm để ăn thêm lần nữa. Đói là lý do phổ biến khiến trẻ thức giấc vào ban đêm.

Trẻ cần ăn để lớn lên, vì vậy sẽ không tốt nếu cố gắng thay đổi nhu cầu này hoặc huấn luyện trẻ hành động khác đi trong những tháng đầu sau sinh. Ngay cả khi bạn vừa cho bé ăn vài giờ trước đó, hãy cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa công thức để xem liệu thức ăn có phải là thứ bé cần khi bé mất ngủ vào ban đêm hay không.

3. Trẻ cảm thấy không khỏe

Một vài điều khó chịu có thể khiến trẻ tỉnh giấc đêm như

  • Trẻ bị ốm;
  • Trẻ bị đầy hơi;
  • Trẻ bị táo bón;

Bất kì sự khó chịu nào cũng đều có thể khiến em bé thức giấc thường xuyên vào ban đêm. Cha mẹ có thể đưa con đi khám nếu bạn nghi ngờ rằng trẻ đang gặp vấn đề sức khỏe khiến trẻ mất ngủ.

4. Trẻ bị kích thích quá mức

Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm. Vậy nên quá nhiều sự kích thích có thể khiến chúng mất ngủ. Sự kích thích có thể xảy ra dưới nhiều hình thức. Ví dụ mẹ đang cho con bú tiêu thụ quá nhiều caffeine, sau đó caffeine sẽ tiết ra trong sữa của mẹ. Sự kích thích quá mức cũng có thể là do ban ngày trẻ nhận được quá nhiều sự chú ý từ người thân, khách đến chơi hoặc do tham gia quá nhiều hoạt động vui chơi vào ban ngày.

Đọc thêm tại bài viết: Lời khuyên chăm sóc da cho trẻ sơ sinh

Đôi khi việc bé thức giấc vào ban đêm ở một số trường hợp trẻ bú mẹ có thể do chế độ ăn của mẹ không phù hợp với dạ dày của bé.

Hầu hết các lý do khiến trẻ thức giấc đều là tạm thời chứ không phải trường hợp khẩn cấp. Phần lớn các trường hợp trẻ ngủ ngày cày đêm đều chỉ diễn ra một giai đoạn ngắn trong những tháng đầu đời. Khi hệ thần kinh của bé trưởng thành, chu kỳ giấc ngủ của bé sẽ kéo dài hơn và bé sẽ ngủ nhiều hơn vào ban đêm thay vì ban ngày.

Ths. Lê Việt Anh – Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM



| Bình luận

Top thực phẩm giàu chất chống oxy hóa

05/07/2024 -  Kiến thức dinh dưỡng

Chất chống oxy hóa có khả năng làm chậm lại hoặc ngăn ngừa quá trình oxy hóa do các gốc tự do gây ra. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tiêu thụ các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa giúp giảm nguy cơ mắc ung thư, bệnh tim mạch,… Vậy bạn đã biết chế độ ăn như thế nào để cung cấp chất chống oxy hóa cho cơ thể chưa? Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu 12 loại thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa phổ biến nhất.

thực phẩm giàu chất chống oxy hóa

Cà chua

Chất chống oxy hóa, hóa chất giúp “làm sạch” các phân tử gây tổn hại tế bào trong cơ thể bạn được gọi là gốc tự do, có nhiều dạng. Cà chua chứa đầy lycopene, một loại chất chống oxy hóa được gọi là carotenoids. Bạn sẽ nhận được nhiều chất này bằng cách ăn cà chua sống. Nhưng bạn có thể tăng lượng ăn vào bằng cách nấu chúng thành nước sốt hoặc ăn chúng với một ít dầu.

Tỏi

Khi nói đến khả năng chống oxy hóa, tỏi sống có tác dụng rất tốt. Allicin, chất chống oxy hóa đặc trưng của tỏi, cần vài phút để bắt đầu phát huy tác dụng sau khi bạn nghiền hoặc cắt nhỏ gia vị. Để tỏi băm trước khi thêm vào món ăn. Nếu bạn định nấu món này, hãy giữ nhiệt độ dưới 60 độ C hoặc đợi cho đến khi gần chín rồi mới cho vào chảo. Quá nhiều tỏi có thể làm chua dạ dày, hơi thở và mùi cơ thể.

Sô cô la đen

Những người yêu thích sô cô la, hãy vui mừng. Món ngọt yêu thích của bạn cung cấp chất chống oxy hóa. Điều quan trọng là ăn sô cô la có hàm lượng ca cao cao. Chọn loại sẫm màu hơn sữa hoặc sô cô la trắng. Tuy nhiên, hãy tận hưởng nó ở mức độ vừa phải. Kẹo sô cô la có nhiều chất béo và đường. Để khắc phục tình trạng không đường, hãy rắc bột ca cao không đường vào bột yến mạch hoặc sinh tố của bạn.

Gan

Gan bò, gà và các động vật khác rất giàu vitamin A, một chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp xương chắc khỏe và thị lực tốt, đồng thời tăng cường khả năng phòng vệ của cơ thể chống lại bệnh tật. Nếu thấy vị quá đậm, hãy ngâm gan vào sữa trước khi nấu hoặc trộn từng miếng nhỏ vào thịt bò xay. Nhưng hãy bình tĩnh nếu bạn đang mang thai hoặc đang theo dõi lượng cholesterol của mình. Quá nhiều vitamin A không tốt cho sự phát triển của trẻ. Và gan có hàm lượng cholesterol cao.

Cải xoăn

Loại lá xanh này cung cấp cho bạn beta-carotene, vitamin E và vitamin C, tất cả đều là chất chống oxy hóa. Cho cải xoăn vào món salad hoặc trộn vào sinh tố để có đủ lượng chất chống oxy hóa hàng ngày. Bạn cũng có thể dùng nó trong súp và món hầm hoặc nướng thành những miếng “khoai tây chiên” giòn. Nhưng hãy biết rằng nhiệt làm giảm khả năng chống oxy hóa của nó một chút.

Cà phê

Cốc cà phê buổi sáng đó có tác dụng nhiều hơn là đánh thức bạn dậy. Các chất chống oxy hóa bên trong có thể giúp tránh tổn thương tế bào. Đừng ăn nhiều kem hoặc đường vì chúng sẽ làm tăng thêm calo. Để tránh quá tải caffeine, hãy giới hạn bản thân ở mức 3 đến 4 cốc 200ml mỗi ngày.

Quả óc chó

 

So với hầu hết các loại hạt thông thường khác, quả óc chó có nhiều polyphenol nhất, một loại chất chống oxy hóa. Bạn chỉ cần ăn khoảng bảy hạt để có được những lợi ích sức khỏe và tốt nhất nên ăn óc chó nguyên chất. Việc rang có thể khiến cho các chất chống oxy hóa không hoạt động tốt. 

Tham khảo thêm bài viết: Các chất chống oxy hóa hóa trong trà thảo mộc, có tác dụng ngăn ngừa quá trình lão hóa

Quả mọng

Đặt tên cho một loại quả mọng và nó có thể là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa tốt. Quả việt quất, quả nam việt quất, dâu tây, quả mâm xôi, thậm chí cả quả goji đều đứng đầu danh sách các loại trái cây giàu chất chống oxy hóa. Quả mọng có lượng calo thấp và nhiều chất xơ. Một cốc quả mọng tươi hoặc đông lạnh mỗi ngày là đủ cho bạn.

Ớt đỏ

Ớt chuông là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa tốt, nhưng ớt đỏ lại chiếm ưu thế hơn. Chúng chứa đầy carotenoid có thể giúp ngăn ngừa một số bệnh ung thư. Chúng đủ ngọt để ăn sống, đó là cách chúng cung cấp chất chống oxy hóa tốt nhất.

Atisô

bông hoa atiso đà lạt - Davi Farm

Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ xếp atisô đứng thứ 7 trong danh sách thực phẩm giàu chất chống oxy hóa. Không giống như một số loại rau khác, atisô thực sự cung cấp cho bạn nhiều chất chống oxy hóa hơn sau khi nấu chín. Hãy thử hấp toàn bộ hoặc nướng chúng trong lò.

Khoai lang

Màu cam của khoai lang khiến chúng trở thành nguồn cung cấp beta-carotene tuyệt vời, một chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa bệnh tật. Giữ khẩu phần ăn của bạn hợp lý vì khoai lang chứa nhiều carb có thể nhanh chóng làm tăng lượng đường trong máu của bạn. Nướng hoặc để nguyên vỏ và cho vào lò vi sóng để giải phóng sức mạnh chống lại các gốc tự do.

Rượu

Một chất trong rượu vang đỏ gọi là resveratrol có thể giúp bảo vệ tim bằng cách ngăn ngừa tổn thương mạch máu. Bạn có thể nhận được lợi ích tương tự mà không cần uống rượu bằng cách ăn nho đỏ. Nhưng nếu uống một ly rượu hàng đêm là một phần thói quen của bạn thì thật tuyệt khi biết rằng nó có thể giúp bạn tăng cường chất chống oxy hóa. Chỉ cần uống một ly nếu bạn là phụ nữ hoặc hai ly nếu bạn là đàn ông.

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM cung cấp các dịch vụ tư vấn, thăm khám dinh dưỡng cho trẻ  em và người lớn với cam kết hỗ trợ nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và cải thiện các tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng, thừa cân,… Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

Hồng Ngọc – Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY