Nếu con của bạn đã nhiều ngày mà không đi vệ sinh, khi bạn tìm hiểu tất cả các nguyên nhân, một điều có thể lướt qua tâm trí bạn là chế độ ăn uống của trẻ, đặc biệt nếu gần đây trẻ đã bắt đầu sử dụng sữa công thức. Có đúng là sữa công thức có thể gây táo bón không? Bạn nên làm gì nếu bé bị táo bón? Khi nào bạn cần liên hệ với bác sĩ? Chúng ta hãy cùng theo dõi bài viết này.
Contents
- 1 Trẻ sơ sinh bú sữa công thức dễ bị táo bón?
- 2 Dấu hiệu trẻ sơ sinh bú sữa công thức bị táo bón
- 3 Chuyển từ sữa mẹ sang sữa công thức có thể gây táo bón không?
- 4 Một số loại sữa công thức tốt hơn hay tệ hơn cho chứng táo bón?
- 5 Có nên đổi sữa công thức khi trẻ bị táo bón?
- 6 Cách giảm táo bón cho trẻ sơ sinh do sữa công thức
- 7 Khi nào cần nói chuyện với bác sĩ?
Trẻ sơ sinh bú sữa công thức dễ bị táo bón?
Trẻ bú sữa công thức dễ bị táo bón hơn trẻ bú mẹ hoàn toàn. Sữa mẹ dễ tiêu hóa hơn cho trẻ sơ sinh và được coi là thuốc nhuận tràng tự nhiên. Mặt khác, sữa công thức có các protein lớn hơn có thể khó tiêu hóa hơn. Điều này làm cho các vấn đề về đường tiêu hóa bao gồm cả táo bón dễ xảy ra hơn. Nhưng hãy nhớ rằng, trẻ bú sữa mẹ không thể bị táo bón hoặc tất cả trẻ sơ sinh bú sữa công thức sẽ bị táo bón.
Mỗi em bé đều khác nhau. Ngoài ra, dù bú sữa công thức hay bú sữa mẹ, em bé của bạn có thể có dấu hiệu táo bón khi bạn đưa thức ăn đặc hơn vào chế độ ăn của trẻ. Một số trẻ được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ không đi tiêu thường xuyên, có thể là do trẻ đang hấp thụ hoàn toàn chất dinh dưỡng từ sữa mẹ.
Dấu hiệu trẻ sơ sinh bú sữa công thức bị táo bón
Đang băn khoăn không biết bé có bị táo bón không? Các dấu hiệu của táo bón bao gồm:
– Đi tiêu không thường xuyên
– Đi tiêu khó có thể xuất hiện phân cứng, thành viên
– Có máu trên bề mặt phân hoặc khi lau
– Đau khi đi tiêu, có thể xuất hiện như ưỡn người, mặt đỏ và quấy khóc
– Bụng căng
Tần xuất đi tiêu mỗi ngày hoặc mỗi tuần của trẻ có thể thay đổi rất nhiều. Hãy quan sát sự đi tiêu bình thường của trẻ làm cơ sở để xác định xem trẻ có bị táo bón hay không. Và điều quan trọng cần nhớ là táo bón không chỉ về tần suất trẻ đi tiêu mà còn về tính chất phân và sự khó chịu đi tiêu. Nếu trẻ đi tiêu 3 – 4 ngày một lần, nhưng phân mềm và đi tiêu dễ dàng là bình thường. Ngược lại, nếu bé đi tiêu cách ngày nhưng căng thẳng, quấy khóc và phân cứng thì có thể trẻ đang bị táo bón.
Chuyển từ sữa mẹ sang sữa công thức có thể gây táo bón không?
Nếu gần đây trẻ chuyển từ bú mẹ hoàn toàn sang sữa công thức, có thể nhận thấy những thay đổi trong phân của trẻ. Không có gì lạ khi phân trở nên cứng hơn hoặc thay đổi màu sắc. Đồng thơi, cũng có thể nhận thấy lượng khí tăng lên, đặc biệt nếu trẻ đang chuyển sang bú bình. Tuy nhiên, mỗi trẻ đều khác nhau và bạn có thể không nhận thấy nhiều thay đổi.
Tìm hiểu thêm: Lượng sữa cho trẻ sơ sinh bao nhiêu là đủ?
Một số loại sữa công thức tốt hơn hay tệ hơn cho chứng táo bón?
Nhìn vào các gian hàng công thức trong siêu thị có thể đủ để bạn choáng ngợp. Đầu tiên, có ba dạng công thức khác nhau mà bạn có thể chọn: Sữa bột, sữa cô đặc, sữa bột pha sẵn.
Từ nguyên liệu sản xuất có thể chia ra các loại:
– Sữa công thức dựa trên sữa động vật (bò hoặc dê )
– Sữa công thức làm từ đậu nành
– Sữa công thức đặc biệt, như sữa hữu cơ
Một số công thức tự quảng cáo là dễ tiêu hóa hơn. Điều này có thể là do chúng được xử lý theo cách phá vỡ các phân tử để hấp thụ dễ dàng hơn (sữa đạm thủy phân, sữa không chứa đường lactosse…). Hoặc sản xuất với các thành phần được thiết kế để dễ dàng hơn cho hệ tiêu hóa (cân đối tỷ lệ đạm whey và casein gần giống sữa mẹ, bổ sng chất xơ hòa tan…).
Bất chấp lời quảng cáo này, không có gì đảm bảo rằng bất kỳ loại sữa công thức nào cũng sẽ giảm táo bón cho trẻ. Vậy, làm thế nào để chọn sữa công thức phù hợp? Đối với nhiều bậc cha mẹ, thường hỏi đồng nghiệp về kinh nghiệm chọn sữa công thức và tra cứu các thành phần để tìm ra loại sữa phù hợp.
Có nên đổi sữa công thức khi trẻ bị táo bón?
Việc chuyển đổi sữa công thức của trẻ có thể tạo ra sự khác biệt trong phân của trẻ, vì sự nhạy cảm của trẻ với một số thành phần trong công thức ban đầu có thể dẫn đến táo bón. Tuy nhiên, việc thay đổi nhãn hiệu sữa công thức cũng có thể khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn, đặc biệt nếu bạn làm điều đó quá thường xuyên. Nói cách khác, không phải là một kế hoạch tốt nếu chỉ cho trẻ uống loại sữa công thức trong 1 hoặc 2 ngày, sau đó đổi sang sữa công thức khác ngay lập tức khi thấy trẻ bị táo bón. Thay vào đó, hãy thử cho bé bú một vài tuần để thích nghi với loại sữa công thức mới được giới thiệu.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, thay đổi công thức có thể là khôn ngoan. Mặc dù vậy, tốt nhất bạn nên nói chuyện với bác sĩ trước khi thay đổi. Các lý do để xem xét việc thay đổi công thức: Dị ứng với sữa, vị khó chịu, nhu cầu bổ sung sắt trong chế độ ăn của trẻ, suy nhược hoặc mệt mỏi, nôn, phân có máu, tiêu chảy… Bác sĩ có thể giúp bạn tìm một loại sữa công thức phù hợp với tình trạng sức khỏe của trẻ.
Tìm hiểu thêm: 9 Địa chỉ phòng khám dinh dưỡng cho trẻ em tốt nhất tại Hà Nội
Cách giảm táo bón cho trẻ sơ sinh do sữa công thức
– Nếu con bạn trên 1 tuổi, hãy cho trẻ uống một lượng nhỏ nước ép táo, mận khô hoặc lê pha loãng với nước. Nước ép này có thành phần sorbitol hoạt động giống như thuốc nhuận tràng và có thể giúp chữa táo bón.
– Bổ sung nước cũng có thể làm mềm phân của trẻ. Tất nhiên, đừng quên tham khảo ý kiến bác sĩ về lượng và loại nước nên bổ sung.
– Nếu trẻ đã ăn thức ăn đặc, có thể cân nhắc cho con ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ như đậu Hà Lan và mận khô, cân nhắc ngũ cốc dành cho trẻ em với lúa mì hoặc lúa mạch thay vì gạo, vì chúng nhiều chất xơ hơn.
– Đối với trẻ nhỏ hơn, có thể thử những cách sau: Động tác đạp xe – mẹ nắm lấy hai cổ chân bé và di chuyển hai chân bé theo động tác đạp xe đạp. Động tác co duỗi gối – dùng tay nắm hai cổ chân của bé, đẩy về phía bụng để hai gối bé gập lại, giữ trong vài giây. Tiếp đó, nhẹ nhàng kéo chân bé duỗi ra trở lại.
– Mát xa cho trẻ sơ sinh. Xoa bụng theo chiều kim đồng hồ có thể cải thiện hệ tiêu hóa của trẻ.
– Tắm nước ấm có thể giúp cơ của trẻ thư giãn và cho phép phân tống ra ngoài dễ dàng hơn.
Nếu những biện pháp khắc phục này không hiệu quả, bác sĩ có thể đề xuất các phương pháp điều trị khác. Không nên sử dụng dầu khoáng, thuốc nhuận tràng kích thích hoặc thuốc xổ để giải quyết chứng táo bón ở trẻ sơ sinh.
Khi nào cần nói chuyện với bác sĩ?
Thông thường, táo bón ở trẻ sơ sinh không phải là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng và nó có thể dễ dàng giải quyết. Trong một số trường hợp hiếm hoi, táo bón có thể là dấu hiệu của một bệnh lý tiềm ẩn khác. Hãy liên hệ với bác sĩ khám dinh dưỡng cho trẻ nếu nhận thấy: các vấn đề liên quan đến táo bón mặc dù đã thay đổi chế độ ăn uống, nôn, mệt mỏi, từ chối ăn, xuất hiện máu trong phân, phân đen.
Làm thế nào để giúp con trẻ có chế độ dinh dưỡng và luyện tập phù hợp để có cơ thể khỏe mạnh, phát triển toàn diện? Liên hệ ngay với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để đăng ký Khám, tư vấn Dinh dưỡng cùng các chuyên gia đầu ngành tại Việt Nam nhé! Đặt lịch khám nhanh và đơn giản tại Hotline: 0935183939 hoặc Fanpage Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM.
BS. Nguyễn Hoài Thu
Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM