Nếu không tẩy giun định kỳ, trẻ có thể bị thiếu máu, suy dinh dưỡng,… Cùng tìm hiểu nguyên nhân tại sao phải tẩy giun định kỳ cho trẻ cùng VIAM Clinic trong bài viết dưới đây:
Cần tẩy giun định kỳ cho trẻ để đảm bảo sức khỏe.
(Nguồn: Tổng hợp)
Việc tẩy giun cho trẻ là rất quan trọng bởi có nhiều loại ký sinh trùng ẩn nấp trong môi trường để kiếm ăn trên cơ thể trẻ như là giun, sán,… Nếu trẻ trên 2 tuổi, bố mẹ nên tẩy giun cho trẻ 6 tháng/lần.
Nếu nhiễm giun, sán, trẻ có thể gặp phải tình trạng đau bụng và nôn mửa. Thậm chí nếu để tình trạng nhiễm giun, sán kéo dài quá lâu, việc tẩy giun sẽ khó đạt hiệu quả do trứng giun vẫn tồn tại trong cơ thể trẻ.
Contents
Nguyên nhân nhiễm giun ở trẻ em
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ em bị nhiễm giun, trong đó phải kể đến như:
- Khi trẻ đi chân trần trên mặt đất có chứa mầm bệnh, những ký sinh trùng tồn tại từ trước như giun móc có thể chui qua làn da non nớt và xâm nhập vào cơ thể của trẻ. Do đó, nếu trẻ thường xuyên đi chân trần trong vườn hoặc sân chơi thì nguy cơ nhiễm giun là rất cao.
- Đôi khi trứng của giun đũa hoặc giun tóc có trong trái cây, rau, thịt gia cầm, cá và thịt gia súc. Trẻ sẽ nhiễm giun nếu ăn những thực phẩm này khi chưa được vệ sinh sạch sẽ
- Nếu trái cây và rau quả được rửa bằng nước bị ô nhiễm thì khả năng nhiễm giun cũng sẽ cao hơn.
- Giun ký sinh cũng có thể được truyền từ vật nuôi sang trẻ em.
- Tiếp xúc trực tiếp với đất bị ô nhiễm phân người cũng có thể gây nguy cơ gây nhiễm giun cho trẻ
- Trẻ không có thói quen rửa tay bằng nước và xà phòng đúng cách
Dấu hiệu trẻ đang bị nhiễm giun
Bạn cần biết các dấu hiệu nhiễm giun ở trẻ. Trẻ có thể sẽ biểu hiện một số triệu chứng đau bụng. Tuy nhiên, ở trẻ em, nguy cơ tắc ruột cũng cao hơn ở người lớn, đó là lý do tại sao bạn cần nhận thức rõ hơn về các dấu hiệu và triệu chứng nhiễm giun ở trẻ:
- Có thể nhìn thấy giun trong phân của trẻ
- Đau bụng dữ dội
- Trẻ đột ngột chán ăn
- Sốt nhẹ đến cao.
- Thở khò khè hoặc ho liên tục kéo dài
- Thường xuyên ngứa hậu môn, khi đó bạn nên kiểm tra xem trẻ có cảm thấy không thoải mái khi ngồi và liên tục gãi mông không.
- Ngủ không ngon giấc, hay thức dậy vào giữa đêm
- Trẻ sẽ trở nên khó chịu và cáu kỉnh hơn
Trên đây là những triệu chứng nhiễm giun phổ biến ở trẻ em. Tuy nhiên, đôi khi chúng ta có xu hướng bỏ qua những triệu chứng này và cuối cùng tình trạng trở nên trầm trọng hơn. Trong những trường hợp như vậy, trẻ sẽ có dấu hiệu nhiễm giun rõ ràng hơn. Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị nhiễm giun nặng:
- Vùng bụng của trẻ sưng lên: Vùng bụng đầy hơi là dấu hiệu rõ ràng cho thấy nhiễm trùng giun đã gây ra một số tổn thương nghiêm trọng
- Đau dữ dội ở vùng bụng là triệu chứng phổ biến khi giun đã ký sinh ở đó lâu, có khả năng giun đã đẻ nhiều trứng bên trong cơ thể trẻ và ăn các thức ăn trong đó.
- Tiêu chảy
- Trẻ có thể cảm thấy khó thở khi đã nhiễm giun trong một khoảng thời gian dài bởi giun ăn huyết sắc tố trong máu của trẻ, do đó làm cho cơ thể trẻ thiếu lượng oxy cần thiết và cảm thấy khó thở.
- Trẻ sẽ sụt cân (điều này xảy ra khi trẻ bị nhiễm sán dây)
- Thiếu máu (nếu nhiễm giun móc)
- Cơ thể mệt mỏi
Nếu các triệu chứng này có thể nhìn thấy rõ ràng thì bạn phải ngay lập tức cho trẻ tới khám bác sĩ. Tẩy giun định kỳ không chỉ giúp ngăn ngừa những hậu quả này mà còn giúp trẻ khỏe mạnh hơn.
Bạn nên tẩy giun cho trẻ bao lâu một lần?
Nếu trẻ trên 2 tuổi, bạn nên tẩy giun cho trẻ 6 tháng một lần. Ngoài ra, bạn phải trẻ cách vệ sinh thường xuyên và đúng cách như rửa tay chân và đi giày dép khi chơi ngoài trời là những điều cơ bản trẻ cần phải biết.
Nếu bạn nuôi thú cưng, bạn cũng phải tẩy giun cho thú cưng của mình từ 3 đến 6 tháng một lần. Đôi khi giun được truyền từ vật nuôi sang trẻ, do đó, chỉ duy trì vệ sinh là không đủ.
Tầm quan trọng của tẩy giun
Trẻ nhiễm giun lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, tiêu hóa khiến trẻ dễ phải nghỉ học thường xuyên, chính vì vậy tẩy giun định kỳ là một trong những cách giúp trẻ duy trì được thói quen học tập. Tẩy giun cho trẻ và vật nuôi định kỳ là điều cần thiết để cứu những đứa trẻ khác khỏi bị nhiễm ký sinh trùng. Giun rất dễ lây, đó là lý do tại sao việc tẩy giun và vệ sinh chung nên được thực hiện với cả gia đình bạn.
Bên cạnh đó, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng và thời gian tẩy giun thích hợp. Điều này sẽ giúp bạn lên kế hoạch cho khoảng thời gian tẩy giun cho trẻ.
Ngoài tầm quan trọng của việc tẩy giun định kỳ đối với sức khỏe của trẻ em, việc bổ sung vitamin hay khoáng chất cho mẹ và bé cũng rất quan trọng. Cùng Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu thêm tại video dưới đây:
Hãy đến với Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Mọi thông tin xin liên hệ Hotline: 0935.18.3939 hoặc nhắn tin tới Fanpage.
BS. Đoàn Hồng
Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM
TheoParentingHealthy Babies