Cùng Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu về chế độ ăn cho người suy tim tại bài viết dưới đây:
Suy tim là tình trạng cơ tim không có đủ khả năng cung cấp oxy cần thiết cho cơ thể. Nguyên nhân gây suy tim có thể do các tổn thương thực thể hay các rối loạn chức năng khiến cho tim không thể tiếp nhận hoặc đẩy máu đi. Do máu không được cung cấp cho toàn bộ cơ thể nên những triệu chứng thường gặp của bệnh gồm: mệt mỏi, khó thở hoặc ho. Tình trạng bệnh sẽ nặng lên sau khi người bệnh thực hiện các động tác gắng sức, bê vác đồ hoặc đi bộ, leo cầu thang.
Bệnh suy tim không thể tiên lượng trước vì tình trạng bệnh phụ thuộc vào nguyên nhân, phương pháp điều trị hay phát hiện bệnh sớm hoặc muộn. Vì vậy, để cải thiện tình trạng bệnh người bệnh cần thay đổi lối sống tích cực ngoài ra cần thực hiện một chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Thực phẩm nên sử dụng
Rau củ và trái cây có nhiều màu sắc
Thực phẩm tươi là yếu tố quan trọng nhất trong chế độ ăn lạnh mạnh dành cho người bị bệnh tim mạch. Trái cây và rau quả có nhiều chất dinh dưỡng và ít calo và muối. Các loại quả mọng chứa nhiều chất xơ và chất dinh dưỡng thực vật. Các loại rau xanh như cải xoăn, bông cải xanh và rau bina là nguồn cung cấp vitamin C, E và folate dồi dào. Các loại trái cây và rau có màu cam như cà rốt, khoai lang và dưa đỏ, sẽ giúp cung cấp beta-caroten và chất xơ.
Ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc nguyên hạt tốt cho tim mạch vì nhiều lý do, thực phẩm này giàu chất xơ giúp giảm cholesterol- nguyên nhân gây tắc nghẽn động mạch. Chất xơ cũng tiêu hóa chậm, vì vậy giúp no lâu hơn và kiểm soát sự thèm ăn. Ngũ cốc nguyên hạt là nguồn cung cấp vitamin B dồi dào giúp tim cung cấp oxy cho cơ thể. Bột yến mạch, lúa mì nguyên hạt, bỏng ngô và gạo lứt đều là ngũ cốc nguyên hạt tốt cho tim mạch.
Các loại đậu
Các loại đậu như đậu thận, đậu lima, đậu pinto…không chỉ giúp no lâu hơn mà còn rất tốt cho tim mạch. Ngoài ra những loại đậu này còn cung cấp protein từ thực vật mà không có calo và chất béo từ thịt. Thêm vào đó, đậu còn giúp kiểm soát nồng độ cholesterol trong cơ thể. Nếu lựa chọn các loại đậu đóng hộp, hãy chọn những loại không có muối hoặc rửa sạch muối để loại bỏ lượng natri dư thừa.
Các loại cá giàu Omega-3
Cá là một lựa chọn thay thế khác tốt cho thịt. Acid béo omega-3 là chất béo không bão hòa làm giảm chứng viêm gây tổn thương động mạch. Hai khẩu phần cá mỗi tuần cũng có thể làm giảm nhẹ huyết áp và giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim và ngừng tim. Chọn cá có nhiều omega-3 nhưng ít thủy ngân, chẳng hạn như cá hồi, cá mòi, cá minh thái và cá ngừ.
Dầu tốt cho sức khỏe
Các loại dầu để chế biến thức ăn cũng rất quan trọng. Sử dụng dầu thực vật thay vì chất béo rắn như bơ, bơ thực vật, mỡ động vật hoặc mỡ lợn. Dầu hạt cải, ô liu, cây rum, ngô và dầu đậu nành đều có acid béo không bão hòa đơn lành mạnh. Sử dụng các loại dầu này để xào hoặc nướng nhưng không nên chiên ngập dầu vì sẽ làm tăng thêm calo và chất béo.
Đọc thêm bài viết: Ăn đường có hại cho tim không?
Các loại hạt
Các loại hạt là một món ăn nhẹ giúp no bụng và là nguồn cung cấp chất béo, protein và dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Bổ sung những loại hạt này vào chế độ ăn giúp giảm LDL-Cholesterol và giảm viêm trong cơ thể. Nếu sử dụng các loại hạt thường xuyên vài lần một tuần, chúng có thể làm giảm nguy cơ đau tim hoặc tử vong vì bệnh tim. Các loại hạt cũng có hàm lượng calo cao, vì vậy khi ăn cũng cần kiểm soát để không gây tăng cân quá mức.
Hỗn hợp các loại thảo mộc
Lượng muối dư thừa làm tăng huyết áp, khiến tim bạn phải làm việc nhiều hơn. Nhưng cắt giảm muối không có nghĩa là món ăn trở nên kém thơm ngon hơn. Thay thế muối trong món ăn bằng các loại thảo mộc và gia vị như cà ri, tỏi, gừng, chanh, hạt tiêu, rau mùi tây, oregano và cỏ xạ hương sẽ giúp làm giảm lượng natri và tăng thêm hương vị cho món ăn
Thực phẩm cần tránh sử dụng
Pho-mát, bơ và kem
Các sản phẩm từ sữa như sữa và sữa chua là một bổ sung tốt cho chế độ ăn. Những thực phẩm này cung cấp protein, cùng với canxi giúp tạo xương và vitamin D. Tuy nhiên, loại sữa mới là vấn đề quan trọng. Sữa nguyên chất, kem, bơ có nhiều chất béo bão hòa, làm tăng nồng độ cholesterol LDL có hại. Hãy lựa chọn các loại sữa ít chất béo. Mua sữa chua nguyên chất không thêm đường. Và giới hạn bản thân với một miếng phô mai nhỏ hàng ngày.
Nước sốt và gia vị mặn
Gia vị và nước sốt mua ở cửa hàng thường chứa nhiều muối. Một trong những loại gia vị không tốt cho sức khỏe nhất đó là nước tương, nước sốt salad và nước sốt nóng. Kiểm tra hàm lượng muối trên nhãn trước khi mua. Tìm kiếm các lựa chọn thay thế ít natri. Tốt hơn hết, hãy tự làm nước xốt và trộn cùng món salad của riêng bạn với các hương liệu không có muối như chanh, dầu ô liu và giấm. Sử dụng nước ép cam hoặc dứa làm nước xốt cho thịt gia cầm và cá.
Thực phẩm qua chế biến hoặc thực phẩm xông khói
Thịt xông khói, xúc xích chứa nhiều chất béo và cholesterol gây hại cho tim. Thực phẩm chế biến sẵn như thịt hun khói, ướp muối hoặc tẩm hóa chất để bảo quản được lâu hơn. Thay vào đó lựa chọn ăn cá, thịt gia cầm nạc, đậu, đậu phụ sẽ giúp bổ sung protein lành mạnh với cơ thể hơn.
Đọc thêm bài viết: Dinh dưỡng phục hồi, phòng ngừa những cơn đau tim.
Đường
Đồ ăn hoặc đồ uống chứa đường như bánh quy, bánh nướng, kẹo, soda góp phần gây ra tình trạng béo phì và gây nguy hiểm đối với sức khỏe. Đường làm tăng chỉ số đường huyết và các phản ứng viêm. Đó có thể là lý do tại sao những người lạm dụng đồ ngọt phải đối mặt với nguy cơ tử vong vì bệnh tim cao hơn. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo rằng phụ nữ không nên dùng quá 6 thìa cà phê đường và nam giới không quá 9 thìa cà phê đường bổ sung mỗi ngày.
Đồ chiên rán
Đồ chiên rán chứa rất nhiều chất béo và cholesterol, do đó ăn đồ chiên rán sẽ làm tăng cân nặng từ đó gây tăng huyết áp. Các nghiên cứu chỉ ra rằng đồ chiên rán làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch và nguy cơ suy tim. Thay vào đó, các món rau củ, thịt nạc nướng hoặc xào là những món ăn rất ngon và tốt cho tim mạch
Đồ uống có cồn
Rượu chứa lượng calo rỗng làm tăng cân mà không bổ sung bất kỳ chất dinh dưỡng nào. Ngoài ra, đồ uống có cồn cũng tương tác với một số loại thuốc tim mạch và thuốc huyết áp khác.
Uống quá nhiều chất lỏng
Suy tim là tình trạng cơ tim không hoạt động như bình thường. Kết quả là chất lỏng bị tích tụ trong cơ thể, nếu uống quá nhiều nước hoặc chất lỏng khác, có thể gây tăng cân nặng, phù nề và khó thở. Người bị suy tim cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ xem họ nên uống bao nhiêu chất lỏng mỗi ngày. Chú ý những món ăn có nhiều chất lỏng như súp, trái cây và đá viên.
Xem thêm video hấp dẫn
Hãy đến với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Đặt lịch khám TẠI ĐÂY hoặc liên hệ Hotline: 0935.18.3939 / 024.3633.5678
BS. Tùng Duy – Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM
Theo WebMD