Dinh dưỡng phục hồi, phòng ngừa những cơn đau tim

17/04/2022 -  Kiến thức dinh dưỡng

Dưới đây là những cách hoàn toàn khả thi giúp bạn điều chỉnh chế độ ăn của mình để phục hồi sau những cơn đau tim và ngăn ngừa những cơn đau tiếp theo trong tương lai.

Heart attacks: Less frequent and less deadly than 20 years ago - Harvard Health

Một trong những ưu tiên lớn nhất của bạn sau khi bị đau tim có lẽ là làm cách nào để không phải gặp lại những cơn đau ấy nữa. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, cứ 5 người bị đau tim thì có 1 người sẽ phải nhập viện với cơn đau thứ hai xuất hiện trong vòng 5 năm.

Điều này là do bệnh động mạch vành, nguyên nhân phổ biến nhất của các cơn đau tim. Các chuyên gia cho biết bệnh mạch vành là một bệnh toàn thân mà các phương pháp điều trị nội khoa hay phẫu thuật thường không khắc phục được. Vậy nên quá trình hồi phục sau những cơn đau tim là rất quan trọng và cần thiết, và điều bạn có thể bắt đầu ngay là tạo cho mình một chế độ ăn khoa học dinh dưỡng để quá trình hồi phục được diễn ra thuận lợi.

Hãy xem cơn đau tim của bạn như một cơ hội để bạn thay đổi lối sống của bạn theo hướng lành mạnh hơn, bắt đầu từ chế độ ăn khoa học.

Làm gì để ngăn ngừa cơn đau tim tiếp theo xảy ra?

Một số yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh tim như di truyền không nằm trong tầm kiểm soát của bạn. Tuy nhiên, một điều bạn có quyền thay đổi là chế độ dinh dưỡng của bạn. Theo các chuyên gia thì việc cải thiện chế độ ăn là một trong năm điều tốt nhất bạn có thể làm cho trái tim của mình.

May mắn là những điều bạn cần làm để hồi phục sau cơn đau tim cũng giống như những điều bạn cần làm để ngăn ngừa một cơn đau khác. Bên cạnh đó điều này còn có thể giúp ngăn ngừa một loạt các bệnh khác, như ung thư và tiểu đường.

Dinh dưỡng để phục hồi sau cơn đau tim

Đầu tiên bạn cần biết là danh sách các loại thực phẩm cần tránh sau cơn đau tim. Một số loại thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và gây viêm trong cơ thể:

Muối ăn

Ăn quá nhiều muối làm tăng huyết áp và tăng nguy cơ đau tim. Các thực phẩm chế biến sẵn và đồ muối chua thường có hàm lượng muối cao và bạn nên hạn chế sử dụng những thực phẩm này.

Đường

277 Less Sugar Stock Photos, Pictures & Royalty-Free Images - iStock

Đồ ngọt có thể ngon, nhưng đường là một trong những yếu tố dễ gây viêm nhiễm nhất mà bạn đang ăn và thường ăn một cách quá mức thiếu kiểm soát.  Đường không chỉ có hại cho tim mà còn góp phần làm tăng cân và tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, cả hai đều là những tác nhân gây nguy cơ mắc bệnh tim.

Sản phẩm thịt chế biến sẵn

Thực phẩm chế biến sẵn nói chung không tốt cho tim mạch, nhưng bạn đặc biệt nên tránh các loại thịt đã qua chế biến và đã qua xử lý như thịt trong món bánh sandwich, thịt xông khói, xúc xích và giăm bông. Một số nghiên cứu còn cho thấy thịt chế biến sẵn có thể làm tăng nguy cơ ung thư tương đương với việc hút thuốc.

Chất béo bão hòa và chất béo dạng trans

Chuyên gia dinh dưỡng của phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM cho biết chất béo động vật, như chất béo có trong thịt và chất béo chuyển hóa có trong thực phẩm chế biến sẵn, như khoai tây chiên và bánh nướng có thể làm tăng cholesterol xấu và triglycerides – hai chỉ số làm tăng nguy cơ đau tim.

Danh sách thực phẩm nên ăn sau khi bị đau tim

Một lời khuyên thú vị được các chuyên gia đưa ra cho bạn đó là hãy ăn như một người có thể tự trồng trọt mọi loại thực phẩm họ ăn vào. Điều này có nghĩa là bạn nên lựa chọn thực phẩm toàn phần chưa qua chế biến, có nguồn gốc thực vật, ít chất béo.

Các loại hạt

Trong hạt chứa nhiều axit béo omega-3 giúp bảo vệ tim mạch. Thêm vào đó, các loại hạt là những món ăn nhẹ tiện lợi dễ mang theo, không cần bảo quản lạnh. Thay vì lựa chọn bánh kẹo ngọt làm đồ ăn vặt bạn có thể thử ăn các loại hạt như hạnh nhân hay óc chó.

Xem ngay: Những lưu ý cần biết cho người mắc bệnh tim mạch | Viam Clinic

Cá hồi và cá mòi

Oily fish - Alchetron, The Free Social Encyclopedia

Cá là một loại thực phẩm cũng nhiều chất béo omega-3 và protein gây no. Bạn nên ăn cá 1- 2 lần mỗi tuần, vì những loại cá này có thể có nguy cơ nhiễm độc thủy ngân.

Rau xanh

Hầu hết các loại rau đều tốt cho tim mạch, trong đó phải kể đến những loại rau có lá màu xanh như cải xoăn và rau bina. Một món salad lớn với đầy đủ các loại rau nhiều màu sắc và được trộn với một ít dầu ô liu và giấm balsamic là lựa chọn thích hợp để có một bữa ăn đầy đủ và tốt cho tim mạch.

Giấm

Vinegar là gì? Điểm danh 5 loại Vinegar không thể thiếu trong ẩm thực Á - Âu

Nếu ở trên bạn đã có gợi ý về việc thêm món salad vào thực đơn của mình thì giấm cũng quan trọng như những thành phần chính của salad vậy. Theo các chuyên gia, giấm không chỉ giúp tăng thêm hương vị cho món ăn mà giấm còn có tác dụng tốt cho mạch máu, giảm cholesterol và huyết áp.

Tất cả các loại gia vị

Nghệ, tiêu đen, rau mùi, quế, húng quế và tỏi chỉ là một vài trong số các loại gia vị có tác dụng bảo vệ trái tim của bạn. Nhiều nền ẩm thực khác nhau sử dụng các loại gia vị tốt cho tim mạch như những món ăn ngon, như cà ri.

Chất xơ

Bột yến mạch, khoai tây, đậu và các loại thực phẩm khác chứa nhiều chất xơ có thể giúp hỗ trợ cơ thể hồi phục sau cơn đau tim. Chất xơ có đặc tính bảo vệ tim và giúp bạn no lâu để không bị cám dỗ bởi những món ăn vặt kém lành mạnh.

Trái cây

fruits hd fruit picture image PNG Image Transparent - PNG #1687 - Free PNG Images | Starpng

Trái cây đặc biệt là những loại ít đường và nhiều chất xơ giàu chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất giúp cho hệ thống tim mạch của bạn được nuôi dưỡng và khỏe mạnh. Quả mọng và táo là những loại trái cây rất tốt cho tim mạch. Ngoài ra bạn cũng có thể ăn những loại quả khác như nho, dứa và chuối một cách điều độ.

Thực hiện một số thay đổi trong chế độ ăn

Tất cả chúng ta đều hiểu rằng việc biết mình nên ăn gì và việc lựa chọn ăn những thức ăn là những điều rất khác nhau. Dưới đây là một vài gợi ý để bạn tự tạo kỷ luật ăn uống lành mạnh cho chính mình

Hãy thử ăn “thuần chay cho đến 6 giờ chiều”. Bạn hãy chỉ ăn thực phẩm có nguồn gốc thực vật cho đến 6 giờ chiều và sau đó cho phép mình ăn một ít thịt, pho mát hoặc trứng vào bữa tối.

Thử nghiệm các công thức nấu ăn khác nhau và nếu bạn gặp khó khăn, hãy tìm đến sự tư vấn của phòng khám chuyên khao dinh dưỡng VIAM. Đặc biệt là khi bạn mới bắt đầu, sự hỗ trợ từ chuyên gia dinh dưỡng sẽ giúp bạn lập kế hoạch bữa ăn và tìm ra những công thức nấu ăn tuyệt vời.

Bạn không cần một chế độ ăn quá hoàn hảo, mà điều bạn cần trước hết là cải thiện để có một chế độ ăn tốt hơn. Bất kỳ thay đổi nhỏ nào trong việc ăn uống được thực hiện sẽ giúp ích cho bạn. Đừng gọi nó là một “chế độ ăn kiêng”. Đừng nghĩ rằng việc thay đổi chế độ ăn chỉ áp dụng trong khi bạn đang hồi phục sau cơn đau tim mà những thay đổi dinh dưỡng này có thể giúp ích cho phần còn lại của cuộc đời bạn.

Hãy đến với Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Mọi thông tin xin liên hệ Hotline: 0935.18.3939 hoặc Fanpage Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM.

BS. Hoài Thu

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM

Theo The Healthy



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY