10 sự thật về dinh dưỡng

04/11/2023 -  Kiến thức dinh dưỡng

Từ việc tiêu thụ ít đường cho đến việc ăn nhiều rau hơn, đó là những thông tin về dinh dưỡng được công nhận là lành mạnh và hữu ích. Dưới đây là 10 sự thật về dinh dưỡng đã được các chuyên gia xác nhận.

Có rất nhiều tranh cãi về dinh dưỡng và dường như mọi người không đồng ý hoàn toàn với một vài quan điểm. Nhưng có một số ngoại lệ cho điều này. Dưới đây là 10 sự thật về dinh dưỡng nhận được đa số sự đồng thuận.

1. Thêm đường là một thảm họa

Để cải thiện hương vị, các nhà sản xuất thực phẩm chế biến sẵn thường thêm đường vào chúng. Loại đường này được gọi là đường bổ sung. Các loại đường bổ sung phổ biến bao gồm đường ăn (sucrose) và siro, chẳng hạn như siro ngô có hàm lượng fructose cao. Mọi người đều biết rằng ăn quá nhiều đường sẽ không tốt cho sức khỏe. Trong khi một số người cho rằng đường chỉ đơn giản là một loại calo “rỗng”, thì những người khác lại tin rằng nó sẽ làm tăng nguy cơ dẫn đến các căn bệnh gây tử vong hằng năm.

Một điều chắc chắn rằng đường bổ sung chứa lượng calo rỗng, không có chất dinh dưỡng nào trong đó. Vậy nên, việc áp dụng chế độ ăn bao gồm các sản phẩm chứa nhiều đường bổ sung có thể gây ra sự thiếu hụt chất dinh dưỡng. Nhưng đây chỉ là những rủi ro mà ta có thể nhìn thấy. Còn có rất nhiều nguy cơ khác liên quan đến việc tiêu thụ quá nhiều đường bổ sung đang được rất nhiều sự quan tâm hiện nay.

Đường bổ sung được coi là nguyên nhân hàng đầu gây béo phì, bệnh tim mạch và tiểu đường type 2. Nguyên nhân được cho là do hàm lượng fructose cao. Và do chúng được chuyển hóa nghiêm ngặt ở gan nên tiêu thụ quá nhiều đường bổ sung có liên quan đến bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, kháng insulin, tăng chất béo trung tính, béo bụng và cholesterol cao theo thời gian. Tuy nhiên, vai trò của fructose đối với bệnh lý còn gây nhiều tranh cãi và cách thức hoạt động của nó vẫn chưa được giới khoa học nghiên cứu sâu.

Đọc thêm bài viết: Đường nâu và đường trắng: Loại nào tốt hơn?

2. Chất béo Omega-3 rất quan trọng và hầu hết mọi người đều không đáp ứng đủ nhu cầu.

Axit béo omega-3 cực kỳ quan trọng đối với hoạt động bình thường của con người. Ví dụ, acid docosahexaenoic (DHA), một loại axit béo omega-3 có nguồn gốc từ động vật, chiếm khoảng 10–20% tổng hàm lượng chất béo trong não. Lượng omega-3 tiêu thụ thấp có liên quan đến chỉ số IQ thấp hơn, trầm cảm, rối loạn tâm thần khác nhau, bệnh tim và nhiều bệnh nghiêm trọng khác.

Có ba loại chất béo omega-3 chính: axit alpha-linolenic (ALA), axit eicosapentaenoic (EPA) và axit docosahexaenoic (DHA). ALA chủ yếu đến từ dầu thực vật, trong khi nguồn EPA và DHA tốt nhất là từ cá béo, dầu cá và một số loại dầu tảo. Các nguồn EPA và DHA tốt khác như thịt từ động vật ăn cỏ và trứng từ gia cầm được nuôi tại đồng cỏ hoặc được cung cấp thực phẩm nhiều omega-3. Dạng thực vật, ALA, cần phải được chuyển hóa thành dạng EPA hoặc DHA để phát huy tác dụng. Tuy nhiên, quá trình chuyển hóa này diễn ra không hiệu quả trong cơ thể con người. Vì vậy, biện pháp tốt nhất là nên ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều DHA và EPA.

3. Không có chế độ ăn kiêng hoàn hảo cho tất cả mọi người.

Về cơ bản, tất cả mọi người đều khác biệt từ yếu tố di truyền, kiểu dáng cơ thể, hoạt động thể chất và môi trường sinh sống. Tất cả đều ảnh hưởng đến chế độ ăn mà bạn áp dụng. Một số người thực hiện rất tốt chế độ ăn ít carb, trong khi những người khác lại phù hợp hơn với chế độ ăn chay nhiều carb. Thực tế là, những gì hiệu quả với người này có thể không hiệu quả với người khác. Để biết mình nên áp dụng chế độ ăn nào, hãy thử trải nghiệm chúng.

4. Chất béo chuyển hóa nhân tạo.

Chất béo chuyển hóa được hình thành như một sản phẩm phụ trong quá trình hydro hóa dầu thực vật. Các công ty sản xuất thực phẩm thường áp dụng quá trình hydro hóa để chuyển dầu dạng lỏng thành dạng rắn, còn gọi là bơ thực vật. Vì chất béo chuyển hóa có liên quan đến tình trạng sức khỏe kém, nên các công ty cố gắng sản xuất bơ thực vật không chứa chất béo chuyển hóa. Việc tiêu thụ nhiều chất béo chuyển hóa có liên quan đến nhiều bệnh mạn tính khác nhau, chẳng hạn như béo bụng, viêm nhiễm và tim mạch, cùng một số bệnh khác. Do đó, bạn nên tránh phụ thuộc vào chất béo chuyển hóa.

5. Ăn rau giúp cải thiện tình trạng sức khỏe.

Rau củ quả rất tốt cho sức khỏe. Chúng rất giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ, chất chống oxy hóa và vô số chất dinh dưỡng vi lượng mà khoa học đang khám phá. Trong các nghiên cứu quan sát gần đây, ăn rau có liên quan đến việc cải thiện sức khỏe và giảm nguy cơ mắc bệnh. Các chuyên gia khuyên bạn nên ăn nhiều loại rau mỗi ngày. Chúng tốt cho sức khỏe, mang lại cảm giác no và bổ sung thêm sự đa dạng cho chế độ ăn uống của bạn.

6. Tránh tình trạng thiếu hụt Vitamin D.

Vitamin D là một loại vitamin duy nhất có chức năng như một loại hormone trong cơ thể. Khi tiếp xúc với tia cực tím từ ánh nắng mặt trời, da sẽ sản sinh ra các Vitamin D. Đây là cách mà con người chúng ta tiếp nhận phần lớn nhu cầu Vitamin D hằng ngày trong suốt quá trình tiến hóa.Tuy nhiên ngày nay, hầu hết chúng ta đều thiếu chất dinh dưỡng quan trọng này. Ở nhiều nơi, đa số các khoảng thời gian trong năm không có mặt trời. Thậm chí ngay cả ở những nơi có mặt trời chiếu sáng, nhiều người vẫn có xu hướng ở trong nhà và sử dụng kem chống nắng khi ra ngoài. Kem chống nắng là tác nhân ngăn chặn hiệu quả việc sản xuất vitamin D trong da.

Việc thiếu vitamin D đồng nghĩa với việc bạn đang thiếu một loại hormone chính trong cơ thể. Sự thiếu hụt này có liên quan đến nhiều bệnh nghiêm trọng, bao gồm tiểu đường, ung thư, loãng xương và những bệnh khác. Để biết mình có nguy cơ hay không, hãy đến gặp bác sĩ và thực hiện xét nghiệm máu. Điều đáng buồn rằng chế độ ăn uống không thể cung cấp đủ nhu cầu Vitamin D hằng ngày. Do đó, nếu việc tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời không phải là một lựa chọn, thì việc bổ sung vitamin D hoặc một thìa dầu gan cá tuyết mỗi ngày là cách tốt nhất để ngăn ngừa hoặc đẩy lùi tình trạng thiếu hụt vitamin D.

7. Cacbohydrat tinh chế không có nhiều tác động tốt cho sức khỏe.

Có rất nhiều ý kiến ​​​​khác nhau về carbs và chất béo. Một số người cho rằng chất béo là nguyên gây gây ra một số tình trạng bệnh lý, trong khi những người khác tin rằng carbs là nguyên nhân chính gây ra bệnh béo phì và các bệnh mãn tính khác. Nhưng đa số mọi người đều tin rằng carbohydrate tinh chế không lành mạnh bằng carbohydrate chưa qua tinh chế. Carbs chưa tinh chế về cơ bản là thực phẩm nguyên chất rất giàu carbs. Chúng bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, đậu, rau và trái cây. Mặt khác, carbs tinh chế là đường và bột mì. Các thực phẩm nguyên chất chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi và chất chống oxy hóa. Tuy nhiên, qua chế biến,các thực phẩm như ngũ cốc, một số chất dinh dưỡng nhất định sẽ bị loại bỏ. Còn lại phần lớn là lượng tinh bột dễ tiêu hóa.

Những người áp dụng chế độ ăn kiêng dựa trên carbs tinh chế có thể thiếu chất xơ và nhiều chất dinh dưỡng lành mạnh khác. Kết quả là họ có nguy cơ mắc bệnh mãn tính cao hơn. Ăn carbs tinh chế cũng sẽ khiến lượng đường trong máu tăng đột biến. Lượng đường trong máu cao không những không tốt cho sức khỏe của tất cả mọi người mà chúng còn là mối lo ngại lớn hơn nhiều ở những người mắc bệnh tiểu đường. Một điều chắc chắn rằng ngũ cốc nguyên hạt và carbohydrate chưa tinh chế tốt cho sức khỏe hơn rất nhiều so với các loại ngũ cốc đã qua chế biến.

8. Thực phẩm bổ sung không bao giờ có thể thay thế hoàn toàn trong chế độ ăn.

Quan điểm về dinh dưỡng cho rằng thực phẩm chính là sự tổng hợp các chất dinh dưỡng riêng lẻ. Nhưng đó cũng là một cái bẫy mà nhiều người đam mê dinh dưỡng có xu hướng mắc phải. Ví dụ, các loại hạt không chỉ chứa chất béo không bão hòa đa. Tương tự như vậy, trái cây không chỉ là những thực phẩm chứa nhiều đường và nước. Chúng đều là những thực phẩm có rất nhiều chất dinh dưỡng vi lượng. Các vitamin và khoáng chất, đều là những thứ mà bạn có thể nhận được từ các loại vitamin tổng hợp giá thành rẻ, nhưng chúng chỉ là một phần nhỏ trong số các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm. Vì vậy, thực phẩm bổ sung không thể so sánh được với lượng chất dinh dưỡng đa dạng từ thực phẩm thực tế.

Tuy nhiên, nhiều thực phẩm bổ sung có thể có lợi, đặc biệt là thực phẩm chứa những chất dinh dưỡng thường thiếu trong chế độ ăn, như vitamin D. Nhưng không một loại thực phẩm bổ sung nào có thể bù đắp được một chế độ ăn uống không đa dạng, đó không phải là một giải pháp.

9. Chế độ ăn kiêng không hiệu quả – Cần thay đổi lối sống.

Chế độ ăn kiêng không hề hiệu quả, đó là sự thật. Chúng có thể mang lại những kết quả ngắn hạn, nhưng ngay khi kết thúc chế độ ăn kiêng và bạn bắt đầu ăn đồ ăn vặt, cân nặng sẽ lại tăng trở lại. Đây được gọi là hội chứng  Yo-Yo và cực kỳ phổ biến. Hầu hết những người giảm nhiều cân bằng chế độ ăn kiêng đều sẽ tăng cân trở lại bất cứ khi nào họ “dừng” chế độ ăn này. Vì lý do đó, điều duy nhất có thể mang lại cho bạn kết quả thực sự lâu dài là áp dụng thay đổi lối sống.

10. Thực phẩm chưa qua chế biến là lành mạnh nhất.

Thực phẩm đã qua chế biến thường không lành mạnh bằng những thực phẩm tươi sống. Nguyên nhân là do hệ thống thực phẩm đang ngày càng công nghiệp hóa, do đó, sức khỏe của người tiêu dùng ngày càng giảm. Trong quá trình chế biến, nhiều chất dinh dưỡng có lợi trong thực phẩm đã bị loại bỏ. Các nhà sản xuất không chỉ loại bỏ các chất dinh dưỡng lành mạnh như chất xơ mà còn thêm các thành phần khác không tốt cho sức khỏe khác như đường bổ sung và chất béo chuyển hóa.

Ngoài ra, thực phẩm chế biến sẵn còn chứa đủ loại hóa chất nhân tạo, một số trong đó có luôn luôn phải được kiểm soát chặt chẽ về vấn đề an toàn. Về cơ bản, thực phẩm chế biến sẵn có hại nhiều hơn là có lợi. Điều quan trọng nhất bạn có thể làm để đảm bảo sức khỏe tối ưu là sử dụng những thực phẩm tự nhiên. Nếu chúng trông như được sản xuất tại các nhà máy, tốt nhất bạn không nên dùng chúng.

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM cung cấp các dịch vụ tư vấn, thăm khám dinh dưỡng cho trẻ  em và người lớn với cam kết hỗ trợ nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và cải thiện các tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng, thừa cân,… Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

Hải Yến – Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY