Cùng Phòng khám chuyên khoa Dinh dường VIAM tìm hiểu về 4 lợi ích của đậu bắp với bệnh tiểu đường tại bài viết dưới đây.
Đậu bắp ít calo và có hàm lượng chất xơ cao. Đậu bắp đã được đề xuất để giúp kiểm soát lượng đường trong máu trong trường hợp mắc bệnh tiểu đường type 1, type 2 và tiểu đường thai kỳ. Ngoài tác dụng với bệnh nhân tiểu đường, nhiều công dụng khác của đậu bắp với sức khỏe cũng được chứng minh.
Contents
Đậu bắp là gì?
Đậu bắp hay còn gọi là mướp tây, bắp còi. Ở các quốc gia nói tiếng Anh, đậu bắp có tên là Ladies’ fingers (móng tay phụ nữ), là một loài thực vật có hoa màu xanh lá cây. Đậu bắp thuộc cùng họ với cây dâm bụt và cây bông vải. Thuật ngữ “đậu bắp” thường được dùng để chỉ các hạt giống ăn được của cây.
Đậu bắp từ lâu đã được ưa chuộng như một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe giàu thành phần dinh dưỡng như:
- Kali
- Vitamin B
- Vitamin C
- Axit folic
- Canxi
Đậu bắp ít calo và có hàm lượng chất xơ cao. Đậu bắp đã được đề xuất để giúp kiểm soát lượng đường trong máu trong trường hợp mắc bệnh tiểu đường type 1, type 2 và tiểu đường thai kỳ trong bối cảnh bệnh tiểu đường ngày càng gia tăng trong cộng đồng. Mặc dù những khám phá mới về tác động của đậu bắp với bệnh nhân tiểu đường vẫn cần được nghiên cứu thêm nhưng nhiều công dụng khác của đậu bắp với sức khỏe đã được chứng minh. Bạn có thể đọc tiếp bài viết dưới đây để cùng tìm hiểu các lợi ích của đậu bắp với sức khỏe.
>>> Tham khảo: Chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh tiểu đường
Các nghiên cứu về đậu bắp và bệnh tiểu đường
Nghiên cứu y học về vai trò của đậu bắp trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường vẫn còn ở giai đoạn đầu. Những nghiên cứu trên chuột cho thấy nước đậu bắp đã cải thiện lượng đường huyết của những con chuột mang thai mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Hạt đậu bắp rang, từ lâu đã được sử dụng ở Thổ Nhĩ Kỳ để điều trị bệnh tiểu đường, cũng đã được nghiên cứu và chứng minh là có tác dụng tích cực trong việc hạ đường huyết.
Đọc thêm bài viết: Lợi ích sức khỏe của sắn
1. Chất xơ của đậu bắp
Đậu bắp có nhiều chất xơ. 8 quả đậu bắp cỡ trung bình được chứa 3 gam chất xơ. Chất xơ trong đậu bắp giúp tiêu hóa, giảm cảm giác thèm ăn và và giúp no lâu hơn. Thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao là một trong các lựa chọn để thêm vào chế độ ăn cho bệnh tiểu đường. Tăng lượng chất xơ trong chế độ ăn giúp bạn kiểm soát đường huyết tốt hơn và cải thiện độ nhạy insulin.
2. Tác dụng chống căng thẳng
Nghiên cứu trên chuột cho thấy chất chiết xuất từ hạt của đậu bắp có tác dụng chống oxy hóa, chống căng thẳng. Kiểm soát sự căng thẳng là một phần quan trọng trong việc quản lý bệnh tiểu đường. Sự căng thẳng gia tăng sẽ khiến lượng đường trong máu tăng đột biến. Bạn cần quan tâm đến sức khỏe tâm thần trong kế hoạch điều trị bệnh tiểu đường và sử dụng đậu bắp có thể giúp bạn kiểm soát căng thẳng tốt hơn.
3. Có thể giúp giảm cholesterol
Nghiên cứu trên chuột mắc bệnh tiểu đường cho thấy đậu bắp giúp làm giảm mức cholesterol ở chuột. Thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao và chất chống oxy hóa được khuyến nghị cho những người mắc bệnh tiểu đường vì chúng làm giảm cholesterol. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ chỉ ra rằng những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ có mức cholesterol không lành mạnh. Tình trạng mức cholesterol máu cao kết hợp với bệnh tiểu đường sẽ khiến tiên lượng bệnh của bạn xấu đi. Đó là lý do tại sao chế độ ăn có mức cholesterol lành mạnh là rất quan trọng với mọi người, đặc biệt là bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.
>> Đọc thêm bài viết về chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh tim mạch
4. Lợi ích chống mệt mỏi
Một nghiên cứu chỉ ra rằng thời gian phục hồi và giảm mệt mỏi có thể được cải thiện bằng cách sử dụng đậu bắp. Việc bổ sung đậu bắp trong chế độ ăn cùng với thói quen tập thể dục lành mạnh sẽ giúp bạn tập luyện lâu hơn và phục hồi nhanh hơn sau khi tập thể dục. Điều này có nghĩa là cây đậu bắp có thể góp phần tạo nên lối sống năng động hơn. Tăng cường sức khỏe tim mạch sẽ giúp bạn ngăn ngừa và điều trị bệnh tiểu đường.
Các cách chế biến và thưởng thức món đậu bắp
Nước đậu bắp
Uống nước đậu bắp giúp giảm bớt các triệu chứng bệnh tiểu đường. Để chế biến món nước đậu bắp bạn cần cho vỏ đậu bắp vào nước và ngâm chúng qua đêm. Một số chất dinh dưỡng có giá trị trong vỏ và vỏ hạt sẽ được hấp thụ vào trong nước. Nếu bạn không thích hương vị của đậu bắp, uống nước đậu bắp sẽ là một cách nhanh chóng và đơn giản để tận dụng lợi ích của đậu bắp mà không cần ăn nó. Một số người thích cắt đậu bắp thành lát mỏng thay vì ngâm cả vỏ, cách này sẽ khiến nước đậu bắp có vị hơi đắng.
Đọc thêm bài viết: Người bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì?
Bóc lấy vỏ và xay hạt đậu bắp để sử dụng
Vỏ đậu bắp thường được sử dụng để làm thuốc. Bạn có thể tách lấy vỏ đậu bắp bằng dụng cụ bào cầm tay. Mặc dù chưa có khuyến nghị nào về lượng vỏ đậu bắp nên sử dụng mỗi ngày nhưng nửa thìa cà phê vỏ đậu bắp là quá đủ để cơ thể bạn được hưởng lợi từ loại quả này. Hạt đậu bắp sấy khô trước khi nghiền thành bột. Bột đậu bắp được sử dụng như một chất bổ sung có lợi cho sức khỏe. Quá trình làm bột hơi tốn thời gian và công sức. Tuy nhiên, bạn có thể dễ dàng mua hạt đậu bắp xay sẵn từ các cửa hàng.
Đậu bắp chứa một chất giống như gel gọi là chất nhầy làm cho đậu bắp trở thành một thành phần phổ biến trong một số món súp và món hầm. Nếu bạn muốn thêm đậu bắp vào chế độ ăn của mình như một món rau, bạn có thể bắt đầu với các món luộc, xào, nấu canh hoặc nướng.
Nếu bạn đã có kế hoạch điều trị bệnh tiểu đường của mình, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ biết nếu bạn đang tìm kiếm các phương pháp điều trị bằng đậu bắp. Trong một nghiên cứu, đậu bắp đã được chứng minh là có thể ngăn chặn sự hấp thụ của metformin. Metformin là một loại thuốc được sử dụng để giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Nếu bạn hiện đang dùng metformin, đậu bắp không phải là thứ bạn nên thử nghiệm.
Hãy đến với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Đặt lịch khám TẠI ĐÂY hoặc liên hệ Hotline: 0935.18.3939 / 024.3633.5678
Bác sĩ Nguyễn Hoài Thu – Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM
Theo Healthline