6 kiểu kén ăn ở trẻ

01/04/2023 -  Kiến thức dinh dưỡng

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ chán ăn, không muốn ăn. Để kết thúc cuộc chiến trên bàn ăn với trẻ bạn cần biết nguyên nhân khiến trẻ chán ăn và mức độ chán ăn ở trẻ. Cùng Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu về 6 kiểu trẻ kén ăn ở trẻ và cách giải quyết tại bài viết dưới đây!

6 kiểu trẻ kén ăn và cách giải quyết | viamclinic.vn
Tình trạng biếng ăn, nhẹ cân, thấp còi ở trẻ thường xảy ra khi chế độ dinh dưỡng của trẻ thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết, đặc biệt là protein và năng lượng.

6 kiểu kén ăn ở trẻ

Việc phàn nàn về tình trạng biếng ăn của trẻ là điều thường xuất hiện trong những câu chuyện tâm sự giữa các bà mẹ có con đang trong độ tuổi mầm non. Những đứa trẻ trong độ tuổi từ 2 đến 5 tuổi thường hay gặp tình trạng biếng ăn, kén ăn và khiến bố mẹ chúng bế tắc trong giờ ăn. Nhưng điều đó không có nghĩa là tất cả những đứa trẻ biếng ăn hay kén ăn đều có những vấn đề giống nhau. Dưới đây là sáu trong số những “kiểu” kén ăn phổ biến nhất, cùng với lời khuyên của chuyên gia về cách giải quyết tình huống ở từng trẻ để giúp các bậc phụ huynh và con của họ có những bữa ăn vui vẻ cùng nhau.

Biếng ăn sinh lý

Nhiều cha mẹ sẽ thấy trẻ đang ăn uống rất tốt rồi bỗng sau đó, đột nhiên, vào năm 2 tuổi, chúng mất hết hứng thú với những món ăn yêu thích trước đây và giờ ăn với trẻ trở nên khó khăn. Và rồi các bậc phụ huynh sẽ thắc mắc liệu rằng tất cả những gì thói quen về khẩu bị trước đó họ xây dựng cho trẻ là vô ích?

Các nghiên cứu cho thấy trẻ càng thử nhiều hương vị thì khả năng chúng cao là trẻ sẽ thích nhiều loại thức ăn khác nhau khi lớn hơn nhưng điều đó sẽ xuất hiện khi trẻ từ 2 tuổi trở lên. Khi trẻ được 18 tháng sẽ vẫn có những lúc trẻ bất ngờ trở nên biếng ăn hoặc kén ăn hơn. Một lý do cho điều này là khẩu vị của trẻ thay đổi vì tốc độ tăng trưởng của chúng chậm lại đáng kể.

Việc con bạn có thể ăn nhiều trong một bữa và rất ít trong bữa khác là điều không quá đáng ngại. Ở độ tuổi này, trẻ học được rằng mình có nhiều quyền kiểm soát đối với hành vi của cha mẹ mình và điều đó có thể rất thú vị! Từ chối thức ăn là một cách để phát huy sức mạnh của trẻ.

Khi con bạn từ chối những món ăn mà chúng yêu thích ngày hôm trước, bạn sẽ muốn loại bỏ những món ăn đó trong bữa ăn ngày hôm sau. Nhưng bạn đừng nên làm như vậy, vì trẻ có thể quay lại ăn món đó vào tuần hoặc tháng (hoặc năm) sau nhưng với một điều kiện là chỉ khi bạn giữ món ăn đó trong danh mục của mình. Chìa khóa để xoay chuyển tình thế là bạn cần giữ cho mọi thứ ổn định, bạn không nên gây áp lực buộc con bạn phải cắn một miếng nhưng vẫn phục vụ thức ăn theo những cách mới.

>> Thông tin bổ ích: Chế độ dinh dưỡng cho trẻ còi xương, suy dinh dưỡng được khuyến cáo bởi các chuyên gia!

Trẻ không thích hương vị của món ăn

Trẻ không thích hương vị của món ăn | viamclinic.vn
Món ăn chế biến cho trẻ nhỏ không chỉ đầy đủ dinh dưỡng mà còn cần có hình thức bắt mắt, mùi vị thơm ngon để trẻ có hứng thú ăn và từ đó ăn được nhiều hơn.

Trẻ 2 tuổi sẽ chỉ ăn những thức ăn đơn giản như sữa, cháo, cơm hay thỉnh thoảng bạn có thể dỗ chúng ăn vài miếng trứng bác, nhưng quá trình này thường diễn ra rất mệt mỏi. Vậy bạn có định cho trẻ ăn mãi những món ăn nhạt nhẽo đó không?

Nhiều trẻ mới biết đi thường không thích thức ăn có hương vị đậm đà và đó thực sự là một lợi thế tiến hóa. Khi tổ tiên của chúng ta đủ lớn để đi ra xa hơn thời còn trong hang động thì sẽ thật tai hại nếu họ thử mọi chiếc lá họ nhìn thấy. Vì vậy, trẻ em trở nên kén chọn hơn khi chúng trở nên năng động hơn, đặc biệt là khi nói đến hương vị đậm đà, đắng như hương vị của một số loại rau. Và khi trẻ bắt đầu kén ăn, cha mẹ sẽ dễ dàng cho trẻ ăn những món ăn đơn giản và nhạt nhẽo. Tuy nhiên, nếu bạn cho trẻ ăn theo những sở thích đó, trẻ em sẽ ít có khả năng mở rộng thêm sự nhận biết hương vị của bản thân.

>> Đọc thêm bài viết: 8 lời khuyên hữu ích cho trẻ kén ăn

Vậy nên thay vì gắn bó với mục tiêu làm sao đảm bảo cho trẻ ăn đủ lượng mỗi ngày, bạn hãy cố gắng huấn luyện vị giác của trẻ một cách từ từ để thưởng thức những hương vị phức tạp hơn. Nếu con bạn thích ăn mỳ, hãy cho trẻ ăn với dầu ô liu. Sau khi trẻ đã chấp nhận hương vị mới này bạn có thể thêm ít pho mai vào món ăn. Bạn không cần thông báo những thay đổi này với trẻ nhưng nếu trẻ hỏi, bạn không nên nói dối trẻ.

Tất nhiên, không phải tất cả trẻ em sẽ chấp nhận thử một hương vị mới cho dù bạn chế biến nó như thế nào, vì vậy hãy để chúng cảm thấy thoải mái bằng cách ngửi, chạm và liếm thức ăn trước. Cho trẻ tham gia chuẩn bị bữa ăn sẽ hữu ích vì bé sẽ được trải nghiệm thức ăn mà không cần phải ăn. Trang trí thức ăn là một cách thú vị khác để trẻ khám phá và yêu thích món ăn đó hơn. Bạn có thể trang trí hình ngôi nhà bằng măng tây hoặc tạo ra một khu rừng bông cải xanh. Bạn cũng nên chọn một bộ thìa nhỏ để khiến trẻ hào hứng với bữa ăn hơn.

Trẻ chỉ thích uống và không chịu ăn

Nhiều trẻ thích uống hơn là ăn, đặc biệt là trẻ 3 tuổi. Sau đó, trẻ chủ yếu uống sữa suốt cả ngày. Bạn nghĩ đó chỉ là một giai đoạn nhất thời vì ít nhất thì chúng cũng đang uống sữa! Nhưng chúng không hứng thú lắm với thức ăn đặc trong bữa ăn.

Đây là một vấn đề phổ biến vì trẻ nhỏ có một ưu tiên là chơi hơn ăn uống! Uống một ngụm nước nhanh hơn nhiều so với ngồi và ăn tại bàn. Vì cha mẹ coi sữa là chất bổ dưỡng nên họ không lo lắng về việc cho trẻ uống nhiều sữa. Hệ quả là sau đó đột nhiên trẻ có thói quen uống sữa cả ngày.

Mặc dù sữa là một lựa chọn đồ uống lành mạnh, nhưng nó có thể khiến con bạn no và không muốn cũng như không cần ăn những thức khác, điều đó có nghĩa là chúng ít có khả năng ăn một chế độ ăn uống phong phú và đa dạng. Bạn cho trẻ đi khám dinh dưỡng nếu trẻ chỉ thích uống sữa mà không chịu ăn các đồ ăn khác. Một số trẻ thích uống sữa có vấn đề về lưỡi hoặc chậm vận động khiến việc cắn hoặc nhai trở nên khó khăn.

Khi những vấn đề đó đã được loại trừ, hãy suy nghĩ lại về thói quen uống nước của trẻ. Bạn chỉ nên cho trẻ uống một cốc sữa nhỏ trong bữa ăn. Nếu chúng uống hết sữa trước, lần sau hãy cho chúng uống một ít nước trong bữa ăn, và sau đó là sữa sau khi ăn. Bạn cũng có thể hỏi ý kiến bác sĩ xem có nên cho con mình uống sữa dinh dưỡng vào bữa sáng nếu trẻ thích nhấm nháp thay vì ăn để trẻ nhận được nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu từ bữa ăn đa dạng hơn. Trong bữa ăn trẻ thường có thói quen uống nước để dễ dang nuốt thức ăn hơn mà không phải nhai. Và sở thích uống nước của con bạn có thể có nghĩa là chúng muốn đứng dậy khỏi bàn, nên bạn cần có quy định về thời gian ngồi trên bàn ăn của trẻ.

Trẻ kén ăn do cách chế biến và hương vị của món ăn

Trẻ kén ăn do cách chế biến và hương vị của món ăn | viamclinic.vn
Để hiểu trẻ hơn, hãy cùng trẻ chọn thực phẩm trẻ thích và cho trẻ tham gia vào quá trình nấu ăn hoặc tự trang trí món ăn. Trẻ sẽ ăn ngon miệng hơn, từ đó đẩy lùi dần chứng biếng ăn.

Một số trẻ 2 tuổi gặp vấn đề khó khăn với thức ăn nhất là kết cấu của đồ ăn. Trẻ cho rằng cà rốt quá cứng, sữa chua quá nhớt và dưa chuột quá mịn. Có vẻ như mỗi bữa ăn là một cuộc đấu tranh để tìm ra loại thức ăn mà chúng có thể dung nạp được.

Sự khó chịu với kết cấu là một vấn đề điển hình vì lý do chính đáng. Trẻ nhỏ đang tập và rèn khả năng nhai. Răng, hàm và các cơ xung quanh của chúng vẫn đang phát triển và chúng có thể không cảm thấy kiểm soát được khi một số thức ăn ở trong miệng. Vì vậy, trẻ từ chối món ăn đó.

Trẻ nhỏ có thể nhai hiệu quả hơn khi các cơ cốt lõi của chúng được hỗ trợ bởi bàn chân, vì vậy hãy cho con bạn một chiếc ghế đẩu để đặt chân lên khi ngồi vào bàn thay vì để chân của trẻ lơ lửng trong không gian không chạm đất. Bạn có thể thử thay đổi cách chế biến  nhằm thay đổi kết cấu của các món ăn. Bạn hãy thử chần rau bằng cách thả rau vào nước sôi trong vài phút, sau đó chuyển chúng vào một bát nước đá.

Quá trình này làm cho rau mềm, chỉ hơi giòn để rau có hương vị vừa miệng hơn là để cho trẻ ăn rau sống quá cứng hoặc nấu rau quá kĩ. Sau đó bạn có thể cắt rau thành những miếng nhỏ và cho trẻ cắn rau bằng răng hàm của chúng. Trẻ em cảm thấy an toàn hơn nếu chúng có thể cảm thấy thức ăn chạm vào răng vì điều này khiến trẻ cảm nhận hương vị món ăn một cách từ từ hơn là việc cảm nhận món ăn trên lưỡi của trẻ – nơi chứa rất nhiều nụ vị giác

Nếu thịt dai khiến trẻ khó chịu, hãy nướng, quay hoặc sử dụng nồi nấu chậm hoặc nồi áp suất để thịt mềm tan trong miệng. Thịt băm nhỏ cũng có thể là một lựa chọn tốt vơi trẻ. Bạn cũng có thể thêm một chút nước sốt cho món ăn của trẻ.

>> Đọc thêm bài viết: Biếng ăn, kén ăn ở trẻ – Những điều cha mẹ nên và không nên làm

Luôn che miệng

Khi cha mẹ muốn giới thiệu cho trẻ ăn một món ăn mới trẻ luôn bịt miệng —điều này khiến cả hai đều khó chịu. Sự từ chối này khiến trẻ ít có khả năng thử thức ăn mới và cha mẽ cũng sẽ ít cho trẻ thử những món ăn mới hơn. Đối với nhiều trẻ, việc nôn trớ có thể là dấu hiệu cho thấy giờ ăn đã trở nên quá căng thẳng. Con bạn có thể đang có phản ứng kịch liệt với những nỗ lực “bắt” chúng ăn của cha mẹ. Nếu trẻ gặp phải những trải nghiệm khó khăn, khó chịu liên quan đến thức ăn, chẳng hạn như trào ngược, táo bón, khó thở hoặc bị ép ăn, thì đó cũng có thể là một yếu tố.

Tuy nhiên, việc thường xuyên che miệng không chịu ăn của trẻ cũng có thể là dấu hiệu cho thấy con bạn có vấn đề về vận động miệng hoặc cảm giác. Kỹ năng vận động miệng đề cập đến khả năng cử động môi, hàm, lưỡi và cơ mặt của trẻ theo cách phù hợp với lứa tuổi. Nếu con bạn có vấn đề về giác quan, trẻ có thể phản ứng quá mức đối với một giác quan. Trẻ có thể nghĩ rằng cần nhét thức ăn vào má để thực sự cảm nhận được nó trong miệng hoặc bịt miệng khi có sự thay đổi nhỏ nhất về kết cấu.

Để chắc chắn xem con bạn có vấn đề về rang miệng hay không, hãy đưa trẻ đi khám. Bạn nên cho trẻ đi gặp bác sĩ khám dinh dưỡng để xem xét lịch sử ăn uống, quá trình tăng trưởng và phát triển của con bạn, đồng thời đánh giá các hành vi và kỹ năng ăn uống của trẻ trong các tình huống khác nhau và đưa ra tư vấn phù hợp cho bạn.

Nếu bạn loại trừ vấn đề về vận động miệng hoặc cảm giác, hãy thử cho con bạn ăn thức ăn tại bàn mà không có bất kỳ áp lực nào. Thay vì gắp thức ăn bỏ vào bát để trước mặt cho trẻ bạn hãy đặt những món ăn trước mặt trẻ để trẻ tự lựa chọn. Khi ấy trẻ có thể tiếp xúc với thức ăn qua mắt, tai và mũi trước khi nếm thử. Việc tăng cường tiếp xúc với các giác quan có thể giúp khơi gợi trí tò mò của trẻ và khiến giờ ăn trở nên vui vẻ thay vì căng thẳng.

Trẻ không thích các loại thức ăn được trộn lẫn với nhau

Trẻ thích nhiều hương vị khác nhau nhưng chúng cực kỳ kén chọn cách trình bày thức ăn. Bạn hãy cho trẻ ăn theo cách con bạn muốn có thể giúp cả gia đình ăn cùng trải qua bữa ăn một cách vui vẻ Bạn vẫn có thể cho tập cho trẻ ăn những món ăn mới nhưng đừng ép chúng ăn, nhưng bạn có thể đặt vào đĩa ăn của trẻ để trẻ làm quen dần với hình dáng của món ăn mới. Đôi khi không nói về thức ăn trên bàn là cách tốt nhất để đảm bảo bữa ăn vui vẻ.

Xem thêm video hấp dẫn:

Hãy đến với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Đặt lịch khám TẠI ĐÂY hoặc liên hệ Hotline: 0935.18.3939 / 024.3633.5678

BS. Tùng Duy – Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM

Theo Medical News Today



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY