Bạn nên ăn bao nhiều carbs nếu bị tiểu đường?

16/08/2023 -  Kiến thức dinh dưỡng

Cùng Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu về lượng carbs mà bạn nên tiêu thụ nếu bị tiểu đường tại bài viết dưới đây.

Bạn nên ăn bao nhiều carbs nếu bị tiểu đường? | viamclinic.vn

Tại sao bạn nên tính toán lượng carbs?

Các hướng dẫn về chế độ ăn khuyên bạn nên nạp khoảng 45 – 65% lượng calo hàng ngày từ carb nếu bạn bị tiểu đường. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều chuyên gia tin rằng những người mắc bệnh tiểu đường nên ăn ít carbs hơn. Trên thực tế, nhiều bác sĩ dinh dưỡng khuyên bệnh nhân của mình ăn một nửa lượng carbs được khuyến nghị trên. Đếm lượng carbs ăn vào hàng ngày sẽ giúp bạn kiểm soát bệnh tiểu đường tốt hơn.

Các loại carbs khác nhau

Có ba loại carbs chính: đường, tinh bột và chất xơ.

  • Đường được gọi là carbohydrate đơn giản. Carbs đơn giản có một phân tử đường (monosacarit) hoặc hai phân tử đường (disacarit). Đường được tìm thấy tự nhiên trong thực phẩm và đồ uống như trái cây, nước trái cây, các sản phẩm từ sữa và mật ong. Nó cũng được thêm vào thực phẩm chế biến như kẹo.
  • Tinh bột và chất xơ đều là carbohydrate phức tạp. Carbs phức tạp có ít nhất ba phân tử đường. Cơ thể mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa hoặc phân hủy tinh bột so với đường. Tinh bột được tìm thấy trong các loại thực phẩm như khoai tây, ngô, các loại đậu, bánh mì và bún, miến, phở…
  • Chất xơ được tìm thấy trong các loại thực phẩm như trái cây, rau, các loại đậu, quả hạch và ngũ cốc nguyên hạt. Không giống như đường và tinh bột, chất xơ tự nhiên không làm tăng lượng đường trong máu của bạn và thậm chí có thể làm chậm quá trình tăng lượng đường trong máu.

Nhiều loại thực phẩm và đồ uống, chẳng hạn như gạo, chứa nhiều hơn một loại carbohydrate.

*** THAM KHẢO THÊM BÀI VIẾT: Người bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì?

Thực phẩm ảnh hưởng đến lượng đường trong máu như thế nào?

Thực phẩm ảnh hưởng đến lượng đường trong máu như thế nào? | viamclinic.vn

Nhiều yếu tố, bao gồm chế độ ăn, tập thể dục, căng thẳng và bệnh tật có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của bạn. Trong số ba chất dinh dưỡng đa lượng (carbs, protein và chất béo), carbs có ảnh hưởng lớn nhất đến đường máu. Đó là bởi vì cơ thể bạn phân hủy carbs thành đường, đi trực tiếp vào trong máu. Điều này xảy ra với tất cả các loại carbs tiêu hóa được, bao gồm các nguồn tinh chế như khoai tây chiên, bánh quy cũng như các nguồn nguyên chất, chưa qua chế biến như: trái cây và rau quả.

Khi những người mắc bệnh tiểu đường ăn thực phẩm giàu carbs, lượng đường trong máu của họ có thể tăng cao. Lượng carb cao thường đòi hỏi liều cao insulin hoặc thuốc trị tiểu đường để kiểm soát đường máu. Những người mắc bệnh tiểu đường loại 1 không thể sản xuất insulin, họ cần tiêm insulin nhiều lần trong ngày, bất kể họ ăn gì. Tuy nhiên, ăn ít carbs hơn có thể làm giảm đáng kể liều lượng insulin cần tiêm.

Một người mắc bệnh tiểu đường nên ăn bao nhiêu carbs trong một ngày?

Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA) đã từng khuyến nghị rằng những người mắc bệnh tiểu đường nên lấy khoảng 45% lượng calo từ carbs. Tuy nhiên, ADA hiện khuyến khích một phương pháp tiếp cận cá nhân hóa, trong đó lượng carb lý tưởng của bạn nên tính dựa trên sở thích ăn uống và mục tiêu kiểm soát. Điều quan trọng là phải ăn lượng carb mà bạn cảm thấy tốt nhất và thực tế bạn có thể duy trì trong thời gian dài.

Một lượng hạn chế nghiêm ngặt dưới 50 gram carbs mỗi ngày dường như tạo ra kết quả ấn tượng nhất và có thể làm giảm hoặc thậm chí loại bỏ nhu cầu về insulin cũng như thuốc trị tiểu đường. Con số này chiếm 9 – 10% lượng calo hàng ngày trong chế độ ăn 2.000–2.200 calo.

Bên cạnh đó, những người mắc bệnh tiểu đường cũng có thể được hưởng lợi từ chế độ ăn kiêng cho phép tới 26% lượng calo hàng ngày đến từ carbs. Đối với những người ăn 2.000 – 2.200 calo mỗi ngày, lượng này tương đương với 130 – 143 gam carbs. Vì tinh bột làm tăng lượng đường trong máu nên việc giảm chúng ở bất kỳ mức độ nào cũng có thể giúp bạn kiểm soát lượng đường máu tốt hơn. Chẳng hạn, nếu bạn hiện đang tiêu thụ khoảng 250 gam carbs mỗi ngày thì việc giảm lượng tiêu thụ xuống 150 gam sẽ giúp giảm đáng kể lượng đường trong máu sau bữa ăn.

>>> Tham khảo: Nhịn ăn gián đoạn có an toàn với người bệnh tiểu đường?

Làm thế nào để bạn xác định lượng carb tối ưu cho mình?

Để xác định lượng carb lý tưởng, hãy đo lượng đường trong máu của bạn bằng máy đo đường huyết trước bữa ăn và đo lại 1 – 2 giờ sau khi ăn. Để ngăn mạch máu và dây thần kinh bị tổn thương, mức tối đa mà lượng đường trong máu của bạn phải đạt được là 180mg/dL hoặc 10mmol/L, 2 giờ sau khi ăn. Tuy nhiên, bạn có thể muốn nhắm đến mức trần thấp hơn nữa.

Nói chung, bạn càng tiêu thụ ít carbs, lượng đường trong máu của bạn sẽ càng ít tăng và bạn càng cần ít insulin hoặc thuốc trị tiểu đường. Nếu bạn đang dùng insulin hoặc thuốc trị tiểu đường, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo liều lượng thích hợp trước khi giảm lượng carb của mình.

Một số loại thực phẩm giàu carb cần tránh

Một số loại thực phẩm giàu carb cần tránh | viamclinic.vn

Nhiều loại thực phẩm ngon, bổ dưỡng, ít carb chỉ làm tăng lượng đường trong máu ở mức tối thiểu. Bạn có thể thưởng thức những thực phẩm này với số lượng từ vừa phải đến nhiều trong chế độ ăn ít carb của mình.

Tuy nhiên, bạn nên tránh hoặc hạn chế những món nhiều carb sau:

  • Bánh ngọt, bánh kem, bánh mỳ…
  • Gạo, ngô, các loại ngũ cốc
  • Khoai tây, khoai lang, khoai môn
  • Sữa và sữa chua có đường
  • Hầu hết các loại trái cây, ngoại trừ quả mọng
  • Bánh ngọt, bánh quy, bánh nướng, kem và đồ ngọt khác
  • Đồ ăn nhẹ như bánh quy, khoai tây chiên và bỏng ngô
  • Nước trái cây, soda và các loại đồ uống có đường khác
  • Bia, rượu vang và rượu mạnh

Hãy nhớ rằng không phải tất cả những thực phẩm này đều không tốt cho sức khỏe. Ví dụ, trái cây rất bổ dưỡng, nhưng ăn một lượng lớn không phải là cách tối ưu cho bất kỳ ai đang cố gắng kiểm soát lượng đường máu.

Có thể bạn quan tâm:

Chế độ ăn low carb luôn tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường?

Chế độ ăn ít carb (low-carb) đã liên tục được chứng minh là làm giảm lượng đường trong máu và cải thiện các dấu hiệu sức khỏe khác ở những người mắc bệnh tiểu đường. Ví dụ, một số nghiên cứu cho rằng chế độ ăn thuần chay hoặc ăn chay ít chất béo có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu và sức khỏe tổng thể tốt hơn.

Trong một nghiên cứu kéo dài 12 tuần ở Hàn Quốc, chế độ ăn thuần chay dựa trên gạo lứt chứa 268,4 gam carbs mỗi ngày (khoảng 72% lượng calo) làm giảm mức HbA1c của người tham gia nhiều hơn so với chế độ ăn tiêu chuẩn dành cho bệnh tiểu đường với 249,1 gam carb hàng ngày (khoảng 67% lượng calo). Chế độ ăn Địa Trung Hải cũng cải thiện việc kiểm soát lượng đường trong máu và mang lại những lợi ích sức khỏe khác cho những người mắc bệnh tiểu đường.

Tóm lại, nếu bạn bị tiểu đường, việc giảm lượng carb nạp vào có thể mang lại nhiều lợi ích. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng giảm lượng carb hấp thụ hàng ngày không chỉ giúp kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn mà còn có thể thúc đẩy giảm cân và cải thiện các vấn đề sức khỏe khác.

Xem thêm video hấp dẫn:

Dinh dưỡng và luyện tập là hai yếu tố không thể thiếu trong quá trình tăng cân/ giảm cân của bạn. Để việc tăng, giảm cân có hiệu quả tối ưu và bền vững, bạn nên khám, tư vấn dinh dưỡng với các chuyên gia đầu ngành tại Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam là cơ sở tư vấn dinh dưỡng điều trị bệnh mạn tính hàng đầu nước ta. Liên hệ đặt lịch TẠI ĐÂY hoặc Hotline: 0935.18.3939 / 024.3633.5678

BS. Nguyễn Hoài Thu Viện Y học ứng dụng Việt Nam

Theo Healthline



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY