Cách phòng tránh còi xương ở trẻ

26/10/2022 -  Kiến thức dinh dưỡng

Còi xương là tình trạng xương mềm và yếu ở trẻ em, nguyên nhân thường là do thiếu hụt vitamin D quá mức và kéo dài. Các vấn đề di truyền hiếm gặp cũng có thể gây ra bệnh còi xương.

Còi xương: Bệnh thường gặp ở trẻ từ 6 – 36 tháng tuổi

Vitamin D giúp cơ thể trẻ hấp thụ canxi và phosphor từ thức ăn. Thiếu vitamin D gây khó khăn cho việc duy trì mức canxi và phosphor trong xương và hệ quả có thể dẫn đến còi xương ở trẻ.

Tham khảo: Gói khám, tư vấn dinh dưỡng tăng cân nặng hiệu quả cho trẻ em.

Bổ sung vitamin D hoặc canxi vào chế độ ăn uống sẽ khắc phục được các vấn đề liên quan đến bệnh còi xương. Khi còi xương có nguyên nhân do các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn khác, trẻ sẽ cần các phương pháp điều trị khác. Một số biến dạng xương do còi xương có thể cần phẫu thuật điều chỉnh.

Các rối loạn di truyền hiếm gặp liên quan đến mức phosphor thấp – một thành phần khoáng chất khác trong xương cũng cần các thuốc điều trị khác.

Triệu chứng của bệnh còi xương

Bệnh còi xương ở trẻ em - những điều cần biết - Tuổi Trẻ Online

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh còi xương có thể bao gồm:

  • Tăng trưởng chậm
  • Kỹ năng vận động phát triển chậm
  • Đau ở cột sống, xương chậu và chân
  • Yếu cơ

Tham khảo: Sự khác biệt giữa còi xương và suy dinh dưỡng.

Vì còi xương làm mềm các vùng mô đang phát triển ở đầu xương của trẻ (đĩa tăng trưởng), nên còi xương có thể gây ra các biến dạng xương như:

  • Chân vòng kiềng chữ O hoặc chữ X
  • Dày cổ tay và cổ chân
  • Xương ức nhô ra

Hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ nếu trẻ bị đau xương, yếu cơ hoặc dị dạng xương rõ ràng.

Nguyên nhân gây còi xương

Cơ thể của trẻ cần vitamin D để hấp thụ canxi và phosphor từ thức ăn. Còi xương có thể xảy ra nếu cơ thể của trẻ không được cung cấp đủ vitamin D hoặc nếu cơ thể của trẻ có vấn đề trong việc hấp thu sử dụng vitamin D đúng cách. Đôi khi, không bổ sung đủ canxi hoặc thiếu canxi và vitamin D có thể gây ra còi xương.

Thiếu vitamin D

Trẻ em có thể không nhận đủ vitamin D từ hai nguồn:

  • Ánh sáng mặt trời: Da của trẻ có thể tự tổng hợp sản xuất vitamin D khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Nhưng trẻ em ở các nước phát triển có xu hướng ít dành thời gian ở ngoài trời hơn. Trẻ ở các nước phát triển cũng thường được sử dụng kem chống nắng nhiều hơn để ngăn chặn tia nắng mặt trời từ đó làm giảm sự kích hoạt sản xuất vitamin D.
  • Thực phẩm: Dầu cá, lòng đỏ trứng và cá béo như cá hồi và cá thu rất giàu vitamin D. Vitamin D cũng đã được thêm vào một số thực phẩm và đồ uống, như sữa, ngũ cốc và một số loại nước trái cây.

Các vấn đề về hấp thụ

Một số trẻ em gặp các vấn đề sức khỏe ảnh hưởng đến cách cơ thể trẻ hấp thụ vitamin D. Một số ví dụ bao gồm:

  • Bệnh celiac
  • Bệnh viêm ruột
  • Bệnh xơ nang
  • Vấn đề về thận

Các yếu tố gây nguy cơ còi xương

Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ còi xương của trẻ bao gồm:

  • Da sẫm màu: Da sẫm màu có nhiều sắc tố melanin hơn, làm giảm khả năng sản xuất vitamin D của da từ ánh sáng mặt trời.
  • Sự thiếu hụt vitamin D của mẹ khi mang thai: Trẻ sinh ra từ người mẹ bị thiếu vitamin D nghiêm trọng có thể sinh ra với các dấu hiệu còi xương hoặc tình trạng còi xương có thể phát sinh trong vòng vài tháng sau khi sinh.
  • Trẻ ở các vùng gần cực Bắc: Trẻ em sống ở những vị trí địa lý ít ánh nắng mặt trời sẽ có nguy cơ bị còi xương cao hơn.
  • Sinh non: Trẻ sinh non thường có nguy cơ thiếu hụt vitamin D vì trẻ có ít thời gian để nhận được vitamin từ mẹ khi còn trong bụng mẹ hơn so với những trẻ đẻ đủ tháng.
  • Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc chống động kinh và thuốc kháng virus như thuốc để điều trị nhiễm HIV, có thể cản trở khả năng sử dụng vitamin D của cơ thể.
  • Cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ: Sữa mẹ không chứa đủ vitamin D để ngăn ngừa bệnh còi xương. Trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn nên được bổ sung vitamin D.

Các biến chứng của còi xương

Nếu không được điều trị, còi xương có thể dẫn đến:

  • Chậm phát triển
  • Cong vẹo cột sống
  • Dị tật xương
  • Khiếm khuyết về răng
  • Co giật

Phòng ngừa bệnh còi xương ở trẻ

Còi xương trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời là cách giúp cơ thể tiếp xúc với nguồn cung cấp vitamin D từ tự nhiên. Tuy nhiên, nếu bạn có làn da ngăm đen, hoặc nếu đó là mùa đông hoặc nếu bạn sống ở các vùng gần cực bắc, bạn có thể không nhận đủ vitamin D từ việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Ngoài ra, vì lo ngại về ung thư da, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ được khuyến cáo tránh ánh nắng trực tiếp hoặc luôn mặc áo chống nắng và quần áo bảo vệ khi tiếp xúc với ánh nắng ngoài trời.

Để ngăn ngừa bệnh còi xương, hãy đảm bảo trẻ ăn đủ thực phẩm có chứa vitamin D tự nhiên – cá béo như cá hồi và cá ngừ, dầu cá và lòng đỏ trứng – hoặc các thực phẩm đã được tăng cường vitamin D như:

  • Sữa bột cho trẻ sơ sinh
  • Ngũ cốc
  • Bánh mì
  • Sản phẩm từ sữa như một số loại sữa chua và phô mai

Tuy nhiên bạn nên kiểm tra nhãn để xác định hàm lượng vitamin D của thực phẩm đã được bổ sung là bao nhiêu.

Nếu bạn đang mang thai, hãy hỏi ý kiến bác sĩ về việc bổ sung vitamin D.

***Có thể bạn cần: Chế độ dinh dưỡng cho trẻ còi xương | Lời khuyên từ chuyên gia

Các khuyến cáo  từ các chuyên gia đều cho rằng tất cả trẻ sơ sinh nên được bổ sung 400 IU vitamin D hàng ngày. Vì sữa mẹ chỉ chứa một lượng nhỏ vitamin D nên trẻ bú mẹ hoàn toàn nên được bổ sung vitamin D hàng ngày. Một số trẻ bú bình cũng có thể cần bổ sung vitamin D nếu trẻ không nhận đủ lượng vitamin D từ sữa công thức.

Hãy đến với Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Mọi thông tin xin liên hệ Hotline: 0935.18.3939 hoặc nhắn tin tới Fanpage.

BS. Hoài Thu

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM

Theo Mayo Clinic



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY