Vàng da là sự tích tụ của bilirubin trong máu. Bilirubin là một sắc tố màu vàng được giải phóng trong quá trình phá vỡ các tế bào hồng cầu. Cùng Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu về chế độ ăn cho người bệnh vàng da tại bài viết dưới đây.
Vàng da là sự tích tụ của bilirubin trong máu. Bilirubin là một sắc tố màu vàng được giải phóng trong quá trình phá vỡ các tế bào hồng cầu. Quá nhiều sắc tố này khiến da, mắt và nướu chuyển sang màu vàng. Gan là bộ phận đảm nhiệm chức năng lọc bilirubin ra khỏi máu, vì vậy vàng da thường liên quan đến bệnh gan hoặc suy gan. Phần lớn các trường hợp vàng da xảy ra ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, thanh thiếu niên và người lớn bị suy giảm miễn dịch. Thông thường, nồng độ bilirubin trong máu từ 2 – 3 miligam trên mỗi decilit (mg/dL) hoặc cao hơn sẽ gây ra các triệu chứng có thể nhìn thấy được.
Contents
Chế độ ăn đóng vai trò như thế nào trong việc phục hồi bệnh vàng da?
Chế độ ăn có thể đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi và ngăn ngừa bệnh vàng da. Trong quá trình tiêu hóa, gan sản xuất ra mật giúp ruột phân hủy chất béo. Gan còn đảm nhiệm quá trình xử lý và chuyển hóa hầu hết các chất dinh dưỡng, chất độc và thuốc trong cơ thể. Tất cả các loại thực phẩm, đồ uống đều cần gan thực hiện một số công việc nhất định. Tuy nhiên, các chất dinh dưỡng và hóa chất khác nhau được hấp thu và chuyển hóa khác nhau. Do đó, một số thực phẩm sẽ “thân thiện” với gan hơn các thực phẩm khác. Gan sẽ cần phải làm việc nhiều hơn khi tiêu hóa những thức ăn khó tiêu, ví dụ như: một lượng lớn đường tinh chế, muối và chất béo bão hòa.
Các chất độc như rượu, bia và một số loại thuốc cũng có thể gây tổn thương các tế bào gan trong quá trình chuyển hóa. Những bệnh nhân bị vàng da thường được khuyến nghị nên ăn những thực phẩm và đồ uống giúp cải thiện hệ tiêu hóa, tăng trao đổi chất để giúp bảo vệ gan khỏi bị tổn thương và giải độc gan.
***THAM KHẢO THÊM BÀI VIẾT: Thực phẩm bổ sung men tiên hóa
Thực phẩm người bệnh bị vàng da nên sử dụng
Trong quá trình điều trị các bác sĩ sẽ hướng dẫn một kế hoạch điều trị cá nhân, bao gồm các gợi ý về chế độ ăn dành cho một người điều trị bệnh vàng da. Những gợi ý này sẽ khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh và bất kỳ tình trạng bệnh lý tiềm ẩn nào khác. Nhưng có một số loại thực phẩm và đồ uống mà hầu hết những người bị vàng da nên bổ sung vào chế độ ăn của họ. Thực phẩm và đồ uống mà người bệnh nên sử dụng trong quá trình phục hồi vàng da bao gồm:
Nước
Giữ cho cơ thể luôn đủ nước nước là một trong những cách tốt nhất để giúp gan phục hồi sau bệnh vàng da. Nước không chỉ giúp làm dịu hệ tiêu hóa mà còn giúp gan và thận đào thải độc tố. Theo khuyến nghị, hầu hết mọi người nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày. Để làm tăng khẩu vị, bạn có thể thử thêm một thìa cà phê: chanh tươi hoặc nước ép bưởi vào nước để tăng thêm chất chống oxy hóa có trong nước.
>>> Tham khảo: Dinh dưỡng cho người mắc bệnh tim mạch | Nên ăn và kiêng gì?
Các loại hoa quả và rau củ tươi
Hoa quả và rau củ tươi chứa chất chống oxy hóa mạnh và chất xơ có thể giúp hạn chế tổn thương gan trong quá trình chuyển hóa cũng như hấp thu chất dinh dưỡng. Tất cả các loại trái cây và rau củ đều chứa một số chất dinh dưỡng thân thiện với gan, nhưng một số loại đặc biệt có lợi cho tình trạng gan bị tổn thương. Bao gồm:
- Quả việt quất và nho
- Trái cây họ cam quýt, đặc biệt là chanh, cam và bưởi
- Đu đủ và dưa hấu
- Bí ngô, khoai lang và khoai mật
- Quả bơ và quả ô liu
- Cà chua
- Cà rốt, củ cải đường và củ cải
- Các loại rau họ cải, chẳng hạn như bông cải xanh, súp lơ trắng và mầm cải Brussels
- Gừng và tỏi
- Rau chân vịt và cải xanh
Để có lợi ích tối ưu cho sức khỏe, mọi người nên ăn cả trái cây và rau quả và tránh các sản phẩm giàu calo, ít chất xơ, chẳng hạn như nước trái cây và trái cây cây sấy khô. Các chuyên gia cũng khuyến nghị nên hạn chế hoặc tránh các loại thực phẩm có chứa đường đã qua chế biến và tinh luyện, chẳng hạn như các loại siro có chứa hàm lượng đường fructose cao.
Cà phê và trà thảo mộc
Cà phê và trà thảo mộc có chứa nhiều chất chống oxy hóa và caffein, chất này có thể giúp kích thích tiêu hóa. Ở một liều lượng vừa phải, cà phê đã được chứng minh là giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về gan, bao gồm ung thư và xơ hóa (sẹo), đồng thời làm chậm quá trình tiến triển bệnh.
Ngũ cốc nguyên hạt
Thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi với gan, bao gồm chất béo lành mạnh, chất xơ, chất chống oxy hóa và chất khoáng. Một nghiên cứu năm 2013 đã xác nhận rằng những đối tượng ăn yến mạch, loại thực phẩm giàu beta-glucan đã cải thiện chức năng gan sau 12 tuần thực hiện.
>>> Tìm hiểu: Chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh tiểu đường chuẩn nhất
Các loại hạt và đậu
Hầu hết các loại hạt và đậu đều giàu chất chống oxy hóa, bao gồm vitamin E và acid phenolic. Các loại hạt và đậu nguyên hạt cũng thường giàu chất xơ và chất béo lành mạnh. Các nghiên cứu cho thấy quả óc chó và các loại hạt khác có lợi cho chức năng gan khi sử dụng thường xuyên.
***THAM KHẢO THÊM BÀI VIẾT: Thực phẩm bổ sung chất điện giải
Protein nạc
Protein nạc, bao gồm đậu phụ, các loại đậu và cá, ít gây căng thẳng cho gan hơn so với thịt đỏ. Các loại cá béo, chẳng hạn như cá hồi và cá thu, chứa omega-3 và kẽm, giúp chuyển hóa axit béo, rượu, carbohydrate và protein cũng mang lại nhiều lợi ích cho gan.
Thực phẩm nên tránh sử dụng
Đồ uống có cồn
Đồ uống có đường gây độc cho hầu hết các mô bên trong cơ thể, bao gồm cả gan. Sử dụng rượu bia quá mức có thể gây viêm mãn tính, giảm chức năng gan và dẫn đến xơ hóa. Hầu hết những người bị vàng da hoặc các bệnh về gan khác nên hạn chế uống loại đồ uống này hoàn toàn.
Các loại tinh bột tinh chế
Các loại nước ngọt có ga, bánh quy, bánh mì trắng và mì ống đều chứa lượng đường tinh chế cao. Ăn quá nhiều đường có liên quan đến một số tình trạng sức khỏe làm suy giảm chức năng gan, bao gồm bệnh đái tháo đường type 2 và béo phì.
Thực phẩm đóng gói sẵn, đóng lon hoặc hun khói
Nhiều loại thực phẩm đóng gói sẵn, đóng hộp hoặc hun khói, đặc biệt là thịt nguội và rau đóng hộp, có chứa hàm lượng chất bảo quản cao. Những chất bảo quản này thường là các dạng muối, chẳng hạn như nitrat và sunfat. Muối làm cơ thể mất nước, khiến quá trình tiêu hóa và trao đổi chất trở nên khó khăn hơn, đồng thời gây căng thẳng cho gan.
Các loại thực phẩm được coi là có hàm lượng muối cao được xác định là có 1,5g muối trên 100 g (hoặc 0,6 g natri) hoặc cao hơn.
Thực phẩm chứa chất béo chuyển hóa và chất béo dạng trans
Thức ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ và thức ăn nhanh chứa nhiều chất béo bão hòa và chất béo dạng trans khó tiêu hóa, đặc biệt là những loại được chế biến từ dầu thực vật hydro hóa một phần. Một số sản phẩm từ sữa, bao gồm pho mát, sữa nguyên béo và sữa chua nguyên kem, cũng chứa hàm lượng chất béo bão hòa cao.
Hiện nay cơ chế gây hại của những thực phẩm chưa rõ ràng, nhưng các nghiên cứu chỉ ra rằng những người sử dụng một lượng lớn chất béo bão hòa và chất béo dạng trans sẽ trải qua những thay đổi ở gan và tăng khả năng kháng insulin. Insulin giúp kiểm soát lượng đường trong máu và giúp tiêu hóa đường.
Lượng lớn chất béo bão hòa và chất béo dạng trans cũng có liên quan đến béo phì và suy dinh dưỡng, cả hai đều là những yếu tố nguy cơ gây ra các bệnh về gan, bao gồm cả bệnh vàng da. Do đó cần hạn chế lượng chất béo bão hòa nạp vào từ 5 đến 6 phần trăm tổng lượng calo và cố gắng hạn chế hoặc tránh hoàn toàn chất béo dạng trans.
Các loại cá hoặc động vật có vỏ sống hoặc chưa được nấu chín
Cá và động vật có vỏ sống hoặc nấu chưa chín có thể chứa chất độc có thể làm tổn thương tế bào gan và các cơ quan tiêu hóa khác. Cũng như làm tăng nguy cơ nhiễm virus, vi khuẩn và ký sinh trùng nguy hại cho gan.
Thịt bò và thịt lợn
Các loại thịt giàu dinh dưỡnng, chẳng hạn như thịt bò và thịt lợn, chứa hàm lượng cao acid amin động vật và chất béo có thể gây khó tiêu và làm trầm trọng hơn tình trạng gan bị tổn thương.
Hầu hết các nghiên cứu cho thấy thịt nạc, chẳng hạn như thịt gia cầm và cá, cũng như protein từ thực vật, chẳng hạn như các loại đậu và đậu phụ, là những nguồn protein có lợi với gan hơn.
Những đối tượng được hưởng lợi từ những thực phẩm thân thiện với gan
Những người thuộc nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh vàng da, họ thường được khuyên nên ăn một số loại thực phẩm có lợi cho gan để giúp giảm nguy cơ phát triển tình trạng này. Những người có thể hưởng lợi từ thực phẩm và chất bổ sung có lợi cho gan bao gồm:
- Phụ nữ mang thai và phụ nữ cho con bú
- Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
- Những người bị suy giảm miễn dịch
- Những người mắc bệnh gan, chẳng hạn như viêm gan, tắc nghẽn ống mật (sỏi mật hoặc khối u) và bệnh gan nhiễm mỡ hoặc nghiện rượu
- Những người dùng một số loại thuốc theo toa, đặc biệt là thuốc chống viêm không steroid (NSAID), thuốc giảm đau theo toa, steroid, thuốc điều hòa miễn dịch và nội tiết tố
- Những người mắc bệnh di truyền, đặc biệt là hội chứng Gilbert và hội chứng Dublin-Johnson
Tuy nhiên, hầu hết trẻ em và người lớn có một chế độ ăn cân bằng, lành mạnh đều có nguy cơ mắc bệnh vàng da thấp và không cần thực hiện bất kỳ thay đổi nào về chế độ ăn uống trừ khi được bác sĩ hướng dẫn làm như vậy.
Xem thêm video hấp dẫn:
Hãy đến với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Đặt lịch khám TẠI ĐÂY hoặc liên hệ Hotline: 0935.18.3939 / 024.3633.5678
BS Tùng Duy – Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM
Theo Medical News Today