Chế độ dinh dưỡng cho bệnh tiểu đường

23/12/2021 -  Kiến thức dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường chỉ đơn giản là một kế hoạch ăn uống lành mạnh sẽ giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu. Đây là cách giúp bạn để bắt đầu điều chỉnh chế độ ăn của mình từ lập kế hoạch bữa ăn cho đến đếm lượng carbohydrate. Một chế độ ăn kiêng dành cho bệnh tiểu đường sẽ giúp bạn lựa chọn ăn những thực phẩm lành mạnh nhất với lượng vừa phải và tuân theo giờ giấc  đều đặn hàng ngày.

Đây là chế độ ăn uống lành mạnh tự nhiên giàu chất dinh dưỡng nhưng ít chất béo và calo, ưu tiên lựa chọn trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt. Trên thực tế, đây cũng là chế độ ăn uống lành mạnh cho tất cả mọi người

Tại sao bạn cần xây dựng một kế hoạch ăn uống lành mạnh?

Nếu bạn bị tiểu đường hoặc tiền tiểu đường, bác sĩ có thể sẽ khuyên bạn nên đến gặp chuyên gia dinh dưỡng để giúp bạn thiết lập một chế độ ăn uống lành mạnh. Kế hoạch này giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu, quản lý cân nặng và kiểm soát các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch, như huyết áp cao và mỡ máu cao. Khi bạn ăn thêm calo và chất béo, sẽ tạo ra sự gia tăng không mong muốn lượng đường trong máu. Nếu đường huyết không được kiểm soát sẽ có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng, như tăng đường huyết), nếu kéo dài, có thể dẫn đến các biến chứng lâu dài, như tổn thương thần kinh, thận và tim.

Bạn có thể giúp giữ mức đường huyết trong ngưỡng an toàn bằng cách lựa chọn thực phẩm lành mạnh và theo dõi thói quen ăn uống của mình. Đối với hầu hết những người mắc bệnh tiểu đường typ 2, giảm cân cũng có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu dễ dàng hơn và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác. Nếu bạn cần giảm cân, chế độ ăn kiêng dành cho bệnh tiểu đường cũng sẽ giúp bạn lên kế hoạch cho việc ăn uống sao cho vẫn đủ dinh dưỡng để đạt được mục tiêu giảm cân một cách an toàn.

**THAM KHẢO NGAY: Dinh dưỡng cho người mắc bệnh tiểu đường

Chế độ ăn kiêng tiểu đường bao gồm những gì?

Chế độ ăn kiêng dành cho bệnh tiểu đường dựa trên việc ăn ba bữa một ngày vào những thời điểm bình thường. Điều này giúp tăng tác dụng của insulin mà cơ thể sản xuất hay bổ sung qua đường tiêm/ uống. Một chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp bạn đưa ra một chế độ ăn kiêng dựa trên các mục tiêu  về sức khỏe, khẩu vị và lối sống của bạn. Họ cũng có thể đưa ra lời khuyên về cách cải thiện thói quen ăn uống của bạn, như chọn khẩu phần phù hợp với nhu cầu về cân nặng và mức độ hoạt động của bạn.

Thực phẩm được đề xuất

Những thực phẩm nên được ưu tiên trong khẩu phần ăn của bạn là các thực phẩm carbohydrate lành mạnh, thực phẩm giàu chất xơ, cá và chất béo “tốt”.

Carbohydrate lành mạnh

Trong quá trình tiêu hóa, đường (carbohydrate đơn) và tinh bột (carbohydrate phức tạp) phân hủy thành glucose trong máu. Hãy ưu tiên cho các thực phẩm giàu carbohydrate lành mạnh, như:

– Trái cây

– Rau xanh

– Các loại ngũ cốc

– Các loại đậu đỗ

– Các sản phẩm từ sữa ít béo, chẳng hạn như sữa và pho mát

Tránh các loại carbohydrate kém lành mạnh, như thực phẩm hoặc đồ uống chế biến sẵn có bổ sung thêm chất béo, đường và muối.

Thực phẩm giàu chất xơ

Chất xơ bao gồm tất cả các phần của thực phẩm thực vật mà cơ thể bạn không thể tiêu hóa hoặc hấp thụ. Chất xơ giúp hỗ trợ tiêu hóa và giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu. Thực phẩm giàu chất xơ bao gồm:

– Rau xanh

– Trái cây

– Quả hạch

– Các loại đậu đỗ

– Các loại ngũ cốc

Cá béo tốt cho tim mạch

Ăn các loại cá béo tốt cho tim ít nhất hai lần một tuần. Các loại cá như cá hồi, cá thu, cá ngừ và cá mòi rất giàu axit béo omega-3, có thể ngăn ngừa bệnh tim.

Tránh ăn cá chiên và cá có hàm lượng thủy ngân cao, như cá thu vua.

Chất béo ‘tốt’

Thực phẩm có chứa chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa có thể giúp giảm mức cholesterol của bạn. Các thực phẩm giàu chất béo tốt có thể kể đến như:

– Bơ

– Quả hạch

– Dầu hạt cải, dầu ô liu và đậu phộng

Nhưng bạn đừng lạm dụng nó, vì tất cả các chất béo đều chứa nhiều calo và ăn quá nhiều cũng sẽ khiến bạn tăng cân

Các thực phẩm cần tránh

Bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ bằng cách làm gia tăng sự hình thành phát triển của sự xơ cứng động mạch. Thực phẩm có chứa những chất sau đây có thể gây cản trở ảnh hưởng xấu chế độ ăn uống lành mạnh tốt cho tim mạch.

– Chất béo bão hòa:  Nên hạn chế các sản phẩm sữa giàu chất béo và protein động vật như bơ, thịt bò, xúc xích và thịt xông khói. Ngoài ra các loại dầu dừa và dầu hạt cọ cũng nên hạn chế.

– Chất béo chuyển hóa: Tránh chất béo chuyển hóa có trong đồ ăn vặt đã qua chế biến như bánh nướng, bơ thực vật.

– Cholesterol: Các nguồn cholesterol bao gồm các sản phẩm sữa giàu chất béo và các loại thịt giàu chất béo, lòng đỏ trứng, gan và nội tạng khác. Bạn không nên ăn quá 200 mg cholesterol mỗi ngày.

– Natri: Cố gắng ăn ít hơn 2.300 mg natri mỗi ngày. Với những người có huyết áp cao sẽ cần phải cắt giảm lượng muối cũng như natri nhiều hơn

Vậy nên bạn cần  thiết lập một kế hoạch ăn uống khoa học

Bạn có thể sử dụng một số cách tiếp cận khác nhau để tạo ra một chế độ ăn kiêng phù hợp dành cho bệnh tiểu đường nhằm giúp bạn giữ mức đường huyết trong giới hạn bình thường. Với sự trợ giúp của chuyên gia dinh dưỡng, bạn có thể áp dụng hoặc phối hợp một số phương pháp ăn uống sau

Phương pháp đĩa thức ăn

Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ đưa ra một phương pháp lập kế hoạch bữa ăn đơn giản. Về bản chất, nó tập trung vào việc ăn nhiều rau hơn. Hãy làm theo các bước sau khi chuẩn bị đĩa  thức ăn của bạn:

– Hãy lấp đầy một nửa đĩa của bạn với các loại rau không chứa tinh bột, chẳng hạn như rau bina, cà rốt và cà chua.

– Hãy lấp đầy một phần tư đĩa ăn của bạn với protein, chẳng hạn như cá ngừ, thịt lợn nạc hoặc thịt gà.

– Hãy lấp đầy phần tư cuối cùng với một món ngũ cốc nguyên hạt, chẳng hạn như gạo lứt, hoặc một loại rau giàu tinh bột, chẳng hạn như đậu xanh.

– Lựa chọn chất béo “tốt” như các loại hạt hoặc quả bơ với một lượng nhỏ.

– Bổ sung thêm một khẩu phần trái cây hoặc sữa vào khẩu phần ăn của minhg, bạn cũng nên uống nước hoặc trà hoặc cà phê không đường.

Đếm carbohydrate

Carbohydrate phân hủy thành glucose nên có tác động lớn nhất đến mức glucose trong máu của bạn. Để giúp kiểm soát lượng đường trong máu, bạn có thể cần học cách tính toán lượng carbohydrate ăn vào để có thể điều chỉnh liều lượng insulin cho phù hợp. Điều quan trọng là phải theo dõi lượng carbohydrate trong mỗi bữa ăn chính hoặc bữa ăn nhẹ. Các chuyên gia dinh dưỡng có thể hướng dẫn bạn cách đo khẩu phần thực phẩm và giúp bạn đọc nhãn thực phẩm để có thể chú ý đến khẩu phần và hàm lượng carbohydrate. Nếu bạn đang dùng insulin, chuyên gia dinh dưỡng có thể hướng dẫn bạn cách đếm lượng carbohydrate trong mỗi bữa ăn và điều chỉnh liều lượng insulin của bạn cho phù hợp.

Lựa chọn thực phẩm phù hợp

Chuyên gia dinh dưỡng có thể khuyên bạn nên chọn các loại thực phẩm cụ thể để giúp bạn lên kế hoạch cho các bữa ăn chính và đồ ăn nhẹ. Bạn có thể chọn một số loại thực phẩm từ danh sách bao gồm các loại như carbohydrate, protein và chất béo. Với danh sách này bạn sẽ có nhiều lựa chọn về các thực phẩm trong cùng nhóm chất

Chỉ số đường huyết

Một số người bị tiểu đường sử dụng chỉ số đường huyết để lựa chọn thực phẩm, đặc biệt là carbohydrate. Phương pháp này xếp hạng thực phẩm chứa carbohydrate dựa trên ảnh hưởng của chúng đối với lượng đường huyết. Bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng xem liệu phương pháp này có thể phù hợp với bạn hay không.

Tác động của chế độ ăn kiêng tiểu đường

Thực hiện kế hoạch ăn uống lành mạnh là cách tốt nhất để kiểm soát mức đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng tiểu đường. Và nếu bạn cần giảm cân thì chế độ ăn này cũng có thể giúp ích cho bạn. Ngoài việc kiểm soát bệnh tiểu đường của bạn, chế độ ăn kiêng tiểu đường cũng mang lại những lợi ích khác. Bởi vì chế độ ăn kiêng dành cho người tiểu đường khuyến nghị một lượng lớn trái cây, rau và chất xơ, giúp hỗ trợ làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và một số loại ung thư. Và tiêu thụ các sản phẩm từ sữa ít béo có thể phòng ngừa nguy cơ loãng xương trong tương lai.

Áp dụng chế độ ăn kiêng này có những nguy cơ rủi ro nào không?

Nếu bạn bị tiểu đường, điều quan trọng là bạn phải hợp tác với bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng để tạo ra một kế hoạch ăn uống phù hợp với bạn. Sử dụng thực phẩm lành mạnh, kiểm soát khẩu phần và lên lịch để quản lý mức đường huyết của bạn. Nếu bạn không tuân theo chế độ ăn uống của mình, bạn có thể khiến  lượng đường huyết  bi dao động và gặp phải các biến chứng nghiêm trọng hơn.

Làm thế nào để có một chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh, phù hợp cho sức khỏe cả gia đình? Liên hệ ngay với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để đăng ký Khám, tư vấn Dinh dưỡng cùng các chuyên gia đầu ngành tại Việt Nam nhé! Đặt lịch khám nhanh và đơn giản tại Hotline: 0935183939 hoặc Fanpage Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM.

BS Nguyễn Hoài Thu – Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM

Theo WebMD



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY