Có nên dùng sữa hạt để tránh gây dậy thì sớm ở trẻ?

30/11/2022 -  Kiến thức dinh dưỡng

Nhiều người cho rằng trẻ em uống nhiều sữa bò sẽ gây dậy thì sớm. Do đó nếu chuyển sang dùng sữa hạt để thay thế cho sữa bò (sữa tươi, sữa công thức, chế phẩm sữa,…) thì sẽ tránh được tình trạng này ở trẻ. Điều này có thật sự đúng không?

The Easy Way to Make Every Kind of Nut Milk at Home | Vogue

Để trả lời cho câu hỏi này, trước tiên chúng ta cần tìm hiểu dậy thì sớm là gì và tại sao uống sữa bò lại gây dậy thì sớm.

Dậy thì sớm là gì?

Dậy thì sớm là khi cơ thể của trẻ bắt đầu trải qua quá trình trưởng thành quá sớm. Tuổi dậy thì bắt đầu trung bình ở trẻ em gái từ 8 đến 13 tuổi và trẻ em trai từ 9 đến 14 tuổi.

Tham khảo thêm: Luyện tập thể thao phòng tránh nguy cơ dậy thì sớm.

Các bác sĩ chẩn đoán tình trạng dậy thì sớm thông qua các đợt tăng tưởng và sự trưởng thành của xương. Không có nguyên nhân rõ ràng nào cho tình trạng dậy thì sớm ở trẻ. Trẻ em gái được coi là dậy thì sớm nếu trẻ dậy thì trước 8 tuổi và ở trẻ trai là trước 9 tuổi với tỉ lệ 1:5000 trẻ.

Dậy thì sớm gây ra sự hạn chế phát triển về chiều cao của trẻ khi trưởng thành. Làm chậm quá trình này giúp trẻ phát triển thể chất tốt nhất và tránh ảnh hưởng đến sinh lý.

Triệu chứng của dậy thì sớm

Dấu hiệu dậy thì sớm ở trẻ gái:

  • Vú bắt đầu phát triển (thường là dấu hiệu đầu tiên)
  • Kinh nguyệt (trong vòng 2-3 năm sau khi xuất hiện dấu hiệu dậy thì đầu tiên)

Dấu hiệu dậy thì sớm ở trẻ trai:

  • Tinh hoàn, dương vật và bìu bắt đầu phát triển
  • Vỡ giọng (đây thường là dấu hiệu dậy thì muộn)

Dấu hiệu chung ở cả trẻ gái và trẻ trai;

  • Tăng trưởng chiều cao nhanh chóng
  • Mụn bắt đầu xuất hiện trên mặt
  • Xuất hiện mùi cơ thể của người lớn

Nguyên nhân gây dậy thì sớm

Early Puberty: Speak to Your Doctor If You Spot These Signs | Bangkok Hospital

Trong hầu hết các trường hợp, không tìm được nguyên nhân gây dậy thì sớm ở trẻ, đặc biệt là ở trẻ em gái.

Đôi khi, có thể có một vấn đề sức khỏe gây ra dậy thì sớm ở trẻ. Nguyên nhân phổ biến có thể bao gồm:

  • Khối u và các khối phát triển bất thường khác, thường lành tính
  • Chấn thương não, hoặc do phẫu thuật hoặc một cú đánh vào đầu, ảnh hưởng đến sự cân bằng nội tiết tố
  • Viêm não, đôi khi do nhiễm trùng

Các yếu tố nguy cơ gây dậy thì sớm

Mặc dù các yếu tố dưới đây không nhất thiết là nguyên nhân, nhưng một số yếu tố nguy cơ có thể gây dậy thì sớm bao gồm:

  • Giới tính: Trẻ em gái có nguy cơ dậy thì sớm gấp 10 lần so với trẻ em trai.
  • Di truyền: Đôi khi, đột biến gen kích hoạt giải phóng hormone sinh dục có thể dẫn đến dậy thì sớm. Thông thường, những đứa trẻ này có cha mẹ hoặc anh chị em mắc các vấn đề di truyền tương tự.
  • Chủng tộc: Trung bình, các cô gái Mỹ gốc Phi dường như bắt đầu dậy thì sớm hơn các cô gái da trắng khoảng một năm.
  • Béo phì. Một số nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa béo phì ở trẻ em gái và tăng nguy cơ dậy thì sớm. Nhưng các nhà nghiên cứu không biết sự liên hệ trực tiếp như thế nào. Béo phì dường như không liên quan đến dậy thì sớm ở trẻ em trai.

Uống nhiều sữa bò có gây dậy thì sớm ở trẻ?

Lý do mọi người nghĩ rằng sữa có thể gây dậy thì sớm là vì sữa có chứa hormone tăng trưởng. Trong 20 năm qua, nhiều nghiên cứu đã được thực hiện, nhưng không có mối liên hệ rõ ràng nào được tìm thấy. Thay vào đó, nghiên cứu cho thấy rằng: Trẻ em tiêu thụ nhiều sữa có xu hướng có trọng lượng cơ thể thấp hơn (chứ không phải cao hơn) so với những trẻ không uống sữa. Nếu béo phì có liên quan đến dậy thì sớm, thì sữa bò nhiều khả năng không liên quan đến tình trạng này

Ngoài ra, còn một lý do khác khiến nhiều người nghĩ rằng sữa bò là nguyên nhân gây dậy thì sớm. Đó là tất cả sữa bò đều chứa một loại hormone tăng trưởng bò tự nhiên được gọi là somatotropin bò (BST) với số lượng rất nhỏ. Một số nhà sản xuất sử dụng phiên bản tổng hợp của hormone này, được gọi là rBST để tăng sản lượng sữa ở bò của họ. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đã kết luận rằng sữa bò được đã qua xử lý hoặc chưa được xử lý là hoàn toàn giống nhau.

Trong quá trình tiệt trùng, 90% các hormone này bị phá hủy. Lượng hormone còn lại được tiêu hóa hoàn toàn thành các mảnh không hoạt động trong ruột. Cả hai hormone đều đặc trưng cho bò và không có tác dụng đối với cơ thể con người. Do đó, các hormone trong sữa không phải là lời giải thích hợp lệ cho vấn đề dậy thì sớm ở trẻ.

>>> Tham khảo: Chế độ dinh dưỡng cho trẻ em theo từng độ tuổi

Có nên thay thế sữa bò bằng sữa hạt cho trẻ?

Raw Milk Being Poured Into Container Stock Photo - Download Image Now - Milk, Domestic Cattle, Cow - iStock

Sữa là một nguồn canxi đáng kể và chứa các chất dinh dưỡng thiết yếu khác, do đó sữa không nên bị loại bỏ trong chế độ ăn uống của trẻ. Các bé gái từ 6-7 tuổi cần 650 mg canxi mỗi ngày để sự phát triển của xương diễn ra tốt nhất.

Theo khuyến nghị về sử dụng sữa dành cho người Việt Nam, trẻ em tiền dậy thì nên tiêu thụ 4-5 đơn vị sữa hoặc chế phẩm từ sữa mỗi ngày. Việc cho trẻ uống thêm sữa hạt là cần thiết nhưng cũng không nên thay thế hoàn toàn sữa bò bằng sữa hạt để tránh mất đi những dinh dưỡng thiết yếu từ sữa bò.

Chưa kể cách chế biến sữa hạt không được chuẩn hóa và kiểm soát chặt chẽ về chất lượng dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm cũng gây nhiều nhiều tác hại không tốt cho trẻ. Ví dụ nên phối hợp mấy loại hạt? Hàm lượng từng loại hạt thế nào? Hạt có bị nấm mốc và có chứa chất bảo quản không? Lượng đường nên cho thêm bao nhiêu? Chưa có công thức chuẩn nào cho món sữa hạt mà đa số là các mẹ tự hỏi nhau hoặc đọc qua mạng.

Đa số các loại sữa hạt có hàm lượng calo thấp hơn so với sữa bò, điều đó cũng đồng nghĩa với việc khi trẻ uống sữa hạt sẽ nạp vào ít calo hơn so với khi uống sữa bò và việc này chỉ phù hợp với những trẻ đang có nguy cơ thừa cân béo phì mà sẽ không phù hợp với những trẻ nhẹ cân, thấp còi. Hàm lượng protein trung bình, canxi trung bình của các loại sữa hạt cũng thấp hơn so với sữa bò, trong khi trẻ nhỏ rất cần protein và canxi để phát triển xương và cơ. Tuy vậy, sữa hạt lại rất giàu chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ và chứa ít carbohydrate hơn so với sữa bò. Do vậy, tùy thuộc vào tình trạng dinh dưỡng của trẻ, , món sữa hạt chỉ nên được dùng thêm vào khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ chứ không nên thay thế hoàn toàn sữa bò bằng sữa hạt.

Trong trường hợp con bị dị ứng đạm sữa bò, việc thay thế bằng sữa hạt là có thể nhưng cũng nên tham khảo ý kiến chuyên môn của Bác sĩ và theo dõi tình trạng phát triển của trẻ khi thay thế sữa bò bằng sữa hạt.

Hãy đến với Phòng khám dinh dưỡng cho trẻ em để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Đặt lịch khám TẠI ĐÂY hoặc liên hệ Hotline: 0935.18.3939 / 024.3633.5678

BS. Đoàn Hồng – Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY