Đối tượng nào dễ mắc bệnh vào thời điểm giao mùa?

09/09/2023 -  Kiến thức dinh dưỡng

Thời tiết giao mùa là nhiệt độ thay đổi, nóng lạnh, nắng mưa thất thường, điều này khiến hệ miễn dịch yếu đi nên rất dễ mắc bệnh. Đặc biệt là thời điểm giao mùa thu đông không khí lúc ẩm, lúc hanh khô và có thể khiến cho các loại virus gây bệnh sinh sôi mạnh mẽ. Không những thế đây cũng là thời gian cơ thể con người khó có thể thích nghi với thời tiết, điều này tạo thuận lợi cho virus cảm cúm thâm nhập vào cơ thể hơn.

Đối tượng nào dễ mắc bệnh vào thời điểm giao mùa?

Người trên 65 tuổi

Đây là đối tượng có hệ thống miễn dịch suy giảm. Theo thời gian, bạn có thể mất khả năng tự bảo vệ mình khỏi nhiễm trùng, khả năng chữa lành vết thương và chống lại bệnh tật. Điều này một phần là do quá trình sản xuất tế bào B và T của cơ thể suy giảm, đây là các tế bào lympho, là một phần quan trọng trong hệ thống miễn dịch.

Người mắc bệnh mạn tính

Những người đã mắc bệnh mạn tính thường có hệ thống suy giảm miễn dịch. Các bệnh tự miễn như lupus, tiểu đường type 1 và viêm khớp dạng thấp có thể khiến hệ thống miễn dịch của cơ thể chống lại các mô và tế bào khỏe mạnh. Hen suyễn có thể khiến cơ thể phản ứng thái quá một cách nguy hiểm với các chất vô hại. Các bệnh bạch cầu hoặc ung thư hạch, ảnh hưởng tiêu cực đến các tế bào bạch cầu, là các tế bào cần thiết cho hệ thống miễn dịch để chống lại nhiễm trùng.

Phương pháp điều trị các bệnh mãn tính cũng có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Phương pháp điều trị ung thư có thể làm hỏng hệ thống miễn dịch vì nó phá huỷ các tế bào ung thư. Sử dụng lâu dài một số loại thuốc như corticosteroid có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của bạn.

Ghép tủy xương, thường là phương pháp điều trị một số loại ung thư, có thể tạm thời làm giảm số lượng bạch cầu, gây suy yếu phản ứng miễn dịch của cơ thể.

Đọc thêm bài viết: Thời tiết thất thường, bố mẹ nên làm gì để bảo vệ trẻ?

Trẻ em dưới 5 tuổi

Hệ thống miễn dịch của đối tượng này vẫn đang phát triển nên làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Trẻ em cũng hay cho tay vào miệng, dành thời gian ở ngoài nhiều và tiếp xúc với nhiều người, làm tăng khả năng lây lan các virus gây bệnh. Cơ quan hô hấp là cửa ngõ chịu tác động sớm của các tác nhân này. Chính sự thay đổi đột ngột sẽ tác động lên đường hô hấp, làm cho khả năng miễn dịch của đường hô hấp bị suy giảm.

Sự suy giảm về miễn dịch của đường hô hấp như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, virus, nấm có thể xâm nhập vào đường hô hấp và rất dễ gây bệnh. Đặc biệt những người có tình trạng có hệ miễn dịch kém và sức đề kháng suy giảm: ví dụ người cao tuổi, người mắc các bệnh lý mạn tính như đái tháo đường, suy tim, suy thận, viêm gan… hay ở những trẻ ở tuổi nhỏ khi mà hệ miễn dịch chưa hoàn thiện.

Những đối tượng này rất dễ bị mắc các bệnh hô hấp khi giao mùa, thay đổi thời tiết

  • Đeo khẩu trang: Trong môi trường không khí có chứa nhiều loại vi khuẩn, virus và bụi bẩn gây bệnh nên đeo khẩu trang mỗi khi di chuyển ra ngoài. Nên chọn loại khẩu trang có khả năng kháng khuẩn để phòng tránh bệnh hiệu quả nhất.
  • Giữ cho cơ thể khỏe mạnh: Tăng cường vận động để nâng cao thể trạng, tùy theo độ tuổi và tình trạng sức khỏe để lựa chọn bài tập cho phù hợp. Có thể áp dụng một số bài tập yoga, thiền tại nhà hoặc lựa chọn những bài tập đi bộ, đạp xe, gym,…
  • Ăn đầy đủ chất và các nhóm chất dinh dưỡng: Tăng cường sức đề kháng, nhất là các thức ăn có nhiều vitamin; rau xanh, hoa quả tươi…
  • Tiêm phòng vắc-xin cúm đầy đủ theo lịch của Bộ Y tế
  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, nhà cửa thông thoáng, ít bụi bẩn
    Che mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi, nếu dùng tay che miệng thì nên rửa sạch với xà phòng, tránh tụ tập nơi đông người khi có dịch.
  • Khi có biểu hiện bất thường về thể trạng sức khỏe cần được thăm khám và tư vấn của bác sĩ.

Một số cách phòng tránh các loại bệnh giao mùa

  • Giữ cho cơ thể khỏe mạnh bằng cách tăng cường vận động, tùy theo tình trạng sức khỏe để lựa hình thức tập luyện phù hợp với mục tiêu nâng cao thể trạng.
  • Ăn đầy đủ chất và các nhóm chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng, nhất là các thức ăn có nhiều vitamin; rau xanh, hoa quả tươi…
  • Tiêm phòng vắc-xin cúm đầy đủ theo lịch định kỳ
  • Cần giữ gìn vệ sinh cá nhân, nhà ở thông thoáng, ít bụi bẩn
  • Che mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi, nếu dùng tay che miệng thì nên rửa sạch với xà phòng. Đeo khẩu trang, tránh tụ tập nơi đông người khi có dịch
  • Giữ ấm cơ thể
  • Khi có biểu hiện bất thường cần được khám và tư vấn của bác sĩ

Hãy đến với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Đặt lịch khám TẠI ĐÂY hoặc liên hệ Hotline: 0935.18.3939 / 024.3633.5678

Bs Hồ Mai Hương – Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY