Người bị tiểu đường type 2 nên ăn và tập luyện thế nào?

22/06/2023 -  Kiến thức dinh dưỡng

Tiểu đường là một trong những bệnh không lây nhiễm phố biển trên toàn cầu, gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như bệnh tim mạch, mù lòa, suy thận và đoạn chi. Cùng Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu về 3 lời khuyên về dinh dưỡng và tập thể dục cho người tiểu đường type 2 tại bài viết sau.

3 lời khuyên dinh dưỡng và tập thể dục cho bệnh đái tháo đường type 2 | viamclinic.vn

Bệnh tiểu đường xảy ra khi tuyến tụy không sản xuất đủ lượng hormone insulin để điều chỉnh lượng đường trong máu hoặc khi cơ thể không thể sử dụng hiệu quả insulin tạo ra. Phân loại bệnh tiểu đường gồm có:

  • Bệnh tiểu đường type 1: có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng xảy ra thường xuyên nhất ở trẻ em và thanh thiếu niên. Khi mắc tiểu đường type 1, cơ thể sản xuất rất ít hoặc không sản xuất insulin.
  • Bệnh tiểu đường type 2: phổ biến hơn ở người lớn và chiếm khoảng 90% tổng số trường hợp tiểu đường. Khi mắc tiểu đường type 2, cơ thể không sử dụng tốt lượng insulin tự tạo ra.

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng tăng đường huyết lần đầu tiên được phát hiện trong thời kỳ mang thai. Theo thống kê của Liên đoàn Đái tháo đường thế giới (IDF), năm 2021, trên thế giới ước tính có khoảng 537 triệu người trưởng thành đang sống chung với bệnh tiểu đường. Con số này được dự đoán sẽ tăng lên 783 triệu người vào năm 2045. Cũng theo IDF tại Việt Nam, có khoảng gần 3,8 triệu người phải sống chung với căn bệnh tiểu đường (năm 2019). Hầu hết trong số này là tiểu đường type 2. Nhưng chỉ 1/3 số người mắc tiểu đường được chẩn đoán phát hiện bằng nghiệm pháp dung nạp glucose, tương đương hơn 2,5 triệu người mắc tiểu đường chưa được chẩn đoán và phát hiện.

Cố gắng thực hiện chế độ ăn lành mạnh và thói quen tập thể dục đều đặn để kiểm soát bệnh tiểu đường type 2 không phải lúc nào cũng dễ dàng. Chúng ta thường biết mình nên làm gì, nhưng những thói quen cũ và sự thiếu ý chí đối với thực phẩm đôi khi có thể cản trở chúng ta. 
Xác định thực phẩm làm tăng cảm giác thèm ăn

Xác định thực phẩm làm tăng cảm giác thèm ăn | viamclinic.vn

Với những người bị tiểu đường, có lẽ họ đã nghe đến các lời khuyên như ăn uống điều độ. Tuy nhiên, nhiều người vẫn phải gặp khó khăn với cảm giác thèm ăn, ăn quá nhiều hoặc gặp trở ngại trong vấn đề kiềm chế/ăn uống vô độ với thực phẩm. Để người bệnh của tạo ra sự tiến bộ và thay đổi lâu dài bằng cách giảm nồng độ HbA1c, chỉ kiến thức nền tảng là không đủ. Điều cần thiết là chúng ta phải giải quyết mối quan hệ của cảm xúc và tâm lý mà chúng ta có với thực phẩm để thành công trong việc thay đổi thói quen của mình.

Một công cụ hữu ích là xác định các yếu tố làm tăng cảm giác thèm ăn. Mỗi người thường có 2 – 3 cảm giác có thể dẫn đến các quyết định về thực phẩm không lành mạnh. Một lời khuyên dành cho bạn trước khi ăn một thực phẩm không lành mạnh nào đó là hãy tự hỏi bản thân nguồn gốc của sự thèm ăn của mình là gì:

  • Bạn đang buồn chán? Mệt mỏi? Căng thẳng?
  • Dùng thức ăn làm phần thưởng?
  • Thức ăn có liên quan với một ký ức quá khứ?
  • Bạn đang áp dụng chế độ ăn cân bằng trong tuần, nhưng thả lỏng bản thân vào cuối tuần?
  • Bạn đã không ăn đủ vào ban ngày, điều này khiến bạn ăn quá nhiều vào ban đêm?
  • Cuối cùng thì lý do cơ bản khiến bạn chọn những thực phẩm thoải mái có đường, chất béo và tinh chế là gì?

Khi bạn có thể xác định các yếu tố khiến bạn ăn nhiều hơn, hãy tự hỏi mình có thể làm gì để giải quyết vấn đề cơ bản mà vẫn đáp ứng trực tiếp nhu cầu. Một lời khuyên để kiểm soát tốt hơn các vấn đề này dành cho bạn là thiền, đi dạo, uống một tách trà hoặc đi ngủ sớm hơn.

*** THAM KHẢO THÊM BÀI VIẾT: 10 loại trái cây có hàm lượng đường huyết thấp cho bệnh tiểu đường

Đặt các mục tiêu thực tế đối với các bài tập

Tiểu đường type 2 thường liên quan đến tình trạng lười vận động. Nếu ý nghĩ tập thể dục khiến bạn sợ hãi hoặc bạn gặp khó khăn trong việc tuân thủ một thói quen, thì đây là một số cách giúp bạn thành công:

Lên lịch tập luyện của bạn

Vào tối chủ nhật, hãy sắp xếp thời gian tập luyện vào lịch của bạn. Cũng giống như việc bạn ưu tiên giặt giũ, nấu ăn hoặc họp hành, hãy tạo các khoảng thời gian cho việc tập luyện của bạn.

Tạo ra một hệ thống nhiệm vụ cần hoàn thành

Cho dù bạn tìm một người bạn để đi dạo ở công viên hay nhờ một huấn luyện viên tại phòng gym thì việc có một hệ thống hỗ trợ sẽ giúp bạn đi đúng hướng trong những ngày bạn không cảm thấy có động lực để tập luyện.

Khởi đầu nhỏ

Mặc dù mục tiêu cuối cùng là vận động cơ thể của bạn 5 ngày/tuần trong ít nhất 30 phút, nhưng điều quan trọng là bắt đầu từ những việc nhỏ. Nếu bạn hiện đang tập luyện 1 lần/tuần trong 20 phút thì đừng khiến bản thân choáng ngợp bằng cách ngay lập tức tăng quá trình tập lên 5 ngày. Ví dụ, có thể tuần đầu tiên bạn quyết định tập thể dục 2 ngày trong 20 phút, tuần thứ ba bạn tập thể dục 3 ngày trong 20 phút và tuần thứ tư bạn tập thể dục 4 ngày trong 20 phút.

Tự theo dõi quá trình thực hiện

Tự theo dõi quá trình thực hiện | viamclinic.vn

Một phần quan trọng trong việc tạo thói quen lành mạnh xung quanh thực phẩm và tập thể dục là thông qua suy ngẫm và chánh niệm. Thay vì tự phê bình về những lý do khiến bạn không thể giảm cân hoặc giảm nồng độ HbA1c, bạn có thể xem những yếu tố và thói quen nào có thể ngăn cản bạn tiến bộ.

Nếu không thay đổi thì sẽ không có gì thay đổi. Bạn không thể mong đợi những kết quả khác nhau nếu hành động của bạn giống nhau. Vì vậy, bạn nên lấy một cuốn sổ tay và viết ra những rào cản mà bạn đã gặp phải trong quá khứ trên hành trình chăm sóc sức khỏe và thể chất của mình. Sau đó, bên dưới mỗi rào cản, hãy viết ra cách bạn có thể ngăn chặn nó xảy ra trong tương lai và cách tốt nhất để ứng phó nếu chúng xuất hiện.

Xem thêm video hấp dẫn:

Hãy đến với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Đặt lịch khám TẠI ĐÂY hoặc liên hệ Hotline: 0935.18.3939 / 024.3633.5678

BS. Tạ Tùng Duy – Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM

Theo Heathline



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY