Nhịn ăn có giúp chống ung thư?

05/07/2023 -  Chưa phân loạiKiến thức dinh dưỡng

Bài viết này đề cập đến tác dụng của việc nhịn ăn đối với việc điều trị và phòng ngừa ung thư.

Nhịn ăn có thể giúp điều trị ung thư. Ngày càng có nhiều bằng chứng ủng hộ vai trò của việc nhịn ăn trong cả điều trị và phòng ngừa ung thư. Một số nghiên cứu cho thấy rằng nhịn ăn giúp chống ung thư bằng cách giảm kháng insulin và mức độ viêm nhiễm. Bên cạnh đó, nhịn ăn cũng có thể đảo ngược tác động của các tình trạng mãn tính như béo phì và tiểu đường type 2.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu tin rằng việc nhịn ăn có thể làm cho các tế bào ung thư phản ứng nhanh hơn với hóa trị liệu, đồng thời bảo vệ các tế bào khác. Mặt khác, nhịn ăn cũng có thể tăng cường hệ thống miễn dịch để giúp chống lại bệnh ung thư đã xuất hiện. 

Cải thiện độ nhạy insulin

Insulin là một loại hormone cho phép các tế bào lấy glucose từ máu để sử dụng làm năng lượng. Khi có nhiều thức ăn hơn, các tế bào trong cơ thể trở nên ít nhạy cảm hơn với insulin. Tình trạng kháng insulin này có nghĩa là các tế bào không còn phản ứng với các tín hiệu insulin, dẫn đến lượng đường trong máu cao hơn và dự trữ nhiều chất béo. Khi nguồn cung cấp thực phẩm khan hiếm, cơ thể con người cố gắng bảo tồn càng nhiều năng lượng càng tốt bằng cách làm cho màng tế bào nhạy cảm hơn với insulin. Khi đó, các tế bào có thể chuyển hóa insulin hiệu quả hơn, loại bỏ glucose khỏi máu.

Đọc thêm bài viết: Sự nguy hiểm của việc nhịn ăn gián đoạn.

Đảo ngược tác hại của các tình trạng mạn tính

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng các tình trạng như béo phì và tiểu đường type 2 là những yếu tố nguy cơ gây ung thư. Cả hai đều có liên quan đến nguy cơ mắc nhiều loại ung thư cao hơn và tỷ lệ sống sót thấp hơn. Một nghiên cứu năm 2017 đã xem xét ảnh hưởng của việc nhịn ăn ngắn hạn đối với bệnh tiểu đường type 2. Người tham gia nghiên cứu nhịn ăn trong 24 giờ hai đến ba lần mỗi tuần. Sau 4 tháng nhịn ăn, người tham gia đã giảm được 17,8% cân nặng và giảm 11% kích thước vòng eo. Ngoài ra, họ không còn cần điều trị bằng insulin sau 2 tháng thực hiện chế độ nhịn ăn này.

Thúc đẩy quá trình tự thực bào

Tự thực bào là một quá trình tế bào, trong đó các phần của tế bào bị phá vỡ để tái sử dụng sau này. Tự thực bào rất quan trọng để duy trì chức năng thích hợp của tế bào và nó cũng giúp bảo vệ các tế bào trong cơ thể. Tự thực bào đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa và điều trị ung thư.

Một số nghiên cứu ở chuột cho thấy rằng tự thực bào có thể ngăn ngừa ung thư. Những nghiên cứu này cũng cho thấy việc thiếu tự thực bào dẫn đến mức độ thấp hơn của các gen ức chế khối u. Mặc dù giảm tự thực bào có thể thúc đẩy sự phát triển của các khối u đã hình thành trước đó, nhưng nó không phải tác nhân duy nhất chịu trách nhiệm cho sự phát triển hoặc lan rộng của khối u ác tính.

Cải thiện chất lượng cuộc sống trong quá trình hóa trị

Một số nhà nghiên cứu tin rằng nhịn ăn cải thiện phản ứng của mọi người đối với hóa trị liệu vì nó có thể:

  • Thúc đẩy tái tạo tế bào
  • Bảo vệ máu chống lại tác hại của hóa trị
  • Giảm tác động của các tác dụng phụ, chẳng hạn như mệt mỏi, buồn nôn, nhức đầu và chuột rút

Một nghiên cứu năm 2018 cho thấy việc nhịn ăn có thể cải thiện chất lượng cuộc sống ở những người đang hóa trị ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng. Nghiên cứu đã sử dụng thời gian nhịn ăn 60 giờ bắt đầu từ 36 giờ trước khi bắt đầu điều trị hóa trị. Kết quả cho thấy những người tham gia nhịn ăn trong quá trình hóa trị có khả năng chịu hóa trị cao hơn, ít tác dụng phụ liên quan đến hóa trị hơn và mức năng lượng cao hơn khi so sánh với những người không nhịn ăn.

Tham khảo thêm: Nhịn ăn có làm chậm quá trình trao đổi chất của cơ thể không?

Tăng cường hệ thống miễn dịch 

Một nghiên cứu năm 2014 đã xem xét liệu việc nhịn ăn có tạo ra bất kỳ tác dụng chống ung thư nào trong tế bào gốc của chuột hay không, bởi tế bào gốc rất quan trọng do khả năng tái tạo của chúng. Các nhà nghiên cứu tiết lộ rằng nhịn ăn trong 2 – 4 ngày có thể bảo vệ các tế bào gốc, chống lại tác động tiêu cực của hóa trị liệu đối với hệ thống miễn dịch.

Bên cạnh đó, nghiên cứu cho thấy rằng, ăn chay cũng kích hoạt các tế bào gốc của hệ thống miễn dịch tự làm mới và sửa chữa. Nghiên cứu này cho thấy rằng việc nhịn ăn không chỉ làm giảm tổn thương tế bào mà còn bổ sung các tế bào bạch cầu và thay thế các tế bào bị tổn thương.

Các tế bào bạch cầu có vai trò chống nhiễm trùng và tiêu diệt các tế bào có thể gây bệnh. Khi lượng tế bào bạch cầu giảm do hóa trị liệu, nó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống miễn dịch. Điều này có nghĩa là cơ thể sẽ gặp khó khăn hơn trong việc chống lại nhiễm trùng. Mặc dù, số lượng tế bào bạch cầu trong cơ thể giảm khi nhịn ăn nhưng khi chu kỳ nhịn ăn kết thúc và cơ thể nhận được thức ăn, lượng bạch cầu sẽ tăng lên.

Kết luận

Nhịn ăn có nghĩa là không ăn gì cả hoặc tiêu thụ rất ít calo trong một khoảng thời gian nhất định. Chu kỳ nhịn ăn có thể kéo dài từ 1/2 ngày đến 3 tuần. Theo nhiều nghiên cứu, thời gian nhịn ăn ngắn và kéo dài mang lại kết quả đầy hứa hẹn trong điều trị và phòng ngừa ung thư. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa rõ lịch trình nhịn ăn nào mang lại kết quả tốt nhất. Nếu bạn tò mò về việc nhịn ăn và băn khoăn liệu chế này  có mang lại lợi ích gì cho bạn trong quá trình điều trị ung thư hay không thì có thể hỏi ý kiến bác sĩ.

Hãy đến với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Đặt lịch khám TẠI ĐÂY hoặc liên hệ Hotline: 0935.18.3939 / 024.3633.5678

BS Đoàn Hồng – Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM

Theo Medicalnewstoday



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY