Những điều cần biết về chậm phát triển ở trẻ nhỏ

02/08/2023 -  Kiến thức dinh dưỡng

Sự chậm trễ trong việc đạt được các mốc kỹ năng về ngôn ngữ, tư duy, xã hội hoặc vận động được gọi là chậm phát triển. Nó có thể gây ra bởi di truyền, biến chứng khi mang thai hoặc sinh non. Nguyên nhân của chậm phát triển không phải lúc nào cũng được làm rõ. Cùng Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu về tình trạng chậm phát triển ở trẻ nhỏ tại bài viết dưới đây.

Những điều cần biết về chậm phát triển ở trẻ nhỏ | viamclinic.vn

Những điều cần biết về chậm phát triển ở trẻ nhỏ

Trẻ em đạt được các mốc phát triển theo tốc độ của riêng chúng và một số phát triển nhanh hơn những trẻ khác. Hai anh chị em ruột trong cùng một gia đình có thể đạt được các mốc phát triển quan trọng với tốc độ khác nhau. Sự chậm trễ nhỏ, tạm thời thường không đáng lo ngại, nhưng sự chậm trễ liên tục hoặc nhiều lần chậm trễ trong việc đạt được các mốc quan trọng là dấu hiệu cho thấy trẻ có thể có những thách thức sau này trong cuộc sống.

Nếu bạn nghi ngờ con mình chậm phát triển, hãy nói chuyện với bác sĩ nhi khoa. Chậm phát triển đôi khi chỉ ra một tình trạng tiềm ẩn mà chỉ bác sĩ mới có thể chẩn đoán. Khi được chẩn đoán sớm, bạn có thể lập kế hoạch cho các liệu pháp hoặc các biện pháp can thiệp sớm khác để giúp con tiến bộ và phát triển khi trưởng thành.

Đọc thêm bài viết: Thời tiết thất thường, bố mẹ nên làm gì để bảo vệ trẻ?

Chậm phát triển kỹ năng vận động thô và vận động tinh

Kỹ năng vận động tinh bao gồm các chuyển động nhỏ như cầm đồ chơi hoặc sử dụng bút màu. Kỹ năng vận động thô đòi hỏi những chuyển động lớn hơn, như: nhảy, leo cầu thang hoặc ném bóng. Trẻ em phát triển với tốc độ khác nhau, nhưng hầu hết trẻ em có thể cất đầu lên khi được 3 tháng tuổi, ngồi tựa được khi được 6 tháng tuổi và biết đi tốt trước 2 tuổi. Đến 5 tuổi, hầu hết trẻ có thể đứng bằng một chân trong 10 giây hoặc lâu hơn và có thể sử dụng nĩa, thìa.

Có một số dấu hiệu sau đây có thể có nghĩa là con bạn chậm phát triển một số chức năng vận động thô hoặc tinh:

  • Thân và tay chân mềm hoặc lỏng lẻo
  • Tay và chân cứng
  • Cử động hạn chế ở cánh tay và chân
  • Không thể tự ngồi khi được 9 tháng tuổi
  • Không có khả năng chịu trọng lượng trên chân và đứng lên khi 1 tuổi

Việc nằm ngoài phạm vi bình thường không phải lúc nào cũng đáng lo ngại, nhưng bạn nên đưa con mình đi kiểm tra.

Chậm nói và chậm phát triển ngôn ngữ

Chậm nói và chậm phát triển ngôn ngữ | viamclinic.vn

Theo các chuyên gia, thời gian tích cực nhất để học nói và ngôn ngữ là 3 năm đầu đời, khi não phát triển và trưởng thành. Quá trình học ngôn ngữ bắt đầu khi trẻ sơ sinh thể hiện cơn đói bằng cách khóc. Khi được 6 tháng tuổi, hầu hết trẻ sơ sinh có thể nhận ra âm thanh của ngôn ngữ cơ bản. Khi được 12 – 15 tháng tuổi, trẻ sơ sinh có thể nói 2 hoặc 3 từ đơn giản, ngay cả khi chúng không rõ ràng. Hầu hết trẻ mới biết đi có thể nói vài từ khi được 18 tháng tuổi. Khi được 3 tuổi, phần lớn trẻ có thể nói những câu ngắn gọn.

Sự chậm trễ trong lời nói và ngôn ngữ không giống nhau. Nói đòi hỏi sự phối hợp cơ bắp của thanh quản, lưỡi, môi và hàm để tạo ra âm thanh. Chậm nói xảy ra khi trẻ không nói được nhiều từ như mong đợi ở độ tuổi của chúng. Chậm phát triển ngôn ngữ xảy ra khi trẻ gặp khó khăn trong việc hiểu những gì người khác nói hoặc không thể diễn đạt suy nghĩ của mình. Ngôn ngữ bao gồm: nói, cử chỉ, ra dấu và viết.

Có thể khó phân biệt giữa chậm nói và chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ nhỏ. Một đứa trẻ hiểu mọi thứ và có thể bày tỏ nhu cầu của mình (có thể bằng cách chỉ tay hoặc ra dấu) nhưng không nói được nhiều từ có thể bị chậm nói đơn thuần. Thính giác kém cũng là nguyên nhân gây chậm nói và chậm phát triển ngôn ngữ, vì vậy bác sĩ thường sẽ tiến hành kiểm tra thính lực trong quá trình chẩn đoán. Can thiệp sớm có thể là một trợ giúp lớn cho trẻ.

Đọc thêm bài viết: Trẻ em uống Ensure được không?

Hội chứng tự kỷ

Rối loạn phổ tự kỷ (ASD) là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả một số tình trạng phát triển thần kinh. Người tự kỷ có thể suy nghĩ, di chuyển, giao tiếp và xử lý các giác quan khác với những người bình thường. Tự kỷ thường được chẩn đoán trong thời thơ ấu và bao gồm sự chậm trễ rõ rệt trong phát triển ngôn ngữ và xã hội. Các triệu chứng đôi khi rõ ràng ngay từ đầu nhưng có thể không được chú ý cho đến khi trẻ được 2 hoặc 3 tuổi.

Các dấu hiệu và triệu chứng của rối loạn phổ tự kỷ khác nhau, nhưng thường bao gồm chậm nói và kỹ năng ngôn ngữ cũng như những khó khăn trong giao tiếp và tương tác với người khác. Tự kỷ ở mỗi người là khác nhau, vì vậy các triệu chứng và cách mọi người trải nghiệm chúng rất khác nhau. Một số triệu chứng của rối loạn phổ tự kỷ bao gồm:

  • Không phản ứng với tên của mình
  • Không thích âu yếm hoặc chơi với người khác
  • Không biểu hiện cảm xúc qua nét mặt
  • Không có khả năng nói hoặc khó nói, tiếp tục cuộc trò chuyện hoặc ghi nhớ các từ và câu
  • Chuyển động lặp đi lặp lại
  • Phát triển các thói quen cụ thể
  • Vấn đề về phối hợp

Không có cách chữa khỏi rối loạn phổ tự kỷ, nhưng liệu pháp và các phương pháp khác có thể giúp cung cấp cho con bạn thêm công cụ để giao tiếp, giảm căng thẳng.

Nguyên nhân của chậm phát triển

Nguyên nhân của chậm phát triển | viamclinic.vn

Theo CDC Hoa Kỳ, khoảng 17% trẻ em trong độ tuổi từ 3 – 17 mắc một hoặc nhiều khuyết tật phát triển. Hầu hết các khuyết tật phát triển xảy ra trước khi đứa trẻ được sinh ra, nhưng một số có thể xảy ra sau khi sinh do bệnh nhiễm trùng, chấn thương hoặc các yếu tố khác. Nguyên nhân của sự chậm phát triển có thể khó xác định chính xác và nhiều thứ có thể góp phần gây ra tình trạng này. Một số tình trạng có nguồn gốc di truyền, chẳng hạn như hội chứng Down. Bên cạnh đó, nhiễm trùng hoặc các biến chứng khác trong quá trình mang thai và sinh nở, cũng như sinh non cũng có thể gây ra tình trạng chậm phát triển.

Chậm phát triển cũng có thể là triệu chứng của các tình trạng bệnh lý tiềm ẩn khác, bao gồm:

  • Rối loạn phổ tự kỷ (ASD)
  • Bại não
  • Hội chứng rượu bào thai (tình trạng mắc phải khi người mẹ uống rượu khi mang thai)
  • Hội chứng Landau Kleffner
  • bệnh cơ, bao gồm loạn dưỡng cơ
  • rối loạn di truyền, chẳng hạn như hội chứng Down và hội chứng X

Hãy nhớ rằng trẻ em phát triển với tốc độ khác nhau, vì vậy có thể những gì bạn cho là chậm phát triển có thể là bình thường đối với con bạn. Tuy nhiên, nếu bạn lo lắng, hãy đưa con đi kiểm tra. Phương pháp điều trị chậm phát triển khác nhau tùy theo sự chậm trễ cụ thể. Một số phương pháp điều trị bao gồm: vật lý trị liệu, liệu pháp hành vi và giáo dục để trợ giúp đối với trẻ tự kỷ và các tình trạng chậm phát triển khác.

Tổng kết, nhiều yếu tố di truyền và môi trường ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ và có thể góp phần gây ra chậm phát triển. Những phụ nữ có thai kỳ khỏe mạnh, được chăm sóc đúng cách trong và sau khi mang thai cũng có thể sinh con chậm phát triển. Vì vậy, cha mẹ cần chẩn đoán sự chậm phát triển cho con càng sớm thì càng tốt cho sự phát triển của con khi trưởng thành.

Xem thêm video hấp dẫn:

Hãy đến với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Đặt lịch khám TẠI ĐÂY hoặc liên hệ Hotline: 0935.18.3939 / 024.3633.5678

Hoàng Hà Linh – Viện Y học ứng dụng Việt Nam

Theo Healthline



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY