Bạn rất dễ trở thành nạn nhân của nỗi sợ hãi về cân nặng của con bạn khi chúng trông không được bụ bẫm như những đứa trẻ khác. Cùng Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu tại sao con bạn lại thấp còi tại bài viết dưới đây.
Đôi má mũm mĩm, cặp đùi mập mạp, chân tay nhiều ngấn là mong ước của nhiều bà mẹ. Đó là do suy nghĩ đã ăn sâu vào tâm lý của chúng ta rằng một đứa trẻ mũm mĩm là một đứa trẻ khỏe mạnh. Nhưng còn những em bé gầy hơn thì sao? Khi em bé của bạn không được mập mạp mũm mĩm như những đứa trẻ khác thì lập tức bạn bè, ông bà và thậm chí cả những người lạ có thể bắt đầu đưa ra những câu hỏi thắc mắc cho bạn về việc nuôi con như bạn đang cho con mình ăn gì, có lẽ bạn nên bổ sung sữa công thức cho trẻ hay những thắc mắc về việc ăn dặm của trẻ. Đây chỉ là một trong số những điều mà các ông bố bà mẹ có con nhỏ, gầy còi hơn những đứa trẻ khác thường được nghe thấy
Bạn rất dễ trở thành nạn nhân của nỗi sợ hãi về cân nặng của con bạn khi chúng trông không được bụ bẫm như những đứa trẻ khác. Dưới đây là những điều bạn cần biết khi thấy con mình gầy còm hơn những đứa trẻ khác
Contents
Xác định xem con bạn có bị thiếu cân hay không
Các bác sĩ sẽ dựa trên biểu đồ tăng trưởng chiều cao cân nặng của WHO để xác định xem trẻ đang phát triển ở mức nào. Nói chung, trẻ sơ sinh đủ tháng được coi là nhẹ cân khi số đo cân nặng theo tuổi của trẻ nằm trong phân vị thứ 5 trở xuống. Tuy nhiên điều này có thể không chính xác với trẻ sinh non hoặc có một số tình trạng sức khỏe nhất định. Bạn cũng cần lưu ý chỉ số khối cơ thể (BMI) chỉ nên dùng để đánh giá chiều cao cân nặng của người lớn và không khuyến nghị sử dụng chỉ số BMI cho trẻ sơ sinh.
Đọc thêm bài viết: Thiếu hụt hormone tăng trưởng ở trẻ
Nguyên nhân khiến bé gầy
Di truyền học
Đôi khi, chúng ta có thể quên mất gen của mình có thể đóng vai trò như thế nào đối với kích thước của trẻ. Bạn nên xem xét bạn đã lớn lên như thế nào? Vóc dáng của bạn ra sao? Nếu bạn là những người nhỏ con hơn, thì con bạn cũng có thể như vậy là điều hợp lý. Ảnh hưởng của di truyền về kích thước có thể không xuất hiện ở giai đoạn trẻ độ tuổi sơ sinh. Trong một hoặc hai năm đầu tiên, cân nặng của trẻ có thể liên quan nhiều hơn đến cân nặng khi sinh.
Cân nặng khi sinh thấp
Nếu trẻ được sinh ra với cân nặng khi sinh thấp do sinh sớm hoặc sinh non, hoặc do đa thai, thì trẻ có thể sẽ nhỏ hơn các bé cùng tuổi trong vài tháng đầu đời hoặc lâu hơn. Những đứa trẻ sinh ra với cân nặng thấp, bình thường hoặc cao có thể dao động trong quá trình phát triển của chúng. Tuy nhiên nếu chỉ số cân nặng chiều cao của trẻ vẫn thấp dưới chuẩn kéo dài thì bạn nên đưa trẻ đi khám kiểm tra dinh dưỡng cũng như các vấn đề sức khỏe khác
Trẻ bú mẹ sẽ có tốc độ tăng trưởng khác so với bú bình
Trẻ bú mẹ và trẻ bú bình (dùng sữa công thức) thường có sự khác biệt về tốc độ tăng cân trong năm đầu đời. Một nghiên cứu năm 2012 cho thấy trẻ càng được bú mẹ sẽ tăng chậm hơn so với trẻ bú bình (dùng sữa công thức). Điều này không có nghĩa là trẻ bú mẹ cần được bú bình để phát triển khỏe mạnh – hoặc hầu hết trẻ bú sữa công thức đều bị thừa cân! Bạn cần dựa trên các chỉ số khác về sức khỏe của bé có thể giúp bạn yên tâm về con số trên thang đo.
Dấu hiệu em bé của bạn khỏe mạnh – bất kể hàng xóm của bạn nói gì
Việc đáp ứng các mốc quan trọng thường là một chỉ báo tốt hơn về sức khỏe của trẻ quan trọng hơn là mức độ phát triển của trẻ. Bác sĩ sẽ cho bạn biết bạn cần theo dõi các mốc quan trọng theo độ tuổi của trẻ như khi nào trẻ biết mỉm cười, ngẩng cao đầu, lăn lộn và biết đứng biết đi. Tất cả những điều này đều giúp cho thấy em bé đang phát triển tốt.
Các dấu hiệu khác có thể trấn an bạn rằng con bạn khỏe mạnh nhưng hơi gầy như tã ướt thường xuyên (ít nhất bốn hoặc năm tã mỗi ngày).
Đọc thêm bài viết: Cách tăng cân cho trẻ tuổi teen
Dấu hiệu bé ăn không đủ
Mặt khác, nếu các mốc phát triển vận động quan trọng của con bạn bị chậm thì đã đến lúc bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ nhi khoa. Nếu sự tăng trưởng chậm của em bé đi kèm với bất kỳ điều nào sau đây, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế:
- Thờ ơ
- Bú ít
- Tã của trẻ không ướt
Các nguyên nhân khác như trẻ bị chậm phát triển
Khi một em bé không tăng đủ cân, chúng có thể được gọi là chậm phát triển. Chẩn đoán này thường được đưa ra khi cân nặng của con bạn nằm trong số 5% số trẻ có cân nặng thấp nhất trên biểu đồ tăng trưởng tiêu chuẩn. Trong nhiều trường hợp, đó là một tình trạng tạm thời liên quan đến việc bú mẹ hoặc bú bình kém. Thông thường, điều này sẽ giải quyết khi các biện pháp can thiệp cho ăn giúp cân nặng của em bé trở lại bình thường.
Trong một số trường hợp, chậm phát triển là kết quả của tình trạng di truyền hoặc sức khỏe. Trẻ mắc hội chứng Down, bệnh tim, xơ nang, bại não và các rối loạn tiềm ẩn khác đều có thể gặp vấn đề về tăng trưởng. Các vấn đề tiêu hóa như trào ngược axit hoặc bệnh celiac cũng có thể khiến con bạn ăn uống không ngon miệng, dẫn đến chậm phát triển.
Với những trẻ có vấn đề sức khỏe, mắc các hội chứng Down, hội chứng Prader-Willi và hội chứng Marfan bạn nên sử dụng các biểu đồ tăng trưởng chuyên biệt dành cho những trẻ này để theo dõi sự phát triển của trẻ chính xác hơn.
Khi nào bạn nên cho trẻ đi khám?
Nếu bạn vẫn lo lắng về cân nặng của trẻ? Bạn nên cho trẻ đi khám để loại trừ những mối lo ngại liên quan đến sự phát triển của con bạn. Bác sĩ sẽ đo và thăm khám sức khỏe cho trẻ để theo dõi quá trình tăng trưởng của con bạn theo thời gian.
Bác sĩ có thể đưa ra lời khuyên gì khi em bé không tăng cân?
Tùy từng trẻ mà bác sĩ sẽ đưa ra những tư vấn khác nhau để giúp con bạn tăng cân. Nếu bạn đã xác định rằng tình trạng thiếu cân thực sự là một vấn đề đối với con bạn, hãy nói chuyện với bác sĩ để tìm cách giải quyết vấn đề đó tốt nhất.
Nếu bạn đang cho con bú, bác sĩ có thể khuyên bạn nên cho bé bú thường xuyên hơn hoặc thực hiện các biện pháp khác để tăng nguồn cung sữa của bạn. Bác sĩ cũng có thể hướng dẫn bạn bổ sung sữa công thức hoặc bắt đầu cho trẻ ăn dặm cũng như tăng dinh dưỡng qua bữa ăn dặm của trẻ.
Đối với những em bé đã bắt đầu ăn dặm nhưng vẫn không ăn đủ bạn cần cung cấp nhiều loại thực phẩm đa dạng hơn, chọn thức ăn có hàm lượng calo cao hơn, giàu chất dinh dưỡng hơn và cố gắng làm cho bữa ăn trở thành một trải nghiệm ngon miệng, thú vị với trẻ.
Xem thêm video hấp dẫn:
Hãy đến với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Đặt lịch khám TẠI ĐÂY hoặc liên hệ Hotline: 0935.18.3939 / 024.3633.5678
BS. Hoài Thu – Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM
Theo Healthline