Thực phẩm cần tránh khi hóa trị

10/03/2023 -  Kiến thức dinh dưỡng

Bài viết này của Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM sẽ cung cấp các ví dụ về các loại thực phẩm bạn cần tránh trong khi hóa trị và các biện pháp phòng ngừa khác mà bạn nên thực hiện.

Thực phẩm cần tránh trong khi hóa trị | viamclinic.vn
Một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng trong quá trình điều trị ung thư là điều quan trọng để giữ cho cơ thể của bạn hoạt động tối ưu.

Thực phẩm cần tránh trong khi hóa trị

Khi đang điều trị ung thư, bạn có thể phải ngừng ăn một số loại thực phẩm vì thay đổi khẩu vị, loét miệng hoặc buồn nôn. Nếu bạn đang được hóa trị, bạn cũng nên ăn đồ ăn đã nấu chín thay cho đồ ăn sống hoặc nấu chưa chín để giảm nguy cơ mắc các bệnh do thực phẩm gây ra. Ví dụ, rau chưa rửa sạch, sữa chưa tiệt trùng, cá sống và trứng lòng đào đều là những thực phẩm nên tránh khi đang hóa trị.

Hóa trị làm ức chế hệ thống miễn dịch của bạn, khiến bạn dễ bị nhiễm trùng hơn. Và nếu bạn mắc bệnh khi đang hóa trị, các triệu chứng của bạn có thể tồi tệ hơn so với khi bạn bị bệnh và không được điều trị.

Tại sao một số thực phẩm không an toàn trong quá trình hóa trị?

Hóa trị ức chế hệ thống miễn dịch của bạn, điều này có thể ảnh hưởng đến những gì bạn nên và không nên ăn cho đến khi chức năng miễn dịch của bạn hoạt động bình thường trở lại. Nhiều người bị giảm bạch cầu trung tính liên quan đến hóa trị. Bạch cầu trung tính là những tế bào bạch cầu chống lại vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Thông thường, khi bạn ăn thực phẩm có chứa vi khuẩn có hại, các tế bào bạch cầu này sẽ chống lại chúng và bạn không biết về sự hiện diện của chúng. Hóa trị có thể thay đổi điều đó.

Thực phẩm sống hoặc nấu chưa chín thực sự có thể khiến bạn bị bệnh. Nếu hệ thống miễn dịch của bạn đang phải chiến đấu ở những bộ phận khác, bệnh có thể trở nên nghiêm trọng hơn là chỉ tiêu chảy hoặc đau bụng. Nếu hệ thống miễn dịch của bạn bị suy yếu, nguy cơ mắc bệnh nặng, nhập viện và thậm chí tử vong sẽ tăng lên khi mắc một trong những bệnh liên quan đến thực phẩm này.

Các bệnh nhiễm trùng thông thường không chỉ tồi tệ hơn, mà bạn còn có nhiều khả năng bị nhiễm trùng – những nhiễm trùng mà thậm chí sẽ không bao giờ xảy ra nếu hệ thống miễn dịch của bạn hoạt động tốt.

Đọc thêm bài viết: Trà sữa có thể gây ung thư?

Thực phẩm cần tránh khi hóa trị

Thực phẩm cần tránh khi hóa trị | viamclinic.vn
Người bệnh cần đặc biệt lưu ý khi ăn uống trong quá trình hóa trị.

Thực phẩm cần tránh trong quá trình hóa trị bao gồm:

  • Sữa chưa tiệt trùng và trứng chưa nấu chín: Nếu trứng vẫn chưa chín lòng đỏ, bạn nên tránh ăn chúng. Nếu sữa chưa được tiệt trùng sau khi vắt, bạn cũng không nên uống.
  • Hải sản sống: Hàu, hầu hết các loại sushi và các loại hải sản sống hoặc chưa nấu chín khác nên được loại khỏi thực đơn của bạn ngay từ bây giờ.
  • Trái cây và rau tươi chưa rửa: Ngay cả salad và rau củ sống loại ăn liền cũng phải được rửa cẩn thận và gọt vỏ lại nếu có thể.
  • Mật ong thô và các sản phẩm liên quan: Các sản phẩm mật ong thô có thể mang độc tố gây ngộ độc và khiến bạn bị bệnh.
  • Phô mai mốc: Hãy nhớ rằng, loại nấm mốc mang lại hương vị và màu sắc cho những loại pho mát này thực ra là một loại nấm – một loại nấm mà hệ thống miễn dịch khỏe mạnh bình thường có thể xử lý được, nhưng hệ thống miễn dịch bị tổn thương thì không.
  • Thực phẩm từ đồ hộp bị móp: Các vết lõm thực sự có thể ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của thực phẩm đóng hộp và tạo điều kiện cho vi khuẩn hình thành.
  • Các loại hạt thô và bơ hạt mới làm: Những thứ này cũng nên tránh.

Thành phần ẩn

Một số loại thực phẩm cần tránh có thể được ẩn giấu trong các sản phẩm khác. Đừng quên loại trừ các loại thực phẩm được làm từ những sản phẩm này, chẳng hạn như trứng sống trong các loại sốt trộn salad, sốt chấm,…Khi nghi ngờ, hãy hỏi bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi ăn thực phẩm được đề cập.

Số lượng bạch cầu của bạn có quan trọng không?

Sẽ có những lúc trong quá trình hóa trị số lượng bạch cầu của bạn cao hơn hoặc thấp hơn những người khác. (Thông thường, số lượng bạch cầu của bạn sẽ thấp nhất trong vòng 10 ngày đến hai tuần sau khi truyền hóa chất, nhưng điều này có thể khác nhau ở từng người). Tốt nhất là bạn nên giữ an toàn và tránh một số loại thực phẩm, ngay cả khi bạn vừa được kiểm tra máu và nó đang ở mức bình thường.

Thận trọng khi đi ăn ngoài khi hóa trị

Nếu bạn bị ức chế miễn dịch (bị ức chế tủy xương do hóa trị liệu), việc ăn uống bên ngoài có thể phải tạm dừng trong thời gian này. Thức ăn trước khi đến phục vụ trước mặt bạn có thể đã qua tay rất nhiều người như là:

  • Những người trong nhà kho
  • Những người vận chuyển thực phẩm đến nhà hàng
  • Những người phân loại thực phẩm và lưu trữ trong kho
  • Những người chuẩn bị nguyên liệu để chế biến món ăn
  • Đầu bếp
  • Nhân viên phục vụ

Mặc dù các loại vi khuẩn gây bệnh có thể không thực sự có trong thực phẩm của bạn, nhưng nó không đáng để bạn mạo hiểm. Nói về tiệc ăn bên ngoài, bạn nên tránh chúng trong và ngay sau khi hóa trị, khi cơ thể bạn có ít cơ hội chống lại vi trùng thông thường nhất.

Tương tự như vậy, tránh bất kỳ quầy bán đồ ăn nhanh hoặc quầy đồ ăn tự phục vụ nào.

Đọc thêm bài viết: 9 loại trái cây có lợi nên ăn trong và sau khi điều trị ung thư

Nhận thức về chuẩn bị thực phẩm

Thức ăn dễ hỏng không nên để ngoài không khí. Sau khi chuẩn bị bất kỳ bữa ăn chính hoặc bữa ăn nhẹ nào, thực phẩm phải được đóng gói an toàn và để trong tủ lạnh trong vòng ít nhất hai giờ sau khi nấu xong.

  • Thực phẩm lạnh phải được giữ ở hoặc dưới 4 độ C
  • Thực phẩm nóng phải được giữ ở hoặc nóng hơn 60 độ C

Việc sử dụng nhiều thìa, dao, thớt, cũng như chảo trong khi nấu ăn được khuyến khích. Chẳng hạn, bạn không muốn làm nhiễm bẩn món canh đã nấu chín bằng cách khuấy nó bằng chính chiếc thìa đã được dùng để đánh trứng sống của bạn.

Đảm bảo sử dụng bề mặt thớt không làm bằng gỗ hoặc bề mặt thấm nước khác khi thái hoặc sơ chế thịt sống. Gỗ có thể chứa vi khuẩn cho dù bạn có rửa sạch như thế nào.

Thay thế các món thịt tái thành các món thịt được nấu chín kỹ – ít nhất là cho đến khi quá trình hóa trị của bạn kết thúc. Sử dụng nhiệt kế thịt để biết thịt của bạn đã chín kỹ chưa, thay vì chỉ “quan sát bằng mắt thường”.

Nhiệt độ nấu ăn an toàn

  • Gia cầm: 165 độ ở phần dày nhất
  • Thịt đỏ:x 160 độ ở phần dày nhất
  • Hâm nóng lại thịt hầm và thức ăn thừa: 165 độ

Đảm bảo rằng nhiệt kế đo thịt của bạn không được đặt quá nông và không chạm vào xương nếu có, vì cả hai sai lầm này đều có thể dẫn đến kết quả sai.

Tầm quan trọng của việc rửa tay

Tầm quan trọng của việc rửa tay | viamclinic.vn
Rửa tay thường xuyên và đúng cách để chống lại các loại vi khuẩn.

Một trong những điều quan trọng nhất mà bạn có thể làm, và làm không chỉ trước khi ăn hoặc khi chuẩn bị thức ăn, đó là rửa tay. Người ta đã nhiều lần chứng minh rằng việc rửa tay cẩn thận cho bản thân và những người xung quanh có thể làm nên điều kỳ diệu trong việc giảm nguy cơ nhiễm trùng từ thực phẩm.

Tham khảo video hấp dẫn dưới đây:

Hãy đến với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Đặt lịch khám TẠI ĐÂY hoặc liên hệ Hotline: 0935.18.3939 / 024.3633.5678

BS. Đoàn Hồng – Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM

Theo Verywell Health



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY