Thực phẩm nên ăn và nên tránh khi bị viêm loét đại tràng

05/09/2023 -  Kiến thức dinh dưỡng

Cùng Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu về những thực phẩm nên ăn và nên tránh khi bị viêm loét đại tràng tại bài viết dưới đây.

Thực phẩm nên ăn và nên tránh khi bị viêm loét đại tràng | viamclinic.vn

Không có chế độ ăn kiêng nào dành riêng cho người bị viêm loét đại tràng, nhưng việc xác định được các thực phẩm có thể loại bỏ sẽ giúp giảm bớt sự khó chịu. Mặc dù chưa xác định được nguyên nhân chính xác của căn bệnh này nhưng các bác sĩ tin rằng nó có liên quan đến các yếu tố môi trường, chế độ ăn uống, lối sống và di truyền. Một chế độ ăn phù hợp có thể giúp mọi người kiểm soát viêm loét dạ dày đại tràng.

Thực phẩm nên ăn

Chế độ ăn uống có khả năng chứa nhiều tác nhân tiềm ẩn khác nhau, vì vậy người viêm loét đại tràng có thể khó biết những thực phẩm an toàn họ có thể ăn được. Một số chất dinh dưỡng chẳng hạn như chất xơ có thể khó tiêu hoá đối với một người trong thời gian bùng phát. Họ có thể ăn các thực phẩm này khi không bùng phát nhưng thấy chúng gây khó chịu khi các triệu chứng xảy ra.

Do họ không thể tiêu thụ nhiều loại thực phẩm khác nhau khi bị viêm loét đại tràng nên người gặp phải tình trạng này có nguy cơ cao bị thiếu hụt chất dinh dưỡng. Mặt khác vấn đề kém hấp thụ chất dinh dưỡng khi bị bệnh cũng góp phần vào việc này. Để đảm bảo có đủ chất dinh dưỡng, người bị viêm loét đại tràng phải ăn thực  phẩm giàu vitamin và khoáng chất, bao gồm sắt, canxi và vitamin A.

Đọc thêm bài viết:Thực phẩm nên và không nên ăn khi bị viêm loét đại tràng.

Một số lựa chọn thực phẩm phù hợp hơn cho người viêm loét đại tràng bao gồm:

  • Thực phẩm giàu omega – 3: Thực phẩm như cá hồi, cá thu, quả óc chó, hạt lanh, cây gai dầu và hạt chia cung cấp nhiều omega – 3, có thể mang lại lợi ích sức khoẻ cho những người viêm loét đại tràng. Tổ chức Quốc tế Nghiên cứu về Bệnh viêm ruột cũng khuyến nghị nên ăn nhiều hơn những thực phẩm này.
  • Một số thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn: Gồm sữa chua có chứa lợi khuẩn đang hoạt động, vi khuẩn tốt trong những thứ này có thể hỗ trợ tiêu hoá. Bên cạnh đó, việc sử dụng men vi sinh thường xuyên có thể giúp giảm các triệu chứng viêm loét đại tràng.
  • Trái cây ít chất xơ: chuối, dưa đỏ và trái cây nấu chín có thể phù hợp với người bị viêm loét đại tràng.
  • Ngũ cốc tinh chế: Dễ tiêu hoá hơn ngũ cốc ngũ cốc nguyên hạt bao gồm: ngũ cốc, khoai tây, bánh mì không chứa gluten, gạo trắng và bột yến mạch; ngoài ra có bánh mì trắng ngũ cốc và vitamin bổ sung.
  • Protein nạc: Nguồn protein trừ thịt đỏ có thể phù hợp bao gồm: cá, thịt gà, trứng…
  • Rau nấu chín: Người bị viêm loét đại tràng có thể dung nạp các rau nấu chín không vỏ: dưa chuột, bí, măng tây
  • Uống nhiều nước: Cần uống thêm nước vì tiêu chảy có thể dẫn đến mất nước
  • Bổ sung chế độ ăn uống: Bổ sung vitamin đường uống và protein có thể giúp người viêm loét đại tràng có đủ chất dinh dưỡng. Tuy nhiên cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định bổ sung.

Thực phẩm cần tránh

Thực phẩm cần tránh | viamclinic.vn

Chế độ ăn có thể ảnh hưởng tới các đợt bùng phát viêm loét đại tràng. Tuy nhiên điều này khác nhau ở mỗi người, vì không phải mọi người đều giống nhau đối với một loại thực phẩm. Thực phẩm có thể đóng vai trò là tác nhân tiềm ẩn gây viêm loét đại tràng. Chúng bao gồm:

  • Các sản phẩm có đường Lactose: Lactose là loại đường trong các sản phẩm từ sữa, phô mai và sữa chua. Mặc dù đường sữa không phải là vấn đề đối với tất cả những người viêm loét dạ đại tràng, nhưng có thể gây triệu chứng ở một số người
  • Thịt đỏ và thịt chế biến sẵn: Nhiều chuyên gia khuyến cáo những người bị viêm loét đại tràng hạn chế những thực phẩm này để tránh làm triệu chứng xấu đi.
  • Rượu: Đồ uống có cồn, chẳng hạn như rượu, bia có thể gây ra các triệu chứng viêm loét đại tràng ở một số người.
  • Đồ uống có ga: Một số loại nước ngọt có ga và bia có thể gây kích ứng đường tiêu hoá và đầy hơi.
  • Đường nhân tạo: Tiêu thụ chất làm ngọt nhân tạo chẳng hạn như sobitol và mannitol, có thể gây các triệu chứng. Đường trong một số loại trái cây chẳng hạn như mận, lê, đào cũng có thể khiến cơ thể khó hấp thụ và làm trầm trọng thêm các triệu chứng.
  • Thực phẩm có chất xơ không hoà tan: Bao gồm các loại rau sống như bông cải xanh các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt và trái cây nguyên vỏ có thể tăng số lần đi vệ sinh, lượng khí và đau quặn bụng.
  • Thực phẩm có đường: Bánh ngọt, kẹo, nước trái cây có thể gây viêm loét đại tràng
  • Thực phẩm giàu chất béo: Người bị viêm loét đại tràng nên tránh thực phẩm nhiều chất béo chẳng hạn bơ, thịt mỡ và dừa và các loại thực phẩm béo, chiên rán dầu mỡ.
  • Thực phẩm cay: Bao gồm nước sốt nóng, ớt làm trầm trọng tình trạng bệnh.
  • Gluten: Đây là protein trong lúa mì, lúa mạch. Đôi khi nó có thể gây các triệu chứng ở những người bị viêm loét đại tràng. Chế độ ăn không có gluten mang lại lợi ích đáng kể cho 66% người tham gia mắc viêm loét đại tràng bằng cách làm giảm triệu chứng và bùng phát.
  • Chất nhũ hoá trong chế độ ăn uống: hạn chế chất nhũ hoá như carboxymethylcellulose và polysorbate – 80.

Đọc thêm bài viết: 5 loại thực phẩm giúp làm sạch đại tràng.

Kế hoạch ăn kiêng viêm loét đại tràng

Kế hoạch ăn kiêng cho những người viêm loét đại tràng cần được chú ý. Tốt nhất nên bắt đầu với nhật ký thực phẩm, lựa chọn thực phẩm và lên kế hoạch thực hiện bao gồm những điều sau:

  • Thực phẩm nên ăn: Gồm các loại thực phẩm mà bạn biết rằng chắc chắn sẽ không làm trầm trọng thêm trạng thái của bạn.
  • Thực phẩm nên tránh: Kế hoạch ăn kiêng cũng nên liệt kê các loại thực phẩm cụ thể được cho là tác nhân gây nên.
  • Cân bằng dinh dưỡng: Những biến chứng đáng kể nhất trong viêm loét đại tràng là không đủ dinh dưỡng do dung nạp một số loại thực phẩm. Để tránh mất đi lợi ích dinh dưỡng, chúng ta nên tìm cách thay đổi thực phẩm thay vì tránh chúng. Ví dụ gọt vỏ hoặc nấu chín một loại thực phẩm sẽ giúp bạn dễ dung nạp hơn
  • Thực phẩm bổ sung: Một số thực phẩm bổ sung có nhiều chất dinh dưỡng có thể không tiêu hoá được với một số người, và họ cần bù đắp cho sự thiếu hụt dinh dưỡng này. Trong trường hợp, một cá nhân có thể dùng chất bổ sung để thay thế các chất dinh dưỡng mà họ không có được trong thực phẩm. Họ có thể gặp bác sĩ  để hỏi về loại bổ sung nào là tốt nhất vì nhu cầu của mỗi người sẽ khác nhau.
  • Kế hoạch bữa ăn: Hãy lên kế hoạch chi tiết bao gồm đồ ăn nhẹ. Lên kế hoạch cho bữa ăn càng tốt thì bạn sẽ giảm bớt khả năng ăn phải thực phẩm làm trầm trọng thêm triệu chứng của bạn.
  • Hướng dẫn của bác sĩ: Tham khảo ý kiến của bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng để có thể lựa chọn một thực phẩm thay thế an toàn.

Bạn nên ghi lại các loại thực phẩm và triệu chứng của bạn, ngay cả khi bạn đã thiết lập một chế độ ăn kiêng. Các triệu chứng viêm loét dạ dày có thể thay đổi theo thời gian, vì vậy cần phải theo dõi và ghi lại bất kì thay đổi nào liên quan đến chế độ ăn uống. Thỉnh thoảng xem lại kế hoạch ăn kiêng sẽ giải thích được cho bất kì thay đổi nào. Bạn cần thông báo cho bác sĩ nếu các đợt bùng phát trở nên tồi tệ hoặc sảy ra thường xuyên hơn.

Tóm tắt

Không có một chế độ ăn kiêng nào phù hợp với tất cả những người viêm loét đại tràng. Tuy nhiên có thể xác định và loại bỏ bất kì thực phẩm nào làm trầm trọng thêm các triệu chứng làm bạn trở nên khó chịu. Thực phẩm mọi người nên tránh bao gồm: đường sữa, rượu, gluten, thực  phẩm cay, thực phẩm nhiều đường và chất béo.

Một số thực phẩm có thể có lợi cho viêm loét đại tràng bao gồm cá hồi, cá thu, hạt chia, quả óc chó và các loại thực phẩm khác chứa nhiều dầu omega – 3. Viết nhật kí thực phẩm có thể sẽ giúp bạn xác định được một số thực phẩm bạn gặp vấn đề để bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng có thể xây dựng cho bạn một chế độ ăn phù hợp.

Xem thêm video hấp dẫn:

Hãy đến với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Mọi thông tin xin liên hệ Hotline: 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc Fanpage Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM.

Thu Hoài Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM

Theo Medical News Today



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY