Đối với các bệnh nhân tiểu đường, việc cân nhắc trước mọi món ăn, thức uống là điều vô cùng cần thiết để kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa nguy cơ biến chứng. Vì vậy mà nhiều người cũng có cùng câu hỏi không biết tiểu đường ăn bắp được không. Nếu bạn cũng đang băn khoăn điều tương tự, hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết sau để tìm ra câu trả lời nhé!
Contents
Giá trị dinh dưỡng của ngô đối với sức khỏe
Ngô là một loại ngũ cốc nguyên hạt bổ dưỡng, giàu chất dinh dưỡng, bao gồm carbohydrate, protein, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Các dưỡng chất quý giá có trong ngô đem lại cho cơ thể nhiều lợi ích vô cùng to lớn, chẳng hạn như:
- Giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính như bệnh tim, tiểu đường, ung thư nhờ hàm lượng chất xơ, vitamin và kháng chất.
- Thúc đẩy sức khỏe của hệ tiêu hóa nhờ hàm lượng chất xwo vô cùng dồi dào.
- Tăng cường sức khỏe mắt nhờ thành phần lutein và zeaxanthin, giúp ngăn ngừa nguy cơ thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh têhể.
- Tăng cường sức khỏe xương nhờ hàm lượng magie có trong ngô, giúp ngăn ngừa loãng xương và giữ cho xương luôn chắc khỏe.
- Giúp kiểm soát cân nặng nhờ ít calo và giàu chất xơ, giúp bạn cảm thấy no lâu hơn và giảm đáng kể cảm giác thèm ăn.
>>> Tìm hiểu: đường dành cho người tiểu đường có tốt không?
Bắp chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe
Người bị tiểu đường ăn bắp được không?
Bắp là một loại thực phẩm giàu tinh bột, nhưng có chỉ số đường huyết (GI) thấp, khoảng 52 sau khi luộc chín. Vì vậy mà việc ăn bắp sẽ không làm tăng đường huyết quá cao hoặc quá nhanh.
Ngoài ra, bắp cũng chứa nhiều chất xơ, giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thu đường vào máu. Chất xơ cũng có nhiều lợi ích khác cho sức khỏe, bao gồm giúp kiểm soát cân nặng, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tiểu đường type 2.
Do đó, bắp là một lựa chọn thực phẩm phù hợp cho người bị tiểu đường. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý ăn bắp với lượng vừa phải, khoảng 1/2 chén (100 gam) luộc chín mỗi bữa. Ngoài ra, cũng cần kết hợp bắp với các loại thực phẩm khác có chỉ số GI thấp để kiểm soát đường huyết tốt hơn.
>>> Giải đáp: ăn mặn có bị tiểu đường không?
Người bị tiểu đường có thể ăn bắp được
Người bị tiểu đường ăn bắp luộc được không?
Câu trả lời cho câu hỏi tiểu đường ăn ngô được không đó là có. Bởi bắp luộc là món ăn có chỉ số đường huyết (GI) thấp, khoảng 52, nên không gây tăng đường huyết đột ngột sau khi ăn. Ngoài ra, bắp luộc cũng có hàm lượng chất xơ cao, giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ đường vào máu.
Tiểu đường ăn ngô luộc được không? Tiểu đường có thể ăn ngô luộc
Một số lưu ý cho bệnh nhân tiểu đường khi ăn ngô
Có thể thấy, ngô là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng cũng có chứa hàm lượng tinh bột cao, nếu ăn quá nhiều có thể làm tăng lượng đường huyết đối với bệnh nhân bị tiểu đường.
Sau đây là một số lưu ý quan trọng khi ăn bắp đối với bệnh nhân tiểu đường:
- Kiểm soát khẩu phần ăn: Lượng carbohydrate mỗi bữa được khuyến nghị cho người tiểu đường dao động từ 45 đến 60 gam. Trong khi đó, Mỗi chén ngô nấu chín chứa khoảng 25 gam carbohydrate, vì vậy bạn chỉ nên ăn khoảng ½ chén ngô luộc mỗi bữa.
- Ăn ngô cùng với các thực phẩm giàu protein và chất xơ như thịt nạc, cá, các loại đậu, rau xanh, trái cây,… để kiểm soát lượng đường trong máu.
- Tránh ăn ngô chiên, rán, nướng do các cách chế biến này sẽ làm tăng lượng calo và chất béo trong ngô, từ đó có thể làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng của bệnh tiểu đường.
- Theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên và nhất là sau khi ăn ngô để đảm bảo không bị tăng quá cao.
>>> Tìm hiểu chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh tiểu đường
Cần kiểm soát khẩu phần ăn để đảm bảo lượng đường huyết không tăng quá cao
Một số món ăn được chế biến từ bắp phù hợp với bệnh nhân tiểu đường
Sau khi biết được câu trả lời cho câu hỏi tiểu đường ăn bắp được không thì chắc hẳn bạn cũng rất quan tâm đến vấn đề chế biến bắp sao cho vừa ngon lại vừa không làm ảnh hưởng đến đường huyết. Sau đây là một số món ăn mà bạn có thể tự thực hiện tại nhà với bắp:
- Bắp luộc: Đây là món ăn đơn giản, dễ làm và giữ được nhiều chất dinh dưỡng của bắp. Khi luộc bắp, nên luộc chín tới, không nên luộc quá lâu để bắp không bị nát và mất chất.
- Bắp xào với dầu oliu: Bắp xào là món ăn thơm ngon, hấp dẫn và có thể kết hợp với nhiều loại rau củ khác nhau. Khi xào bắp, nên sử dụng dầu ô liu hoặc dầu thực vật thay vì mỡ động vật để giảm lượng chất béo.
- Canh bắp: Canh bắp là món ăn thanh mát, dễ ăn và có thể dùng làm món chính hoặc món ăn phụ. Khi nấu canh bắp, nên kết hợp với các loại rau củ khác như cà rốt, đậu cô ve, nấm,… để tăng thêm hương vị và chất dinh dưỡng.
- Salad bắp: Salad bắp là món ăn nhẹ nhàng, bổ dưỡng và có thể dùng thay thế bữa ăn phụ. Khi làm salad bắp, nên kết hợp với các loại rau củ khác như cà chua, dưa leo, xà lách,… để tăng thêm hương vị và chất xơ.
Salad bắp là sự lựa chọn hoàn hảo cho bữa phụ
Ngoài ra, bệnh nhân tiểu đường cũng có thể sử dụng bắp để làm các món ăn khác như chè bắp, bánh bắp,… Tuy nhiên, cần lưu ý lượng ăn vừa phải, không nên ăn quá nhiều để tránh làm tăng lượng đường huyết.
Như vậy, câu trả lời cho câu hỏi “Tiểu đường ăn bắp được không?” là Có. Bắp là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, có chỉ số đường huyết thấp, phù hợp cho người bị tiểu đường. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý chỉ nên ăn bắp với lượng vừa phải, khoảng 1/2 chén ngô luộc mỗi bữa, để tránh làm tăng đường huyết đột ngột. Chúc bạn luôn có một sức khỏe tốt, hạnh phúc và yêu đời!