Các bậc cha mẹ thường phàn nàn về việc trẻ nhỏ biếng ăn. Tuy nhiên điều này cũng thường xảy ra ở trẻ trong độ tuổi từ 2 đến 5 tuổi. Trong một số trường hợp, nguyên dẫn đến việc chán ăn hay biếng ăn ở trẻ khá lo ngại. Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM sẽ cho bạn biết những lý do có thể khiến trẻ chán ăn, cách khắc phục và các chất bổ sung có thể giúp trẻ ăn trở lại.
Contents
Khi nào bạn lên lo lắng đến tình trạng biếng ăn của trẻ?
Nếu con bạn có cân nặng và chiều cao bình thường so với đối với độ tuổi của chúng, thì có lẽ không có lý do gì để lo lắng, vì một số trẻ thấp bé có thể có nhu cầu ăn ít hơn và do đó ít thèm ăn hơn. Nhưng nếu trẻ biếng ăn đột ngột, kèm theo sụt cân thì trẻ nên được đi khám bác sĩ để xác định rõ nguyên nhân và khắc phục.
Những lý do có thể khiến trẻ biếng ăn
Nếu con bạn luôn mệt mỏi và cáu kỉnh, thì có thể là do biếng ăn. Dưới đây là một số lý do có thể khiến trẻ chán ăn:
Tốc độ tăng trưởng chậm
Những thay đổi về tăng trưởng có thể gây ra tình trạng chán ăn ở trẻ em. Trong năm đầu tiên, trẻ phát triển nhanh chóng. Nhưng sau đó, tốc độ tăng trưởng chậm lại và chúng có thể ăn ít thức ăn hơn. Trong giai đoạn này, việc giảm cảm giác thèm ăn là điều hoàn toàn bình thường. Trên thực tế, trong năm thứ hai của cuộc đời, trẻ chỉ cần tăng 2,3kg và 12 cm so với 7 kg và 21 cm trong năm đầu tiên.
Đau ốm
Các vấn đề sức khỏe, nhiễm bệnh thường có thể dẫn đến biếng ăn ở trẻ em. Nếu trẻ đang bị đau họng, cảm cúm, tiêu chảy, nhức đầu, sốt hoặc các triệu chứng khác, thì chúng có thể ăn ít hơn. Tuy nhiên, hầu hết trẻ em đều ăn trở lại khi khỏe hơn.
Căng thẳng
Căng thẳng có thể có nhiều tác động tiêu cực, bao gồm biếng ăn ở trẻ. Nếu bạn nhận thấy con mình mất hứng thú với việc ăn uống hoặc khó ngủ, thì có thể chúng đang bị căng thẳng. Để giải quyết tình trạng kém ăn của trẻ, bạn cần xác định nguyên nhân gây ra căng thẳng và giảm bớt nó. Một số nguyên nhân phổ biến gây căng thẳng ở trẻ:
– Các vấn đề gia đình như sự mất mát trong gia đình, cái chết của thú cưng hoặc sự ra đời của anh chị em
– Trẻ bị bắt nạt
– Không đối phó được với áp lực học tập và những kỳ vọng không thực tế của cha mẹ
Trầm cảm
Trầm cảm có thể là một lý do khác khiến trẻ biếng ăn. Hầu hết các bậc cha mẹ đều nhầm lẫn trầm cảm với buồn bã. Nhưng buồn bã và trầm cảm không giống nhau. Cảm giác buồn sẽ mất đi theo thời gian, nhưng trầm cảm thì không. Trầm cảm không chỉ khiến trẻ buồn mà còn cản trở cuộc sống bình thường của chúng.
Nếu con bạn tỏ ra thiếu hứng thú với các hoạt động mà trước đây chúng rất thích, thì chúng có thể bị trầm cảm. Sự thay đổi trong thói quen ăn uống có thể là một dấu hiệu rõ ràng của bệnh trầm cảm. Vì thế, cần đưa đến các phòng khám dinh dưỡng cho trẻ em uy tín để kịp thời phát hiện, khắc phục và có chế độ ăn uống hợp lý cho bé.
Biếng ăn tâm lý
Đôi khi, để bắt chước một thần tượng trên màn ảnh hay vì một số lý do khác, trẻ nảy sinh tâm lý chán ghét việc ăn uống. Trẻ sẽ cố gắng nhịn ăn càng lâu càng tốt. Ngay cả khi trẻ ăn, trẻ sẽ chọn thực phẩm ít chất béo và sau đó cảm thấy tội lỗi khi ăn chúng. Yếu tố di truyền, mất cân bằng hóa chất trong não và các vấn đề về phát triển cũng có thể gây ra chứng chán ăn tâm lý.
Nếu con bạn lảng tránh thức ăn hoặc tập thể dục nhiều hơn mức cần thiết, đồng thời giảm cân trầm trọng, chúng có thể đang mắc chứng biếng ăn tâm lý. Một chuyên gia về rối loạn ăn uống có thể giúp trẻ lấy lại cảm giác thèm ăn lành mạnh.
>>>Tìm hiểu thêm: Một chế độ ăn cân đối và lành mạnh – Viam Clinic
Thuốc
Nếu trẻ đã sử dụng một đợt kháng sinh gần đây, sự thèm ăn của chúng có thể bị ảnh hưởng. Một số loại thuốc khác cũng có thể ảnh hưởng đến sự thèm ăn.
Thiếu máu
Thiếu máu là một nguyên nhân khác có thể khiến trẻ giảm cảm giác thèm ăn. Trẻ bị thiếu máu thường hay lờ đờ, mệt mỏi và cáu kỉnh. Nếu không được điều trị, thiếu máu có thể cản trở sự phát triển của con bạn cũng như ảnh hưởng đến quá trình nhận thức học tập. Hãy cho trẻ đi xét nghiệm máu nếu bạn nghi ngờ trẻ bị thiếu máu.
Nhiễm giun sán
Nhiễm giun sán có thể khiến trẻ biếng ăn. Giun xâm nhập vào hệ tiêu hóa của trẻ và sống ký sinh ở đó, gây chảy máu đường ruột, biếng ăn, kiết lỵ,… Bạn có thể mua thuốc tẩy giun và cho trẻ uống theo chỉ định. Nếu bạn nuôi thú cưng, hãy tẩy giun cho chúng hai lần một năm và tẩy giun cho con bạn hàng năm sau 1tuổi hoặc theo lời khuyên của bác sĩ.
Táo bón
Tình trạng đi vệ sinh không thường xuyên của trẻ có thể dẫn đến táo bón. Trẻ chán ăn có thể gây táo bón. Một dấu hiệu của táo bón là phân cứng.
Ngoài những nguyên nhân trên, biếng ăn ở trẻ còn có thể do những nguyên nhân khác như cách nuôi dạy con có phần áp đặt của cha mẹ, tình trạng kinh tế xã hội, thiếu đa dạng thực phẩm trong bữa ăn
>>>Tìm hiểu thêm: Phải làm gì nếu sữa công thức đang gây táo bón cho trẻ?
Làm thế nào để cải thiện tình trạng biếng ăn của trẻ?
Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM giới thiệu với bạn một số cách tự nhiên để tăng sự thèm ăn của trẻ:
– Lựa chọn những món ăn vặt lành mạnh cho trẻ. Ví dụ, cho trẻ ăn đậu phộng rang thay vì khoai tây chiên giòn và bánh mì sandwich hoặc rau nướng thay vì bánh quy.
– Không cho trẻ ăn vặt khi đến giờ ăn; duy trì khoảng cách thời gian nhất định giữa các bữa
– Đậu phộng có thể giúp tăng cảm giác thèm ăn và bổ sung protein cho trẻ, do đó, hãy cân nhắc thêm nhiều thực phẩm làm từ đậu phộng vào chế độ ăn của con bạn.
– Nếu con bạn không chịu uống sữa, hãy bổ sung canxi vào chế độ ăn uống của chúng dưới dạng pho mát, sữa chua, kem. Bạn cũng có thể bổ sung sữa hạt cho trẻ
– Nếu con bạn giảm cảm giác thèm ăn, hãy chia nhỏ bữa ăn. Điều này có thể giúp tăng cường trao đổi chất và làm tăng cảm giác thèm ăn.
– Lập danh sách các loại thực phẩm bổ dưỡng mà con bạn thích ăn và điều chỉnh bữa ăn cho phù hợp với khẩu vị của chúng. Khi trẻ nhìn thấy món ăn yêu thích của chúng trên đĩa, chúng có xu hướng ăn nhiều hơn.
– Chọn thực phẩm lành mạnh, giàu calo để tăng cân.
– Một số loại thảo mộc và gia vị như gừng, ớt cayenne có thể hoạt động như chất kích thích sự thèm ăn. Bạn có thể xào các loại thảo mộc và gia vị trong dầu ô liu trước khi trộn chúng vào bữa ăn để tăng thêm hương vị.
– Nhiều người cho rằng nước chanh, gừng và giấm có thể kích thích tiết dịch vị và tạo cảm giác thèm ăn .
– Hãy chuẩn bị những khay rau và đĩa thức ăn nhiều màu sắc cho bữa ăn của trẻ.
– Làm sinh tố với dâu tây, mật ong, chuối, đá và sữa chua Hy Lạp để làm món ăn trở nên thú vị.
– Cố gắng giới thiệu thức ăn và hương vị mới một cách từ từ để trẻ dần làm quen với khẩu vị của chúng.
Nếu tình trạng biếng ăn của trẻ không cải thiện ngay cả khi đã thử các biện pháp này, thì tốt nhất bạn nên đưa con đến Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM vì nguyên nhân của biếng ăn có thể đến từ vấn đề sức khỏe. Ngoài ra, đừng bao giờ trừng phạt hoặc la mắng trẻ khi trẻ ăn ít. Thay vào đó, hãy quan sát cách ăn uống của trẻ và cố gắng tìm ra nguyên nhân khiến trẻ giảm cảm giác thèm ăn.
Đôi khi đứa trẻ ăn đúng với lứa tuổi của chúng và nhưng không được như mong đợi của cha mẹ có thể khiến cha mẹ lo lắng. Với một vài mẹo đơn giản, bạn có thể ngăn ngừa chứng biếng ăn ở trẻ trong trường hợp trẻ không có các vấn đề về sức khỏe:
– Cố gắng chuẩn bị các bữa ăn trông thú vị nhiều màu sắc trực quan cho trẻ.
– Không tranh cãi hay la mắng trẻ trong giờ ăn.
– Điều chỉnh lịch trình bữa ăn để đảm bảo rằng bạn cho trẻ ăn khi con bạn đói.
– Khuyến khích con bạn lựa chọn thực phẩm lành mạnh.
– Chia nhỏ các bữa ăn cho trẻ, không ép trẻ ăn quá nhiều
– Khuyến khích trẻ hoạt động thể chất.
– Đừng ép trẻ ăn nếu trẻ không đói.
Trẻ biếng ăn có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển lâu dài của trẻ. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy con mình ăn ít hơn bình thường, trước tiên hãy quan sát cách ăn uống của chúng. Theo dõi chiều cao và cân nặng của chúng để xem tình trạng dinh dưỡng cho trẻ em có dưới mức bình thường hay không. Nếu sự thay đổi là do thói quen ăn uống không hợp lý, thì hãy thực hiện các bước để điều chỉnh nó.
Làm thế nào để giúp con trẻ có chế độ dinh dưỡng và luyện tập phù hợp để có cơ thể khỏe mạnh, phát triển toàn diện? Liên hệ ngay với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để đăng ký Khám, tư vấn Dinh dưỡng cùng các chuyên gia đầu ngành tại Việt Nam nhé! Đặt lịch khám nhanh và đơn giản tại Hotline: 0935183939 hoặc Fanpage Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM.
BS. Nguyễn Hoài Thu – Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM
Tổng hợp từ Momjunction