Trẻ biếng ăn cần ăn như thế nào để đầy đủ chất dinh dưỡng?

02/12/2022 -  Kiến thức dinh dưỡng

Trẻ biếng ăn, chán ăn, bỏ bữa là tình trạng rất phổ biến hiện nay. Theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Quốc Gia, tỷ lệ trẻ đến khám vì biếng ăn là 37%.

How to Deal With a Picky Eater – Once Upon a Farm

Mặc dù, biếng ăn không phải bệnh nhưng biếng ăn kéo dài sẽ gây ra một vòng xoắn bệnh: Vì trẻ biếng ăn dẫn đến thiếu chất, thiếu chất gây giảm sức đề kháng, giảm sức đề kháng làm cho trẻ ốm nhiều hơn và ăn kém hơn, từ đó trẻ càng biếng ăn và thiếu chất.

Tham khảo ngay: Gói khám, tư vấn dinh dưỡng tăng cân nặng hiệu quả cho trẻ em.

Biếng ăn kéo dài có thể sẽ ảnh hưởng đến dinh dưỡng cũng như sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Biếng ăn có thể khiến trẻ chậm tăng cân, nếu không can thiệp kịp thời trẻ sẽ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng từ nhẹ đến nặng. Để điều trị biếng ăn, cha mẹ cần tìm ra đúng nguyên nhân gây biếng ăn cho trẻ, không nên tự ý bổ sung các thực phẩm bổ sung kích thích ăn ngon cho trẻ.

Thêm vào đó, khi trẻ bị biếng ăn một chế độ ăn uống khoa học và đầy đủ dinh dưỡng cũng rất quan trọng. Trong bài viết này, các chuyên gia của phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM sẽ hướng dẫn các bậc phụ huynh xây dựng một chế độ ăn tốt nhất cho trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng:

Tăng cường chất dinh dưỡng

Nếu trẻ biếng ăn và suy dinh dưỡng đang gặp khó khăn trong việc tăng cân, điều quan trọng là phải bổ sung nhiều chất dinh dưỡng hơn trong chế độ ăn của trẻ. Vì vậy, mẹ không nên lúc nào cũng cho con ăn một món khoái khẩu mà phải đa dạng các loại thực phẩm trong khẩu phần ăn.

Tham khảo thêm: 8 lời khuyên hữu ích cho trẻ kén ăn.

Ngoài ra, việc trang trí và sáng tạo ra những món ăn ngon miệng cũng góp phần kích thích sự thèm ăn của trẻ. Cha mẹ nên chú ý tăng cường bổ sung những chất dinh dưỡng như protein, vitamin D, canxi có trong trứng, sữa, thịt, hải sản vào chế độ ăn của trẻ.

Ngoài ra, bổ sung các vi chất khác cũng rất cần thiết cho trẻ bị suy dinh dưỡng. Ví dụ như, bổ sung thêm thực phẩm giàu sắt (gan động vật, thịt bò…) giúp hạn chế tình trạng thiếu máu, bổ sung thêm kẽm và selen (có nhiều trong hải sản, các loại đậu, lòng đỏ trứng gà,…) có tác dụng kích thích hấp thu dưỡng chất, tăng cường sự thèm ăn cũng như sức đề kháng cho trẻ, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh hơn.

Mẹ cũng có thể bổ sung thêm lượng dầu mỡ vào bữa ăn của trẻ, do loại dưỡng chất này cung cấp năng lượng nhiều hơn so với các chất đạm, tinh bột. Hơn nữa, dầu mỡ còn giúp cơ thể hấp thu các chất vi chất khác như vitamin A, D, E và K.

Chú ý cách chế biến thức ăn

Cooking with Kids (Activities by Age) - Healthy Little Foodies

Chế biến thức ăn cho trẻ cũng góp phần cải thiện tình trạng biếng ăn suy dinh dưỡng. Việc nấu thức ăn mềm, băm nhỏ thay vì xay nhuyễn sẽ giúp trẻ tiêu hóa dễ hơn, và hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng hơn.

Mẹ cũng nên nấu thức ăn vừa phải, không quá loãng cũng không quá đặc. Bởi thức ăn quá loãng thực chất lại không cung cấp nhiều năng lượng; trong khi đó thức ăn quá đặc lại khiến trẻ khó nhai nuốt, trẻ sẽ có cảm giác khó chịu mỗi khi đến giờ ăn.

Hạn chế cho trẻ ăn vặt

Trẻ nhỏ thường hứng thú với các món ăn vặt như kẹo, bánh quy, bánh gạo, bim bim…Tuy nhiên việc để trẻ ăn vặt tùy tiện có thể ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn của trẻ. Ăn vặt trước bữa ăn trẻ sẽ cảm thấy đầy bụng và càng có xu hướng “từ chối” món ăn trong bữa chính, khiến cho tình trạng biếng ăn suy dinh dưỡng có thể trầm trọng hơn.

Lời khuyên cho mẹ lúc này là nên lên thực đơn với những món ăn vặt có giá trị dinh dưỡng như sữa chua, trái cây,… đồng thời lập thời gian biểu cụ thể về bữa phụ dành cho trẻ khi dùng với những món ăn vặt này.

Giúp trẻ cảm thẩy thoải mái khi ăn

Khi trẻ biếng ăn, các bậc phụ huynh thường sẽ dọa nạt hoặc ép trẻ ăn, việc này khiến cho trẻ sợ mỗi khi đến giờ ăn. Đây là một thói quen không tốt, cha mẹ nên thay đổi để giúp trẻ hình thành thói quen ăn uống lành mạnh.

Khi trẻ có tâm lý sợ hãi, chống đối khi đến bữa ăn, cha mẹ không nên ép trẻ ăn mà nên đợi trẻ có cảm giác đói và muốn ăn. Trong các bữa ăn, mẹ chỉ nên đóng vai trò hướng dẫn và khuyến khích, còn lại để trẻ được quyết định.

Một bữa ăn chỉ nên kéo dài tối đa là 30 phút. Trường hợp trẻ không ăn được nhiều mẹ cũng nên kết thúc và cố gắng cho trẻ ăn bù vào bữa kế tiếp hoặc tăng thêm bữa ăn phụ cho trẻ.

Khi trẻ mới tập ăn dặm, cha mẹ không nên cho trẻ ăn rong, không chơi đồ chơi và không xem các thiết bị điện tử. Khi trẻ đã ngồi vào bàn ăn, cần tập trung vào các món ăn.

Khi trẻ bị biếng ăn, ngoài tìm ra nguyên nhân biếng ăn của trẻ, cha mẹ có thể tăng cường chất dinh dưỡng trong các bữa ăn, ngoài ra các chế biến cũng cần phải đa dạng để trẻ có cảm hứng ăn uống hơn.

Với trẻ bị biếng ăn kéo dài mà không tìm được nguyên nhân, cha mẹ nên cho trẻ đi khám tại các phòng khám chuyên khoa để điều trị sớm nhất tránh ảnh hưởng để quá trình phát triển cả về cân nặng và chiều cao của trẻ.

Hãy đến với Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Mọi thông tin xin liên hệ Hotline: 0935.18.3939 hoặc nhắn tin tới Fanpage.

BS. Tùng Duy

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM

Tổng hợp



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY