Trẻ liếm môi có thể là dấu hiệu thiếu vitamin?

23/12/2021 -  Kiến thức dinh dưỡng

Trẻ em rất thích khám phá thế giới xung quanh thông qua các giác quan, vì vậy không phải lo lắng quá khi thấy trẻ mút tay, ngậm đồ đạc hoặc các đồ chơi. Hành vi này có thể là do trẻ bắt chước thú cưng trong gia đình hoặc cố gắng nếm thứ gì đó mới lạ. Nhưng nếu xảy ra nhiều lần thì đây có thể là dấu hiệu của thiếu hụt dinh dưỡng.

Increase your iron intake naturally

Hành vi liếm môi bất thường nhiều bất thường có thể là biểu hiện của sự thiếu hụt nhiều loại vitamin và khoáng chất khác nhau bao gồm vitamin nhóm B, sắt và kẽm.

Liếm môi và thiếu dinh dưỡng

Nếu bạn nhận thấy trẻ liếm môi hoặc quanh miệng nhiều lần thì có thể trẻ đang gặp vấn đề ở môi như nứt nẻ hoặc viêm, hoặc vấn đề với khoang miệng. 

Vì vậy, nếu xuất hiện tình trạng này, trẻ có thể đang bị thiếu vitamin B1 (thiamin). Biểu hiện của thiếu B1 chính là nứt môi hoặc khóe môi.

Tình trạng tương tự cũng có thể xảy ra khi cơ thể bị thiếu hụt các vitamin nhóm B khác bao gồm vitamin B2 (riboflavin), vitamin B3 (niacin), vitamin B12 và thiếu sắt . Thiếu vitamin A, C và K cũng có thể gây tình trạng viêm ở miệng và trên môi.

Khi môi  bị nứt nẻ, chắc chắn trẻ sẽ liếm môi nhiều hơn để làm dịu phần khô nẻ. Tu nhiên điều này sẽ làm tình trạng nứt nẻ môi thêm trầm trọng. Vì vậy, khi nhận thấy tình trạng này xảy ra, bố mẹ cần cho con đi khám càng sớm càng tốt để tránh nhiễm trùng nếu để lâu. 

>>> Tham khảo:Chế độ dinh dưỡng cho trẻ em theo từng độ tuổi

Nhu cầu vitamin nhóm B cho trẻ

Có 8 loại vitamin nhóm B cần thiết cho sức khỏe. Những vitamin này đóng vai trò quan trọng trong cơ thể, từ việc hỗ trợ hệ tiêu hóa và thần kinh đến hỗ trợ quá trình hình thành các tế bào hồng cầu. Phần lớn các vitamin nhóm B có thể được tìm thấy trong thực phẩm như: hải sản, thịt hoặc các sản phẩm động vật khác. 

Trẻ em cần lượng vitamin khác nhau tùy theo độ tuổi. Viện Sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) khuyến nghị nhu cầu vitamin nhóm B cho từng nhóm tuổi:

Nhóm tuổi

Thiamin (mg)

Riboflavin (mg)

Niacin (mg)

Vitamin B12 (mg)

<6 tháng tuổi

0.2

0.3

2

0.4

7 đến 12 tháng tuổi

0.3

0.4

4

0.5

1 đến 3 tuổi

0.5

0.5

6

0,9

4 đến 8 tuổi

0.6

0.6

8

1.2

9 đến 13 tuổi

0.9

0.9

12

1.8

Hành vi liếm bất thường ở trẻ em

Trẻ <24 tháng tuổi thích khám phá môi trường xung quanh thông qua các giác quan: thị giác, thính giác, khứu giác và thậm chí cả vị giác. Điều đó có nghĩa nếu bạn thấy dường như trẻ thích liếm mọi thứ hoặc thích cho đồ chơi vào miệng thì đó đó là hoàn toàn bình thường trong giai đoạn phát triển này. Tuy nhiên, những trẻ lớn hơn (từ 2 – 7 tuổi) có hành vi này có thể là dấu hiệu của một tình trạng gọi là pica.

Pica thường biểu hiện là hành vi liếm hoặc ăn các đồ vật  không  ăn được như: đá, gạch, phấn, xà phòng, đất hoặc đất sét. Tuy nhiên, cũng có thể đơn giản là hành vi liếm hoặc mút, đơn giản chỉ vì trẻ tò tò mò.

Pica thường có liên quan đến sự thiếu hụt chất dinh dưỡng hoặc là dấu hiệu tiềm ẩn của tình trạng này. Trẻ bị pica có thể thiếu máu do thiếu sắt hoặc thiếu kẽm. Tình trạng này thường biến mất khi trẻ được bổ sung đủ các chất dinh dưỡng. Nếu bạn thấy trẻ có tình trạng pica, hãy đến gặp bác sĩ khám dinh dưỡng để xem có cần thiết phải bổ sung các chất dinh dưỡng không.

Bổ sung sắt cho trẻ

Theo Viện Sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ, sắt rất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ em. Trên thực tế, phụ nữ mang thai cần bổ sung thêm sắt để đảm bảo cho sự phát triển của trẻ. Sắt là thành phần chính của huyết sắc tố trong máu, có vai trò:

    • Cung cấp oxy cho các bộ phận khác nhau của cơ thể
    • Hỗ trợ chức năng vận chuyển
    • Hỗ trợ trao đổi chất
    • Tổng hợp nội tiết tố
    • Tổng hợp mô liên kết.

Theo Viện Sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ, nhu cầu sắt cho từng độ tuổi như sau:

    • Trẻ sơ sinh đến 6 tháng tuổi cần 0.27 mg sắt/ngày
    • Trẻ từ 7 – 12 tháng cần 11 mg sắt/ngày
    • Trẻ từ 1 – 3 tuổi cần 7 mg sắt/ngày
    • Trẻ từ 4 – 8 tuổi cần mg sắt/ngày
    • Trẻ lớn hơn từ 9 – 13 tuổi cần 10 mg sắt/ngày.

Thiếu sắt có thể gây thiếu máu, kèm theo xuất hiện các vấn đề về đường tiêu hóa, khó khăn về nhận thức, các vấn đề về chức năng miễn dịch và chức năng điều nhiệt của cơ thể. Thiếu sắt đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em, vì gây ra các vấn đề về tâm thần và nhận thức dẫn đến khó khăn trong học tập. Điều này có nghĩa là thiếu sắt khi còn nhỏ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ em trong suốt cuộc đời, ngay cả khi đến tuổi trưởng thành.

>>> Tìm hiểu: 15 thực phẩm dinh dưỡng tăng trưởng chiều cao cho trẻ

Bổ sung kẽm cho trẻ

5 reasons every woman should up the intake of zinc | TheHealthSite.com

Giống như sắt, kẽm cũng rất quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển của trẻ vì:

    • Đóng vai trò trong khả năng nếm và ngửi
    • Hỗ trợ tổng hợp DNA và protein, cũng như phân chia tế bào
    • Hỗ trợ tăng trưởng và phát triển
    • Hỗ trợ chức năng hệ thống miễn dịch
    • Hỗ trợ chữa lành vết thương.

Theo Viện Sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ, nhu cầu kẽm khuyến nghị cho trẻ theo từng độ tuổi như sau:

    • Trẻ sơ sinh đến 6 tháng tuổi cần 2 mg kẽm/ngày 
    • Trẻ từ 7 tháng đến 3 tuổi cần 3 mg kẽm/ngày
    • Trẻ từ 4 – 8 tuổi cần 5 mg kẽm/ngày
    • Trẻ lớn hơn ở độ tuổi 9 – 13 cần 8 mg kẽm/ngày.

Thiếu kẽm rất nguy hiểm với trẻ em vì tình trạng này làm chậm quá trình tăng trưởng, phát triển của trẻ và làm suy giảm chức năng của hệ miễn dịch.

Hãy đến với Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Mọi thông tin xin liên hệ Hotline: 0935.18.3939 hoặc Fanpage Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM.

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM

Theo Livestrong



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY