Blog

Ăn tổ yến thường xuyên có tốt cho trẻ suy dinh dưỡng?

23/09/2024 -  Kiến thức dinh dưỡng

Ngày nay, tổ yến hay yến chưng không còn xa lạ với nhiều người, đặc biệt là những người có nhu cầu bồi bổ sức khỏe. Nhiều phụ huynh có con suy dinh dưỡng cũng tin rằng trong tổ yến có chứa rất nhiều chất bổ dưỡng, khi cho trẻ ăn thường xuyên sẽ giúp trẻ tăng cân tốt hơn. Tuy nhiên, ăn tổ yến thường xuyên có tốt cho trẻ suy dinh dưỡng? Cùng Bác sĩ của Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Việc ăn tổ yến thường xuyên có tốt cho trẻ suy dinh dưỡng
Việc ăn tổ yến thường xuyên có tốt cho trẻ suy dinh dưỡng

Thành phần của tổ yến là gì?

Tìm Hiểu Giá Trị Thành Phầm Dinh Dưỡng Của Tổ Yến

Tổ yến hay còn gọi là yến sào, thực ra là tổ chim được xây từ nước bọt của loài chim yến tiết ra, chúng sống trong các hang động hay vách đá tại các vùng duyên hải của các nước như Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Philippine… Trong tổ chim yến cũng chứa lông vũ và các mảnh vụn khác nhau.

Tổ yến thường được nhặt sạch lông và các mảnh vụn khác trước khi đem đi chưng với đường nâu/ đường phèn để tạo thành món yến chưng bổ dưỡng.

Giá trị dinh dưỡng của tổ yến đến từ các thành phần protein, carbohydrate và các nguyên tố vi lượng. Protein chiếm khoảng 50-55% trọng lượng trong đó bao gồm 9 loại acid amin thiết yếu như phenylalanine, valine, threonine, histidine, tryptophan, isoleucine, methionine, lysine và leucine. Hàm lượng carbohydrate chỉ đứng sau protein và chủ yếu là acid sialic. Các nguyên tố vi lượng trong tổ yến bao rất đa dạng như canxi, phospho, magie, natri, kali, kẽm, mangan và sắt. Những chất này tạo nên giá trị dinh dưỡng cho tổ yến và có tác dụng tăng cường sức khỏe cho người sử dụng.

Đọc thêm tại bài viết: Bác sĩ khám dinh dưỡng tốt nhất

Lợi ích của tổ yến

Công dụng về sức khỏe và sắc đẹp của yến sào đối với phụ nữ - Nhà thuốc FPT Long Châu

Tổ yến được biết đến với nhiều lợi ích về sức khỏe khác nhau như:

  • Bồi bổ sức khỏe, chống lại bệnh tật: Với hàm lượng cao protein và carbohydrate với đa dạng các khoáng chất, tổ yến cung cấp cho cơ thể các chất cần thiết để tăng cường sức khỏe, chống lại các bệnh nhiễm trùng.
  • Tăng cường sức khỏe xương: Trong tổ yến chứa glucosamin và các khoáng chất cần thiết cho sự phát triển và chắc khỏe của xương như canxi, sắt, mangan, kẽm,…
  • Tăng cướng sức khỏe não bộ: Tổ yến chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa – được chứng minh là giúp giảm viêm và giảm căng thẳng oxy hóa – từ đó tăng cường hiệu suất của não bộ và giúp bảo vệ não.
  • Hỗ trợ giảm nhẹ bệnh tiểu đường: Lượng đường trong máu cao thúc đẩy quá trình oxy hóa và là yếu tố nguy cơ chính gây bệnh tim ở những người mắc bệnh tiểu đường. Một số nghiên cứu đã chứng mình rằng tổ yến có thể bảo vệ mạch máu của người mắc bệnh tiểu đường khỏi tình trạng stress oxy hóa.
  • Làm đẹp: Các protein trong tổ yến đã được chứng minh là có tác dụng bảo vệ hàng rào bảo vệ da và cung cấp các đặc tính chống lão hóa cho da.

Tuy nhiên, những tác dụng này còn khá mơ hồ và vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu trên con người hơn nữa để chứng minh những tác dụng kể trên của tổ yến đối với sức khỏe của con người.

Việc ăn tổ yến thường xuyên có tốt cho trẻ suy dinh dưỡng?

Ăn yến thường xuyên có tốt cho trẻ bị suy dinh dưỡng? VIAM clinic

Trẻ bị suy dinh dưỡng do nhiều nguyên nhân khác nhau như sinh non, chế độ dinh dưỡng kém, trẻ mắc các bệnh lý nhiễm khuẩn, ốm đau kéo dài, biếng ăn,… Việc cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng cho con cần phải được thực hiện đúng cách, cha mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ để tìm và xác định nguyên nhân gây suy dinh dưỡng ở con, từ đó đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp với từng trẻ.

Đọc thêm tại bài viết: Trẻ suy dinh dưỡng ăn thế nào để tăng cân?

Cha mẹ cần chú ý, tuy có thành phần phong phú và bổ dưỡng nhưng với hàm lượng chỉ khoảng 3-7 gram yến sào trong mỗi cốc yến chưng là quá ít để có thể mang lại giá trị dinh dưỡng to lớn.

Yến sào cũng là món ăn đắt đỏ với phương pháp thu hoạch rất nguy hiểm và cho ra sản lượng không cao. Do đó, yến sào được bán trên thị trường hiện nay chủ yếu được lấy từ tổ yến nuôi thay vì thu hoạch tự nhiên từ các hang động. Bên cạnh đó, việc làm giả tổ yến để bán cũng đang gia tăng. Phụ huynh sẽ dễ mua phải hàng giả hoặc hàng kém chất lượng trên thị trường, làm giảm chất lượng của yến sào khi cho trẻ ăn.

Ngoài ra, việc chế biến yến sào thường là chưng yến cùng đường phèn để át đi vị tanh của yến. Do đó, trẻ dễ bị nạp quá nhiều đường bổ sung nếu ăn yến sào quá thường xuyên, đặc biệt là với những trẻ đang gặp tình trạng suy dinh dưỡng thể thừa cân, béo phì cần hạn chế tiêu thụ đường bổ sung.

Cha mẹ cần biết rằng một chế độ dinh dưỡng cân bằng là cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Do đó, cha mẹ nên cho trẻ ăn đầy đủ các nhóm thực phẩm bao gồm tinh bột, đạm, chất béo, rau xanh và trái cây thay vì tập trung vào những thực phẩm được quảng cáo là bổ dưỡng nhưng lại tiềm ẩn nhiều vấn đề sức khỏe. Nếu trẻ đang gặp tình trạng suy dinh dưỡng, cha mẹ nên cho trẻ tới gặp bác sĩ để tìm ra phương pháp điều trị thích hợp cho con, cha mẹ nhé.

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM cung cấp các dịch vụ tư vấn, thăm khám dinh dưỡng cho trẻ  em và người lớn với cam kết hỗ trợ nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và cải thiện các tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng, thừa cân,… Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

Bs. Hoài Thu – Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM



| Bình luận

Những câu hỏi thường gặp về dinh dưỡng và bệnh ung thư

22/09/2024 -  Kiến thức dinh dưỡng

Hàng ngày Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM gặp rất nhiều các câu hỏi thắc mắc hoặc đề nghị giải đáp về vấn đề ăn uống với bệnh ung thư. Bài viết này sẽ tổng hợp một số câu hỏi thường gặp và giải đáp từ chuyên gia dinh dưỡng PGs.TS.BS Nguyễn Xuân Ninh, hy vọng giúp bạn đọc hiểu rõ hơn mối liên quan giữa dinh dưỡng và ung thư.

1-Acrylamide là gì, chúng liên quan gì với ung thư ?

1 loại "cơm" ăn rất ngon nhưng có chứa một chất được WHO xếp vào nhóm gây ung thư

Acrylamide là một loại hóa chất được sử dụng trong một số quy trình công nghiệp. Chúng cũng được tìm thấy trong một số loại thực phẩm và khói thuốc lá. Acrylamide trong thực phẩm được hình thành khi axit amin asparagine trong thực phẩm phản ứng với một số loại đường khi ở nhiệt độ cao. Nguồn “cung cấp” acrylamide trong chế độ ăn uống của chúng ta chủ yếu là khoai tây chiên, khoai tây lát, bánh quy giòn, bánh mì, bánh quy, ngũ cốc ăn sáng, ô liu đen đóng hộp, nước ép mận và cà phê.

Acrylamide được Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) phân loại là “chất có khả năng gây ung thư”, chủ yếu dựa trên các thí nghiệm trên động vật. Tuy nhiên, một số lượng lớn các nghiên cứu trên người không tìm thấy bằng chứng mạnh mẽ nào cho thấy acrylamide trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư.

Đọc thêm: Acrylamide trong thực phẩm và nguy cơ ung thư | VIAM (vienyhocungdung.vn)

2- Chất chống oxy hóa/Antioxidants giảm nguy cơ ung thư?

Antioxidant là gì? Công dụng và ứng dụng của Antioxidant

Quá trình sống và phát triển, có nhiều tác nhân có hại đến từ môi trường bên ngoài, cũng như được sinh ra trong quá trình chuyển hóa, gây tổn thương đến tế bào và mô của cơ thể. Trong khi có một số chất dinh dưỡng và hợp chất khác lại có tác dụng bảo vệ chống lại tác nhân gây hại trên, giúp bảo vệ và sửa chữa các tổn thương của tế bào. Những chất gây tổn thương tế bào làm tăng nguy cơ ung thư, chất chống oxy hóa thì lại được cho là có tác dụng bảo vệ và chống lại ung thư.

Chất chống oxy hóa trong chế độ ăn uống bao gồm vitamin C, vitamin E, carotenoids và nhiều thành phần thực phẩm khác. Rau xanh và trái cây tươi, nhiều màu sắc là nguồn giàu các chất chống oxy hóa này; ngoài ra rau quả cũng cung cấp nhiều chất dinh dưỡng quan trọng khác cho cơ thể.

Tuy nhiên chưa có những chứng minh lâm sàng trên người về tác dụng bổ sung chất chống oxy hóa làm giảm nguy cơ ung thư. Bởi nguyên nhân và diễn biến của ung thư rất phức tạp, kéo dài, có nhiều yếu tố tác động. Bỏi vậy, các lời khuyên sử dụng chất chống oxy hóa trong phòng chống các bệnh mạn tính và ung thư là dựa trên các cơ sở lý thuyết. Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM khuyến nghị bạn có thể bổ sung chất chống oxy hóa thông qua nguồn thực phẩm tự nhiên thay vì thuốc, thực phẩm bổ sung.

3- Asen có phải là nguyên nhân gây ung thư?

Asen được xếp vào nhóm chất gây ung thư cho con người, ung thư phổi, bàng quang và da. Asen là một nguyên tố tự nhiên có trong đá và đất, nước, không khí, thực vật và động vật, cũng như trong các hợp chất công nghiệp và nông nghiệp.

Ngộ độc asen

Asen có hai dạng:

  • Dạng vô cơ: sử dụng trong công nghiệp và trong các sản phẩm xây dựng, trong nước bị ô nhiễm asen. Đây là những dạng asen độc hại hơn và có liên quan đến ung thư.
  • Dạng hữu cơ: được cho là ít độc hơn so với asen vô cơ và được cho là không có liên quan đến ung thư.

Các nguồn tiếp xúc chủ yếu với asen là thực phẩm và nước. Một số quốc gia, khu vực trên thế giới bị nhiễm hàm lượng asen cao trong nước, Việt Nam cũng có một số khu vực có hàm lượng asen cao hơn mức cho phép trong nước uống, nước sông ngòi. Thậm chí một số loại cá sống ở tầng nước đáy hay cua, ốc, thậm chí trong gạo sản xuất ở vùng nhiễm asen, trong thực phẩm đóng hộp.

Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu về Asen trong thực phẩm dưới góc độ khoa học | VIAM (vienyhocungdung.vn)

Một số khuyến nghị từ các chuyên gia dinh dưỡng:

  • Nguồn nước máy công cộng cần kiểm tra định kỳ chỉ tiêu vệ sinh, trong đó có hàm lượng asen.
  • Các gia đình sử dụng nước giếng nên kiểm tra mức độ asen tại một phòng thí nghiệm uy tín.
  • Người dân miền núi sử dụng nước suối hoặc nước nguồn từ các vùng núi đá cũng nên kiểm tra hàm lượng asen trong nước.

Máy lọc nước thông thường không có hiệu quả loại bỏ asen; người dân sống ở vùng nước ô nhiễm nên sử dụng các nguồn thay thế, tránh tiêu thụ quá nhiều thực phẩm được biết là có chứa hàm lượng asen cao, bao gồm hải sản, gạo và các chế phẩm, nước ép trái cây.

4- Cà phê có ảnh hưởng tới ung thư không?

Khám phá các bí quyết đỉnh cao được áp dụng khi chọn mua cafe

Cà phê có làm giảm hay làm tăng nguy cơ mắc các loại ung thư khác nhau hay không vẫn là một vấn đề đang nghiên cứu. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng cà phê có thể làm giảm nguy cơ ung thư gan và nội mạc tử cung, mặc dù mối liên hệ với ung thư nội mạc tử cung có thể bị nhầm lẫn với hút thuốc. Một số bằng chứng cho thấy cà phê làm giảm nguy cơ ung thư miệng, họng và thanh quản, cũng như ung thư tế bào đáy của da ở cả nam và nữ.

Một số nghiên cứu lại cho rằng việc tiêu thụ đồ uống rất nóng, chẳng hạn như cà phê và/hoặc trà, có thể làm tăng nguy cơ ung thư thực quản. Do đó, có thể tránh uống cà phê và các loại đồ uống khác ở nhiệt độ rất cao.

Cà phê rang chứa hàng trăm hợp chất có hoạt tính sinh học, bao gồm caffeine, flavonoid, lignan và các polyphenol khác. Những hợp chất này và các hợp chất khác đã được chứng minh là làm tăng mức tiêu hao năng lượng, bảo vệ chống lại tổn thương tế bào, điều chỉnh quá trình sửa chữa DNA, có đặc tính chống viêm và ức chế di căn ung thư. Cà phê cũng ảnh hưởng đến thời gian thức ăn ở trong ruột, chuyển hóa chất gây ung thư ở gan, góp phần làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư tiêu hóa.

5- Thực phẩm biến đổi gen có gây ung thư ?

Cây trồng biến đổi gen được tạo ra bằng cách thêm gen từ các loại cây trồng hoặc sinh vật khác để tăng khả năng chống lại sâu bệnh của cây, làm chậm quá trình hư hỏng hoặc cải thiện khả năng vận chuyển, hương vị, thành phần dinh dưỡng hoặc các phẩm chất mong muốn khác. Nhiều loại thực phẩm biến đổi gen được sử dụng rộng rãi trên nhiều nước từ những năm 1990, bao gồm châu Mỹ, châu Á, trong đó có Việt Nam. Nổi bật là đậu tương, hạt có dầu, chiếm trên 70% các loại thực phẩm chế biến tại các siêu thị Hoa Kỳ—bao gồm pizza, khoai tây chiên, bánh quy, kem, nước sốt trộn salad, xi-rô ngô và bột nở – có chứa các thành phần từ đậu nành, ngô hoặc cây cải dầu biến đổi gen.

Thực phẩm biến đổi gen GMO ở Việt Nam.[VietAir Cargo]

Nhiều nước châu Âu chưa chấp nhận sử dụng thực phẩm biến đổi gen, với lý do chúng có thể tác động tiềm ẩn có hại cho cơ thể. Do vậy các nước quy định nhãn sản phẩm phải ghi rõ loại thực phẩm có chứa thành phần biến đổi gen.

Đọc thêm: Thực phẩm biến đổi gen: lợi ích và nguy cơ | VIAM (vienyhocungdung.vn)

Về lý thuyết, những gen bổ sung này có thể tạo ra các chất có thể gây ra phản ứng ở những người nhạy cảm hoặc bị dị ứng, hoặc dẫn đến nồng độ hợp chất cao có thể gây ra các tác động đến sức khỏe. Tuy nhiên, hiện tại không có bằng chứng nào cho thấy thực phẩm hiện có trên thị trường có chứa thành phần biến đổi gen gây hại cho sức khỏe con người hoặc làm tăng hoặc giảm nguy cơ ung thư. Do vậy Tổ chức Y tế Thế giới và nhiều Hiệp hội khoa học quốc tế đều cho rằng các bằng chứng hiện tại cho thấy thực phẩm có chứa thành phần biến đổi gen là an toàn.

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM cung cấp các dịch vụ tư vấn, thăm khám dinh dưỡng cho trẻ  em và người lớn với cam kết hỗ trợ nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và cải thiện các tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng, thừa cân,… Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

PGS.TS.BS Nguyễn Xuân Ninh – Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM

 



| Bình luận

Vitamin C: Đồng minh đắc lực giúp bạn sở hữu cơ bắp săn chắc

20/09/2024 -  Kiến thức dinh dưỡng

Bên cạnh việc hỗ trợ hệ miễn dịch, vitamin C còn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe cơ bắp, đặc biệt là khi chúng ta già đi. Cơ bắp khỏe mạnh không chỉ giúp chúng ta di chuyển linh hoạt mà còn là yếu tố quyết định chất lượng cuộc sống. Vậy vitamin C tác động đến cơ bắp như thế nào và chúng ta cần bổ sung bao nhiêu vitamin C mỗi ngày?

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức thông tin về vitamin C trong việc duy trì cơ bắp.

Phân loại các dạng vitamin C và tác dụng của chúng

Tầm quan trọng của cơ bắp với sức khỏe

  • Chống lại sự lão hóa: Cơ bắp khỏe mạnh giúp chúng ta duy trì sự cân bằng, giảm nguy cơ té ngã và gãy xương, đặc biệt ở người cao tuổi.
  • Tăng cường trao đổi chất: Mô cơ hoạt động tích cực hơn mỡ, giúp đốt cháy calo hiệu quả và kiểm soát cân nặng.
  • Bảo vệ xương: Cơ bắp hoạt động như những “dây đàn” kéo căng xương, giúp xương chắc khỏe và giảm nguy cơ loãng xương.
  • Nâng cao chất lượng cuộc sống: Cơ bắp khỏe mạnh giúp chúng ta tự tin hơn trong các hoạt động hàng ngày và tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn.

Đọc thêm tại bài viết: Tăng cường vitamin C có giúp giảm chảy máu chân răng

Nguyên nhân gây mất cơ

  • Lão hóa: Quá trình lão hóa tự nhiên làm giảm hormone testosterone và estrogen, ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp protein và phát triển cơ bắp.
  • Ít vận động: Thiếu vận động khiến cơ bắp bị teo tóp và yếu đi.
  • Chế độ ăn không cân đối: Thiếu protein và các chất dinh dưỡng thiết yếu khác cũng là nguyên nhân gây mất cơ.

Vai trò của vitamin C đối với cơ bắp

  • Tổng hợp collagen: Collagen là thành phần chính của gân, dây chằng và cơ. Vitamin C là chất xúc tác quan trọng trong quá trình sản xuất collagen, giúp duy trì sự đàn hồi và sức mạnh của cơ bắp.
  • Tăng cường quá trình chuyển hóa năng lượng: Vitamin C hỗ trợ quá trình chuyển hóa chất béo thành năng lượng, cung cấp nhiên liệu cho cơ bắp hoạt động.
  • Bảo vệ tế bào cơ: Vitamin C có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp bảo vệ tế bào cơ khỏi tổn thương do gốc tự do gây ra.
  • Hỗ trợ hấp thu sắt: Sắt là thành phần quan trọng của hemoglobin, giúp vận chuyển oxy đến các tế bào cơ. Vitamin C giúp tăng cường khả năng hấp thu sắt từ thực phẩm.

Lưu ý khi bổ sung vitamin C

Nên bổ sung vitamin C qua chế độ ăn uống hàng ngày. Lượng vitamin C cần thiết tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính và tình trạng sức khỏe. Thông thường liều bổ sung với người trưởng thành ở phụ nữ là 75mg còn ở nam giới là 90mg/ ngày

Hầu hết vitamin C là vitamin tan trong nước nên lượng dư thừa thường sẽ tự đào thải qua nước thiểu Tuy nhiên bạn không nên vì thế mà lạm dụng việc bổ sung vitamin C mà nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết liều lượng phù hợp.

Đọc thêm tại bài viết: 7 lợi ích của vitamin C đối với cơ thể bạn

Vậy để có một cơ bắp khỏe mạnh dẻo dai bạn nên:

  • Ưu tiên nguồn thực phẩm giàu vitamin C: Cam, quýt, bưởi, dâu tây, kiwi, ớt chuông, bông cải xanh,…
  • Kết hợp với chế độ ăn giàu protein: Protein là nguyên liệu chính để xây dựng và sửa chữa cơ bắp.
  • Tập luyện đều đặn: Tập thể dục giúp kích thích sự phát triển của cơ bắp.
  • Tham khảo ý kiến chuyên gia: Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.

Vitamin C đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe cơ bắp. Bằng cách bổ sung đủ vitamin C qua chế độ ăn uống và kết hợp với chế độ tập luyện hợp lý, chúng ta có thể ngăn ngừa tình trạng mất cơ, duy trì sức khỏe và tuổi thọ.

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM cung cấp các dịch vụ tư vấn, thăm khám dinh dưỡng cho trẻ  em và người lớn với cam kết hỗ trợ nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và cải thiện các tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng, thừa cân,… Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

Bs. Hoài Thu – Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM



| Bình luận

Bộ đôi hoàn hảo cho vóc dáng khỏe mạnh: Dinh dưỡng và tập luyện

18/09/2024 -  Kiến thức dinh dưỡng

Có thể bạn chưa biết, quá trình tìm lại vóc dáng khỏe mạnh của bạn cần đến “bộ đôi hoàn hảo” luôn song hành và bổ trợ cho nhau: Chế độ dinh dưỡng và tập luyện đúng cách.

Giảm cân và cải thiện vóc dáng luôn là mục tiêu hàng đầu của nhiều người, đặc biệt trong xã hội hiện đại, khi lối sống ít vận động và chế độ dinh dưỡng không hợp lý đang dần trở thành vấn nạn. Thừa cân, béo phì không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sức khỏe, khiến cơ thể có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, tăng huyết áp…

Tuy nhiên, hành trình tìm lại vóc dáng thon gọn và một cơ thể khỏe mạnh không chỉ đơn giản là việc ăn kiêng hay tập luyện quá sức. Để đạt được mục tiêu này một cách hiệu quả và bền vững, chúng ta cần hiểu rằng dinh dưỡng và tập luyện là hai yếu tố không thể tách rời, bổ trợ cho nhau như một “bộ đôi hoàn hảo” giúp bạn chinh phục mọi thử thách trên con đường tìm lại sự tự tin và sức khỏe dồi dào.

Chế độ dinh dưỡng cân bằng và tập luyện đúng cách
Chế độ dinh dưỡng cân bằng và tập luyện đúng cách

Dinh dưỡng – Nền tảng vững chắc cho quá trình giảm cân

Dinh dưỡng đóng vai trò then chốt, là nền tảng vững chắc cho quá trình giảm cân hiệu quả. Việc cung cấp đủ dinh dưỡng trước, trong và sau khi tập luyện không chỉ giúp bạn có đủ năng lượng để duy trì thể lực trong suốt quá trình tập luyện, mà còn hỗ trợ quá trình phục hồi và xây dựng cơ bắp sau khi tập luyện, giúp cơ thể đốt cháy calo hiệu quả hơn ngay cả khi bạn đang nghỉ ngơi. Một chế độ ăn giảm cân lành mạnh không đồng nghĩa với việc nhịn ăn hay cắt giảm hoàn toàn một nhóm thực phẩm nào đó, mà là việc lựa chọn thông minh và cân đối các chất dinh dưỡng, bao gồm protein, carbohydrate, chất béo, vitamin và khoáng chất.

Protein nên được ưu tiên từ các nguồn nạc như thịt gà, cá, trứng, các loại đậu… để giúp xây dựng và duy trì khối lượng cơ bắp, đồng thời tăng cường cảm giác no, giảm cảm giác thèm ăn. Carbohydrate phức hợp như gạo lứt, yến mạch, khoai lang… cung cấp năng lượng bền vững và hỗ trợ quá trình giảm cân hiệu quả hơn so với carbohydrate đơn giản (đường, bánh kẹo…). Chất béo không bão hòa đơn và chất béo không bão hòa đa như dầu ô liu, các loại hạt, quả bơ… không chỉ bảo vệ tim mạch mà còn hỗ trợ quá trình giảm cân, giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh từ trong ra ngoài.

Tham khảo thêm: GIẢM CÂN AN TOÀN CHO TRẺ – Viam Clinic

Tập luyện – Đòn bẩy mạnh mẽ cho quá trình đốt cháy mỡ thừa

Cách nhận biết cơ thể đang đốt mỡ cho người đang giảm cân

Tập luyện không chỉ là việc đốt cháy calo, mà còn là cách để bạn tăng cường trao đổi chất, xây dựng cơ bắp săn chắc và cải thiện sức khỏe tim mạch. Một cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai và tràn đầy năng lượng sẽ giúp bạn tự tin hơn trong cuộc sống và công việc. Bạn có thể lựa chọn các bài tập phù hợp với sở thích và thể trạng của mình như chạy bộ, bơi lội, đạp xe, yoga, gym… Mỗi hình thức tập luyện đều có những lợi ích riêng, quan trọng là bạn tìm được một hoạt động mà mình yêu thích và có thể duy trì đều đặn.

Hãy nhớ rằng, tập luyện không phải là một cuộc đua mà là một hành trình dài hơi, với những mục tiêu kiên định. Đừng đặt áp lực quá lớn lên bản thân, hãy bắt đầu từ những bài tập nhẹ nhàng và tăng dần cường độ theo thời gian. Điều quan trọng là duy trì tần suất tập luyện đều đặn, ít nhất 3-4 buổi mỗi tuần, mỗi buổi 30-60 phút, để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Đọc thêm: 6 loại trái cây cực tốt để giảm cân | VIAM (vienyhocungdung.vn)

Kết hợp dinh dưỡng và tập luyện – Chìa khóa vàng cho thành công

Để đạt được hiệu quả giảm cân tối ưu và cải thiện vóc dáng một cách bền vững, bạn cần kết hợp chế độ dinh dưỡng lành mạnh với chương trình tập luyện phù hợp. Sự kết hợp này không chỉ giúp bạn đốt cháy calo hiệu quả mà còn cung cấp dưỡng chất cần thiết để xây dựng cơ bắp, tăng cường sức khỏe và duy trì năng lượng cho các hoạt động hàng ngày. Hãy tưởng tượng dinh dưỡng như là nhiên liệu, còn tập luyện là động cơ, cả hai cùng hoạt động nhịp nhàng để đưa bạn đến đích một cách nhanh chóng và an toàn.

7 lưu ý quan trọng khi luyện tập thể thao mùa hè bạn nên biết

Một số lưu ý khi kết hợp dinh dưỡng và tập luyện:

  • Ăn nhẹ trước khi tập luyện khoảng 30-60 phút để cung cấp năng lượng cho cơ thể.
  • Uống đủ nước trước, trong và sau khi tập luyện để tránh mất nước và hỗ trợ quá trình phục hồi.
  • Bổ sung protein sau khi tập luyện để hỗ trợ quá trình phục hồi và xây dựng cơ bắp.
  • Đảm bảo ngủ đủ giấc (7-8 tiếng/ngày) để cơ thể có thời gian phục hồi và tái tạo năng lượng, sẵn sàng cho những buổi tập tiếp theo.

Xem thêm: Phòng khám dinh dưỡng cho trẻ em tốt nhất

Lời khuyên của Chuyên gia

Cân bằng dinh dưỡng và tập luyện không chỉ là một phương pháp giảm cân hiệu quả mà còn là chìa khóa vàng để bạn có một cơ thể khỏe mạnh, một vóc dáng cân đối và một cuộc sống tràn đầy năng lượng.

Hãy nhớ rằng, giảm cân không phải là một cuộc đua mà là một hành trình dài hơi, đòi hỏi sự kiên nhẫn, kỷ luật và một lối sống lành mạnh. Chúc bạn thành công trên con đường chinh phục vóc dáng mơ ước và có được một sức khỏe dồi dào!

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM cung cấp các dịch vụ tư vấn, thăm khám dinh dưỡng cho trẻ  em và người lớn với cam kết hỗ trợ nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và cải thiện các tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng, thừa cân,… Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

TS.BS Trương Hồng Sơn – Viện Y học ứng dụng Việt Nam



| Bình luận

Nhịn ăn gián đoạn cho người bắt đầu

16/09/2024 -  Kiến thức dinh dưỡng

Nhịn ăn gián đoạn (Intermittent Fasting) là một phương pháp ăn uống phổ biến hiện nay, được nhiều người áp dụng để giảm cân, cải thiện sức khỏe và đơn giản hóa lối sống. Một số nghiên cứu cũng cho thấy nhịn ăn gián đoạn có thể giúp cải thiện chức năng nhận thức, sức khỏe tim mạch và hệ tiêu hóa.

Nhịn ăn gián đoạn cho người bắt đầu

Nhịn ăn gián đoạn là gì?

Nhịn ăn gián đoạn là một phương pháp ăn uống luân phiên giữa thời gian ăn và thời gian nhịn ăn. Phương pháp này không chỉ định cụ thể nên ăn những thực phẩm nào mà tập trung vào thời điểm ăn. Do đó, nhịn ăn gián đoạn không phải là một chế độ ăn kiêng mà là một phương pháp ăn uống.

Các phương pháp nhịn ăn gián đoạn phổ biến bao gồm nhịn ăn 16 giờ và ăn trong 8 giờ mỗi ngày, hoặc nhịn ăn 24 giờ hai lần một tuần. Nhịn ăn đã là một thói quen trong quá trình tiến hóa của con người, giúp chúng ta có khả năng hoạt động mà không cần thức ăn trong thời gian dài. Ngoài ra, nhiều người cũng nhịn ăn vì lý do tôn giáo hoặc tâm linh, như trong đạo Hồi, Thiên Chúa giáo và Phật giáo.

Đọc thêm tại bài viết: Sau khi nhịn ăn gián đoạn nên làm gì?

Dưới đây là một số thay đổi xảy ra trong cơ thể bạn khi bạn nhịn ăn:

  • Tác động đến hormone tăng trưởng GH: Mức độ GH của bạn tăng lên. Điều này có thể giúp giảm mỡ và tăng cơ.
  • Insulin: Khi bạn nhịn ăn, độ nhạy insulin của bạn cải thiện và mức độ insulin giảm xuống. Mức insulin thấp hơn làm cho chất béo dự trữ trong cơ thể dễ tiếp cận hơn.
  • Sửa chữa tế bào: Khi nhịn ăn, các tế bào của bạn khởi động các quá trình sửa chữa tế bào. Điều này bao gồm tự thực bào, nghĩa là các tế bào tiêu hóa và loại bỏ các protein cũ và không hoạt động tích tụ bên trong chúng.
  • Biểu hiện gen: Nhịn ăn có thể gây ra sự thay đổi trong chức năng của các gen liên quan đến tuổi thọ và phòng ngừa bệnh tật.

Giảm cân là lý do phổ biến nhất mà mọi người thử nhịn ăn gián đoạn. Bằng cách giảm thời gian ăn, bạn có thể tiêu thụ ít calo hơn mà không nhận ra điều đó. Bên cạnh đó, phương pháp này có thể ảnh hưởng đến các hormone và hỗ trợ giảm cân. Ngoài việc giảm insulin và tăng hormone tăng trưởng, nhịn ăn gián đoạn còn tăng cường sự giải phóng norepinephrine (noradrenaline), một hormone đốt cháy chất béo. Do những thay đổi này, nhịn ăn ngắn hạn có thể tạm thời tăng tốc độ trao đổi chất của bạn.

Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng các khung thời gian được sử dụng để nhịn ăn gián đoạn có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe tổng thể của bạn. Đồng hồ sinh học bên trong cơ thể chúng ta thường bị kích hoạt bởi việc ăn uống, cũng như lượng ánh sáng bạn nhìn thấy. Do đó, nhịn ăn qua đêm khi bạn mong đợi được ngủ có thể có tác dụng tích cực về tim mạch và chữa lành cho cơ thể. Nếu mục tiêu của bạn là ngủ ngon thì việc nhịn ăn gián đoạn đôi khi cũng có thể giúp ích cho bạn.

Đọc thêm tại bài viết6 lời khuyên khi bạn không thể kiểm soát việc ăn uống

Bí quyết nhịn ăn gián đoạn theo độ tuổi giảm cân hiệu quả

Tuy nhiên bạn hãy nhớ rằng lý do chính mà phương pháp nhịn ăn gián đoạn giúp giảm cân là vì nó giúp bạn dễ dàng ăn ít calo hơn tổng thể. Nếu bạn ăn quá nhiều trong khoảng thời gian ăn của mình, bạn có thể không giảm cân.

Nhịn ăn gián đoạn đối với người mới bắt đầu nghe có vẻ khá khó khăn để áp dụng. Bạn có thể tự hỏi liệu những khoảng thời gian dài không ăn có bền vững và phù hợp với lối sống của bạn hay không, hoặc bạn sẽ cảm thấy quá đói trong thời gian nhịn ăn hay không. Tuy nhiên, có nhiều cách nhịn ăn gián đoạn khác nhau, vì vậy nếu bạn đang muốn bắt đầu thử sức với phương pháp này thì cần lựa chọn một phương pháp nhịn ăn phù hợp để bạn bước vào.

Một lựa chọn tốt cho người mới bắt đầu là nhịn ăn trong một số giờ nhất định mỗi ngày. Tùy chọn này cho phép bạn bắt đầu với việc nhịn ăn khoảng 12 tiếng một ngày, trong đó phần lớn thời gian bạn sẽ ngủ. Sau khi bạn cảm thấy thoải mái hơn với việc nhịn ăn 12 tiếng, bạn có thể dần dần kéo dài thời gian nhịn ăn. Công thức nhịn ăn gián đoạn phổ biến là nhịn ăn gián đoạn 16:8, bạn ăn trong khoảng 8 tiếng trong ngày và nhịn ăn trong 16 tiếng còn lại.

Nhịn ăn gián đoạn có thể không phải là một lựa chọn tốt cho tất cả mọi người nhất là những người mắc bệnh lý tiểu đường tip 1, thanh thiếu niên và phụ nữ mang thai hay những người có tiền sử rối loạn ăn uống. Nếu đó là một lựa chọn lành mạnh cho bạn, hãy áp dụng một cách linh động làm sao để bạn có thể áp dụng lâu dài nhất. Và luôn nhớ rằng chất lượng thực phẩm bạn tiêu thụ vẫn là điều vô cùng quan trọng. Bạn phải lưu ý việc ăn thực phẩm dinh dưỡng cũng quan trọng như việc tuân thủ lịch trình nhịn ăn gián đoạn.

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM cung cấp các dịch vụ tư vấn, thăm khám dinh dưỡng cho trẻ  em và người lớn với cam kết hỗ trợ nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và cải thiện các tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng, thừa cân,… Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

Bác sĩ Nguyễn Hoài Thu – Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM



| Bình luận

Người bệnh tiểu đường lưu ý gì khi ăn bánh trung thu?

14/09/2024 -  Kiến thức dinh dưỡng

Mùa trung thu đến, ai cũng mong muốn được thưởng thức hương vị thơm ngon của những chiếc bánh trung thu thơm ngon ngọt ngào. Tuy nhiên, với những người mắc các vấn đề bệnh lý liên quan đến cân nặng chuyển hóa và đặc biệt là bệnh tiểu đường thì việc lựa chọn và thưởng thức bánh trung thu cần phải thật cẩn trọng

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những lưu ý khi thưởng thức món bánh hấp dẫn này vào dịp lễ Trung thu sắp tới.

Tại sao bánh trung thu lại hấp dẫn với người ăn?

Không thể phủ nhận với công nghệ làm bánh ngày càng phát triển, bánh trung thu ngày càng trở nên hấp dẫn, và là một món ăn đặc trưng trong dịp Tết trung thu. Bánh thường được trang trí cầu kỳ với màu sắc tươi sáng, hình dáng bắt mắt, kích thích thị giác ngay từ cái nhìn đầu tiên. Hương thơm ngọt ngào, quyến rũ của bánh nướng, bánh dẻo lan tỏa khắp không gian, khơi gợi vị giác và tạo cảm giác ngon miệng. Sự kết hợp hài hòa giữa vị ngọt của đường, vị béo của thịt mỡ, bơ lạp xưởng, vị thơm của trứng và các loại hạt tạo nên một trải nghiệm vị giác đa dạng và phong phú. Cảm giác mềm mịn, xốp xốp khi thưởng thức bánh mang đến những trải nghiệm thú vị, thư giãn.

Đọc thêm tại bài viêt: Nhịn ăn gián đoạn đối với bệnh tiểu đường

Tại sao bánh trung thu lại không phù hợp với người bệnh tiểu đường?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bánh trung thu truyền thống thường giàu chất béo và bột đường. Không những thế lượng đường trong bánh trung thu lại khá dễ hấp thu và đi vào máu tác động đến đường huyết. Khi người bệnh tiểu đường ăn quá nhiều bánh, lượng đường trong máu có thể sẽ tăng đột ngột, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Bánh trung thu dành cho người tiểu đường có gì khác biệt?

Cách làm bánh trung thu ít đường cho người bị tiểu đường, ăn kiêng

Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại bánh trung thu được sản xuất dành riêng cho người bệnh tiểu đường. Những loại bánh này thường có các đặc điểm sau:

  • Vỏ bánh: Thay vì sử dụng bột mì, các loại bánh này thường sử dụng bột hạnh nhân, bột yến mạch hoặc các loại bột ngũ cốc khác để giảm lượng tinh bột.
  • Nhân bánh: Nhân bánh được làm từ các loại đậu, hạt, trái cây tươi hoặc các loại đường thay thế như đường ăn kiêng, đường isomalt.
  • Ít đường, ít chất béo: Hàm lượng đường và chất béo trong bánh trung thu dành cho người tiểu đường thường thấp hơn so với bánh trung thu truyền thống.

Đọc thêm tại bài viết: Đi bộ nhanh làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Những lưu ý khi ăn bánh trung thu cho người bệnh tiểu đường

  • Lựa chọn loại bánh phù hợp: Nên chọn những loại bánh trung thu có nhãn mác rõ ràng, thành phần nguyên liệu tự nhiên, ít đường và chất béo.
  • Kiểm soát khẩu phần ăn: Không nên ăn quá nhiều bánh trung thu một lần. Nên chia nhỏ bánh thành nhiều phần và ăn từ từ.
  • Kết hợp với chế độ ăn uống: Nên ăn bánh trung thu sau bữa ăn chính và kết hợp với rau xanh để cân bằng lượng đường trong máu.
  • Theo dõi đường huyết: Người bệnh tiểu đường nên thường xuyên kiểm tra đường huyết trước và sau khi ăn bánh để điều chỉnh liều lượng insulin hoặc thuốc hạ đường huyết nếu cần.
  • Tự làm bánh trung thu tại nhà: Đây là cách tốt nhất để kiểm soát lượng đường và chất béo trong bánh. Bạn có thể sử dụng các công thức bánh trung thu dành riêng cho người tiểu đường có sẵn trên mạng.
  • Thay thế bằng các món ăn khác: Ngoài bánh trung thu, bạn có thể thưởng thức các loại trái cây, hạt dinh dưỡng hoặc các món ăn nhẹ lành mạnh khác để có một mùa trung thu vui vẻ và an toàn.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ: Trước khi ăn bất kỳ loại bánh trung thu nào, người bệnh tiểu đường nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn cụ thể.

Bạn bị bệnh tiểu đường thì không có nghĩa là bạn phải từ bỏ hoàn toàn việc thưởng thức bánh trung thu. Tuy nhiên, để bảo vệ sức khỏe, bạn nên lựa chọn và ăn bánh một cách thông minh. Bằng cách tuân thủ những lời khuyên của các bác sĩ dinh dưỡng, bạn có thể tận hưởng hương vị truyền thống mà không lo lắng về biến chứng của bệnh tiểu đường.

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM cung cấp các dịch vụ tư vấn, thăm khám dinh dưỡng cho trẻ  em và người lớn với cam kết hỗ trợ nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và cải thiện các tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng, thừa cân,… Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

BS. Hoài Thu – Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM



| Bình luận

Bánh trung thu: những điều cần lưu ý

12/09/2024 -  Kiến thức dinh dưỡng

Mùa trung thu đến, mang theo hương vị ngọt ngào của những chiếc bánh trung thu. Tuy nhiên, để thưởng thức món ăn truyền thống này một cách an toàn và lành mạnh, chúng ta cần lưu ý một số điều dưới đây.

Bánh trung thu những điều cần lưu ý

Vì sao không nên ăn quá nhiều bánh trung thu?

Bánh trung thu, dù thơm ngon, lại chứa hàm lượng đường, chất béo và tinh bột khá cao. Việc tiêu thụ quá nhiều bánh trung thu có thể dẫn đến:

  • Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2: Đường làm tăng lượng insulin trong máu, lâu dần khiến cơ thể kháng insulin, gây ra tình trạng đường huyết tăng cao và dẫn đến bệnh tiểu đường.
  • Rối loạn chuyển hóa lipid: Đường dư thừa sẽ được chuyển hóa thành mỡ, tích tụ trong gan và các cơ quan khác, gây nên các bệnh lý như gan nhiễm mỡ, mỡ máu cao.
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Đường làm tăng huyết áp, tăng mức cholesterol xấu trong máu, gây xơ vữa động mạch, từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
  • Gây viêm nhiễm mãn tính: Đường kích thích quá trình viêm trong cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như ung thư, viêm khớp.
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần: Nghiên cứu cho thấy, lượng đường cao trong máu có thể gây ra các vấn đề về tâm lý như trầm cảm, lo âu.
  • Làm tăng nguy cơ béo phì: Đường cung cấp năng lượng rất cao nhưng lại thiếu các chất dinh dưỡng thiết yếu, khiến chúng ta cảm thấy đói nhanh hơn và dễ tăng cân.
  • Rối loạn tiêu hóa: Chất béo và đường trong bánh trung thu khó tiêu hóa, có thể gây đầy bụng, khó tiêu, thậm chí là tiêu chảy.
  • Sâu răng: Đường bám trên răng sau khi ăn bánh trung thu là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây sâu răng phát triển.
Đọc thêm tại bài viết: Giá trị dinh dưỡng bánh trung thu

Những ai nên hạn chế ăn bánh trung thu?

  • Người mắc các bệnh mãn tính: Người bệnh tiểu đường, tim mạch, gan nhiễm mỡ, béo phì nên tuyệt đối tránh các loại bánh ngọt chứa nhiều đường.
  • Người có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường: Nhóm người này có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường nên cần kiểm soát lượng đường nạp vào cơ thể.
  • Người muốn giảm cân: Đường là một trong những nguyên nhân chính gây tăng cân, vì vậy, những ai muốn giảm cân nên hạn chế tối đa việc ăn bánh trung thu.
  • Phụ nữ mang thai: Đường huyết tăng cao ở phụ nữ mang thai có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
  • Trẻ em: Việc tiêu thụ quá nhiều đường ở trẻ em có thể dẫn đến sâu răng, béo phì và các vấn đề về sức khỏe khác.

Những lưu ý khi thưởng thức bánh trung thu

  • Thời điểm ăn: Nên ăn bánh trung thu vào buổi sáng hoặc trưa để cơ thể có đủ thời gian tiêu hóa. Tránh ăn bánh vào buổi tối, đặc biệt là trước khi đi ngủ.
  • Kết hợp với thức ăn: Không nên ăn bánh trung thu cùng với cháo hoặc các món ăn nhiều đường khác, vì sẽ làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa và gây tăng đường huyết đột ngột.
  • Chọn bánh tươi: Lựa chọn bánh trung thu tươi ngon, hạn chế mua bánh đã để lâu ngày vì dễ bị ôi thiu, ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Thứ tự thưởng thức: Nếu có cả bánh trung thu mặn và ngọt, nên ăn bánh mặn trước để cảm nhận rõ hơn hương vị.
  • Vệ sinh răng miệng: Sau khi ăn bánh, nên súc miệng kỹ để loại bỏ vụn bánh và ngăn ngừa sâu răng.
  • Tự làm bánh trung thu: Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và kiểm soát được lượng đường, chất béo, bạn có thể tự làm bánh trung thu tại nhà.
  • Thay thế bằng các món ăn khác: Thay vì chỉ tập trung vào bánh trung thu, bạn có thể thưởng thức các món ăn truyền thống khác như trái cây, hạt dinh dưỡng để có một mùa trung thu trọn vẹn và lành mạnh.

Đọc thêm tại bài viết: Đường và chất làm ngọt

Bánh trung thu là một phần không thể thiếu trong dịp Tết Trung thu, tuy nhiên, chúng ta cần thưởng thức một cách khoa học để bảo vệ sức khỏe. Bằng cách tuân thủ những lưu ý trên, bạn có thể tận hưởng trọn vẹn hương vị truyền thống mà không lo lắng về những tác động tiêu cực đến sức khỏe.

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM cung cấp các dịch vụ tư vấn, thăm khám dinh dưỡng cho trẻ  em và người lớn với cam kết hỗ trợ nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và cải thiện các tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng, thừa cân,… Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

Bác sĩ Nguyễn Hoài Thu- Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM



| Bình luận

6 lợi ích tiềm năng của dầu cá đối với sức khỏe

10/09/2024 -  Kiến thức dinh dưỡng

Lợi ích tiềm năng của dầu cá thường được cho là do axit béo omega-3, là chất béo lành mạnh thực hiện nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể. Omega-3 tạo nên màng tế bào, bao gồm cả màng trong mắt và màng não, và hỗ trợ tương tác giữa các tế bào.

Omega-3 cũng có đặc tính chống viêm. Vì tình trạng viêm mạn tính có thể là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh mạn tính, nên việc bổ sung omega-3 thông qua dầu cá được cho là có thể làm giảm nguy cơ mắc nhiều vấn đề sức khỏe.

Vì cơ thể bạn không thể tự tạo ra omega-3 nên bạn cần bổ sung từ thực phẩm hoặc thực phẩm bổ sung. Do đó thực phẩm bổ sung dầu cá có thể giúp ích.

6 lợi ích tiềm năng của dầu cá đối với sức khỏe

Giá trị dinh dưỡng của dầu cá

Sau đây là thông tin chi tiết về các chất dinh dưỡng có trong 1 thìa canh dầu gan cá tuyết.

  • Lượng calo: 123
  • Tổng lượng chất béo: 13,6 gam (g)
  • Chất béo bão hòa: 3 g
  • Chất béo chuyển hóa: 0
  • Cholesterol: 77,5 miligam (mg)
  • Vitamin D: 34 microgam (mcg)

6 lợi ích sức khỏe tiềm năng của dầu cá mà bạn nên biết

Sau đây là sáu tác dụng của dầu cá đối với sức khỏe của bạn.

1. Dầu cá có thể hỗ trợ sức khỏe tim mạch

Nhiều nghiên cứu cho thấy chế độ ăn nhiều cá có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Lợi ích của cá và dầu cá đối với sức khỏe tim mạch có thể bắt nguồn từ omega-3. Một phân tích của 38 thử nghiệm có đối chứng ngẫu nhiên cho thấy việc tiêu thụ axit béo omega-3 có liên quan đến việc giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh tim và tử vong.
Tuy nhiên, vẫn còn quá sớm để nói rằng dùng dầu cá sẽ ngăn ngừa bệnh tim hoặc các biến chứng tim mạch. Tập trung ăn hải sản từ một đến bốn lần một tuần để bảo vệ tim của bạn. Nếu bạn không thích cá hoặc là người ăn chay hoặc thuần chay, hãy ăn những thực phẩm có chứa axit alpha-linolenic (ALA), một loại axit béo omega-3 có trong thực phẩm có nguồn gốc thực vật như quả óc chó, hạt lanh, hạt chia và rau lá xanh.

2. Dầu cá có thể hỗ trợ sức khỏe não bộ

Cá chắc chắn có thể đóng vai trò trong sức khỏe não bộ. Những người tiêu thụ axit béo omega-3 thường xuyên có nguy cơ suy giảm nhận thức thấp hơn ở giai đoạn sau của cuộc đời và cũng có thể giảm nguy cơ đột quỵ. Axit béo Omega-3 có trong tế bào não, giúp duy trì màng tế bào khỏe mạnh và giúp các tế bào giao tiếp với nhau.

3. Dầu cá có thể cải thiện tâm trạng

Omega-3 có đặc tính chống viêm có thể giúp cải thiện các rối loạn tâm trạng như trầm cảm.

Trong một nghiên cứu về những người bị trầm cảm nhẹ đến trung bình, những người dùng thực phẩm bổ sung axit béo omega-3 cùng với thuốc chống trầm cảm đã thấy các triệu chứng trầm cảm được cải thiện đáng kể hơn so với những người chỉ dùng thực phẩm bổ sung hoặc chỉ dùng thuốc chống trầm cảm.

Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ cho thấy mối liên hệ yếu giữa omega-3 và việc giảm trầm cảm. Ví dụ, một bài đánh giá cho biết các nghiên cứu đã đưa ra những kết luận trái ngược nhau về hiệu quả của omega-3 đối với chứng trầm cảm. Do đó, cần có thêm dữ liệu trước khi các chuyên gia có thể khuyến nghị bổ sung omega-3 thông qua dầu cá để cải thiện tâm trạng.

4. Dầu cá có thể hỗ trợ sức khỏe mắt

Nghiên cứu cho thấy những người ăn chế độ ăn có cá có nguy cơ mắc thoái hóa điểm vàng do tuổi tác thấp hơn, đây là nguyên nhân hàng đầu gây mất thị lực ở người lớn tuổi. Thoái hóa điểm vàng do tuổi tác xảy ra khi quá trình lão hóa làm tổn thương điểm vàng (khu vực ở phía sau mắt kiểm soát tầm nhìn thẳng), gây mờ mắt khi nhìn gần và nhìn xa.

Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy thực phẩm bổ sung dầu cá không làm giảm nguy cơ mắc thoái hóa điểm vàng do tuổi tác, do đó, tốt nhất là nên ăn cá béo để có lợi ích làm giảm thoái hóa điểm vàng do tuổi tác.

5. Dầu cá có thể làm giảm đau khớp

Nghiên cứu cho thấy tính chất chống viêm của dầu cá có khả năng làm giảm đau khớp. Trong một bài đánh giá xem xét 20 thử nghiệm lâm sàng về việc bổ sung dầu cá omega-3 trong điều trị viêm khớp dạng thấp, 16 thử nghiệm đã phát hiện ra rằng các triệu chứng của người tham gia được cải thiện. Các nhà nghiên cứu cũng đã xem xét bốn thử nghiệm lâm sàng về bệnh viêm xương khớp và phát hiện ra rằng ba trong số các thử nghiệm đó cho thấy tình trạng cứng khớp, đau và chức năng khớp được cải thiện nhờ sử dụng dầu cá. Hãy trao đổi với bác sĩ về vai trò của omega-3 trong kế hoạch kiểm soát bệnh viêm khớp của bạn.

Tham khảo thêm bài viết: 7 mẹo làm đẹp bằng dầu cá

6. Dầu cá có thể thúc đẩy sự phát triển của trẻ sơ sinh

Theo nghiên cứu, Omega-3 rất quan trọng cho sự phát triển não bộ của thai nhi và sau khi em bé chào đời. Hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ khuyến cáo phụ nữ mang thai và cho con bú nên ăn hai khẩu phần cá có hàm lượng thủy ngân thấp mỗi tuần (tránh cá ngừ mắt to, cá thu vua, cá mú cam, cá mập, cá kiếm, cá ngói và hạn chế cá ngừ vây dài).
Hầu hết các loại vitamin trước khi sinh cũng chứa axit docosahexaenoic (DHA), một loại omega-3 có trong dầu cá. Vì vậy, có thể không có lý do gì để dùng thêm viên bổ sung dầu cá trong khi mang thai.

Phạm Hồng Ngọc – Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM



| Bình luận

Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm trong mùa mưa bão

09/09/2024 -  Kiến thức dinh dưỡng

Mùa mưa lũ không chỉ mang đến những cơn mưa xối xả và nguy cơ ngập lụt mà còn tiềm ẩn nhiều mối đe dọa cho sức khỏe của chúng ta. Vì thế, việc đảm bảo cung cấp đủ chế độ dinh dưỡng và an toàn thực phẩm trong mùa mưa bão là một trong những vấn đề rất được quan tâm. 

Ảnh hưởng của mưa bão, lũ lụt đến an toàn thực phẩm

Mưa lũ gây ra nhiều hệ lụy cho an toàn thực phẩm. Nguồn nước bị ô nhiễm, thực phẩm dễ bị hư hỏng, mất vệ sinh, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển. Điều này làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm và bùng phát các dịch bệnh truyền nhiễm như tả, lỵ, thương hàn, tiêu chảy…

Bên cạnh đó, mưa lũ cũng gây khó khăn trong việc vận chuyển và bảo quản thực phẩm, dẫn đến tình trạng thiếu hụt thực phẩm tươi sống, rau xanh và trái cây, không đảm bảo về dinh dưỡng và an toàn thực phẩm. Hãy thực hiện các nguyên tắc dưới đây để đảm bảo sức khỏe cho bạn và cả gia đình.

Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm trong mùa mưa bão
Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm trong mùa mưa bão

Lựa chọn thực phẩm an toàn

Trong mùa mưa lũ, việc lựa chọn thực phẩm an toàn là vô cùng quan trọng. Hãy ưu tiên các loại thực phẩm tươi, có nguồn gốc rõ ràng và được bảo quản đúng cách. Tránh mua thực phẩm không rõ nguồn gốc, thực phẩm đã bị ôi thiu, mốc hỏng hoặc có dấu hiệu hư hỏng.

Đối với rau củ quả, nên chọn những loại còn tươi, không bị dập nát, không có màu sắc và mùi vị lạ. Rửa kỹ rau củ quả dưới vòi nước chảy hoặc ngâm trong nước muối loãng trước khi chế biến.

Đối với thịt, cá, hải sản, nên chọn những loại còn tươi, có màu sắc tự nhiên, không có mùi hôi. Nấu chín kỹ thịt, cá trước khi ăn để tiêu diệt vi khuẩn và ký sinh trùng có hại.

Xem thêm về bài viết: Phòng khám dinh dưỡng tốt nhất tại hà nội

Bảo quản thực phẩm đúng cách

Hộp nhựa đựng thực phẩm để trong tủ đông được không? - Bếp từ Lorca - an toàn tối đa

Bảo quản thực phẩm đúng cách là yếu tố quan trọng để đảm bảo an toàn thực phẩm trong mùa mưa lũ. Hãy bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh hoặc nơi khô ráo, thoáng mát. Đối với thực phẩm dễ hỏng như thịt, cá, hải sản, nên bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh.

Không nên để thực phẩm chín và thực phẩm sống chung với nhau để tránh lây nhiễm chéo. Sử dụng các hộp đựng thực phẩm có nắp đậy kín để ngăn ngừa sự xâm nhập của côn trùng và vi khuẩn.

Vệ sinh an toàn thực phẩm

Vệ sinh an toàn thực phẩm là yếu tố quan trọng nhất để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền nhiễm. Hãy rửa tay sạch bằng xà phòng và nước sạch trước khi chế biến và ăn uống. Vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ nấu nướng và bề mặt tiếp xúc với thực phẩm.

Nấu chín kỹ thực phẩm, đặc biệt là thịt, cá, hải sản và trứng. Không ăn các món tái, sống hoặc chưa được nấu chín kỹ. Đun sôi nước trước khi uống hoặc sử dụng để chế biến thức ăn.

Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng cho người thừa cân

Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ

Trong mùa mưa lũ, việc đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ là rất quan trọng để tăng cường sức đề kháng và phòng ngừa bệnh tật. Hãy ăn uống đa dạng các loại thực phẩm, bao gồm cả các nhóm chất dinh dưỡng như tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.

Ưu tiên các loại thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt, ổi, kiwi, rau xanh đậm… để tăng cường hệ miễn dịch. Bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu protein như thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu… để giúp cơ thể phục hồi và tái tạo tế bào.

Top 8 loại thực phẩm bổ sung Vitamin C hàng đầu bà nội trợ cần biết

Đọc thêm: Những loại vitamin cần thiết cho phụ nữ ở mọi lứa tuổi – Viam Clinic

Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm là một trong những nguy cơ lớn nhất trong mùa mưa lũ. Để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, hãy tuân thủ các nguyên tắc sau:

  • Không sử dụng thực phẩm đã ôi thiu, mốc hỏng hoặc có dấu hiệu hư hỏng.
  • Không ăn các món tái, sống hoặc chưa được nấu chín kỹ.
  • Rửa tay sạch trước khi chế biến và ăn uống.
  • Vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ nấu nướng và bề mặt tiếp xúc với thực phẩm.
  • Bảo quản thực phẩm đúng cách.

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM cung cấp các dịch vụ tư vấn, thăm khám dinh dưỡng cho trẻ  em và người lớn với cam kết hỗ trợ nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và cải thiện các tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng, thừa cân,… Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

Ths.Bs Trần Thu Nguyệt – Viện Y học ứng dụng Việt Nam

 



| Bình luận

‘Liều thuốc’ tăng cường miễn dịch tự nhiên đến từ thực phẩm

07/09/2024 -  Kiến thức dinh dưỡng

Giao mùa là thời điểm hệ miễn dịch của chúng ta dễ bị suy yếu do thời tiết thay đổi đột ngột, cơ thể dễ mệt mỏi và tiếp xúc với nhiều tác nhân gây bệnh phát triển mạnh mẽ. Làm thế nào để tăng cường sức đề kháng tự nhiên trong thời điểm giao mùa này? Câu trả lời nằm ở chính những thực phẩm hàng ngày chúng ta ăn, uống.

Hãy cùng Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM khám phá những “liều thuốc” miễn dịch tự nhiên từ thực phẩm để bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình nhé!

'Liều thuốc' tăng cường miễn dịch tự nhiên đến từ thực phẩm

Rau xanh và trái cây cung cấp nguồn vi chất dinh dưỡng thiết yếu

Rau xanh và trái cây phong phú trong mùa hè thu là nguồn cung cấp dồi dào các vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa quan trọng cho hệ miễn dịch.

Vitamin C trong cam, quýt, ổi, bưởi, táo… giúp tăng cường sản xuất bạch cầu, tăng cường hàng rào bảo vệ cơ thể. Vitamin A trong cà rốt, bí đỏ, xoài… giúp duy trì niêm mạc khỏe mạnh, ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn và virus. Các loại rau lá xanh đậm như rau bina, cải xoăn, bông cải xanh… chứa nhiều vitamin K, folate và chất xơ, hỗ trợ đường ruột khỏe mạnh và trợ giúp hệ miễn dịch vững mạnh hơn.

Thực phẩm lên men tăng cường lợi khuẩn đường ruột

Mẹo bảo quản dưa muối lâu bị chua dành cho các bà nội trợ

Sữa chua, dưa cải bắp, kim chi… là những thực phẩm lên men giàu probiotic, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ tiêu hóa. Probiotic giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại, kích thích sản xuất kháng thể và tăng cường chức năng của tế bào miễn dịch.

Nước uống mùa hè

Nước đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển chất dinh dưỡng, đào thải độc tố và duy trì nhiệt độ cơ thể. Uống đủ nước giúp hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả, ngăn ngừa mất nước và mệt mỏi. Lưu ý uống đủ nhu cầu nước tối thiểu tùy theo độ tuổi và việc vận động, tập luyện của mỗi cá nhân.

Đọc thêm: Cho trẻ uống nước như thế nào là đúng cách và tốt cho sức khỏe | VIAM (vienyhocungdung.vn)

Trà xanh – Chất chống oxy hóa mạnh mẽ

Trà xanh chứa nhiều polyphenol, đặc biệt là epigallocatechin gallate (EGCG), có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do gốc tự do gây ra. Uống trà xanh thường xuyên giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính và ung thư.

Thực phẩm giàu kẽm – Vệ sĩ của hệ miễn dịch

Hải sản là gì? Tên các loại hải sản đặc sản, hấp dẫn ở Việt Nam

Kẽm là một khoáng chất thiết yếu cho sự phát triển và hoạt động của tế bào miễn dịch. Bổ sung đủ kẽm giúp tăng cường sản xuất và hoạt động của tế bào lympho T – chiến binh chủ chốt của hệ miễn dịch – giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng và bệnh tật.

Thịt bò, hải sản, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt… là những nguồn cung cấp kẽm dồi dào.

Thực phẩm giàu vitamin D giúp nâng cao sức đề kháng

Vitamin D không chỉ quan trọng cho sức khỏe xương mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa hệ miễn dịch. Cá hồi, cá ngừ, lòng đỏ trứng, sữa… là những thực phẩm giàu vitamin D tự nhiên.

Ngoài ra, việc tắm nắng vào buổi sáng sớm cũng giúp cơ thể tổng hợp vitamin D hiệu quả. Tuy nhiên cần lưu ý áp dụng các biện pháp bảo vệ để đảm bảo an toàn khi phơi nắng vào mùa hè.

Tham khảo thêm: KHÁM DINH DƯỠNG TỔNG QUÁT CHO TRẺ – Viam Clinic

Thực phẩm giàu omega-3 – Chống viêm tự nhiên

Các loại cá béo như cá hồi, cá thu, cá trích… chứa nhiều axit béo omega-3, có tác dụng chống viêm mạnh mẽ, giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính và tăng cường sức đề kháng. Omega-3 giúp giảm sản xuất các cytokine gây viêm, đồng thời tăng cường hoạt động của tế bào miễn dịch.

Tỏi – Kháng sinh tự nhiên

Tỏi ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ trong trường hợp nào

Tỏi chứa allicin, một hợp chất có khả năng kháng khuẩn, kháng virus và chống viêm. Ăn tỏi thường xuyên giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và tiêu hóa.

Hãy nhớ rằng, một chế độ ăn uống lành mạnh kết hợp với lối sống khoa học là chìa khóa vàng cho một mùa hè khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng. Bằng cách bổ sung những thực phẩm giàu dinh dưỡng và tăng cường miễn dịch này vào chế độ ăn uống hàng ngày, bạn có thể xây dựng một hệ thống phòng thủ tự nhiên vững chắc cho cơ thể, sẵn sàng chống lại mọi tác nhân gây bệnh trong mùa hè.

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM cung cấp các dịch vụ tư vấn, thăm khám dinh dưỡng cho trẻ  em và người lớn với cam kết hỗ trợ nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và cải thiện các tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng, thừa cân,… Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

Ths. Lưu Liên Hương – Viện Y học ứng dụng Việt Nam



| Bình luận

Podcast – Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho bà mẹ để giảm thiểu suy dinh dưỡng ở trẻ em DTTS

06/09/2024 -  VIAM TV

Suy dinh dưỡng là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến ở trẻ nhỏ. Tình trạng này xảy ra khi chế độ ăn uống không chứa đủ chất dinh dưỡng hoặc khi cơ thể gặp những vấn đề về hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn. Tình trạng suy dinh dưỡng kéo dài sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Một số tác hại của bệnh suy dinh dưỡng như suy giảm hệ miễn dịch, giảm phát triển trí não, giảm học hỏi, tiếp thu và giao tiếp xã hội kém…

Vậy làm thế nào để phòng chống suy dinh dưỡng cho con em mình. Phóng viên Báo PNVN đã có cuộc trao đổi cùng TS.BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam về vấn đề này:



| Bình luận

Người Việt và căn bệnh “lười vận động”

06/09/2024 -  VIAM TV

Theo thông tin từ Quỹ Dân số của Liên Hợp Quốc, Việt Nam là một trong 10 nước có người dân lười vận động nhất thế giới. Tố chất về thể lực, sức bền và sức mạnh của thanh niên Việt Nam bị xếp vào mức kém so với tiêu chuẩn. Hệ quả của “bệnh” lười vận động là gì? Chúng ta cần vận động như thế nào để tốt cho sức khỏe?

Cùng tìm hiểu thông tin qua những chia sẻ của TS. BS Trương Hồng Sơn – Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, chuyên gia tại Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM trong chương trình phát sóng trên kênh VTC14:



| Bình luận

Chế độ ăn uống lành mạnh cho bệnh tiểu đường

05/09/2024 -  Kiến thức dinh dưỡng

Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong điều trị và duy trì sức khỏe cho người bệnh tiểu đường, chế độ ăn vẫn cần đa dạng và phù hợp với từng giai đoạn bệnh, và cho từng cá thể khác nhau.

Lượng thức ăn và đồ uống cần phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính, mức độ hoạt động và mục tiêu người bệnh hướng tới. Không có loại thực phẩm nào chứa tất cả các chất dinh dưỡng thiết yếu mà cơ thể cần. Đó là lý do tại sao chế độ ăn uống lành mạnh phải đa dạng và lựa chọn các loại thực phẩm khác nhau từ mỗi nhóm thực phẩm chính mỗi ngày.

Chế độ ăn uống lành mạnh cho bệnh tiểu đường

Trái cây và rau quả

Mắc bệnh tiểu đường không có nghĩa là không thể ăn trái cây. Trái cây và rau quả tự nhiên có lượng calo thấp và chứa đầy đủ vitamin, khoáng chất và chất xơ. Chúng cũng tăng thêm hương vị và sự đa dạng cho mỗi bữa ăn. Viện Y học ứng dụng Việt Nam khuyến nghị người bị bệnh tiểu đường nên ăn những loại trái cây có chỉ số GI thấp, nên ở mức dưới 55 và thậm chí là dưới 30. Một vài ví dụ về hoa quả ít ngọt, bao gồm: bưởi, cam, cherry, dâu tây, táo, lê, đào, ổi, mận,… 

Đọc thêm: Các loại rau củ có chỉ số GI thấp tốt cho người bệnh đái tháo đường

Trái cây tươi, đông lạnh, sấy khô và đóng hộp – tất cả đều được. Hãy chọn trái cây nhiều màu sắc để có được nhiều loại vitamin và khoáng chất nhất có thể. Cố gắng tránh nước ép trái cây và sinh tố vì chúng không có nhiều chất xơ.

Hạn chế lượng carbohydrate nạp vào không có nghĩa là phải kiêng ăn trái cây. Chỉ cần lưu ý lựa chọn các loại trái cây có chỉ số GI thấp.

Trái cây và rau quả có thể giúp bảo vệ chống lại đột quỵ, bệnh tim, tăng huyết áp và một số bệnh ung thư – những người bệnh tiểu đường sẽ có nguy cơ mắc các bệnh này cao hơn.

Khẩu phần ăn: khoảng 200 g mỗi ngày.

Tinh bột: nên chọn loại nào?

Thực phẩm giàu tinh bột bao gồm khoai tây, gạo, mì ống, bánh mì. Tất cả chúng đều chứa carbohydrate, được phân hủy thành glucose và được các tế bào của chúng ta sử dụng làm nhiên liệu. Vấn đề cần chú ý là những thực phẩm giàu tinh bột là chúng có thể làm tăng lượng đường trong máu nhanh chóng gây khó kiểm soát bệnh tiểu đường hơn, đó là những thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) cao.

Có một số lựa chọn tốt hơn cho thực phẩm giàu tinh bột. Đó là những thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp, như bánh mì, mì sợi nguyên cám, gạo lứt. Chúng cũng có nhiều chất xơ hơn, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt. Vì vậy, nếu đang cố gắng cắt giảm carbohydrate, hãy cắt giảm những thực phẩm như bánh mì trắng, gạo xay sát trắng… 

Khẩu phần ăn: 20-50 gram mỗi ngày.

Thực phẩm giàu protein 

Thịt và cá có hàm lượng protein cao, giúp cơ bắp khỏe mạnh.Tuy nhiên, bạn cần hạn chế thịt đỏ và ưu tiên thịt trắng từ gia cầm. Cá nhiều dầu như cá thu, cá hồi và cá mòi có nhiều omega-3, có thể giúp bảo vệ tim. 

Khối lượng nên ăn:  1 – 1,5g protein/kg/ngày cho người trưởng thành với lượng cholesterol dưới 300 miligam mỗi ngày.

Chế phẩm từ sữa và các lựa chọn thay thế

Sữa, phô mai và sữa chua có nhiều canxi và protein – rất tốt cho xương, răng và cơ bắp. Nhưng một số sản phẩm từ sữa có nhiều chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa, vì vậy hãy chọn các sản phẩm thay thế ít chất béo hơn.

Đối với những loại sữa/sữa chua ít béo, cần kiểm tra kỹ lượng đường bổ sung vì những loại này thường sẽ chứa nhiều đường hơn, thậm chí nhiều hơn cả sữa/sữa chua nguyên kem. Tốt hơn là nên dùng sữa chua không đường và thêm một số loại quả mọng nếu muốn ngọt hơn. Nếu thích một loại thay thế từ sữa như sữa đậu nành, hãy chọn loại không đường và bổ sung canxi.

Lưu ý: cần bổ sung canxi mỗi ngày (khoảng 300 mg canxi).

Một số loại dầu cần tránh

Chúng ta cần nạp đủ chất béo trong chế độ ăn uống của mình nhưng nên hạn chế chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa dạng trans, vì chất béo bão hòa có thể làm tăng cholesterol trong máu, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Những chất béo bão hòa phổ biến bao gồm bơ động vật, dầu hạt cọ và dầu dừa.

Chất béo lành mạnh hơn bao gồm dầu ô liu, dầu thực vật, dầu hạt cải, các loại bơ làm từ các loại dầu này và bơ hạt.

Hạn chế thực phẩm có nhiều muối và đường

Người trưởng thành mắc bệnh tiểu đường cần hạn chế muối và đường hết mức có thể. Những thực phẩm này bao gồm bánh quy, khoai tây chiên, sôcôla, bánh ngọt, kem, bơ và đồ uống có đường. Những thực phẩm và đồ uống có đường này có nhiều calo và làm tăng lượng đường trong máu, vì vậy hãy chọn các loại đồ ăn kiêng, đồ ăn nhẹ hoặc ít calo. Một số đồ ă chế biến sẵn, ướp muối có thể khiến có nguy cơ cao bị huyết áp cao và đột quỵ.

Ngoài ra không nên ăn quá 1 thìa cà phê (6g) muối mỗi ngày. Đồ uống tốt nhất để lựa chọn là nước lọc – không có calo. 

Chúng tôi không khuyến khích dùng kem hoặc đồ ngọt dán nhãn ‘dành cho người tiểu đường’. Hiện nay, việc dán nhãn thực phẩm dành cho người tiểu đường cũng được xem xét cẩn trọng cả về mặt quy định cũng như người sử dụng. Cũng cần nhấn mạnh một chế độ ăn đa dạng, khoa học là rất quan trọng cho người bệnh tiểu đường.

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM cung cấp các dịch vụ tư vấn, thăm khám dinh dưỡng cho trẻ  em và người lớn với cam kết hỗ trợ nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và cải thiện các tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng, thừa cân,… Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

Trương Phan Hồng Hà – Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY