Blog

8 quy tắc dinh dưỡng cần phá vỡ nếu bạn tập thể dục nhiều

07/06/2024 -  Kiến thức dinh dưỡng

Định nghĩa ăn uống lành mạnh sẽ khác nhau đối với mỗi đối tượng. Đối với những người tập thể dục với cường độ cao thì sẽ có một số quy tắc dinh dưỡng mà bạn cần thay đổi để phù hợp với mục đích và nhu cầu.

8 quy tắc dinh dưỡng cần phá vỡ nếu bạn tập thể dục nhiều

Tránh carbs tinh chế và thêm đường?

Một lời khuyên dinh dưỡng phổ biến là chọn carbohydrate phức hợp (như bánh mì nguyên hạt, gạo lứt và mì ống làm từ lúa mì nguyên hạt) thay vì carbohydrate tinh chế, do carbs phức hợp có nhiều chất xơ hơn và các chất xơ này tốt cho tim, giúp bạn giảm hoặc duy trì cân nặng.

Tuy nhiên, đối với trường hợp các vận động viên hoặc những người tham gia hoạt động thể chất thường xuyên thì vẫn được tiêu thụ một lượng vừa phải carbs tinh chế. Đó là bởi vì những loại carbs này có thể giúp họ nhanh chóng bổ sung mức năng lượng khi chúng được chuyển hóa.

Nếu thời gian tập thể dục của bạn kéo dài hơn 75 phút, năng lượng dự trữ sẽ gần như được tiêu hao hết. Chính vì vậy, tiêu thụ carbs tinh chế như bánh mì trắng hoặc thậm chí đồ ăn nhẹ có đường hoặc trái cây trước khi tham gia tập thể dục cường độ cao sẽ giúp bạn có đủ năng lượng để hoàn thành quá trình tập.

Hạn chế carbs hoàn toàn?

Ngày nay, một số người đang ăn theo chế độ ít carb và nhiều chất béo (còn gọi là chế độ ăn ketogenic hay “keto”). Nếu bạn tập thể dục nhiều, việc cắt giảm lượng carb có nhiều khả năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe, sức bền và khả năng phục hồi sau tập.

Chế độ ăn kiêng low-carb thường không chứa đủ dinh dưỡng, không cung cấp đủ năng lượng. Kết quả là gây cản trở quá trình trao đổi chất, giảm hiệu suất tập luyện, gây tăng cân và chấn thương khi chơi thể thao.

Tránh thực phẩm giàu chất béo, giàu calo?

Các vận động viên có nhu cầu dinh dưỡng đa lượng khác nhau và cần nhiều calo hơn so với những người tập thể dục điều độ.

Bạn có thể áp dụng phương pháp hoán đổi thực phẩm để đạt được mục tiêu về lượng calo mà bạn cần nạp vào. Ví dụ, nếu một vận động viên thích ăn bánh mì nướng vào buổi sáng, bạn nên đổi bánh mì nướng lấy bánh mì vòng, loại bánh mì này chứa nhiều calo và chất béo hơn bánh mì nướng.

Nếu chỉ ăn salad thì sẽ không có đủ lượng calo hoặc carbs để cung cấp năng lượng cho cơ bắp. Nếu không ăn thêm bánh mì, quinoa, khoai lang hoặc chất béo lành mạnh như bơ, các loại hạt, bơ đậu phộng, cá hồi và sữa, các vận động viên sẽ không có đủ năng lượng để tập luyện.

Trên hết, nếu bạn là người tập thể dục nhiều thì đừng hạn chế lượng calo nạp vào. Ăn nhiều và đều đặn sẽ giúp bạn cảm thấy tốt hơn và hoạt động hiệu quả hơn.

Không bao giờ ăn thêm giữa các bữa ăn?

Đối với những người hoạt động nhiều thì nên ăn thêm các bữa phụ, khoảng cách giữa các bữa ăn là ba đến bốn giờ một lần, với một số vận động viên thì họ sẽ ăn từ năm đến bảy lần mỗi ngày.

Với những người đi làm cả ngày và tham gia tập luyện sau giờ làm việc thì nên ăn sáng vào khoảng 8 giờ sáng, bữa trưa vào khoảng giữa trưa, bữa phụ vào khoảng 3 rưỡi hoặc 4 giờ chiều. Ăn trước khi tập luyện vào khoảng 5 rưỡi chiều và sau đó sẽ ăn tối.

Đối với những người tập luyện vào buổi sáng thì bữa sáng nên ăn nhẹ trước khi tập luyện, sau đó mới ăn bữa sáng chính, bữa trưa khoảng 11 giờ, bữa phụ ăn lúc 3 giờ chiều và sau đó là bữa tối.

Không ăn thêm trước khi đi ngủ?

Đối với một số người, bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ có thể làm gián đoạn giấc ngủ của họ vào đêm hôm đó. Nhưng đối với những người khác, một bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ sẽ được tiêu thụ tốt và không ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Giảm lượng muối ăn vào?

Ăn quá nhiều muối làm tăng nguy cơ cao huyết áp.

Tuy nhiên, nếu bạn bị đổ mồ hôi nhiều khi tập luyện thì việc ăn quá ít lượng muối cần thiết có thể gây ra chuột rút và góp phần gây mất nước.

Các vận động viên tập luyện trong thời tiết oi bức sẽ bị mất nhiều muối hơn do đổ mồ hôi quá nhiều khi tập luyện.

Chính vì vậy, việc tiêu thụ khoảng 500 miligam natri một giờ trước khi tập thể dục giúp tăng mức độ hydrat hóa, và đồ uống thể thao có chứa điện giải có thể giúp giải quyết vấn đề này trong quá trình tập luyện kéo dài.

Không sử dụng các loại chất bổ sung?

Đôi khi, đặc biệt là đối với những người tham gia vào các hoạt động thể chất cường độ cao, việc tiêu thụ mình thực phẩm tự nhiên có thể là không đủ và phải sử dụng thêm các chất bổ sung.

Một số chất rất cần thiết cho vận động viên như những chất có chứa protein, vitamin D, sắt và axit béo omega-3. Hoặc các loại đồ uống làm từ carbs và protein có thể hữu ích trong việc bổ sung lượng glycogen dự trữ và cải thiện khả năng phục hồi nếu bạn không có thời gian ăn một bữa đầy đủ sau khi tập luyện.

Đừng quên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định sử dụng bất kỳ chất bổ sung nào để không ảnh hưởng đến sức khỏe và hiệu suất tập luyện.

Sữa thực vật tốt hơn sữa bò?

Sữa làm từ thực vật rất phổ biến và mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhìn chung, những loại sữa này, bao gồm hạnh nhân, đậu nành, và yến mạch sẽ chứa ít chất béo, protein và carbs hơn sữa tươi nguyên chất, đây đều là những chất dinh dưỡng đa lượng rất quan trọng để hỗ trợ hoạt động thể thao. Nếu chúng ta bỏ qua bất kỳ chất dinh dưỡng nào trong số này thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như giảm hiệu suất tập luyện.

Vitamin D là chất dinh dưỡng quan trọng cho hoạt động thể thao. Để hấp thụ tối đa lượng vitamin D nạp vào cơ thể thì phải có chất béo. Chính vì vậy, với những người thường xuyên uống sữa tách béo, thì khi bổ sung vitamin D mà không có nguồn chất béo, cơ thể sẽ khó hấp thụ vitamin D hơn.

Khi bạn tham gia tập luyện nhiều thì chế độ ăn uống là vô cùng quan trọng. Và để đảm bảo chế độ ăn uống của bạn không làm ảnh hưởng đến sức khỏe, cũng như hiệu quả của việc tập thể dục thì tốt nhất là bạn nên tham khảo sự tư vấn từ bác sĩ.

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM cung cấp các dịch vụ tư vấn, thăm khám dinh dưỡng cho trẻ  em và người lớn với cam kết hỗ trợ nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và cải thiện các tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng, thừa cân,… Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

 

Bs. Hồ Mai Hương – Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM



| Bình luận

Chất béo tốt và không tốt với chế độ ăn giảm cân Keto

06/06/2024 -  Kiến thức dinh dưỡng

Chế độ ăn Keto trong giảm cân đang trở thành trào lưu, trong nước cũng như ngoài nước. Đặc trưng nhất của Keto khác chế độ ăn khác là lượng chất béo rất cao, chiếm tới 70-80% tổng năng lượng khẩu phần. Tuy nhiên không phải chất béo nào cũng có có hiệu quả tốt như nhau, có những loại chất béo ăn vào sẽ gây nên những hậu quả bất lợi cho sức khỏe. Ví dụ về 2 loại thực phẩm có tên “bơ”: quả bơ là thực phẩm tốt, trong khi bơ (butter) từ sữa bò là loại không tốt cần hạn chế trong chế độ ăn.

Chất béo tốt và không tốt với chế độ ăn giảm cân Keto

Đặc điểm của chế độ ăn Keto là năng lượng do chất béo chiếm 70-80% tổng năng lượng, loại bỏ hầu hết carbs – chỉ cung cấp <5% và lượng protein vẫn giữ mức bình thường (20-25%). Rất nhiều người nghĩ đơn giản rằng chỉ cần ăn thật nhiều chất béo là được, mà không biết rằng có rất nhiều loại chất béo nếu ăn nhiều sẽ gây bất lợi cho sức khỏe. Chế độ ăn Keto là một phát minh mới có tính đột phá, được nhiều giải thưởng quốc tế, việc ăn nhiều chất béo để giảm cân là điều trái ngược với những chế độ ăn giảm cân truyền thống. Tuy nhiên  cũng chưa có nhiều tài liệu khuyến nghị hướng dẫn cụ thể là ăn bao nhiêu calo và lựa chọn chất béo nào cho phù hợp.

Mặc dù cả hai nguồn chất béo đều được coi là thân thiện với chế độ ăn keto, tuy nhiên nguồn chất béo không bão hòa vẫn được khuyến khích sử dụng và hạn chế chất béo bão hòa. Theo các chuyên gia tim mạch, các chất béo bão hòa làm tăng cholesterol xấu (LDL), trong khi chất béo không bão hòa có thể giúp giảm mức LDL này. Chất béo không bão hòa cũng được chứng minh là có tác dụng chống viêm và tốt cho tim mạch. Một nghiên cứu được công bố vào tháng 5 năm 2020 trên tạp chí Tế bào, những người theo chế độ ăn keto trong 8 tuần đã trải qua sự thay đổi trong hệ vi sinh vật đường ruột giúp giảm viêm, tăng khả năng miễn dịch, trao đổi chất và giảm nguy cơ mắc bệnh…

Chất béo tốt và không tốt với chế độ ăn giảm cân Keto - VIAM clinic
Chất béo tốt và không tốt với chế độ ăn giảm cân Keto

Tuy nhiên, hiệu quả của chế độ ăn đến chống viêm còn chưa thống nhất. Một nghiên cứu xuất bản năm 2019 tại tạp chí Béo phì, cho thấy chế độ ăn keto làm tăng các chỉ số viêm và tăng cholesterol máu. Đúng là cần nhiều nghiên cứu hơn để chứng minh về hiệu quả của chế độ ăn với chống viêm và mỡ máu.

Bạn cũng có thể ăn những thực phẩm giàu chất béo được chế biến hỗn hợp có chứa protein, như thịt xông khói và xúc xích. Nhưng tốt hơn hết bạn nên ăn chất béo riêng hơn là dạng hỗn hợp vì bạn dễ kiểm soát chính xác số lượng hơn. Trong thịt xông khói và xúc xích có rất nhiều calo, protein và chất béo bão hòa.

Thịt xông khói, xúc xích giàu protein nhưng nhiều chất béo - VIAM clinic

Nếu bạn ngừng chế độ keto, rồi  tiếp tục ăn những thứ này trong khi lại tăng lượng carbs, có khả năng bạn sẽ tăng cân trở lại một cách nhanh chóng. Hơn nữa, lượng chất béo bão hòa cao trong các thực phẩm này, có thể làm tăng mức cholesterol LDL (“xấu”) của bạn, và dẫn đến hậu quả làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.

Đọc thêm bài viết: Chất béo MCT và những điều bạn có thể chưa biết

Cũng nên biết rằng trong khi các nguồn chất béo nguyên chất, chẳng hạn như dầu ô liu hoặc dầu dừa, chứa 0 carbs, thì các nguồn khác, như bơ hạt hoặc bơ, có thể chủ yếu là chất béo nhưng cũng có carbohydrate, cần được tính vào tổng lượng của bạn. Tuy nhiên, một nghiên cứu công bố vào tháng 1 năm 2020 trên tạp chí Circulation, cho thấy rằng tiêu thụ dầu dừa dẫn đến tăng mức LDL và cần được hạn chế. Do vậy điều rất quan trọng là cần chọn đúng loại chất béo.

Lưu ý cuối cùng: ngay cả khi bạn đang áp dụng chế độ ăn keto, số lượng chất béo cũng cần được tính toán, không phải ăn thoải mái càng nhiều càng tốt, cần được tính toán phù hợp nhu cầu của bạn. Vì chất béo có hệ số năng lượng cao gấp hơn 2 lần protein và carbs, việc tiêu thụ quá nhiều chất béo có thể gây tăng cân. Phân bố bữa ăn đều trong ngày cũng cần chú ý khi thực hiện keto, giúp cơ thể có đủ năng lượng để làm việc suốt cả ngày.

Mừng Tết thiếu nhi, Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM gửi tới cha mẹ chương trình VIAM Kids’s Day – Dinh dưỡng đong đầy với vô số phần quà ý nghĩa và giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, sáng tạo. Cùng VIAM clinic tìm hiểu chi tiết về chương trình Tại đây. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

PGS.TS. Nguyễn Xuân Ninh – Trưởng phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM



| Bình luận

Nguyên nhân trẻ “trộm vía” nhưng vẫn suy dinh dưỡng

05/06/2024 -  VIAM TV

Con trộm vía nhưng lại SDD, nguyên nhân do đâu VIAM clinic

Suy dinh dưỡng có nghĩa là cơ thể của trẻ không nhận đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Trẻ có thể bị thiếu calo, carbohydrate, protein, chất béo, vitamin và/hoặc khoáng chất. Nếu trẻ thiếu bất kỳ chất nào trong số này, trẻ có thể gặp các triệu chứng như: giảm cân, nhiễm trùng, năng lượng thấp, vết thương chậm lành…

Có một số nguyên nhân tiềm ẩn gây suy dinh dưỡng ở trẻ em, bao gồm:

  • Chế độ ăn uống không đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng hoặc không cân bằng
  • Gặp vấn đề về đường tiêu hóa: Trẻ bị tiêu chảy, nôn ói, hấp thu kém…
  • Các vấn đề và bệnh lý khác: Bệnh thận, bệnh gan, bệnh tim mạch…

Tình trạng sức khỏe này không chỉ là xảy ra ở những trẻ gầy gò, thiếu cân. Có những em bé dù trông bụ bẫm, mũm mĩm nhưng vẫn có nguy cơ suy dinh dưỡng, bởi thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển toàn diện. Hãy cùng theo dõi video được chia sẻ bởi bác sĩ dinh dưỡng VIAM để tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân trẻ “trộm vía” nhưng vẫn suy dinh dưỡng.

@bsdinhduong.viam

Trông trộm vía mà suy dinh dưỡng? Đâu là nguyên nhân #SDD #tromvia #dinhduong #bacsidinhduong #viamclinic #trending @bacsiviam

♬ nhạc nền – Bác sĩ dinh dưỡng VIAM – Bác sĩ dinh dưỡng VIAM

 

 



| Bình luận

Lý do trẻ nhỏ cần được sử dụng sữa công thức thay vì sữa bò

05/06/2024 -  Kiến thức dinh dưỡng

Việc lựa chọn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bú sữa mẹ hoặc sử dụng sữa công thức đôi khi là một lựa chọn khó khăn cho cha mẹ. Bên cạnh đó, rất nhiều cha mẹ thắc mắc tại sao không thể cho con ăn sữa bò thông thường, thay vì sữa mẹ hoặc sữa công thức. Bài viết dưới đây sẽ giải thích lý do dựa trên các nghiên cứu khoa học.

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo trẻ nên được bú mẹ hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu đời. Tuy nhiên, một số trẻ không được bú sữa mẹ (do mẹ không có sữa, hoặc có một số tình trạng sức khỏe không thể cho con bú) và phải cho trẻ sử dụng sữa thay thế.

Việc lựa chọn sữa cho con yêu có thể là một thách thức khó khăn với nhiều người làm cha mẹ. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu tại sao nên lựa chọn sữa công thức dành riêng cho trẻ nhỏ thay vì cho trẻ uống sữa bò. 

Lý do trẻ nhỏ cần được sử dụng sữa công thức thay vì sữa bò

Các lý do không nên dùng sữa bò cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Có hai lý do chính:

  • Trẻ sơ sinh không thể tiêu hóa hoàn toàn và dễ dàng sữa bò giống như sữa mẹ hoặc sữa công thức dành riêng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
  • Quan trọng hơn, sữa bò không phải là nguồn dinh dưỡng hoàn chỉnh cho trẻ dưới 1 tuổi vì bản thân sữa bò không chứa đủ những chất dinh dưỡng thiết yếu mà trẻ cần.

Sữa bò chứa hàm lượng protein và khoáng chất cao, có thể gây gánh nặng đối với chức năng thận chưa hoàn chỉnh của trẻ sơ sinh. Điều này có thể khiến một số bệnh lý của trẻ trở nên trầm trọng hơn nếu trẻ đang bị sốt, tiêu chảy hoặc sốc nhiệt; hoặc khiến cho sức khỏe của trẻ sơ sinh nhẹ cân, trẻ suy dinh dưỡng càng xấu hơn.  

Thêm vào đó, sữa bò không thể cung cấp cho trẻ đủ nhu cầu về hàm lượng sắt, vitamin C và các chất dinh dưỡng thiết yếu. Sữa bò cũng không chứa các loại chất béo lành mạnh cần thiết cho sự phát triển của trẻ.

Thậm chí, sữa bò có thể gây ra tình trạng thiếu máu do thiếu sắt ở một số trẻ vì protein trong sữa bò có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày và ruột, dẫn đến mất máu, với các mức độ từ lượng máu nhỏ không thể nhìn thấy cho đến phân có máu.

Đọc thêm tại bài viết: 5 tình huống bạn nên bổ sung sữa công thức cho trẻ

Khi nào trẻ có thể sử dụng sữa bò?

Vì những lý do này, trẻ không nên được sử dụng bất kỳ loại sữa bò nào (hoặc các loại sữa không phải sữa mẹ hoặc sữa công thức) cho đến khi trẻ được 12 tháng tuổi. Ngoại trừ trường hợp không có loại sữa nào thay thế ngoài sữa bò. 

Khi trẻ được hơn một tuổi, cha mẹ có thể cho trẻ dùng sữa bò tiệt trùng nguyên kem hoặc sữa 2% (giảm béo) và đồng thời, chế độ ăn dành cho trẻ phải đảm bảo đủ các nhóm thực phẩm (ngũ cốc, rau, trái cây và thịt) và bổ sung các vitamin, khoáng chất cần thiết. Cha mẹ cũng nên giới hạn lượng sữa cho trẻ ở mức 2 cốc (khoảng 473 ml) mỗi ngày hoặc ít hơn. Hơn 710 ml mỗi ngày có thể liên quan đến tình trạng thiếu sắt đối với trẻ mới biết đi, nhất là khi trẻ không được nhận đủ các thực phẩm lành mạnh giàu sắt khác.

Đọc thêm tại bài viết: Giải đáp tất cả những câu hỏi về bú bình 

Khuyến cáo dành cho cha mẹ

Nếu trẻ nhỏ chưa ăn được nhiều loại thức ăn đặc, cha mẹ hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ nhi khoa và bác sỹ dinh dưỡng về chế độ ăn tốt nhất cho con. Ở độ tuổi này, trẻ vẫn cần hàm lượng chất béo cao, đó là lý do tại sao sữa bò nguyên chất có tăng cường vitamin D được khuyên dùng đối với hầu hết trẻ sau 1 tuổi. Nếu con bạn đang hoặc có nguy cơ thừa cân, hoặc gia đình có tiền sử thừa cân béo phì, huyết áp cao hoặc bệnh tim, bác sĩ có thể khuyên dùng sữa 2% (giảm béo).

Không nên cho trẻ uống sữa 1% (ít béo) hoặc sữa tách béo trước 2 tuổi vì những loại sữa này đều không chứa đủ các chất béo cần thiết cho sự phát triển não bộ của trẻ. Sau 2 tuổi, cha mẹ nên tham khảo bác sỹ dinh dưỡng về nhu cầu dinh dưỡng của con. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, khi được 2 tuổi, trẻ cũng có thể sử dụng được những loại sữa ít béo hơn.

Việc lựa chọn sữa công thức thay vì sữa bò trong những năm tháng đầu đời giúp đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ. Với những lý do đã được trình bày trong bài viết trên, sữa công thức chính là một lựa chọn tối ưu và an toàn dành cho trẻ sơ sinh, giúp các bậc cha mẹ yên tâm hơn trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ.

Mừng Tết thiếu nhi, Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM gửi tới cha mẹ chương trình VIAM Kids’s Day – Dinh dưỡng đong đầy với vô số phần quà ý nghĩa và giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, sáng tạo. Cùng VIAM clinic tìm hiểu chi tiết về chương trình Tại đây. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

Hải Yến – Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM



| Bình luận

Những lưu ý về dinh dưỡng khi đi du lịch cùng trẻ nhỏ

04/06/2024 -  Kiến thức dinh dưỡng

Đi du lịch cùng trẻ nhỏ là một trải nghiệm vui vẻ nhưng cũng đầy thách thức đối với các bậc cha mẹ. Để mọi thứ diễn ra thuận lợi, điều quan trọng là phải chuẩn bị kỹ lưỡng và biết rõ các loại thực phẩm có sẵn tại địa phương nơi bạn sẽ đến.

Trước khi khởi hành, hãy nghiên cứu kỹ điểm đến của bạn, bao gồm tìm hiểu về thực phẩm địa phương, xem có siêu thị hoặc chợ gần nơi lưu trú hay không. Dưới đây là những lưu ý khi đi du lịch cùng con nhỏ mà cha mẹ nên biết.

Những lưu ý về dinh dưỡng khi đi du lịch cùng trẻ nhỏ

1. Chuẩn bị nước uống trước khi lên máy bay/tàu xe

Khi đi máy bay/tàu xe, hãy mang theo chai nước quen dùng và khuyến khích trẻ uống nhiều nước để đảm bảo đủ nước. Đặt trước bữa ăn cho trẻ và chuẩn bị sẵn đồ ăn nhẹ trong hành lý xách tay như bánh quy, trái cây cắt sẵn, bánh mì…Nếu đi cùng trẻ sơ sinh, hãy mang theo sửa và cho bé ăn như khi ở nhà. Nếu đi bằng máy bay, cần lưu ý rằng sự thay đổi áp suất khí quyển khi hạ cánh có thể gây đau tai cho trẻ nhỏ. Hãy cho trẻ bú hoặc uống nước trong lúc hạ cánh để làm gimar sự thay đổi đột ngột này để trẻ đỡ đau tai.

2. Chọn nơi lưu trú phù hợp

Lựa chọn nơi lưu trú phù hợp là rất quan trọng khi đi du lịch cùng trẻ nhỏ, đặc biệt là những chuyến đi dài ngày. Một căn hộ hoặc homestay với lò vi sóng hoặc bếp từ được coi là lý tưởng vì cho phép bạn chủ động chuẩn bị bữa ăn quen thuộc và an toàn cho trẻ. Điều này rất quan trọng vì hệ tiêu hóa của trẻ thường khó thích nghi với thay đổi thực phẩm đột ngột.

Những lưu ý về dinh dưỡng khi đi du lịch cùng trẻ nhỏ - VIAM clinic

Bên cạnh việc chuẩn bị bữa chính, căn hộ hoặc homestay cũng giúp bạn dễ dàng chuẩn bị đồ ăn nhẹ cho trẻ trong những ngày đi tham quan. Đồ ăn nhẹ quen thuộc và lành mạnh như trái cây, bánh quy, một số loại rau củ quả cắt sẵn sẽ giúp trẻ duy trì năng lượng và cảm thấy thoải mái hơn trong các hoạt động bên ngoài.

Trong trường hợp bạn nghỉ tại khách sạn, hãy liên hệ với bộ phận bếp để tìm hiểu, yêu cầu hỗ trợ về chuẩn bị bữa ăn phù hợp cho trẻ.

3. Tìm siêu thị hoặc cửa hàng tiện lợi gần nơi lưu trú

Khi đến điểm đến du lịch mới, việc tìm kiếm và mua sắm những thực phẩm quen thuộc là rất quan trọng, đặc biệt nếu bạn đi cùng trẻ nhỏ. Trẻ em thường khó thích nghi với sự thay đổi đột ngột về chế độ ăn uống, vì vậy việc có sẵn những thực phẩm quen thuộc sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái và an toàn hơn trong môi trường mới.

Ngay khi đến nơi, hãy tìm kiếm cửa hàng tiện lợi hay siêu thị gần đó và mua một số mặt hàng quen thuộc như ngũ cốc, bánh mì, bánh quy và trái cây tươi. Những thực phẩm này sẽ giúp bạn có bữa ăn sáng và bữa phụ quen thuộc trong những ngày đầu tiên, giúp trẻ dễ dàng thích nghi hơn.

Đọc thêm tại bài viết: Kinh nghiệm khi đưa trẻ đi du lịch mùa Hè

4. Duy trì thói quen ăn uống hàng ngày

Những lưu ý về dinh dưỡng khi đi du lịch cùng trẻ nhỏ - VIAM clinic

Khi đi du lịch, việc duy trì một thói quen ăn uống khá đều đặn là rất quan trọng, đặc biệt là đối với trẻ em. Trẻ thường cảm thấy an toàn và thoải mái hơn khi có một lịch trình ăn uống quen thuộc, ngay cả khi đang ở trong một môi trường mới lạ.

Việc duy trì thói quen ăn uống đều đặn cũng giúp đảm bảo trẻ nhận được đủ dinh dưỡng cần thiết trong ngày. Khi đi du lịch, trẻ thường có hoạt động nhiều hơn, do đó nhu cầu năng lượng của chúng cũng cao hơn. Việc ăn uống đều đặn và đủ chất dinh dưỡng là rất quan trọng để trẻ có đủ năng lượng tận hưởng chuyến đi.

Bữa sáng là bữa ăn quan trọng đầu tiên của ngày, vì vậy nên giữ cho nó đơn giản và quen thuộc. Bạn có thể chuẩn bị những món ăn sáng mà trẻ thích ăn ở nhà, như ngũ cốc ăn sáng, sữa, bánh mì nướng hoặc trứng. Điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái và an toàn, bởi vì chúng vẫn được thưởng thức những món ăn quen thuộc trong một môi trường mới.

Các bữa ăn trong ngày của trẻ cần được duy trì đủ cả về số lượng bữa và chất lượng mỗi bữa ăn, với các món ăn càng gần với bữa ăn ở nhà càng tốt. 

Đọc thêm tại bài viết: Phòng tránh tiêu chảy khi đi du lịch

5. Khuyến khích trẻ rửa tay thường xuyên

Khi đi du lịch, đặc biệt là đến những vùng có điều kiện vệ sinh môi trường chưa đạt chuẩn, nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiêu hóa và bị tiêu chảy ở trẻ em là rất cao. Vì vậy, việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe cho trẻ.

Những lưu ý về dinh dưỡng khi đi du lịch cùng trẻ nhỏ - VIAM clinic

Rửa tay là biện pháp phòng bệnh rất đơn giản và hiệu quả cao. Việc rửa tay đúng cách giúp loại bỏ vi khuẩn và giảm nguy cơ lây nhiễm các bệnh đường tiêu hóa. Cần khuyến khích và thực hành cùng với trẻ rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, sau khi tham gia các hoạt động ngoài trời. Nếu không có điều kiện rửa tay bằng nước sạch và xà phòng, hãy mang theo nước rửa tay khô và sử dụng thường xuyên cho trẻ. 

6. Hạn chế tối đa các nguy cơ về an toàn thực phẩm

Cần tránh các loại thực phẩm có nguy cơ cao như hải sản, thịt chưa chín kỹ và rau sống đã được chuẩn bị trước. Những thực phẩm này dễ bị nhiễm khuẩn và có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa cho trẻ. Đồng thời, cũng nên tránh mua đồ ăn từ các xe bán rong vì điều kiện vệ sinh không đảm bảo.

Bên cạnh đó, chỉ cho trẻ ăn các món ăn của nơi du lịch nếu bạn chắc chắn là nó an toàn và phù hợp với trẻ.

Đi du lịch cùng trẻ nhỏ là một trải nghiệm đáng nhớ và thú vị, nhưng cũng đầy thách thức. Với những lời khuyên về dinh dưỡng và lựa chọn thực phẩm an toàn trong bài viết này, hy vọng các bậc cha mẹ sẽ có được những kiến thức và kỹ năng cần thiết để chuẩn bị chu đáo cho chuyến đi của mình.

Mừng Tết thiếu nhi, Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM gửi tới cha mẹ chương trình VIAM Kids’s Day – Dinh dưỡng đong đầy với vô số phần quà ý nghĩa và giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, sáng tạo. Cùng VIAM clinic tìm hiểu chi tiết về chương trình Tại đây. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

Hoàng Hà Linh – Viện Y học ứng dụng Việt Nam



| Bình luận

Dinh dưỡng dành cho phụ nữ đang cho con bú

03/06/2024 -  Kiến thức dinh dưỡng

Phụ nữ sau sinh và đang cho con bú nên có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, tuy nhiên, điều này có vẻ rất khó khăn với nhiều người. Bạn nên ăn bao nhiêu? Bạn nên hạn chế những gì? Chế độ ăn của người mẹ có thể ảnh hưởng đến trẻ như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có cho mình những lời khuyên dinh dưỡng thật hữu ích.

Thông qua việc cho trẻ bú, người mẹ đang cung cấp cho con những dưỡng chất thiết yếu, giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ. Tuy nhiên, bạn có thể sẽ thắc mắc về loại thực phẩm và đồ uống nào là tốt nhất và chế độ ăn uống của người mẹ có thể ảnh hưởng đến sữa và trẻ nhỏ như thế nào. Dưới đây là những kiến thức cơ bản về dinh dưỡng trong thời kì cho con bú.

Dinh dưỡng dành cho phụ nữ đang cho con bú

Chế độ ăn của phụ nữ đang cho con bú có cần tăng thêm năng lượng không?

Trong giai đoạn này, người mẹ cần thêm nhiều năng lượng và các chất dinh dưỡng để phục vụ cho hoạt động sản xuất sữa. Do đó, theo khuyến cáo dành cho người Việt Nam, nhu cầu năng lượng dành cho bà mẹ đang nuôi con bú sẽ tăng lên khoảng 500 Kcal/ ngày. Phần năng lượng tăng thêm này tương đương với khoảng 3 lưng bát cơm và nên được phẩn bổ đều vào các bữa trong một ngày.

Tuy nhiên, để đáp ứng được điều này, người mẹ nên ưu tiên lựa chọn những thực phẩm giàu dinh dưỡng như sữa và các chế phẩm từ sữa; bánh mỳ nguyên cám kết hợp với bơ thực vật; các loại hạt và hoa quả.

Đọc thêm tại bài viết: Bổ sung năng lượng trong giai đoạn cho con bú

Những thực phẩm nào được khuyến khích dành cho phụ nữ đang cho con bú?

Những thực phẩm lành mạnh có thể kích thích quá trình sản xuất sữa ở người mẹ. Ưu tiên lựa chọn các thực phẩm giàu protein như thịt nạc, trứng, sữa, các loại đậu và hải sản ít thủy ngân. Ngoài ra, các loại ngũ cốc nguyên hạt cũng như trái cây và rau quả cũng là những lựa chọn rất tốt.

Sử dụng đa dạng các loại thực phẩm khi cho con bú cũng sẽ giúp thay đổi hương vị của sữa mẹ. Điều này giúp trẻ có cơ hội tiếp xúc với những mùi vị khác nhau và tạo điều kiện thuận lợi để sau này, trẻ dễ dàng chấp nhận các loại thức ăn đặc hơn.

Đồng thời, để đảm bảo cả mẹ và trẻ đều nhận được đủ lượng vitamin và các khoáng chất cần thiết, các bác sĩ có thể khuyên bạn nên tiếp tục bổ sung vitamin tổng hợp và khoáng chất hàng ngày cho đến khi cai sữa cho con.

Đọc thêm tại bài viết: Vitamin tốt nhất cho mẹ sau sinh và em bé

Người mẹ đang cho con bú cần bổ sung chất lỏng như thế nào?

Uống khi khát và uống nhiều hơn nếu nước tiểu có màu vàng đậm. Bạn cũng có thể uống một cốc nước hoặc đồ uống khác mỗi khi cho con bú.

Tuy nhiên, nên hạn chế nước ép trái cây và đồ uống có đường. Quá nhiều đường có thể khiến cân nặng tăng lên hoặc làm giảm hiệu quả của quá trình nỗ lực giảm cân. Quá nhiều caffeine cũng có thể mang tới những tác động xấu bởi caffeine trong sữa mẹ có thể gây kích thích hoặc cản trở giấc ngủ của trẻ.

Ăn chay và cho con bú

Ăn chay trường có gây tăng cân không?

Nếu bạn đang áp dụng chế độ ăn chay, lựa chọn thực phẩm để đảm bảo cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết là điều đặc biệt quan trọng. Cụ thể:

  • Chọn thực phẩm giàu sắt, protein và canxi. Các nguồn cung cấp chất sắt tốt bao gồm các loại đậu, ngũ cốc, rau xanh, trái cây sấy khô, chẳng hạn như nho khô. Để giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn, hãy tiêu thụ những thực phẩm giàu sắt cùng với những thực phẩm giàu vitamin C, chẳng hạn như trái cây họ cam quýt. Đối với protein, hãy cân nhắc các nguồn thực vật, chẳng hạn như sản phẩm từ các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt để thay thế thịt. Đồng thời, trứng và sữa cũng là những lựa chọn rất hữu ích. Nguồn thực phẩm giàu canxi bao gồm sữa, các chế phẩm từ sữa và rau lá xanh đậm. Các lựa chọn khác bao gồm các sản phẩm được tăng cường canxi, chẳng hạn như ngũ cốc, sữa đậu nành, sữa chua đậu nành và đậu phụ.
  • Hãy cân nhắc sử dụng các chất bổ sung. Các bác sĩ có thể khuyên bạn nên bổ sung vitamin B12 hàng ngày. Vitamin B12 hầu như chỉ được tìm thấy trong các thực phẩm có nguồn gốc động vật nên rất khó để đáp ứng đủ nhu cầu trong chế độ ăn chay. Nếu không ăn cá, bạn có thể nên bổ sung thêm omega-3. Nếu không ăn đủ thực phẩm tăng cường vitamin D, chẳng hạn như sữa bò, một số loại ngũ cốc và hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, vitamin D cũng nên được bổ sung. Trẻ nhỏ cần vitamin D để hấp thụ canxi và phốt pho. Quá ít vitamin D có thể gây ra bệnh còi xương, xương mềm và yếu.

Những thực phẩm nào nên hạn chế khi đang cho trẻ bú?

Một số loại thực phẩm và đồ uống cần thận trọng khi bạn đang cho con bú. Ví dụ:

  • Rượu bia. Sữa mẹ không có nồng độ cồn được coi là an toàn cho trẻ. Nếu uống rượu, bạn nên dừng việc cho trẻ bú cho đến khi cồn đã loại bỏ hoàn toàn khỏi sữa mẹ. Quá trình này thường mất từ ​​​​hai đến ba giờ cho 355 ml bia 5%, 148 ml rượu vang 11% hoặc 44 ml rượu 40% và tùy thuộc vào trọng lượng cơ thể của người mẹ. Trước khi sử dụng các đồ uống có cồn, hãy cân nhắc việc hút sữa để cho trẻ uống sau đó.
  • Caffein. Giới hạn 473 ml đến 710 ml đồ uống có chứa caffeine mỗi ngày. Caffeine trong sữa mẹ có thể kích thích hoặc cản trở giấc ngủ của trẻ.
Tháp dinh dưỡng cho bà mẹ sau sinh, đang cho con bú | Vinmec

Đọc thêm tại bài viết: Có thể uống cà phê khi đang cho con bú không? 

  • Một số loại cá chứa nồng độ thủy ngân cao. Hải sản có thể là nguồn cung cấp protein và axit béo omega-3 tuyệt vời. Tuy nhiên, hầu hết hải sản đều chứa thủy ngân hoặc các chất gây ô nhiễm khác. Việc tiếp xúc với lượng thủy ngân quá mức qua sữa mẹ có thể gây nguy hiểm cho hệ thần kinh đang phát triển của trẻ. Để hạn chế sự tiếp xúc này, hãy tránh các nguồn hải sản có nhiều thủy ngân, bao gồm cá kiếm, cá thu và cá ngói.

Chế độ ăn của mẹ có thể khiến trẻ quấy khóc hoặc dị ứng không?

Một số loại thực phẩm hoặc đồ uống trong chế độ ăn của mẹ có thể khiến trẻ trở nên cáu kỉnh hoặc dị ứng. Nếu trẻ có hiện tượng quấy khóc hoặc phát ban, tiêu chảy hoặc thở khò khè ngay sau khi bú, hãy tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ về tình trạng này.

Nếu nghi ngờ bất cứ thứ gì trong chế độ ăn của mẹ có thể ảnh hưởng trẻ, hãy tránh sử dụng loại thực phẩm đó trong tối đa một tuần và quan sát những thay đổi về hành vi cũng như trình trạng của trẻ.

Điều cần lưu ý rằng, các bà mẹ không cần phải ăn kiêng đặc biệt khi đang cho con bú. Chỉ cần tập trung vào việc đưa ra những lựa chọn lành mạnh, an toàn cho cả mẹ và trẻ nhỏ.

Mừng Tết thiếu nhi, Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM gửi tới cha mẹ chương trình VIAM Kids’s Day – Dinh dưỡng đong đầy với vô số phần quà ý nghĩa và giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, sáng tạo. Cùng VIAM clinic tìm hiểu chi tiết về chương trình Tại đây. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

Hải Yến – Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM



| Bình luận

Uống đủ nước mùa hè: Những cách đơn giản để cung cấp đủ nước cho trẻ

02/06/2024 -  Kiến thức dinh dưỡng

Vào mùa hè, trẻ thường có xu hướng hoạt động nhiều hơn. Thêm vào đó, sự oi bức, nóng nực đặc trưng của mùa hè có thể dễ dàng khiến trẻ mất nước và dẫn tới những hậu quả nguy hiểm. Vì vậy, việc cung cấp đủ nước không chỉ giúp trẻ cảm thấy khỏe khoắn hơn mà còn giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ tiêu hóa và duy trì sự tập trung.

Uống đủ nước mùa hè: Những cách đơn giản để cung cấp đủ nước cho trẻ
Uống đủ nước mùa hè: Những cách đơn giản để cung cấp đủ nước cho trẻ

Nước có vai trò vô cùng quan trọng đối với trẻ nhỏ trong mùa hè

Nước chiếm tới 74% trọng lượng cơ thể của trẻ sơ sinh và 50-60% trọng lượng cơ thể ở trẻ từ 1 tuổi trở lên.

Nước đóng vai trò rất quan trọng, đặc biệt là với trẻ nhỏ và là một thành phần thiết yếu, tham gia vào hầu hết các hoạt động sống của cơ thể, bao gồm:

  • Duy trì các chức năng cơ bản: thông qua quá trình bài tiết mồ hôi, nước giúp cơ thể trẻ điều hóa nhiệt độ một cách hiệu quả. Ngoài ra, các hoạt động tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng cũng cần sự góp mặt của nước để làm dung môi hòa tan các chất, loại bỏ các chất dư thừa và ngăn ngừa hiện tượng táo bón. Đặc biệt, sự chuyển hóa và vận chuyển chất dinh dưỡng đến các tế bào trong cơ thể để sinh năng lượng cũng cần sự đóng góp không nhỏ của nước.
  • Duy trì hệ thống miễn dịch: nước giúp đào thải các độc tố thông qua việc trẻ tiết mồ hôi và đại tiểu tiện. Cho trẻ uống đủ nước cũng có thể bảo vệ trẻ khỏi hàng loạt các nguy cơ về những bệnh phổ biến trong mùa hè như say nắng, nhiễm trùng và các bệnh về da.
Nước có vai trò vô cùng quan trọng đối với trẻ nhỏ trong mùa hè
Nước có vai trò vô cùng quan trọng đối với trẻ nhỏ trong mùa hè

Đọc thêm tại bài viết: Cách giúp trẻ khỏe mạnh trong mùa hè

  • Cải thiện sự tập trung: trẻ được cung cấp đủ nước sẽ ít cảm thấy mệt mỏi và uể oải hơn. Đồng thời, đủ nước cũng giúp trẻ luôn cảm thấy tỉnh táo và có thể tập trung trong các hoạt động học tập và vui chơi.
  • Cải thiện tâm trạng và sức khỏe tinh thần: sự căng thẳng có thể được giảm đi đáng kể nếu trẻ uống đủ nước. Khi đó, trẻ sẽ cảm thấy thoải mái, thư giãn và có tâm trạng tốt hơn.

Có thể thấy rằng, việc duy trì đủ nước cho trẻ vào mùa hè là đặc biệt quan trọng để đảm bảo sức khỏe cũng như các hoạt động học tập và vui chơi.

Đọc thêm tại bài viết: Làm gì khi trẻ bị mất nước? 

Nhu cầu nước khuyến nghị dành cho trẻ

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), không cần thiết bổ sung nước cho trẻ dưới 6 tháng tuổi vì trong sữa mẹ, hơn 80% là nước và với số lượng này, hoàn toàn toàn có thể đáp ứng đủ nhu cầu chất lỏng mà trẻ cần. Với những trẻ không bú mẹ hoặc kết hợp dùng sữa công thức, nước sẽ được bổ sung thông qua sữa mà trẻ đang dùng. Do đó, việc bổ sung thêm nước ở giai đoạn trẻ dưới 6 tháng tuổi không phải là vấn đề đáng lo ngại.

Nhu cầu nước khuyến nghị dành cho trẻ
Nhu cầu nước khuyến nghị dành cho trẻ

Với những trẻ trong giai đoạn ăn dặm, nên bắt đầu cho trẻ làm quen với một lượng khoảng 125-250ml nước/ngày cho đến khi trẻ được một tuổi. Những trẻ lớn hơn, nhu cầu nước lên được xác định riêng biệt, tùy thuộc vào trọng lượng cơ thể.

  • Nhu cầu của trẻ từ 1-10 kg là 100ml/ kg.
  • Nhu cầu của trẻ từ 11-20 kg được tính theo công thức: tổng nhu cầu nước 1 ngày = 1.000ml + 50ml/kg cho mỗi kg cân nặng tăng lên sau 10kg.
  • Nhu cầu của trẻ từ 21kg trở lên được tính theo công thức: tổng nhu cầu nước 1 ngày = 1.500ml + 20ml/kg cho mỗi kg cân nặng tăng lên sau 20kg.
  • Nhu cầu của trẻ từ 12-19 tuổi được tính dựa theo công thức 1,5ml/ Kcal năng lượng khẩu phần.

Đọc thêm tại bài viết: Làm gì khi trẻ bị mất nước? 

Những mẹo đơn giản cha mẹ có thể áp dụng để cung cấp đủ nhu cầu nước cho trẻ

Dưới đây là những lời khuyên đơn giản cha mẹ có thể áp dụng để khuyến khích trẻ uống nước: 

Cho trẻ uống từng lượng nhỏ và uống thường xuyên hơn. Việc làm này sẽ giúp trẻ duy trì đủ lượng nước trong cả một ngày dài mà không cảm thấy quá tải với mỗi lần uống nước.

Làm cho việc uống nước trở nên thú vị hơn. Trẻ nhỏ rất dễ cảm thấy hấp dẫn bởi những hình dạng và màu sắc thú vị. Vì vậy, cha mẹ hãy trang bị thêm cho trẻ những chiếc bình, chiếc cốc hoặc ống hút với hình thù và màu sắc thú vị, để trẻ hào hứng với việc uống nước hơn.

Những mẹo đơn giản cha mẹ có thể áp dụng để cung cấp đủ nhu cầu nước cho trẻ
Những mẹo đơn giản cha mẹ có thể áp dụng để cung cấp đủ nhu cầu nước cho trẻ

Thêm vào khẩu phần của trẻ những thực phẩm chứa hàm lượng nước lớn. Các loại trái cây mọng nước như cam, quýt, nho, dưa hấu,.. đều chứa rất nhiều nước. Những loại trái cây này không chỉ cung cấp nước cho trẻ mà còn là nguồn bổ sung thêm vitamin và khoáng chất rất hiệu quả.

Thời tiết và hoạt động thể lực của trẻ. Đây cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng có thể dẫn đến tình trạng mất nước ở trẻ nhỏ trong mùa hè. Nên bổ sung thêm nước cho trẻ trước, trong và sau mỗi hoạt động tập luyện hay chơi thể thao. Trẻ cũng cần được chú ý uống nước hơn trong thời tiết nóng nực, oi bức để quá trình tản nhiệt của cơ thể diễn ra thuận lợi nhất.

Đảm bảo cho trẻ uống đủ nước trong mùa hè là một điều rất quan trọng để duy trì sức khỏe cũng như sự phát triển toàn diện của trẻ. Bằng cách áp dụng những mẹo đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả, cha mẹ có thể dễ dàng đáp ứng đủ nhu cầu này và giúp trẻ cảm thấy khỏe mạnh, năng động hơn.

Mừng Tết thiếu nhi, Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM gửi tới cha mẹ chương trình VIAM Kids’s Day – Dinh dưỡng đong đầy với vô số phần quà ý nghĩa và giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, sáng tạo. Cùng VIAM clinic tìm hiểu chi tiết về chương trình Tại đây. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

Hải Yến – Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM



| Bình luận

Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh đúng cách để phòng tránh ngộ độc thực phẩm

01/06/2024 -  Kiến thức dinh dưỡng

Thời tiết mùa hè là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn gây hại có trong thực phẩm sinh sôi và gây bệnh. Bảo quản thực phẩm đúng cách trong tủ lạnh là một biện pháp thiết yếu để giữ thực phẩm không bị hư hỏng, đảm bảo an toàn thực phẩm và giảm thiểu tối đa nguy cơ xảy ra ngộ độc.

Mùa hè tuy chỉ mới bắt đầu nhưng trên cả nước đã ghi nhận nhiều trường hợp ngộ độc tập thể với những hậu quả không mong muốn. Trong đó, nguyên nhân được xác định chủ yếu là do một loại vi khuẩn có khả năng phát triển mạnh ở nhiệt độ từ 35 đến 37 độ C. Điều này có thể cho thấy, thời tiết oi bức chính là điều kiện rất thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi nảy nở, gây ra hàng loạt các vấn đề liên quan đến ngộ độc thực phẩm.

Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh đúng cách để phòng tránh ngộ độc thực phẩm
Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh đúng cách để phòng tránh ngộ độc thực phẩm

10 nguyên tắc vàng về vệ sinh an toàn thực phẩm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)

Tổ chức Y tế thế giới cũng đã đưa ra những khuyến cáo về việc phòng chống mất an toàn vệ sinh thực phẩm bằng cách thực hiện 10 nguyên tắc cơ bản sau:

1. Lựa chọn thực phẩm an toàn.
2. Nấu chín kỹ thức ăn.
3. Ăn ngay sau khi nấu.
4. Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu chín.
5. Nấu lại thức ăn thật kỹ.
6. Tránh ô nhiễm chéo giữa thức ăn chín và sống với bề mặt bẩn.
7. Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và sau mỗi lần gián đoạn để làm việc khác.
8. Giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn.
9. Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác.
10. Sử dụng nguồn nước sạch an toàn.

10 nguyên tắc vàng về vệ sinh an toàn thực phẩm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
10 nguyên tắc vàng về vệ sinh an toàn thực phẩm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)

Theo đó, để đảm bảo an toàn thực phẩm, người nội trợ trong gia đình cần thực hiện đúng các nguyên tắc ngay từ khâu lựa chọn, sơ chế, chế biến và đặc biệt, bảo quản thực phẩm.

Bảo quản thực phẩm đúng cách có thể ngăn chặn sự phát triển của vi sinh vật cũng như giữ cho thực phẩm không bị biến chất, hư hỏng trong một khoảng thời gian nhất định. Với thời tiết oi bức, nóng nực của mùa hè, lý tưởng nhất là nên bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh. Tuy việc làm này không thể tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn nhưng với nhiệt độ bảo quản lạnh đúng, sự phát triển của đa số các loại vi khuẩn trong thực phẩm có thể bị ức chế.

Đọc thêm tại bài viết: Bệnh từ thực phẩm: Nguyên nhân và cách phòng tránh 

Vậy, chúng ta có thể thực hiện những biện pháp nào để bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh an toàn, giúp đảm bảo sức khỏe của cả gia đình?

Các biện pháp bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh đúng cách

1. Nhiệt độ làm lạnh

Nhiệt độ làm lạnh là một trong những yếu tố quan trọng để làm chậm sự phát triển của các vi khuẩn gây hại. Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyến cáo tủ lạnh nên giữ ở nhiệt độ dưới 4 độ C (khoảng 40 độ F) để đảm bảo hoạt động làm lạnh tốt. Và ngăn đông phải ở mức nhiệt là dưới -17,7 độ C (khoảng 0 độ F).

Ngoài ra, theo Tổ chức Y tế Thế giới, thức ăn đã qua chế biến muốn bảo quản cần được giữ nóng liên tục ở nhiệt độ trên 60 độ C hoặc lạnh dưới 10 độ C.

Chi tiết xem tại bài viết: Tủ lạnh và bảo quản thực phẩm an toàn

2. Thời gian bảo quản

Tất cả các thực phẩm khi bảo quản trong một thời gian dài có thể diễn ra hiện tượng tự chuyển hóa các chất hoặc tự phân hủy và kết quả là hao hụt một số chất dinh dưỡng. Nếu cấp đông thực phẩm tươi sống ở nhiệt độ từ -18 đến -30 độ C, thực phẩm có thể bảo quản lên tới một năm. Với nhiệt độ -36 độ C, thời gian bảo quản là 18 tháng.

3. Sơ chế, phân loại và bao gói kĩ thực phẩm

Tất cả các thực phẩm khi mua về cần được sơ chế, loại bỏ các phần dư thừa, dập nát, rửa sạch sẽ và để ráo nước. Sau đó, bao gói cẩn thận bằng túi hoặc hộp đậy kín. Đồng thời, trong quá trình đóng gói, nên tiến hành chia thực phẩm thành các phần nhỏ để bảo quản, phù hợp với khẩu phần từng bữa của gia đình mình. Tránh việc bảo quản khối lượng lớn và phải rã đông nhiều lần.

Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh đúng cách để phòng tránh ngộ độc thực phẩm
Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh đúng cách để phòng tránh ngộ độc thực phẩm

Một nguyên tắc cũng đặc biệt quan trọng là tách riêng giữa thực phẩm sống và chín để phòng tránh việc ô nhiễm chéo. Để làm tốt điều này, người nội trợ trong gia đình nên sắp xếp các vị trí bảo quản trong tủ lạnh thật hợp lý, tùy theo nhiệt độ, thời gian cũng như cách phân loại thực phẩm.

Đọc thêm tại bài viết: Cách bảo quản tốt nhất để giữ dinh dưỡng cho 5 nhóm thực phẩm

4. Không dự trữ đầy ắp tủ lạnh

Không khí lạnh cần phải lưu thông xung quanh các thực phẩm để làm lạnh. Nếu các ngăn chứa chật kín sẽ chặn luồng lưu thông của không khí lạnh, dẫn tới hiệu quả bảo quản kém.

5. Kiểm tra hạn sử dụng

Mỗi loại thực phẩm đều có thời gian bảo quản và thời hạn sử dụng nhất định. Do đó, ngay từ khâu đóng hộp, bao gói nên ghi rõ ngày bảo quản và ưu tiên sử dụng những thực phẩm cũ nhất trước tiên.

6. Thường xuyên vệ sinh tủ lạnh

Loại bỏ thường xuyên các vết bẩn có trong tủ lạnh, đặc biệt là các chất lỏng từ thịt. Điều này sẽ ngăn chặn việc sản sinh các mầm bệnh cũng như hiện tượng vi khuẩn lây nhiễm chéo giữa các thực phẩm.

Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh chính là một biện pháp hữu hiệu để phòng tránh các nguy cơ ngộ độc trong mùa hè này. Bằng cách tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc trên, người nội trợ hoàn toàn có thể bảo vệ sức khỏe của gia đình mình khỏi các bệnh liên quan đến thực phẩm một cách hiệu quả.

Mừng Tết thiếu nhi, Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM gửi tới cha mẹ chương trình VIAM Kids’s Day – Dinh dưỡng đong đầy với vô số phần quà ý nghĩa và giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, sáng tạo. Cùng VIAM clinic tìm hiểu chi tiết về chương trình Tại đây. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

Hải Yến – Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM



| Bình luận

Trẻ có nhất thiết phải bổ sung vitamin A định kỳ 6 tháng 1 lần hay không?

31/05/2024 -  Kiến thức dinh dưỡng

Theo chương trình bổ sung vitamin A cho trẻ, cứ mỗi 6 tháng một lần, trẻ em dưới 5 tuổi sẽ được bổ sung vitamin A tại các trạm y tế xã, phường. Tuy nhiên, có phải trẻ nào cũng cần bổ sung hay không, tác hại khi bổ sung thừa vitamin A là gì, cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Trẻ có nhất thiết phải bổ sung vitamin A định kỳ 6 tháng 1 lần hay không?

1. Vai trò của vitamin A đối với cơ thể

Vitamin A có vai trò vô cùng quan trọng tới sức khỏe thị lực, hỗ trợ hệ miễn dịch, duy trì cấu trúc bình thường của da và niêm mạc, vitamin A cũng có vai trò với sinh sản và tăng trưởng của trẻ. Ngoài ra, vitamin A còn là chất chống oxy hóa của cơ thể, giúp ngăn chặn sự phát triển của những gốc tự do gây hại cho tế bào, giúp chống lão hóa, chống ung thư,…

Trẻ trong độ tuổi dưới 5 tuổi mà không được nhận đủ vitamin A có thể dẫn đến những hậu quả sau:

  • Thị giác suy giảm: trẻ có thể bị quáng gà, nhìn kém khi thiếu ánh sáng, khô mắt, mù lòa,…
  • Miễn dịch kém: trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng như tiêu chảy, bệnh về đường hô hấp,…
  • Vấn đề về da: da trẻ dễ bị viêm, ngứa, khô, mụn trứng cá,…
  • Chậm phá triển ở trẻ em: trẻ chậm lớn, kém ăn, chậm phát triển trí tuệ,…
  • Khả năng sinh sản bị ảnh hưởng: có thể gây vô sinh khi trưởng thành, người mẹ nếu mang thai có thể bị sảy thai, dị tật thai nhi,…

Tuy nhiên, đối với việc bổ sung thừa vitamin A có thể dẫn đến ngộ độc cấp tính hoặc mạn tính, do vitamin A còn thừa không được đào thải ra khỏi cơ thể mà được tích trữ trong gan, do đó, triệu chứng đầu tiên của ngộ độc vitamin A có thể là vàng da, đau đầu, chóng mặt, đau bụng, buồn nôn và nôn.

Nếu ngộ độc kéo dài sẽ dẫn đến mạn tính và có các triệu chứng sau:

  • Da khô, tróc vảy, phát ban đỏ, rụng tóc,…
  • Men gan tăng, vàng da ở lòng bàn tay, lòng bàn chân trẻ
  • Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn
  • Tăng canxi máu, loãng xương, xương yếu, đau các xương
  • Trẻ nhỏ tăng áp lực nội sọ, thóp phồng, co giật

Và một số biểu hiện không rõ ràng khác.

Đọc thêm tại bài viết: Bổ sung vitamin A kéo dài có gây hại

2. Liều bổ sung vitamin A theo khuyến nghị

Theo khuyến cáo của Bộ Y Tế, định kỳ 6 tháng 1 lần, cha mẹ sẽ đem trẻ đến trạm y tế để được uống vitamin A loại viên nhộng màu đỏ, liều 200.000IU. Đối tượng chính uống vitamin A liều cao là trẻ trong độ tuổi từ 6 tháng đến 36 tháng tuổi, bên cạnh đó có những đối tượng khác được khuyến nghị bổ sung theo hướng dẫn sau:

  • Trẻ từ 6 tháng đến 12 tháng tuổi: uống 1/ 2 viên đỏ tương đương 100.000IU
  • Trẻ từ 12 tháng đến 36 tháng tuổi: uống 1 viên tương đương 200.000IU
  • Trẻ dưới 59 tháng tuổi có nguy cơ cao thiếu vitamin A: 1 viên tương đương 200.000IU

Ngoài ra, trẻ bị sởi, phụ nữ sau sinh 1 tháng, trẻ lớn có nguy cơ thiếu hụt vitamin A cũng cần được bổ sung vitamin A liều cao theo chỉ dẫn của bác sĩ.

3. Có phải trẻ nào cũng cần bổ sung vitamin liều cao hay không?

Hiện nay, khi mà hầu hết trẻ em đều đã được chú trọng vào chế độ dinh dưỡng hơn, trẻ có thể nhận đủ lượng vitamin A hàng ngày nếu chế độ ăn của trẻ đa dạng các loại thực phẩm như sữa tươi, thịt, cá, trứng, gan động vật hay các loại rau củ tươi nhiều màu sắc như cà chua, cà rốt, bí ngô, rau lá xanh đậm,… Tùy theo từng độ tuổi mà lượng vitamin trẻ cần tiêu thụ hàng ngày sẽ khác nhau.

Do đó, trẻ nên bổ sung vitamin A liều cao khi thực sự cần thiết hoặc đang là đối tượng có nguy cơ cao thiếu vitamin A, bao gồm:

  • Trẻ thuộc hộ nghèo, trẻ thuộc các khu vực nông thôn, các tỉnh miền núi, vùng sâu vùng xa có kinh tế kém phát triển,…
  • Trẻ ăn uống không đa dạng các nhóm chất dinh dưỡng, trẻ kén ăn, ăn uống kém,…
  • Trẻ suy dinh dưỡng, trẻ mắc tiêu chảy kéo dài, viêm hô hấp tái đi tái lại, trẻ đang nhiễm Sởi,…

Do đó, để tránh ngộ độc vitamin A khi bổ sung quá nhiều, bạn hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa Dinh dưỡng để được tư vấn trước khi cho trẻ uống bổ sung vitamin A liều cao nhé.

Đọc thêm tại bài viết: Nguồn thực phẩm giàu vitamin A nên cho bé ăn hàng ngày

Mừng Tết thiếu nhi, Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM gửi tới cha mẹ chương trình VIAM Kids’s Day – Dinh dưỡng đong đầy với vô số phần quà ý nghĩa và giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, sáng tạo. Cùng VIAM clinic tìm hiểu chi tiết về chương trình Tại đây. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

Bác sỹ Đoàn Thu Hồng – Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM



| Bình luận

Ăn nhiều đường có gây ra bệnh tiểu đường không

30/05/2024 -  Kiến thức dinh dưỡng

Đúng là ăn nhiều đường bổ sung có thể khiến bạn dễ mắc bệnh tiểu đường, nhưng lượng đường ăn vào chỉ là một phần của nguyên nhân gây bệnh. Mặc dù vậy, thường xuyên ăn nhiều đường vẫn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Nhiều yếu tố khác – bao gồm chế độ ăn uống tổng thể, lối sống và di truyền – cũng ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường của bạn.

Ăn nhiều đường có gây ra bệnh tiểu đường không
Ăn nhiều đường có gây ra bệnh tiểu đường không

Bài viết này sẽ đánh giá vai trò của đường trong việc phát triển bệnh tiểu đường và hướng dẫn bạn cách để ngăn ngừa bệnh.

Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường xảy ra khi cơ thể bạn không thể điều chỉnh lượng đường trong máu một cách hiệu quả. Điều này có thể xảy ra khi tuyến tụy của bạn ngừng sản xuất đủ insulin cho cơ thể hoặc tế bào của bạn trở nên kháng insulin hoặc cả hai.

Insulin là một loại hormone di chuyển đường từ máu vào tế bào của bạn. Nếu cơ thể bạn không sản xuất đủ insulin hoặc bạn trở nên kháng insulin, bạn có thể bị lượng đường trong máu cao mãn tính.

Lượng đường trong máu cao trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, tổn thương thần kinh và tổn thương thận, vì vậy bạn cần phải kiểm soát chúng.

Có hai loại bệnh tiểu đường chính:

  • Type 1: Bệnh tự miễn này xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công tuyến tụy, phá hủy khả năng sản xuất insulin của tuyến tụy.
  • Type 2: Khi tuyến tụy ngừng sản xuất đủ insulin, các tế bào trong cơ thể bạn không còn phản ứng với lượng insulin mà nó sản xuất hoặc cả hai.

Bệnh tiểu đường type 1 tương đối hiếm, chỉ chiếm khoảng 5-10% số ca bệnh tiểu đường trên toàn thế giới.

Bệnh tiểu đường type 2 thường gặp hơn, chiếm hơn 90% trường hợp mắc bệnh tiểu đường. Nó chủ yếu là hậu quả của các yếu tố chế độ ăn uống và lối sống.

Đọc thêm tại bài viết: 9 dấu hiệu ban đầu của bệnh tiểu đường type 2

Đường có làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường không?

Theo nghiên cứu, thường xuyên tiêu thụ đồ uống có đường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2. Dữ liệu từ 175 quốc gia cho thấy lượng đường tiêu thụ có mối tương quan đáng kể với nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Trong khi lượng đường cao làm tăng nguy cơ thì lượng đường thấp lại làm giảm nguy cơ mắc bệnh này.

Mặc dù những nghiên cứu này không chứng minh rằng đường gây ra bệnh tiểu đường nhưng mối liên hệ này rất chặt chẽ. Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cả trực tiếp và gián tiếp.

Đường có làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường không?
Đường có làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường không?

Tiêu thụ nhiều đường có thể trực tiếp làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường do tác động của đường fructose lên gan của bạn. Ăn nhiều đường cũng có thể gián tiếp làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường bằng cách góp phần tăng cân và tăng lượng mỡ trong cơ thể – cả hai đều là những yếu tố nguy cơ riêng biệt gây ra bệnh tiểu đường.

Để giảm tác động bất lợi của việc tiêu thụ nhiều đường, bạn không nên tiêu thụ quá 10% tổng lượng calo hàng ngày của bạn đến từ đường bổ sung.

Đường tự nhiên không có tác dụng tương tự

Mặc dù ăn một lượng lớn đường bổ sung có liên quan đến bệnh tiểu đường nhưng điều này lại không đúng với đường tự nhiên.

Đường tự nhiên được tìm thấy trong trái cây và rau củ. Vì chúng được kết hợp với chất xơ, nước và các chất dinh dưỡng khác nên chúng được tiêu hóa chậm hơn và ít có khả năng làm tăng lượng đường trong máu của bạn.

Trái cây và rau quả cũng có xu hướng chứa ít đường hơn nhiều so với nhiều loại thực phẩm chế biến sẵn, vì vậy bạn sẽ dễ dàng kiểm soát lượng đường tiêu thụ hơn.

Nước trái cây

Đường có làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường không
Đường có làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường không

Các nghiên cứu còn mâu thuẫn về việc liệu uống nước ép trái cây 100% có làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hay không.

Các loại nước trái cây tự nhiên có nhiều đường và ít chất xơ vẫn có thể làm tăng lượng đường trong máu của bạn. Tuy nhiên, kết hợp nó với các nguồn chất béo, chất xơ và protein có thể ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng đột biến.

Bạn có thể thay thế nước ép trái cây bằng nước lọc hoặc đồ uống không chứa calo.

Chất làm ngọt tự nhiên

Mặc dù một số chất làm ngọt tự nhiên như mật ong và xi-rô cây phong không được sử dụng nhiều như đường kính nhưng chúng vẫn là nguồn đường tương đối nguyên chất và hầu như không chứa chất xơ.

Nhiều chất làm ngọt khác được tiếp thị là “tự nhiên” cũng nên được coi là đường bổ sung. Chúng bao gồm xi-rô cây thùa, đường dừa và đường mía, cùng một số loại khác.

Chất làm ngọt nhân tạo có làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường?

Chất làm ngọt nhân tạo có làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường? - VIAM clinic
Chất làm ngọt nhân tạo có làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường?

Chất làm ngọt nhân tạo được sản xuất bằng những chất có vị ngọt nhưng không thể chuyển hóa thành năng lượng. Tức là chúng cung cấp vị ngọt mà không chứa bất kỳ calo nào.

Mặc dù chất làm ngọt nhân tạo không làm tăng lượng đường trong máu nhưng chúng vẫn có liên quan đến tình trạng kháng insulin và bệnh tiểu đường type 2. Tuy nhiên, điều này chưa được giải thích rõ ràng tại sao.

Mặc dù vậy, điều quan trọng cần lưu ý là đối với những người mắc bệnh tiểu đường, đường dành cho người ăn kiêng vẫn là lựa chọn tốt hơn so với đường bổ sung hay đường ăn.

Đọc thêm tại bài viết:Chất tạo ngọt nhân tạo có gây ung thư không?

Đường được chuyển hóa như thế nào?

Đường được chuyển hóa như thế nào? VIAM clinic
Đường được chuyển hóa như thế nào?

Khi hầu hết mọi người nói về đường, họ đang đề cập đến sucrose hoặc đường ăn. Sucrose bao gồm một phân tử glucose và một phân tử fructose liên kết với nhau.

Khi bạn ăn sucrose, các phân tử glucose và fructose sẽ được phân tách bằng các enzyme trong ruột non trước khi được hấp thụ vào máu. Điều này làm tăng lượng đường trong máu và yêu cầu tuyến tụy của bạn giải phóng insulin. Insulin mang glucose từ máu vào tế bào của bạn, nơi nó có thể được sử dụng làm năng lượng.

Mặc dù một lượng nhỏ fructose cũng có thể được tế bào hấp thụ và sử dụng làm năng lượng, nhưng phần lớn được vận chuyển đến gan của bạn. Ở đó, nó được chuyển hóa thành glucose để tạo năng lượng hoặc được lưu trữ dưới dạng chất béo.

Vì đường fructose có thể chuyển hóa thành chất béo nên việc tiêu thụ nhiều đường này có xu hướng làm tăng mức chất béo trung tính. Điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và bệnh gan nhiễm mỡ.

Lượng fructose cao cũng có liên quan đến nồng độ axit uric trong máu cao hơn. Nếu những tinh thể axit uric này lắng đọng trong khớp, bạn có thể mắc bệnh gút. Đây là một tình trạng đau đớn gây đau nhức và sưng tấy ở các khớp.

Các yếu tố nguy cơ khác của bệnh tiểu đường

Béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh tiểu đường type 2 VIAM clinic

Mặc dù tiêu thụ một lượng lớn đường bổ sung có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, nhưng có nhiều yếu tố khác cũng có thể là yếu tố nguy cơ, chẳng hạn như:

  • Trọng lượng cơ thể: Nghiên cứu cho thấy béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh tiểu đường type 2, nhưng giảm cân có thể làm giảm nguy cơ của bạn.
  • Tập thể dục: Những người có lối sống ít vận động có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 gần gấp đôi so với những người chăm vận động. Chỉ cần 150 phút hoạt động vừa phải và tối đa 3 buổi tập luyện sức đề kháng mỗi tuần có thể giảm nguy cơ mắc bệnh.
  • Hút thuốc: Hút thuốc có thể làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, nhưng việc bỏ thuốc sẽ khiến nguy cơ gần như trở lại bình thường.
  • Ngưng thở khi ngủ: Ngưng thở khi ngủ – tình trạng khó thở vào ban đêm – là một yếu tố nguy cơ đặc biệt của bệnh tiểu đường.
  • Di truyền: vai trò của di truyền chưa được khẳng định, nhưng bạn có nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường nếu một hoặc cả hai cha mẹ của bạn mắc bệnh này.

Chế độ ăn để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Ngoài việc cắt giảm lượng đường bổ sung, bạn có thể thực hiện nhiều thay đổi chế độ ăn uống khác để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường:

  • Thực hiện chế độ ăn các thực phẩm lành mạnh: Chế độ ăn nhiều hạt, trái cây, rau, protein nạc, chất béo lành mạnh và ngũ cốc nguyên hạt có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
  • Uống cà phê: Uống cà phê mà không thêm bất cứ thứ gì vào có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2. Nhiều đồ uống cà phê phổ biến có lượng đường bổ sung cao, vì vậy hãy chú ý đến những gì bạn thêm vào tách cà phê của mình.
  • Ăn rau lá xanh: Ăn một chế độ ăn nhiều rau lá xanh có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Nếu việc giảm lượng đường bổ sung khiến bạn cảm thấy quá sức, bạn có thể bắt đầu bằng cách giảm lượng đồ uống có đường. Một thay đổi nhỏ này có thể tạo ra tác động lớn đến sức khỏe của bạn.

 Ăn nhiều đường có gây ra bệnh tiểu đường không? VIAM clinic
Ăn nhiều đường có gây ra bệnh tiểu đường không?

Đọc kỹ nhãn dinh dưỡng là bước đầu tiên để giảm mức tiêu thụ đường của bạn, có tới hơn 50 tên đường trong các sản phẩm thực phẩm, hãy chú ý đừng để bỏ sót chúng trên nhãn dinh dưỡng.

Kết luận

Tiêu thục lượng đường bổ sung quá mức có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2, có thể gây tác dụng phụ đối với gan và nguy cơ béo phì cao hơn.

Đường tự nhiên như đường có trong trái cây và rau quả không liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, không giống như chất làm ngọt nhân tạo.

Ngoài việc tiêu thụ đường, chất lượng chế độ ăn uống tổng thể, trọng lượng cơ thể, chất lượng giấc ngủ, hoạt động thể chất và di truyền đều có thể là yếu tố gây bệnh.

Nên áp dụng chế độ ăn nhiều trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, protein nạc, chất béo lành mạnh, rau, quả hạch và cà phê. Giảm  mức tiêu thụ đồ uống có cồn, hạn chế hút thuốc lá, duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh và tập thể dục thường xuyên cũng có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2.

Mừng Tết thiếu nhi, Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM gửi tới cha mẹ chương trình VIAM Kids’s Day – Dinh dưỡng đong đầy với vô số phần quà ý nghĩa và giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, sáng tạo. Cùng VIAM clinic tìm hiểu chi tiết về chương trình Tại đây. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

Bác sĩ Đoàn Hồng – Viện Y học ứng dụng Việt Nam

 



| Bình luận

Trẻ nên ăn trái cây gì sau khi vận động ngoài trời mùa hè?

28/05/2024 -  Kiến thức dinh dưỡng

Cùng tìm hiểu những loại thực phẩm phù hợp với trẻ sau những buổi vui chơi thoải mái ngoài trời qua bài viết sau đây.

Mùa hè tới cũng là lúc trẻ được nghỉ ngơi và thoải mái vui đùa với những hoạt động ngoài trời đầy thú vị. Tuy nhiên trời nắng nóng dễ khiến trẻ bị mất nước và mệt mỏi. Do đó, cha mẹ nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm vừa giúp giải khát, bù nước lại bổ sung thêm năng lượng và giúp trẻ giảm mệt mỏi sau khi vận động.

Cùng tìm hiểu những loại thực phẩm phù hợp với trẻ sau những buổi vui chơi thoải mái ngoài trời qua bài viết sau đây.

Trẻ nên ăn trái cây gì sau khi vận động ngoài trời mùa hè?
Trẻ nên ăn trái cây gì sau khi vận động ngoài trời mùa hè?

Đọc thêm tại bài viết: Top thực phẩm giải nhiệt mùa hè

1.Dưa hấu

Dưa hấu là loại trái cây nhiều nước, có tới 91% trọng lượng dưa hấu là nước, phù hợp để bù nước cho trẻ sau khi vận động. Bên cạnh đó, trong dưa hấu cũng chứa nhiều đường, giúp trẻ cung cấp năng lượng, tránh hạ đường huyết sau khi vận động ngoài trời.

Dưa hấu cũng là nguồn cung cấp hai hợp chất thực vật mạnh mẽ là citrulline và licopene giúp trì hoãn sự mệt mỏi khi vận động và giảm đau nhức cơ cho trẻ.

Loại quả này cũng giàu chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ và giàu vitamin A giúp tăng cường sức khỏe mắt và hệ miễn dịch cho trẻ.

2. Chuối

Trẻ nên ăn trái cây gì sau khi vận động ngoài trời mùa hè?
Trẻ nên ăn trái cây gì sau khi vận động ngoài trời mùa hè?

Chuối là một món ăn nhẹ tuyệt vời sau khi vận động, đây là thực phẩm giàu carbohydrate giúp cung cấp năng lượng cho trẻ sau khi vui chơi ngoài trời. Tuy chuối là thực phẩm giàu đường, nhưng đường trong chuối có chỉ số đường huyết thấp, không gây tăng chỉ số đường huyết như các loại thực phẩm giàu đường khác, thích hợp ăn sau khi vận động.

Trong chuối cũng giàu kali giúp cân bằng điện giải và hồi phục cơ bắp sau khi vận động. Chuối cũng chứa nhiều chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ.

3. Táo

Táo nếu ăn trước lúc trẻ ra ngoài chơi có thể giúp tăng sức bền cho vận động và nếu ăn sau khi trẻ về nhà thì có thể đẩy nhanh quá trình phục hồi cơ bắp nhờ hợp chất flavonoid có trong táo, đặc biệt là quercetin.

Loại trái cây này chứa nhiều chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ, các hợp chất chống oxy hóa trong táo giúp bảo vệ tế bào, tăng cường miễn dịch.

Ngoài ra, trong táo cũng chứa nhiều hợp chất chống viêm tự nhiên giúp làm giảm đau nhức và sưng tấy ở cơ bắp nếu trẻ vận động quá mức.

4. Quả bơ

Trẻ nên ăn trái cây gì sau khi vận động ngoài trời mùa hè?
Trẻ nên ăn trái cây gì sau khi vận động ngoài trời mùa hè?

Bơ là loại trái cây giàu năng lượng nhờ vào lượng chất béo lành mạnh dồi dào, cụ thể là acid béo omega-3, giúp trẻ bổ sung năng lượng sau khi tập luyện và phát triển trí não.

Quả bơ cũng giàu chất xơ, ít đường, giàu các vitamin B, C, K và E, giàu các khoáng chất như sắt, canxi, magie, phốt pho, kali và kẽm,… giúp trẻ phát triển tốt hơn.

5. Trái cây họ cam, quýt

Trái cây họ cam quýt có thể kể đến như cam, chanh, bưởi,… là một sự lựa chọn tuyệt vời khác cho trẻ. Một cốc nước cam ép, bưởi ép vừa giúp trẻ giải khát, giải nhiệt, lại cung cấp cho trẻ hàm lượng vitamin C tuyệt vời để tăng đề kháng cho trẻ.

Các loại trái cây này cũng rất giàu chất chống oxy hóa và các hợp chất flavonoid giúp bảo vệ tế bào, kháng viêm tự nhiên.

Nếu ăn trực tiếp các loại quả này mà không ép nước, trẻ cũng có thể được hưởng lợi từ lượng chất xơ trong quả, giúp cải thiện hệ tiêu hóa cho trẻ.

Đọc thêm tại bài viết: Top 10 loại thực phẩm giàu vitamin C, thật bất ngờ không phải trái cây họ cam, quýt

6. Dưa chuột

Dưa chuột có tới 95% là nước, giúp bù nước cho trẻ rất tốt. Dưa chuột cũng chứa nhiều chất xơ giúp giảm táo bón cho trẻ và cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho trẻ như vitamin C, kali,…

Mừng Tết thiếu nhi, Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM gửi tới cha mẹ chương trình VIAM Kids’s Day – Dinh dưỡng đong đầy với vô số phần quà ý nghĩa và giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, sáng tạo. Cùng VIAM clinic tìm hiểu chi tiết về chương trình Tại đây. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

Bác sĩ Đoàn Hồng

Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM



| Bình luận

Cách ngừa viêm da, hăm, rôm sảy cho trẻ vào mùa hè

27/05/2024 -  Kiến thức dinh dưỡng

Rôm sảy, còn được gọi là phát ban nhiệt, là tình trạng xảy ra khi ống bài tiết mồ hôi bị tắc nghẽn, dẫn đến ứ đọng mồ hôi dưới da. Điều này gây ra những nốt mụn nhỏ li ti, có màu hồng đỏ nổi lên trên bề mặt da. Rôm sảy là hậu quả của việc cơ thể đổ nhiều mồ hôi, thường xảy ra trong điều kiện nóng ẩm hoặc sau khi vận động mạnh.

Nguyên tắc chính để phòng tránh rôm sảy ở trẻ là giúp cơ thể bé luôn mát mẻ, thoáng khí, hạn chế tình trạng đổ mồ hôi quá nhiều và ngăn ngừa viêm da. Để đạt được điều này, cha mẹ có thể chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa rôm sảy cho trẻ vào mùa hè sau đây.

Cách ngừa viêm da, hăm, rôm sảy cho trẻ vào mùa hè VIAM clinic

 Giữ vệ sinh cơ thể và môi trường sống cho trẻ

Tắm rửa đầy đủ cho trẻ bằng nước sạch và xà phòng trung tính ít nhất một lần mỗi ngày, đặc biệt là sau các hoạt động ra ngoài hoặc vận động khiến trẻ đổ mồ hôi nhiều. Thay đồ mới, sạch và thoáng khí thường xuyên, nhất là quần áo lót. Giặt giũ đồ vải bằng nước ấm nóng và phơi dưới ánh nắng để tiệt trùng.

Vệ sinh và lau khô các vùng da dễ bị ẩm thấp như nếp gấp, nếp mông, nách, bẹn… sau mỗi lần tắm. Sử dụng khăn riêng, không dùng chung khăn tắm, khăn mặt. Giữ gìn vệ sinh phòng ngủ, sàn nhà, nệm, ga, gối bằng cách thường xuyên lau dọn, phơi nắng, diệt khuẩn.

 Chọn quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt

Mùa hè trẻ nên mặc quần áo cotton hoặc vải tổng hợp nhẹ, thoáng khí. Tránh mặc quần áo quá nhiều lớp hoặc quá chật, kín gây đổ mồ hôi nhiều. Mồ hôi đọng lại trên da là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn và nấm phát triển, gây ra các bệnh về da.

Cách ngừa viêm da, hăm, rôm sảy cho trẻ vào mùa hè VIAM clinic

 Chú ý vệ sinh khi trẻ đi tắm biển, bơi lội

Môi trường nước có chứa nhiều loại vi khuẩn, đặc biệt là hồ bơi, ao tự nhiên, biển. Trẻ dễ bị nhiễm các bệnh về da, đường hô hấp nếu nuốt phải nước bẩn hoặc tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm. Luôn hướng dẫn trẻ tắm rửa sạch sẽ sau khi bơi, tránh chà xát hoặc dụi da quá mạnh gây xước. Thay đồ tắm bằng quần áo khô sạch, tránh mặc đồ ướt kéo dài sau khi bơi.

Chọn đồ chơi và môi trường chơi thích hợp

Không để trẻ chơi đồ chơi được làm bằng gỗ mộc, nhựa cũ, đồ chơi bẩn hoặc để lâu trong môi trường ẩm ướt, bụi bẩn. Các đồ chơi này dễ là môi trường cho vi nấm, nấm mốc phát triển, gây các bệnh ngoài da cho trẻ.

Cần dọn dẹp, quét sạch khu vực chơi của trẻ, tránh những nơi có nhiều rác, bụi bẩn, nấm mốc. Khu vực chơi trong nhà cũng phải thông thoáng, tránh ẩm mốc. Nếu có thể, nên cho trẻ chơi ngoài trời nhiều hơn.

Cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, bổ sung vitamin và khoáng chất

Một chế độ ăn uống không đầy đủ, thiếu dinh dưỡng, thiếu vitamin và khoáng chất sẽ làm giảm sức đề kháng của cơ thể, làm cho trẻ dễ mắc các bệnh về da. Đặc biệt cần cung cấp đủ vitamin A, vitamin C, kẽm, sắt, protein để tăng cường miễn dịch và hỗ trợ làn da khỏe mạnh. Đối với trẻ dưới 5 tuổi, nên bổ sung sữa, rau xanh, trái cây tươi, ăn nhiều cá, thịt nạc và các loại hạt. Trẻ lớn hơn có thể ăn thêm trứng, các loại đậu và ngũ cốc nguyên hạt.

Sử dụng kem chống nắng khi ra ngoài trời

Ánh nắng mặt trời mùa hè có thể gây cháy nắng, tổn thương da và làm trầm trọng thêm các vấn đề về da như viêm da, hăm… Vì vậy, trẻ em cần được bôi kem chống nắng khi ra ngoài chơi, tham gia các hoạt động ngoài trời.

Nên chọn loại kem chống nắng an toàn cho da trẻ, chỉ số SPF từ 30-50, thích hợp với làn da của trẻ. Thời gian sử dụng kem chống nắng đầy đủ trước khi ra ngoài ít nhất 30 phút và bôi thêm sau 2-3 giờ để đảm bảo hiệu quả bảo vệ da tối ưu.

Đọc thêm bài viết: Cách sử dụng kem chống nắng hiệu quả

Tuân thủ các biện pháp phòng bệnh từ cơ sở y tế

Trường hợp trẻ đã mắc các bệnh về da, cần chấp hành nghiêm túc chỉ dẫn điều trị, đặc biệt là biện pháp vệ sinh, chăm sóc vùng da bị bệnh của nhân viên y tế. Đưa trẻ đi khám và điều trị kịp thời tại cơ sở y tế khi phát hiện các dấu hiệu bất thường về da như ngứa, nổi mẩn, phát ban… để được chẩn đoán và xử lý thích hợp, tránh để bệnh nặng hơn và lây lan.

Tổng kết, bằng cách áp dụng đúng các biện pháp phòng ngừa nêu trên, cha mẹ sẽ giúp trẻ hạn chế nguy cơ mắc phải rôm sảy và các bệnh về da khác trong mùa hè nóng nực. Giữ cho cơ thể trẻ luôn mát mẻ, thoáng khí, hạn chế tình trạng đổ mồ hôi quá nhiều cùng với chế độ dinh dưỡng đầy đủ sẽ giúp trẻ có một làn da khỏe mạnh, tránh được các vấn đề về da mùa hè đáng ngại.

Tuy nhiên, nếu trẻ đã bị rôm sảy hay bất cứ bệnh về da nào khác, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời, đồng thời tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn của nhân viên y tế. Sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và cơ sở y tế trong quá trình điều trị là chìa khóa để trẻ nhanh chóng hồi phục và ngăn ngừa các biến chứng không mong muốn.

Mừng Tết thiếu nhi, Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM gửi tới cha mẹ chương trình VIAM Kids’s Day – Dinh dưỡng đong đầy với vô số phần quà ý nghĩa và giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, sáng tạo. Cùng VIAM clinic tìm hiểu chi tiết về chương trình Tại đây. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

Hoàng Hà Linh – Viện Y học ứng dụng Việt Nam



| Bình luận

Mất nước vào mùa hè và những điều bạn cần lưu ý

25/05/2024 -  Kiến thức dinh dưỡng

Mất nước là tình trạng cơ thể sử dụng hoặc mất đi lượng nước nhiều hơn so với lượng nước được nạp vào. Tình trạng này khiến một số chức năng của cơ thể không hoạt động bình thường, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Mất nước xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào nhưng thường gia tăng vào mùa hè.

Mùa hè, thời tiết nắng nóng gây toát mồ hôi nhiều, khiến cơ thể càng dễ mất nước hơn. Đối tượng dễ bị mất nước nhất là trẻ em, người già và người lao động làm việc ngoài trời.

Mất nước vào mùa hè và những điều bạn cần lưu ý VIAM clinic

 

Dấu hiệu nhận biết 

 

Dưới đây là một số dấu hiệu mất nước mà bạn cần chú ý:

  • Khô miệng: nước bọt có đặc tính kháng khuẩn, khi cơ thể mất nước sẽ không tiết đủ lượng nước bọt, miệng bị khô, dẫn đến vi khuẩn phát triển trong khoang miệng gây hôi miệng.
  • Lượng nước tiểu thải ra bị giảm so với bình thường, nước tiểu sẫm màu.
  • Da khô, đỏ ửng, bong tróc, ngứa, thậm chí là xỉn màu.
  • Rối loạn điện giải và tác dụng của nhiệt lên cơ dễ khiến bạn bị mỏi cơ, chuột rút.
  • Mất nước gây ảnh hưởng đến não, làm xuất hiện các triệu chứng nhức đầu, hoa mắt, ù tai.
  • Hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng do thiếu nước gây táo bón.
  • Thèm đồ ngọt, tăng cảm giác thèm ăn, do khi mất nước, việc giải phóng năng lượng bị ảnh hưởng đòi hỏi cơ thể phải ăn bổ sung để cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ thể.
  • Một số triệu chứng nghiêm trọng như: chóng mặt, tim đập nhanh, thở nhanh, mắt trũng, buồn ngủ, mệt mỏi, dễ bị kích động, huyết áp tụt, có thể dẫn đến ngất.
  • Đối với trẻ em, mất nước nặng sẽ có một số triệu chứng như: khóc không ra nước mắt, mắt, má trũng, mệt mỏi, buồn ngủ, nghiêm trọng hơn là ngủ li bì, phản xạ uống nước kém, nếp véo da lâu bị mất…

Phương pháp xử trí nhanh chóng và hiệu quả nhất khi bị mất nước là bù nước và điện giải sớm, đúng cách. Trường hợp mất nước nghiêm trọng cần phải đưa đến các cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

Đọc thêm tại bài viết: 14 nguyên nhân bất ngờ gây mất nước

Giải pháp ngăn ngừa tình trạng mất nước

Để cơ thể không bị mất nước thì bạn cần cung cấp đủ lượng nước mỗi ngày cho cơ thể, nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày, chia nhiều lần uống, uống từng ngụm nhỏ, không để khi khát mới uống và nhất là mùa hè thì không nên uống nước quá lạnh. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng một số loại đồ uống vừa có tính giải khát, vừa không làm mất nước như nước chanh, nước mía, nước dừa…

Hạn chế uống các loại đồ uống có cồn, cà phê, trà, soda và nước tăng lực vì sẽ làm tăng tình trạng mất nước. Không nên uống rượu bia sau khi làm việc dưới trời nóng, vì các đồ uống này gây lợi tiểu, càng làm tăng nguy cơ mất nước trong mùa hè.

Đặc biệt, với những người làm việc ngoài trời hoặc tham gia các hoạt động thể thao trong thời tiết nắng nóng thì nên uống thêm các loại nước chứa chất điện giải, tránh để xảy ra tình trạng mất cân bằng điện giải, bao gồm các loại nước uống thể thao, nước uống pha Oresal…

Hạn chế đi ra ngoài trời nắng khi không cần thiết, nếu phải ra ngoài thì nên dùng kem chống nắng, đội mũ nón, sử dụng phương tiện bảo hộ chống nắng, che chắn cẩn thận để không bị say nắng.

Bổ sung các loại thực phẩm có tính giải nhiệt vừa giảm cơn khát, vừa cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể..

Nhiệt độ trong phòng không nên chênh lệch quá 7 độ C so với bên ngoài. Đang ở trong phòng lạnh thì không nên đột ngột ra ngoài trời nắng ngay.

Tránh ăn một số loại thực phẩm có thể gây mất nước trong mùa hè như các loại thực phẩm cay, trái cây khô, đồ chiên, dưa chua…

Mừng Tết thiếu nhi, Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM gửi tới cha mẹ chương trình VIAM Kids’s Day – Dinh dưỡng đong đầy với vô số phần quà ý nghĩa và giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, sáng tạo. Cùng VIAM clinic tìm hiểu chi tiết về chương trình Tại đây. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

Bác sĩ Hồ Mai Hương – Viện Y học ứng dụng Việt Nam



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY