Trẻ hay khóc đêm có phải bị còi xương không luôn là niềm băn khoăn của các bậc cha mẹ. Trẻ khó ngủ, hay quấy khóc và đổ nhiều mồ hôi vào ban đêm…là các dấu hiệu cho thấy trẻ bị còi xương, thiếu canxi mà các mẹ cần phải lưu ý.
Với trẻ sơ sinh, trẻ thường thức giấc 1 – 2 lần trong đêm để ăn sữa. Đó là nhu cầu bình thường khi dạ dày của trẻ còn bé, chưa thể chứa đựng và tiêu hóa đủ thức ăn suốt đêm. Khi lớn hơn, trẻ chỉ cần ăn 1 bữa mỗi đêm và có thể thêm 1 bữa phụ trước khi đi ngủ là có thể ngủ yên giấc suốt 8 tiếng đồng hồ. Tuy nhiên, một số trẻ lại thức giấc và quấy khóc giữa đêm rất nhiều lần.
Vậy nguyên nhân của tình trạng này là do đâu? Nguyên nhân phổ biến nhất là do thiếu canxi và vitamin D3. Hai vi chất này tham gia hoạt động dẫn truyền thần kinh của não bộ và tủy sống. Khi trẻ thiếu canxi và vitamin D3, hệ thần kinh của trẻ sẽ nhạy cảm hơn. Trẻ có thể ngủ không sâu giấc, dễ giật mình, sau đó tỉnh dậy, quấy khóc nhiều lần trong đêm.
Dấu hiệu bệnh còi xương ở trẻ
Còi xương ở trẻ xảy ra khi cơ thể trẻ bị thiếu hụt vitamin D. Thiếu Vitamin D sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ cũng như chuyển hóa 2 loại chất quan trọng giúp xương phát triển là canxi và phospho.
Tham khảo: Gói khám, tư vấn dinh dưỡng tăng cân nặng hiệu quả cho trẻ em.
Bệnh còi xương ở trẻ phổ biến trong khoảng 3 năm đầu đời mà nguyên nhân chính là do thiếu ánh sáng mặt trời, hoặc chế độ dinh dưỡng không đủ canxi – phospho và vitamin D. Nếu bệnh nghiêm trọng có thể khiến cho bộ xương của trẻ bị biến dạng. Những dấu hiệu trẻ bị còi xương bao gồm:
- Trẻ thường quấy khóc về đêm, dễ giật mình, đổ mồ hôi lúc ngủ.
- Tóc rụng nhiều, đặc biệt là ở vùng sau gáy như hình vành khăn.
- Có các bất thường ở vùng xương đầu, bao gồm thóp rộng và mềm, thóp không đầy và phập phồng theo nhịp thở; xuất hiện bướu đỉnh đầu, bướu trán (trán dô), hoặc đầu bẹp trông giống cá trê.
- Răng mọc chậm, rối loạn trương lực cơ hoặc táo bón.
- Chậm phát triển vận động như lẫy, lật, bò, đi, đứng…
Tham khảo: Còi xương là gì? Cách điều trị và phòng ngừa còi xương như thế nào?
Ở trẻ sơ sinh thiếu canxi thể nhẹ thì hay khóc đêm, ban đêm khó ngủ, hay thức giấc, bị rụng tóc, thóp méo, cáu gắt là triệu chứng phổ biến…Thể nặng có thể dẫn đến tình trạng co giật các cơ như tay, chân co quắp, mặt, miệng bị méo,…
Trẻ thường khóc đêm có phải bị còi xương không?
Mặc dù thiếu canxi là nguyên nhân phổ biến nhất để giải thích cho hiện tượng trẻ khóc đêm. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp quấy khóc suốt đêm đều do trẻ thiếu canxi. Có nhiều nguyên nhân quen thuộc không ngờ dẫn tới hiện tượng này.
- Đói: Trẻ sơ sinh thường bú các cữ cách nhau 3 tiếng. Điều này có nghĩa là ban đêm trẻ phải ăn 1 – 2 bữa. Nếu bú đủ lượng sữa, trẻ sẽ ngủ ngon. Nhưng vì lý do nào đó, trẻ không thể tiếp nhận đủ nhu cầu năng lượng. Khi đó, trẻ sẽ đói bụng và phát tín hiệu bằng tiếng khóc với bố mẹ.
- Nóng: Trẻ không ngủ ngon giấc có thể do nhiệt độ phòng quá cao hoặc bố mẹ ủ ấm trẻ quá kỹ khiến trẻ khó chịu và toát nhiều mồ hôi. Nhiệt độ phòng thích hợp cho trẻ em là 20 – 22°C.
- Tư thế ngủ không thoải mái: Tư thế ngủ không thoải mái, ví dụ như gối quá cao, bố mẹ chèn chăn cho trẻ quá kỹ sẽ khiến trẻ ngủ không sâu giấc và thường xuyên quấy khóc giữa đêm.
Để ngăn ngừa tình trạng còi xương ở trẻ, các mẹ nên khám dinh dưỡng cho trẻ em theo định kỳ và tăng cường chế độ dinh dưỡng cho trẻ. Với trẻ sơ sinh thì cần cho con bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời, bổ sung đủ vitamin D cho trẻ bằng biện pháp tắm nắng, hoặc sử dụng các sản phẩm hỗ trợ,…
**RẤT HỮU ÍCH cho bạn: Chế độ dinh dưỡng cho trẻ còi xương
Hãy đến với Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Mọi thông tin xin liên hệ Hotline: 0935.18.3939 hoặc nhắn tin tới Fanpage.
Hoàng Hà Linh
Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Tổng hợp