Lưỡi bản đồ ở trẻ em cần được điều trị sớm

24/03/2025 -  Kiến thức dinh dưỡng

Phòng khám dinh dưỡng VIAM, tiếp nhận rất nhiều trẻ bị dấu hiệu Lưỡi bản đồ, kèm theo là dấu hiệu biếng ăn, rối loạn tiêu hóa, táo bón, suy dinh dưỡng với cân nặng và chiều cao kém phát triển. Sau khi được tư vấn về ăn uống và bổ sung dinh dưỡng hợp lý, dấu hiệu lưỡi bản đồ đã hết, trẻ ăn ngon, tiêu hóa tốt trở lại sau vài tuần, và tất nhiên tốc độ phát triển cân nặng chiều cao được phục hồi. Hãy cùng bác sỹ dinh dưỡng VIAM tìm hiểu về bệnh này nhé !

 Lưỡi bản đồ là gì?

Bệnh lưỡi bản đồ ở trẻ

Lưỡi bản đồ là một rối loạn rất hay gặp, có thể xảy ra với mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là ở trẻ em. Lưỡi bình thường được bao phủ bởi những nhú lưỡi nhỏ li ti, có màu trắng hồng, mịn và giống như những hạt nhỏ, là nơi tập trung các đầu dây thần kinh vị giác. Với lưỡi bản đồ, có những vùng bề mặt có màu đỏ, không có nhú lưỡi và thường có viền bao quanh. Những vết tổn thương này  xen lẫn với những vùng bình thường, khiến lưỡi có hình dạng giống như bản đồ. Vùng tổn thương có thể lành lại ở một khu vực và sau đó lại lan sang phần khác của lưỡi.

Lưỡi bản đồ có thể là dấu hiệu cảnh báo của một tình trạng bệnh nào đó. Ban đầu có thể không gây ra các vấn đề sức khỏe lớn, không giống như bệnh nhiễm trùng hay ung thư, bệnh có thể tự khỏi với một số người không cần điều trị, nhưng cũng có thể kéo dài nhiều năm, nếu không được điều trị triệt để sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đặc biệt là với trẻ em những năm đầu sau khi sinh.

Lưỡi bản đồ không được điều trị sớm, trẻ em sẽ mất cảm giác ngon miệng, dẫn tới kém phát triển cân nặng, chiều cao của trẻ

Lưỡi là cơ quan vị giác rất nhạy cảm của con người, chia ra các vùng vị giác khác nhau (hình bên): vùng đầu lưỡi phát hiện vị ngọt (sweet), vùng gốc lưỡi phát hiện vị giác đắng (bitter), vùng giữa và 2 bên rìa phát hiện vị mặn (salty), vị chua (sour).

Như vậy khi các vùng này bị tổn thương, các nhú lưỡi bị mất, lưỡi sẽ không phát hiện được các hương vị của thức ăn, thậm chí gây đau và khó chịu. Điều này dễ hiểu tại sao những trẻ bị lưỡi bản đồ sẽ biếng ăn.

Sơ đồ vị trí trên con người | Vinmec

Với người lớn, khi cân nặng chiều cao đã ổn định, mất cảm giác ngon miệng có thể ảnh hưởng không lớn và đôi khi bị coi nhẹ, thậm chí bệnh tự khỏi sau một thời gian mà không cần điều trị.

Tuy nhiên sẽ là rất quan trọng với trẻ em, nhất là trẻ 2-3 tuổi, hoặc học sinh tiểu học, vì giai đoạn này trẻ phát triển rất nhanh. Chỉ cần vài tháng không được chữa trị, dấu hiệu biếng ăn, rối loạn tiêu hóa kéo dài (táo bón, tiêu chảy), thiếu các vi chất dinh dưỡng, cân nặng chiều cao không tăng, nhiều trẻ đã bị suy dinh dưỡng khi tới khám tại VIAM.

Đọc thêm về biếng ăn, táo bón ở trẻ:

Người lớn cũng bị lưỡi bản đồ?

Ngoài trẻ em, người trưởng thành cũng có thể bị lưỡi bản đồ, tình trạng này phổ biến hơn ở những đối tượng có bệnh kết hợp sau:

  • Người ăn kiêng khem giảm cân không khoa học, dẫn tới thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng
  • Người bị các bệnh lý tiêu hóa, kém hấp thu gây thiếu hụt các chất dinh dưỡng
  • Người bị bệnh chàm và bệnh vẩy nến.
  • Người bị dị ứng, người bị viêm khớp phản ứng.
  • Người bị tiểu đường, đặc biệt là tiểu đường loại 1.
  • Phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai đường uống.
  • Người phải đối mặt với căng thẳng về mặt cảm xúc, rối loạn hormone
  • Lưỡi bản đồ có xu hướng di truyền, vì vậy nó cũng có thể liên quan đến gen của bạn.

 Phòng ngừa và điều trị

Để xác định chính xác nguyên nhân và điều trị đặc hiệu là khá phức tạp, cần các chuyên gia và các phương tiện chẩn đoán chuyên biệt. Bạn nên đến khám bác sỹ chuyên khoa càng sớm càng tốt, nhất là với trẻ em,  không nên coi nhẹ dấu hiệu lưỡi bản đồ và cho rằng bệnh tự khỏi, không cần điều trị.

  • Bạn cần chú ý một chế độ ăn uống lành mạnh, đa dạng có đủ các vitamin và chất khoáng, như protein, kẽm, axit folic, sắt và vitamin B6, B12, vitamin PP…
  • Kiểm soát căng thẳng, chữa các bệnh mạn tính kèm theo.
  • Dùng nước súc miệng có chứa thuốc kháng histamine (thuốc làm giảm phản ứng dị ứng).
  • Thuốc giảm đau tại chỗ (thuốc giảm đau) mà bạn có thể bôi trực tiếp lên lưỡi.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID).

Tìm hiểu thêm: Bệnh thường gặp ở lưỡi

Thực phẩm nên tránh hoặc hạn chế 

Ăn cay và sức mạnh của sức mạnh

  • Thuốc lá, thức ăn nóng, cay hoặc có tính axit hoặc các loại hạt khô, mặn
  • Kem đánh răng có chất phụ gia (như natri lauryl sulfat), chất làm trắng hoặc hương liệu đậm đặc (kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm là lựa chọn tốt hơn)

Lời khuyên từ chuyên gia dinh dưỡng VIAM:

  • Lưỡi bản đồ cần được điều trị sớm, không nên để kéo dài với hy vọng bệnh tự khỏi. Rất nhiều trường hợp tổn thương ngày càng lan rộng và làm mất cảm giác ngon miệng, gây đau, rát, ngứa khó chịu với thức ăn nóng, lạnh, chua cay… thường kèm theo tổn thương ở đường tiêu hóa, rối loạn tiêu hóa, giảm hấp thu các chất dinh dưỡng, dẫn đến hậu quả không tốt với sức khỏe.
  • Với trẻ em đang tuổi phát triển, cần được khám chuyên khoa dinh dưỡng càng sớm càng tốt, không nên để lâu mà không điều trị, sẽ đân đến một loạt các tacs hại như biếng ăn, kém hấp thu, thiếu vi chất, chậm phát triển cân nặng chiều cao, suy dinh dưỡng.
  • Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM, với các chuyên gia giàu kinh nghiệm, các phương tiện chẩn đoán hiện đại, đã tư vấn và điều trị rất nhiều trẻ em bị lưỡi bản đồ, chỉ sau vài tuần dấu hiệu lưỡi bản đồ đã hết, trẻ ăn ngon, tiêu hóa tốt trở lại, và tất nhiên tốc độ phát triển cân nặng chiều cao được phục hồi rất tốt.

Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM – Viện Y học ứng dụng Việt Nam cung cấp dịch vụ khám và tư vấn dinh dưỡng cho trẻ suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì, phụ mang thai,… Liên hệ ngay hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678  hoặc truy cập viamclinic.vn để đặt lịch ngay!

PGS.TS. Nguyễn Xuân Ninh – Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM

 



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY