Người bệnh tiểu đường có nên kiêng sữa không?

09/02/2023 -  Kiến thức dinh dưỡng

Sữa chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho một chế độ ăn uống cân bằng. Nhưng sữa có phù hợp và an toàn cho người bị tiểu đường hay không? Dưới đây là những điều bạn cần biết về bệnh tiểu đường và sữa.

Những điều cần biết về bệnh đái tháo đường và sữa | viamclinic.vn
Sữa có thể chứa nhiều chất béo và tinh bột, chúng là yếu tố gây rủi ro cho những người mắc bệnh tiểu đường.

Hiểu về bệnh tiểu đường

Với bệnh tiểu đường type 1, tuyến tụy của bạn sản xuất ít hoặc không thể sản xuất insulin. Đó là một chứng rối loạn tự miễn thường bắt đầu đột ngột khi còn trẻ. Chỉ có khoảng 5,2% người trưởng thành mắc bệnh tiểu đường type 1. Bệnh tiểu đường type 1 có thể được kiểm soát nhưng không thể ngăn chặn.

Khi bạn mắc bệnh tiểu đường type 1, bạn phải bù đắp lượng carbohydrate trong đó có đường, tinh bột và chất xơ mà cơ thể bạn sử dụng để tạo năng lượng bằng cách tiêm insulin vào mỗi bữa ăn. Vậy nên bạn cần đếm và tính toán lượng carbs mà cơ thể nạp vào để bạn biết lượng insulin cần sử dụng.

Với bệnh tiểu đường type 2, tuyến tụy của bạn có thể không sản xuất đủ insulin. Hoặc cơ thể của bạn có thể không sử dụng insulin đúng cách. Bệnh tiểu đường type 2 phát triển chậm và có liên quan chặt chẽ với bệnh béo phì. Bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 cao hơn nếu:

  • Có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường
  • Có tiền sử tiểu đường thai kỳ
  • Giảm chuyển hóa glucose
  • Tuổi cao
  • Lười vận động

Bạn cũng có thể được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thai kỳ trong khi mang thai, ngay cả khi bạn không mắc bệnh tiểu đường trước khi mang thai. Tình trạng này thường biến mất sau khi sinh, nhưng tình trạng này khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 cao hơn sau này.

Giá trị dinh dưỡng của sữa

Sữa rất quan trọng đối với chế độ ăn uống của bạn vì đây là nguồn cung cấp canxi tuyệt vời. Nhưng sữa cũng có thể chứa nhiều chất béo và carbs, gây nguy hiểm cho những người mắc bệnh tiểu đường.

Giá trị dinh dưỡng của sữa | viamclinic.vn
Sữa rất quan trọng đối với chế độ ăn uống của mỗi người vì nó là nguồn cung cấp canxi tuyệt vời.

Một cốc sữa nguyên kem có:

  • 152kcal
  • 7g chất béo‌
  • 12g carbohydrate‌

Một cốc sữa ít béo có:

  • 106 – 122kcal
  • 2,5 – 4,5g chất béo‌
  • 12g carbohydrate

Một cốc sữa tách béo có:

  • 84kcal
  • Ít hơn 1g chất béo
  • 12g carbohydrate‌

Bệnh tiểu đường và chế độ ăn giàu chất béo làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Bằng cách kiểm soát hàm lượng chất béo trong chế độ ăn, bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Hãy nhớ rằng bạn nên cắt giảm chất béo không lành mạnh trong khi vẫn ăn cần ăn đủ chất béo lành mạnh. Chất béo tốt giúp bạn kiểm soát bệnh tiểu đường.‌ Phần lớn chất béo trong sữa là loại không tốt cho sức khỏe. Vậy nên nếu có thể bạn hãy chọn sữa ít béo hoặc tách béo để cơ thể bạn vẫn nhận được canxi và các chất dinh dưỡng khác mà không cần lo ngại về chất béo từ sữa.‌

Các carbs trong sữa bị phân hủy và trở thành đường trong máu. Với bệnh tiểu đường type 1 và type 2, bạn phải theo dõi lượng carb của mình. Uống quá nhiều sữa có thể khiến lượng đường trong máu của bạn tăng đột biến. Bằng cách ăn một lượng carb đều đặn có kiểm tiểu đườngsoát trong ngày, bạn có thể giữ mức đường huyết ổn định.‌

Nếu bạn được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, bạn nên đi khám bác sĩ dinh dưỡng. Chuyên gia dinh dưỡng sẽ giúp bạn tính toán số lượng carbohydrate bạn có thể ăn mỗi ngày và hướng dẫn bạn cách đếm lượng carbs khi đọc nhãn dinh dưỡng. Điều quan trọng là bạn phải hiểu rằng sống chung với bệnh đái tháo đường không đơn giản như đếm lượng carb. Đồ ăn vặt hay những bữa ăn nhiều chất béo và protein có thể ảnh hưởng đến cách cơ thể bạn tiêu hóa và sử dụng carbs.

Bạn có thể bắt đầu với một lượng sữa vừa phải để xem nó ảnh hưởng đến lượng đường trong máu như thế nào. Theo thời gian, bạn sẽ hiểu sữa và các thực phẩm khác ảnh hưởng đến đường huyết của bạn như thế nào. Điều này có thể giúp bạn lên kế hoạch cho các bữa ăn và biết bạn sẽ cần bao nhiêu insulin, hoặc những thực phẩm nào khác nên ăn hoặc tránh dùng cùng với sữa.

Lựa chọn thay thế sữa

Bạn có thể sử dụng một số loại sữa hạt thay thế cho sữa bò nếu bạn không dung nạp đường sữa hoặc dị ứng sữa. Bạn nên đọc nhãn trên từng loại sữa trước khi chọn mua và lưu ý xem sản phẩm sữa bạn mua có thêm đường hay không, xem hàm lượng chất béo và carbohydrate. Nếu có thể, bạn hãy chọn loại sữa không đường. Hãy đảm bảo rằng loại sữa bạn chọn cung cấp dinh dưỡng phù hợp với mục tiêu ăn uống của bạn. Một số loại sữa hạt như sữa từ hạt đậu nành, quinoa và sữa yến mạch, có thể có nhiều carbs hơn sữa bò.‌

Bạn cũng nên xem hàm lượng canxi và protein trong các sản phẩm sữa. Nếu chúng không có trong sữa, hãy tìm cách bổ sung qua chế độ ăn bằng các loại thực phẩm khác.

Tham khảo video hấp dẫn dưới đây:

Hãy đến với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Đặt lịch khám TẠI ĐÂY hoặc liên hệ Hotline: 0935.18.3939 / 024.3633.5678

BS. Hoài Thu – Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM

Tổng hợp



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY