Suy nghĩ nhiều có khiến bạn giảm cân?

23/12/2021 -  Kiến thức dinh dưỡng

Sau một ngày dài làm việc hay học tập, bạn thường cảm thấy mệt mỏi. Điều này càng đặc biệt đúng nếu bạn thực hiện các công việc về trí óc. Vậy việc suy nghĩ nhiều – lao động trí óc nhiều có đốt cháy calo lớn hơn các hoạt động ít cần dùng trí óc khác hay không? Và tình trạng mệt mỏi bạn đang cảm thấy có phải là tình trạng thiếu năng lượng của cơ thể hay không?

Suy nghĩ nhiều thực sự có thể giúp bạn giảm cân?

Đầu tiên, trả lời cho câu hỏi suy nghĩ nhiều có đốt cháy lượng calo nhiều hơn so với các hoạt động ít sử dụng trí não khác hay không, là . Tuy nhiên, chúng ta cần biết rằng điều này chỉ ở một mức độ nhất định. Việc suy nghĩ nhiều sẽ tiêu tốn lượng calo nhiều hơn của cơ thể – song chúng không đủ để đốt cháy chất béo và hơn nữa là giúp bạn giảm cân.

Bản chất não bộ là một cơ quan, chứ không phải là cơ. Việc tập luyện giúp các cơ bắp của bạn phát triển, kéo theo khiến chúng đốt cháy nhiều calo hơn. Tuy nhiên, điều này không đúng khi bạn áp dụng nó cho não bộ. Dù vậy, việc rèn luyện cho bộ não vẫn mang lại rất nhiều lợi ích. Nó có thể giúp tăng cường khả năng nhận thức, trí nhớ và sự tập trung, đồng thời cũng làm chậm quá trình suy giảm nhận thức của não bộ.

Vậy tại sao suy nghĩ nhiều lại tiêu tốn nhiều calo?

Đầu tiên, chúng ta cần phải hiểu cơ chế sử dụng calo của cơ thể. Cơ thể bạn tiêu tốn năng lượng cho mọi hoạt động, kể cả nghỉ ngơi. Ví dụ kể cả khi bạn đang đọc bài viết này, cơ thể bạn cũng đang tiêu tốn calo để có thể:

    • Thở
    • Tuần hoàn máu
    • Duy trì nhiệt độ cơ thể
    • Tiêu hóa

>>>Tham khảo: Dinh dưỡng cho người mắc bệnh tim mạch | Nên ăn và kiêng gì?

Theo đó, não bộ cũng sử dụng tương tự để duy trì các chức năng bình thường. Não bộ tuy chỉ chiếm khoảng 2% trọng lượng cơ thể, song lại tiêu tốn đến 20% tổng năng lượng tiêu thụ. Việc duy trì hoạt động trao đổi, chuyển hóa của não bộ thường là nhất quán, bất kể bạn có đang làm gì đi chăng nữa.

Một điều thú vị có thể bạn chưa biết là não bộ tiêu thụ nhiều năng lượng hơn khi bạn đang trong tình trạng nghỉ ngơi, nếu so sánh với khi bạn đang chạy bộ. Đặc biệt, não bộ sử dụng năng lượng từ glucose. Glucose từ thực phẩm vào trong máu sẽ được di chuyển thẳng lên não bộ. Tại đây, glucose được sử dụng để tạo ATP – đơn vị năng lượng cơ bản. Theo đó, các tế bào thần kinh của bạn cần ATP để giao tiếp và thực hiện các nhiệm vụ nhận thức.

Khi bạn gắng sức, não bộ của bạn sẽ sử dụng nhiều năng lượng hơn để thực hiện các nhiệm vụ. Tuy nhiên nó sẽ không nhiều hơn quá nhiều khi so với các hoạt động bình thường của não. Lấy ví dụ trên 1 người 70kg, thông thường tiêu thụ 23 calo trong 30 phút ngủ. Trong thời gian này, não thực hiện các chức năng cơ bản của nó. Khi so sánh với các công việc khác, lượng calo có thể chênh lệch như:

    • Tiêu thụ khoảng 51 calo trong 30 phút nếu là ngồi học trước máy vi tính.
    • Tiêu thụ khoảng 65 calo trong 30 phút nếu là ngồi học trên bàn trong lớp học.
    • Tiêu thụ khoảng 42 calo trong 30 phút nếu là ngồi đọc sách.
    • Tiêu thụ khoảng 47 calo trong 30 phút nếu là đứng đọc sách.

Rất khó để giảm cân nếu chỉ suy nghĩ hay hoạt động trí óc

Cho dù việc suy nghĩ nhiều làm tăng tiêu thụ lượng calo của cơ thể, song điều này không thể giúp bạn giảm cân. Nó đơn giản chỉ là tăng lượng calo tiêu thụ 1 chút mà thôi. Bạn thử tưởng tượng đơn giản như thế này. Trung bình, bạn cần đốt hết 3500 calo để có thể giảm 0,45kg cơ thể. Nếu bạn muốn giảm cần đó cân trong 1 tuần, trung bình 1 ngày bạn cần giảm 500 calo.

Hãy thử tính theo cân nặng của 1 người 70kg như ví dụ bên trên. Trung bình, một người như vậy tiêu thụ 42 calo cho 30 phút đọc sách. Nếu người này muốn chỉ đọc sách để giảm cân đạt mục tiêu như đề ra, người đó cần đọc sách liên tục trong suốt 6 giờ để có thể đạt được con số 500 calo/1 ngày. Do vậy, việc suy nghĩ hay hoạt động não bộ với cường độ cao có thể làm tăng lượng calo tiêu thụ song không thể giúp bạn giảm cân. 

Có nên tập các bài tập cho não bộ?

Việc tập các bài tập cho não bộ được chứng minh là đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Bạn có thể tập các bài tập đa dạng cho não bộ như:

    • Các bài tập phức tạp: theo nghiên cứu, việc tập luyện cho não bộ với các bài tập phức tạp giúp cải thiện các chức năng như trí nhớ. Các trò chơi với câu đố cho trí não như Sudoku hay đố ô chữ có thể thử thách não bộ của bạn.
    • Học một thứ gì mới: đọc và học theo một thói quen mới, hay tìm hiểu các tài liệu có thể giúp não bạn hoạt động đều đặn
    • Chơi nhạc hoặc nghe nhạc: theo nghiên cứu, việc chơi nhạc hay nghe nhạc giúp cải thiện trí nhớ và tăng cường các chức năng điều khiển.
    • Giao lưu: theo nghiên cứu, việc duy trì giao tiếp với mọi người xung quanh, giao tiếp với xã hội một cách lành mạnh có thể giúp tăng cường khả năng nhận thức của cơ thể. Bạn có thể tham gia các câu lạc bộ sách, các lớp tập thể dục hay các câu lạc bộ tình nguyện.
    • Thường xuyên duy trì các bài tập: các hoạt động thể chất như đi bộ hay làm vườn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe không chỉ của cơ bắp mà còn cả não bộ. Theo nghiên cứu, tập các bài tập aerobic còn có thể giúp tăng cường sức khỏe cho hệ thần kinh, tăng cường các chức năng nhận thức của cơ thể.

Tuy vậy, tất cả các bài tập luyện của não đều không phải giống nhau. Điều quan trọng là bạn cần thường xuyên duy trì chúng, thường xuyên thử thách bản thân bởi những sự mới mẻ. Việc lặp đi lặp lại những điều đã trải qua có thể khiến não bộ hoạt động trở nên kém tích cực.

Một số người tin rằng việc suy giảm nhận thức theo tuổi tác là không thể tránh khỏi, song điều này còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố lối sống của bản thân người đó. Đó có thể bao gồm cả các hoạt động hàng ngày, hay như việc ăn uống lành mạnh hoặc tránh hút thuốc.

Tại sao sau những lần làm việc trí não căng thẳng, tôi lại cảm thấy mệt như vậy?

Điều này tương tự như cảm giác mệt mỏi sau khi tập gym vậy. Việc cảm thấy mệt mỏi sau một ngày dài làm việc và học tập tại trường học là khá phổ biến.

Đầu tiên, chúng ta cần biết là glucose được dự trữ trong cơ thể dưới dạng glycogen tại cơ. Khi bạn tập luyện, các cơ của bạn giải phóng lượng glycogen dự trữ, phân giải thành glucose và sử dụng chúng để hoạt động. Theo đó, khi các cơ của bạn bắt đầu xuống sức và hết năng lượng, bạn sẽ cảm thấy mệt. Đây cũng là lúc hệ thần kinh khó khăn trong việc kiểm soát các hoạt động của cơ bắp do thiếu năng lượng. Kết quả của chuỗi hoạt động này chính là sự mệt mỏi về thể chất.

Hoạt động thần kinh cũng sử dụng glucose nhưng không giống như cách các cơ sử dụng ở điểm phá vỡ glycogen dự trữ. Sự thiếu hụt năng lượng đó gây cảm giác kiệt quệ về mặt tinh thần, nhưng cũng làm tăng khả năng gắng sức đối với một số hoạt động thể chất theo nghiên cứu.

Vùng cơ nào đốt nhiều calo nhất?

Để tăng đốt calo, bạn nên tập trung vào các vùng cơ lớn, càng lớn càng tốt. Các vùng cơ lớn sẽ sử dụng nhiều năng lượng để hoạt động. Một số vùng cơ lớn có thể kể đến như:

    • Cơ mông lớn
    • Cơ delta (cơ nằm ở vùng vai – bả vai)
    • Cơ ngực (ngực lớn và ngực nhỏ)
    • Cơ thẳng bụng
    • Cơ nhị đầu (cơ tay trước)
    • Cơ tứ đầu – đùi

Tổng kết

Não bộ của bạn đốt cháy calo trong mọi hoạt động, mọi chức năng dù là cơ bản nhất. Nó sẽ tiêu thụ lượng calo nhiều hơn một chút khi bạn suy nghĩ nhiều, vận động trí óc tích cực, nhưng điều này là không đủ để có thể giúp bạn giảm cân. Điều này không có nghĩa là các bài tập cho não không có tác dụng. Những hoạt động như nghe nhạc, giải câu đố hay học một thói quen mới đều có thể giúp làm tăng cường khả năng nhận thức của cơ thể.

Nếu bạn muốn đốt nhiều calo hơn cho cơ thể, bạn nên tập trung vào các bài tập và chế độ ăn uống lành mạnh. Các bài tập cho các vùng cơ lớn của cơ thể sẽ giúp tăng lượng calo tiêu thụ, giúp bạn đạt được mục tiêu của bản thân.

>>>>Tham khảo: Chế độ dinh dưỡng cho người thừa cân béo phì | VIAM Clinic

Hãy đến với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Mọi thông tin xin liên hệ Hotline: 0935.18.3939 hoặc Fanpage Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM.

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM

Theo Healthline



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY