Thành phần dinh dưỡng và tác dụng của ớt đối với sức khỏe

14/09/2023 -  Kiến thức dinh dưỡng

Ngoài vị cay đặc trưng, ớt còn nổi tiếng vì rất giàu vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa. Chúng chủ yếu được sử dụng như một loại gia vị dưới dạng tươi hoặc khô. Cùng Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu thành phần dinh dưỡng và tác dụng của ớt đối với sức khỏe tại bài viết dưới đây.

Ớt là thành viên của họ cà, họ hàng với ớt chuông và cà chua. Có nhiều loại ớt như ớt chỉ, ớt sừng, ớt xiêm, ớt chỉ thiên…Chúng chủ yếu được sử dụng như một loại gia vị và có thể được nấu chín, sấy khô hoặc nghiền thành bột. Capsaicin là hợp chất thực vật có hoạt tính sinh học chính trong ớt, tạo nên hương vị cay nồng và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người.

Giá trị dinh dưỡng của ớt

Ớt cung cấp một lượng nhỏ tinh bột, protein và chất xơ. Thành phần dinh dưỡng cho 1 thìa canh (15g) ớt đỏ tươi, sống bao gồm:

  • Nặng lượng: 6 calo
  • Nước: 88%
  • Chất đạm: 0,3 g
  • Carb: 1,3 g
  • Đường: 0,8 g
  • Chất xơ: 0,2 g
  • Chất béo: 0,1 g

Đọc thêm bài viết: Lợi ích sức khỏe của hạt hạnh nhân

Vitamin và các khoáng chất

Ớt rất giàu vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, vì chúng chỉ được ăn với số lượng nhỏ nên sự đóng góp của chúng vào nhu cầu khuyến nghị hàng ngày là rất ít. Các loại vi chất có trong ớt bao gồm:

  • Vitamin C: Ớt có hàm lượng chất chống oxy hóa rất cao, rất quan trọng cho việc chữa lành vết thương và chức năng miễn dịch.
  • Vitamin B6: Là một họ vitamin B, B6 đóng vai trò trong chuyển hóa năng lượng.
  • Vitamin K1: Còn được gọi là phylloquinone, vitamin K1 rất cần thiết cho quá trình đông máu, giúp xương và thận khỏe mạnh.
  • Kali: Là một khoáng chất thiết yếu, kali có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim khi tiêu thụ đủ lượng.
  • Đồng: Đồng là một nguyên tố vi lượng thiết yếu, quan trọng giúp xương chắc khỏe và tế bào thần kinh khỏe mạnh.
  • Vitamin A: Ớt đỏ có hàm lượng beta carotene cao, được cơ thể chuyển hóa thành vitamin A.

Mặc dù ớt rất giàu vitamin và khoáng chất, nhưng chúng thường được ăn với số lượng nhỏ – vì vậy chúng không đóng góp đáng kể vào nhu cầu vi chất dinh dưỡng hàng ngày của bạn.

Các hợp chất thực vật khác có trong ớt

Ớt là một nguồn giàu capsaicin cay nóng. Chúng cũng chứa rất nhiều carotenoid chống oxy hóa, có liên quan đến nhiều lợi ích sức khỏe. Dưới đây là các hợp chất thực vật có hoạt tính sinh học chính trong ớt:

  • Capsanthin: Carotenoid chính trong ớt đỏ – chiếm tới 50% tổng hàm lượng caroten – capsanthin chịu trách nhiệm tạo ra màu đỏ của quả ớt. Đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ của nó có thể chống lại bệnh ung thư.
  • Violaxanthin: Chất chống oxy hóa carotenoid chính trong ớt vàng, violaxanthin chiếm 37 – 68% tổng hàm lượng carotenoid.
  • Lutein: Có nhiều nhất trong ớt xanh (ớt chưa chín), hàm lượng lutein giảm khi quả ớt chín dần. Tiêu thụ nhiều lutein có liên quan đến việc cải thiện sức khỏe của mắt.
  • Capsaicin: Một trong những hợp chất thực vật được nghiên cứu nhiều nhất trong ớt, capsaicin chịu trách nhiệm tạo ra hương vị cay nồng (nóng) và có nhiều tác dụng đối với sức khỏe.
  • Axit sinapic: Còn được gọi là axit sinapinic, chất chống oxy hóa này có nhiều lợi ích sức khỏe tiềm năng.
  • Axit ferulic: Tương tự như axit sinapic, axit ferulic là một chất chống oxy hóa có thể giúp bảo vệ chống lại các bệnh mạn tính khác nhau.

Hàm lượng chất chống oxy hóa của ớt trưởng thành (đỏ) cao hơn nhiều so với ớt chưa trưởng thành (xanh).

Đọc thêm bài viết: 7 lợi ích sức khỏe của nước dừa

Lợi ích sức khỏe của ớt

Mặc dù có vị cay nồng nhưng ớt từ lâu vẫn được coi là một loại gia vị tốt cho sức khỏe. Những lợi ích sức khỏe của ớt bao gồm:

  • Giảm đau

Capsaicin – hợp chất thực vật có hoạt tính sinh học chính trong ớt, có một số đặc tính độc đáo. Nó liên kết với các thụ thể đau, là những đầu dây thần kinh cảm nhận được cơn đau. Điều này gây ra cảm giác nóng rát nhưng không gây ra bất kỳ vết thương bỏng thực sự nào. Một nghiên cứu cho thấy rằng khi cho những người bị ợ chua dùng 2,5 g ớt đỏ hàng ngày, cơn đau sẽ trở nên tồi tệ hơn khi bắt đầu điều trị 5 tuần nhưng sẽ được cải thiện theo thời gian.

  • Giảm cân

Béo phì là một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh mạn tính, chẳng hạn như bệnh tim và tiểu đường. Một số bằng chứng cho thấy capsaicin có thể thúc đẩy giảm cân bằng cách giảm cảm giác thèm ăn và tăng cường đốt cháy chất béo. Trên thực tế, các nghiên cứu cho thấy 10g ớt đỏ có thể làm tăng đáng kể quá trình đốt cháy chất béo ở cả nam và nữ. Capsaicin cũng có thể làm giảm lượng calo nạp vào. Một nghiên cứu ở 24 người thường xuyên ăn ớt đã phát hiện ra rằng uống capsaicin trước bữa ăn sẽ giúp giảm lượng calo nạp vào trong bữa ăn.

Tổng kết, ớt là một loại gia vị phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới và nổi tiếng với hương vị cay và nồng. Chúng rất giàu vitamin, khoáng chất và nhiều hợp chất thực vật khác nhau. Mặc dù có một số lợi ích sức khỏe, nhưng bạn hãy chú ý đến mức độ chịu đựng của bản thân khi ăn ớt. Sử dụng chúng như một loại gia vị có thể tốt cho sức khỏe, nhưng những người bị rối loạn tiêu hóa nên tránh loại thực phẩm này.

Hãy đến với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Đặt lịch khám TẠI ĐÂY hoặc liên hệ Hotline: 0935.18.3939 024.3633.5678

Hoàng Hà Linh – Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM

Theo Healthline



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY