Thực phẩm tốt cho trẻ em mắc bệnh tiểu đường

04/07/2023 -  Kiến thức dinh dưỡng

Có nhiều loại thực phẩm lành mạnh mà trẻ em có thể ăn để đáp ứng khẩu vị và nhu cầu dinh dưỡng, duy trì kiểm soát tốt lượng đường trong máu và giúp trẻ không cảm thấy áp lực. Cùng Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu thực phẩm tốt cho trẻ em mắc bệnh tiểu đường tại bài viết dưới đây.

Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ bị tiểu đường cũng giống như trẻ không bị tiểu đường. Sự khác biệt nằm ở việc giữ cho lượng đường trong máu trẻ ở mức bình thường và lập kế hoạch cho các bữa ăn. Một bài báo tháng 5 năm 2009 được đăng trên tạp chí “Diabetes Educator” cho thấy chế độ ăn của trẻ em mắc bệnh tiểu đường type 1 thường không đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị. Trẻ thường ăn quá nhiều thực phẩm chế biến và ăn ít trái cây, rau và chất xơ. May mắn thay, có nhiều loại thực phẩm lành mạnh mà trẻ em có thể ăn để đáp ứng khẩu vị và nhu cầu dinh dưỡng, đồng thời duy trì kiểm soát tốt lượng đường trong máu mà không khiến trẻ cảm thấy bị áp lực.

Sản phẩm từ sữa

Thực phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua và sữa tươi chứa nhiều chất dinh dưỡng mà trẻ cần, bao gồm: canxi, kali và protein. Nhiều loại thực phẩm từ sữa cũng được bổ sung vitamin D. Các sản phẩm từ sữa không béo, ít béo và đầy đủ chất béo có hàm lượng carbohydrate khác nhau nên việc đọc nhãn là rất cần thiết. Phô mai có ít carbohydrate, với ít hơn 1 g trong một thanh phô mai mozzarella. Một ly sữa tươi 240ml chứa 13 g. Còn các loại sữa chua phổ biến dành cho trẻ em có thể chứa nhiều đường, nhưng sữa chua vẫn có thể là một món ăn nhẹ lành mạnh. Thêm loại trái cây yêu thích của trẻ vào cốc sữa chua nguyên chất có thể giúp hạn chế thêm đường.

Trẻ được khuyến nghị tiêu thụ sữa ít béo hoặc không béo như một phần của kế hoạch ăn uống lành mạnh cho trẻ sau 2 tuổi, để hạn chế lượng chất béo bão hòa. Chế độ ăn ít chất béo bão hòa được khuyến nghị cho trẻ em mắc bệnh tim do làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

*** THAM KHẢO THÊM BÀI VIẾT: Người bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì?

Trái cây

Tất cả trái cây đều là trái cây tốt và nên được đưa vào chế độ ăn của trẻ mắc bệnh tiểu đường. Một loại trái cây nhỏ, chẳng hạn như táo, cam quýt hoặc đào, chứa khoảng 15 g carbohydrate. Dưa hấu, dưa lưới, quả mâm xôi cũng thường chứa cùng một lượng carb. Khoảng 30 g trái cây sấy khô không thêm đường như: nam việt quất khô, anh đào chua hoặc nho khô, cũng có khoảng 15g carb. Nếu chọn trái cây đóng hộp hoặc đông lạnh, hãy chọn những loại không thêm đường hoặc đóng gói trong nước thay vì siro.

Mặc dù nước trái cây không cung cấp tất cả các chất dinh dưỡng và chất xơ mà trẻ có thể nhận được từ trái cây nguyên quả, nhưng nước trái cây 100% không thêm đường có thể được đưa vào chế độ ăn uống lành mạnh của trẻ với số lượng hạn chế. Một lời khuyên dành cho cha mẹ là nên thêm trái cây vào sữa chua, sinh tố và bột yến mạch và cắt thành những hình ngộ nghĩnh nếu trẻ không chịu ăn trái cây.

Rau

Kén ăn có thể khiến trẻ khó tiêu thụ đủ rau. Dưa chuột, ớt chuông, cần tây, bông cải xanh và súp lơ trắng là những lựa chọn tuyệt vời cho bữa ăn nhẹ, bạn có thể được cắt chúng thành từng miếng nhỏ. Bên cạnh đó, rau tươi cũng có thể được kết hợp với một loại sốt thân thiện với trẻ em.

Hầu hết các loại rau có lượng carbohydrate khá thấp. Ví dụ, 120 g dưa chuột cắt nhỏ có ít hơn 4 g carbohydrate và 150 g cà chua bi có khoảng 6 g carb. Rau không được tính vào tổng lượng carb tổng thể grừ khi trẻ ăn nhiều hơn 300 g rau sống hoặc 150 g rau nấu chín, bởi lượng chất xơ cao thường có nghĩa là những thực phẩm này có tác dụng tối thiểu đối với lượng đường trong máu. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp ngoại lệ là các loại rau có tinh bột, chứa hàm lượng carbohydrate cao hơn đáng kể.

Rau có tinh bột

Các loại rau có tinh bột – chẳng hạn như khoai tây, ngô, bí đỏ và đậu Hà Lan – chứa lượng carbohydrate cao hơn các loại rau khác, khoảng 15 g carb mỗi khẩu phần 70 g. Vì lý do này, chúng nên được tiêu thụ khác với các loại rau còn lại trong kế hoạch dinh dưỡng cho trẻ em mắc bệnh tiểu đường. Mặt khác, đậu và đậu lăng cũng chứa khoảng 15 g carb mỗi 70 g và cung cấp chất xơ hòa tan rất cần thiết cho trẻ. Chất xơ hòa tan làm chậm quá trình tiêu hóa, vì vậy nó giúp ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng đột biến sau khi ăn.

**Có thể bạn quan tâm: Chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh tiểu đường tốt nhất

Protein

Thịt không chứa carbohydrate nên không làm tăng lượng đường trong máu. Chọn thịt gà nạc, thịt bò, gà tây, cá và thịt lợn nạc giúp giữ lượng chất béo bão hòa thấp. Thực phẩm protein từ thực vật có chứa carbohydrate với số lượng khác nhau. Nếu một đứa trẻ không bị dị ứng, các loại hạt và bơ hạt là những thực phẩm bổ sung lành mạnh cho chế độ ăn kiêng bệnh tiểu đường của trẻ. Bởi, các loại hạt chứa lượng carbs tương đối thấp trong mỗi khẩu phần và cung cấp chất xơ lành mạnh.

Bên cạnh đó, đậu phụ cũng là một lựa chọn protein tốt khác cho trẻ em mắc bệnh tiểu đường. Đậu phụ chứa khoảng 2 g carbs mỗi khẩu phần 90 g, nhưng nó có lượng calo và chất béo bão hòa thấp hơn nhiều loại protein động vật. Ngoài ra, phô mai ít chất béo và phô mai tươi, cùng với trứng cũng là những lựa chọn cung cấp chất đạm khác có thể làm đa dạng thêm các bữa ăn chính và đồ ăn nhẹ cho trẻ em.

Ngũ cốc

Các loại ngũ cốc cung cấp carbs và lượng chất xơ khác nhau. Ngũ cốc nguyên hạt, có hàm lượng chất xơ cao hơn ngũ cốc chế biến cao. Do đó, loại thực phẩm này nên chiếm ít nhất một nửa tổng lượng ngũ cốc hàng ngày của trẻ. Bột yến mạch, bỏng ngô, hạt diêm mạch, bánh mì và mì ống làm từ ngũ cốc nguyên hạt đều là những lựa chọn tốt cho trẻ. Kết hợp một loại ngũ cốc nguyên hạt với thức ăn yêu thích của trẻ, chẳng hạn như thịt gà, có thể giúp tăng lượng ngũ cốc nguyên hạt.

Một lát bánh mì nguyên cám, 250g bỏng ngô và 5 chiếc bánh quy giòn làm từ lúa mì chứa khoảng 15 g carbs. Khi lượng ngũ cốc nguyên hạt tăng lên, chất lượng chế độ ăn uống tổng thể cũng tăng lên ở cả người lớn và trẻ em. Thật dễ dàng để chuyển từ bánh quy trắng sang bánh quy giòn làm từ ngũ cốc nguyên hạt, hoặc chuyển từ gạo trắng sang gạo lứt hoặc yến mạch.

Đồ ngọt và những cân nhắc khác

Trẻ mắc bệnh tiểu đường vẫn muốn giống như những đứa trẻ khác. Một khía cạnh của việc này là thỉnh thoảng cho phép trẻ ăn một phần đồ ngọt. Tuy nhiên, lập kế hoạch là điều cần thiết. Đồ ngọt phải được đưa vào lượng carbohydrate hàng ngày và lượng đường trong máu trẻ cần được theo dõi chặt chẽ.  

Trẻ mắc bệnh tiểu đường nên được khuyến nghị một chế độ ăn uống cá nhân hóa, cho dù chúng mắc bệnh tiểu đường type 1 hay type 2. Có thể cần điều chỉnh chế độ ăn uống tùy thuộc vào cân nặng, tốc độ tăng trưởng, độ tuổi và mức độ hoạt động của trẻ. Ví dụ, trẻ chơi thể thao có thể cần thêm đồ ăn nhẹ để ngăn ngừa hạ đường huyết. Mặt khác, trẻ thừa cân có thể cần một kế hoạch bữa ăn để giúp kiểm soát cân nặng.

Các bậc phụ huynh nên hỏi ý kiến bác sĩ dinh dưỡng nếu có thắc mắc về loại thức ăn nào thích hợp cho trẻ mắc bệnh tiểu đường. Thời gian và kế hoạch cho các bữa ăn là những công cụ thiết yếu để kiểm soát lượng đường trong máu của trẻ và đảm bảo trẻ lớn lên khỏe mạnh.

Hãy đến với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Đặt lịch khám TẠI ĐÂY hoặc liên hệ Hotline: 0935.18.3939 / 024.3633.5678

Bác sĩ Đoàn Hồng – Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM

 Theo Livestrong



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY