Trẻ còi xương biếng ăn: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chăm sóc

trẻ còi xương biếng ăn

25/02/2024 -  Chưa phân loại

Trẻ còi xương biếng ăn là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp, nhất là đối với trẻ trong giai đoạn từ 0 đến 5 tuổi. Tình trạng này không chỉ kiến trẻ chậm phát triển về thể chất mà còn ảnh hưởng đến quá trình hoàn thiện trí não cũng như sức khỏe tổng thể. Bài viết sau sẽ là “chìa khóa” giúp bố mẹ hiểu hơn về nguyên nhân, dấu hiệu của trẻ còi xương biếng ăn, từ đó có cách chăm sóc phù hợp.

Dấu hiệu trẻ còi xương biếng ăn

Nhiều bố mẹ thường nghĩ rằng còi cọc, quấy khóc khi ăn, chậm lớn, thiếu cân so với tiêu chuẩn ở trẻ là biểu hiện của còi xương biếng ăn. Tuy nhiên những dấu hiện này vẫn chưa hoàn toàn chính xác. Bởi trẻ còi xương biếng ăn còn đi kèm với nhiều biểu hiện khác, bố mẹ cần quan sát con thật kỹ lưỡng để nhận biết. Sau đây là một số dấu hiệu cho thấy trẻ bị còi xương biếng ăn:

Trẻ còi xương biếng ăn thường xuyên quấy khóc, dễ bị giật mình

Trẻ còi xương biếng ăn thường xuyên quấy khóc, dễ bị giật mình

  • Trẻ hay quấy khóc, ngủ không ngon giấc, thường giật mình.
  • Trẻ ra nhiều mồ hôi trộm, đặc biệt là ở vùng đầu, cổ, lưng, mông.
  • Trẻ chậm phát triển chiều cao, cân nặng.
  • Xương hợp sọ của trẻ xuất hiện những biểu hiện bất thường như thóp rộng, bờ thóp mềm, thóp lâu kín.
  • Đầu bẹp cá trê, bướu đỉnh, bướu trán.
  • Răng mọc chậm, mọc lệch, mọc lộn xộn.
  • Trẻ dễ bị chuột rút, đau nhức xương, gãy xương.
  • Trẻ chậm phát triển chiều cao, chậm mọc răng, chậm biết lẫy, bò, đi, đứng.
  • Trẻ có thể bị co giật do hạ canxi máu khi bị bệnh cấp tính.
  • Trẻ không hứng thú với thức ăn, bỏ bữa, ăn ít.
  • Trẻ nôn trớ, khó tiêu, thường xuyên táo bón hoặc tiêu chảy.

Tham khảo: Chế độ dinh dưỡng cho trẻ còi xương, suy dinh dưỡng từ các chuyên gia

Nguyên nhân trẻ còi xương biếng ăn

Tình trạng còi xương, biếng ăn ở trẻ có thể diễn biến ở rất nhiều dấu hiệu, bên cạnh việc nhận biết, bố mẹ còn cần phải tìm hiểu chính xác nguyên nhân để từ đó có phương án khắc phục kịp thời. Sau đây là một số nguyên nhân chủ yếu.

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị còi xương, biếng ăn

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị còi xương, biếng ăn

Trẻ mắc chứng biếng ăn

Biếng ăn là tình trạng trẻ ăn ít, không thèm ăn, không chịu ăn hoặc chỉ ăn một số loại thức ăn nhất định. Nguyên nhân khiến trẻ còi xương biếng ăn thường có thể do cơ thể trẻ đang có những thay đổi về sinh lý trong quá trình phát triển, chẳng hạn như mọc răng, thay đổi khẩu vị, thiếu hóa hay các bệnh về đường tiêu hóa. Bên cạnh đó, trẻ cũng có thể bị biếng ăn do tâm lý sợ hãi, áp lực khi bị bố mẹ quát mắng, dọa nạt để ép buộc ăn. Ngoài ra, các trẻ bị trầm cảm, rối loạn lo âu cũng có thể bị mắc chứng biếng ăn.

Khi biếng ăn, trẻ sẽ không được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, trong đó có vitamin D, canxi, phốt pho. Đây là những chất quan trọng đối với sự phát triển của xương, thiếu hụt các chất này sẽ dẫn đến tình trạng còi xương.

Để xác định chính xác nguyên nhân trực tiếp khiến trẻ bị mắc chứng biếng ăn, bố mẹ nên đưa con đến bệnh viện hoặc phòng khám uy tín để được kiểm tra.

Trẻ mắc chứng biếng ăn do thiếu dinh dưỡng

Trẻ mắc chứng biếng ăn do thiếu dinh dưỡng

Thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng

Chế độ ăn uống thiếu cân bằng, không cung cấp đủ các vi chất dinh dưỡng cần thiết là nguyên nhân hàng đầu gây ra còi xương và biếng ăn ở trẻ em.

Việc thiếu hụt dinh dưỡng thường xảy ra ở những trẻ sinh non, bị nhiễm trùng kéo dài hoặc sống ở những vùng thiếu thốn về lương thực, thực phẩm. Ngoài ra, tình trạng này cũng có thể gặp ở những trẻ không được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời, trẻ ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn, trẻ bị mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa. Những trẻ được cho ăn quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh cũng là đối tượng bị thiếu hụt dinh dưỡng hàng đầu.

Khi bị còi xương, biếng ăn, có thể trẻ đã bị thiếu một số vi chất như vitamin D, A, B1, B6, B12, Canxi, Photpho, Kẽm, Magie, Sắt, Iốt,… Đây đều là các dưỡng chất vô cùng quan trọng, đóng góp lớn vào quá trình phát triển về thể chất lẫn trí não cho trẻ.

Thiếu vi chất dinh dưỡng làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ

Thiếu vi chất dinh dưỡng làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ

Trẻ còi xương biếng ăn do bệnh lý

Biếng ăn bệnh lý ở trẻ là tình trạng trẻ giảm hoặc mất cảm giác thèm ăn do mắc các bệnh lý nào đó. Biếng ăn bệnh lý có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ, vì vậy cần được phát hiện và điều trị kịp thời.

Một số bệnh lý gây biếng ăn thường gặp ở trẻ bao gồm:

  • Mọc răng: Mọc răng là giai đoạn phát triển tất yếu của trẻ, tuy nhiên cũng là giai đoạn khiến trẻ cảm thấy khó chịu, đau đớn ở vùng miệng, từ đó dẫn đến biếng ăn.
  • Các bệnh lý về đường tiêu hóa: Các bệnh lý về đường tiêu hóa như viêm dạ dày, táo bón, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa,… đều có thể gây đau bụng, khó tiêu, khiến trẻ chán ăn.
  • Các bệnh lý về răng miệng: Các bệnh lý về răng miệng như viêm lợi, sâu răng,… cũng có thể khiến trẻ đau đớn, khó nhai, nuốt, dẫn đến biếng ăn.
  • Các bệnh lý nhiễm trùng: Các bệnh lý nhiễm trùng như viêm amidan, viêm họng, viêm phế quản,… cũng có thể gây sốt, mệt mỏi, chán ăn ở trẻ.
  • Các bệnh lý mãn tính: Các bệnh lý mãn tính như suy tim, suy thận, tiểu đường,… cũng có thể gây biếng ăn ở trẻ.

Trẻ còi xương biếng ăn do bệnh lý

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác cũng có thể gây biếng ăn bệnh lý ở trẻ như:

  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc có thể gây buồn nôn, nôn, chán ăn,… làm trẻ giảm cảm giác thèm ăn.
  • Tâm lý: Trẻ bị căng thẳng, lo lắng, sợ hãi,… cũng có thể dẫn đến biếng ăn.

Để xác định nguyên nhân gây biếng ăn bệnh lý ở trẻ, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa. Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân gây biếng ăn và có biện pháp điều trị phù hợp.

Hậu quả khi trẻ biếng ăn còi xương suy dinh dưỡng

Khi trẻ còi xương biếng ăn, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hướng đến sự phát triển thể chất, tinh thần và trí tuệ của trẻ.

Làm chậm quá trình phát triển thể chất

Theo các nghiên cứu, những trẻ bị biếng ăn thường có chiều cao và cân nặng thấp hơn so với trẻ cùng lứa tuổi. Việc vận động, khả năng tiếp thu, sáng tạo cũng bị hạn chế do thiếu năng lượng và các dưỡng chất cần thiết.

Bên cạnh đó, biếng ăn cũng gây nên tình trạng còi xương, khiến trẻ thường mắc các vấn đề về răng khớp, dễ bị mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường hay loãng xương khi trưởng thành.

Trẻ còi xương biếng ăn thường chậm lớn

Chậm phát triển trí não

Tình trạng thiếu vitamin D, Canxi, Phốt pho chính là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ bị chậm phát triển về trí não. Bởi các dưỡng chất này là thành phần quan trọng giúp cấu tạo nên hộp sọ, hệ thống thần kinh và hệ khung xương.

Đặc biệt, nếu thiếu đạm hoặc chất béo trong chế độ ăn, màng tế bào và não bộ không được cung cấp đầy đủ “nguyên liệu” để hoàn thiện và phát triển, khiến trẻ chậm phát triển về trí tuệ, từ đó dẫn đến khả năng tư duy, phân tích, ghi nhớ kém.

Tăng nguy cơ mắc bệnh lý đường hô hấp

Khi bị biếng ăn còi xương, cơ thể sẽ không được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì sức khỏe, trong đó có hệ miễn dịch. Hệ miễn dịch suy yếu sẽ khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng, giảm khả năng đề kháng và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý đường hô hấp. Khi đó, bố mẹ có thể thấy trẻ thường xuyên bị cảm lạnh, viêm phổi, viêm phế quản.

Biếng ăn, còi xương có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp

Biếng ăn, còi xương có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp

Ảnh hưởng đến sự phát triển của chỉ số cảm xúc (EQ)

Trên thực tế, tình trạng biếng ăn còi xương ảnh hưởng không chỉ đến thể chất, trí não mà còn tác động không nhỏ đến tinh thần của trẻ. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy rằng, những trẻ bị biếng ăn, còi xương thường có chỉ số cảm xúc EQ thấp hơn so với trẻ khỏe mạnh.

Khi thiếu các dưỡng chất như protein, omega-3, omega-6, DHA, sắt, taurin,… trẻ sẽ rất khó tập trung, thiếu kiên nhẫn và dễ cáu gắt khi không được thỏa mãn điều mình muốn.

Ngoài ra, việc biếng ăn, còi xương cũng có thể khiến trẻ thường cảm thấy lo lắng, căng thẳng và dễ rơi vào trạng thái thất vọng. Những cảm xúc tiêu cực này cũng có thể làm ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát cảm xúc cửa trẻ, khiến trẻ có xu hướng nổi nóng, hung hăng hơn.

Mặt khác, việc hoàn thiện cảm xúc không bình thường của trẻ cũng có thể khiến các bé cảm thấy thiếu tự tin, ngại giao tiếp, khép kín và tự cô lập mình. Điều này cũng là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ bị trầm cảm, tự kỷ.

Hướng dẫn chăm sóc trẻ còi xương biếng ăn

Có thể thấy, những hậu quả mà tình trạng trẻ còi xương biếng ăn đem lại là vô cùng nghiêm trọng. Vì vậy, bố mẹ cần theo dõi con sát sao để phát hiện và điều trị kịp thời.

Không ép con ăn

Đối với những trẻ biếng ăn, bố mẹ thường rất sốt ruột khi cho con ăn và có xu hướng dọa nạt, ép buộc hay thậm chí là dùng bạo lực để ép con ăn. Tuy nhiên, hành động này sẽ gây phản ứng ngược, khiến bé sinh ra tâm lý sợ hãi, quấy khóc, trốn tránh hay thậm chí buồn nôn khi chỉ ngửi thấy mùi thức ăn.

Vì vậy, bố mẹ cần hết sức kiên nhẫn trong quá trình cho con ăn, nhất là ở giai đoạn bé mới tập ăn dặm. Hãy tạo cho con một thói quen ăn uống lành mạnh, bằng cách cho ăn đúng giờ, đúng bữa, tạo không khí vui tươi, sôi nổi trước khi vào bữa ăn.

Bố mẹ không nên ép con ăn để tạo tâm lý thoải mái cho bé

Bố mẹ không nên ép con ăn để tạo tâm lý thoải mái cho bé

Ngoài ra, đối với các trẻ lớn hơn, bố mẹ có thể cho bé tham gia vào quá trình chuẩn bị bữa ăn hoặc để con tự chọn chén bát, đũa muỗng theo ý thích để tăng sự hứng thú. Nếu trẻ không quá hứng thú với bữa ăn thì bố mẹ không nên ép con ăn hết trong một lần mà có thể chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để đảm bảo con vẫn đủ chất nhưng lại không bị áp lực khi ăn.

Không kéo dài thời gian mỗi bữa ăn

Không kéo dài thời gian mỗi bữa ăn ở trẻ là một nguyên tắc quan trọng trong việc chăm sóc trẻ nhỏ. Việc kéo dài bữa ăn quá lâu có thể gây ra một số tác hại, chẳng hạn như:

  • Khiến trẻ bị mất cảm giác ngon miệng do thức ăn đã bị nguội, mất đi hương vị và độ tươi ngon, khiến trẻ không muốn ăn nữa.
  • Việc kéo dài bữa ăn cũng khiến trẻ cảm thấy áp lực, mệt mỏi, dần hình thành tâm lý chán ăn, biếng ăn.
  • Mặt khác, việc ăn quá lâu cũng có thể làm tăng nguy cơ rối loạn tiêu hóa với các biểu hiện đầy bụng, khó tiêu, chướng bụng,…

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thời gian mỗi bữa ăn của trẻ không nên vượt quá 30 phút. Sau 30 phút, nếu trẻ vẫn chưa ăn hết, cha mẹ nên nhẹ nhàng nhắc nhở trẻ hoặc chấm dứt bữa ăn.

Chia nhỏ khẩu phần ăn của trẻ

Dạ dày của trẻ còn nhỏ, khả năng tiêu hóa thức ăn còn chưa hoàn thiện, do đó, việc chia nhỏ khẩu phần ăn sẽ giúp thức ăn được tiêu hóa và hấp thu tốt hơn, giúp trẻ hấp thu đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển. Ngoài ra, khi được ăn nhiều bữa trong ngày, trẻ cũng có nhiều cơ hội để thưởng thức các món ăn khác nhau, khiến trẻ cảm thấy ngon miệng và hứng thú hơn.

Bố mẹ nên sắp xếp các bữa ăn của con cách nhau khoảng 2 đến 3 tiếng, tùy theo độ tuổi và nhu cầu. Mỗi bữa ăn cần đảm bảo cung cấp đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết với khối lượng phù hợp theo khuyến cáo của bác sĩ.

Bố mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để trẻ dễ ăn và hấp thụ tốt hơn

Bố mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để trẻ dễ ăn và hấp thụ tốt hơn

Cung cấp dinh dưỡng phù hợp

Một chế độ dinh dưỡng cân bằng, đa dạng sẽ giúp trẻ có đủ năng lượng để hoạt động, phát triển thể chất và trí tuệ. Do đó, trong mỗi khẩu phần ăn, cần đảm bảo có đủ 4 nhóm thực phẩm chính, bao gồm ngũ cốc (gạo, mì, bánh mì, các loại đậu,…), đạm (thịt, cá, trứng, sữa,…), chất xơ (rau xanh, hoa quả, sinh tố,…), chất béo (dầu thực vật, mỡ động vật,…).

Ngoài ra, các món ăn cũng cần được chế biến đa dạng, hấp dẫn sao cho phù hợp với độ tuổi và sở thích của trẻ. Đặc biệt, trẻ cũng nên được ăn đúng giờ, đủ bữa, không nên ăn vặt quá nhiều để hạn chế tình trạng biếng ăn.

Khuyến khích trẻ vận động

Vận động là một hoạt động quan trọng đối với trẻ em, giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần. Ngoài ra, vận động còn có tác dụng kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn. Khi vận động, cơ thể trẻ sẽ tiêu hao năng lượng, khiến trẻ cảm thấy đói và cần được bổ sung năng lượng. Lúc này, trẻ sẽ ăn ngon miệng hơn và dễ dàng hấp thụ các chất dinh dưỡng hơn.

Tẩy giun định kỳ

Tẩy giun định kỳ là việc làm cần thiết để loại bỏ giun sán ra khỏi cơ thể, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và hấp thu chất dinh dưỡng hiệu quả hơn. Từ đó, có thể kích thích ăn ngon và cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng.

Bởi giun sán có thể gây ra nhiều tác hại, chẳng hạn như gây kích ứng niêm mạc ruột, khiến trẻ chán ăn, đau bụng, tiêu chảy. Giun sán còn gây ra các bệnh lý thiếu máu do thiếu sắt, thiếu hụt vitamin, dưỡng chất.

Thông thường, trẻ em từ 2 tuổi trở lên nên tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần. Đối với người lớn, có thể tẩy giun 2-3 lần/năm. Tuy nhiên, khi cho con uống thuốc tẩy giun, bố mẹ cần tìm hiểu về loại giun cần tẩy, liều lượng và cách dùng, tốt nhất là nên làm theo dướng dẫn của bác sĩ.

Ngoài ra, bố mẹ cũng nên chú ý trong cách chăm sóc trẻ để phòng ngừa như vệ sinh cá nhân sạch sẽ, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn, ăn chín uống sôi, không để trẻ đi chân đất ở nơi ô nhiễm. Nhà cửa cũng cần được lau dọn hàng ngày để trẻ có được môi trường sống sạch sẽ, lành mạnh.

Nên tẩy giun định kỳ cho trẻ để ngăn ngừa trẻ còi xương biếng ăn

Nên tẩy giun định kỳ cho trẻ để ngăn ngừa trẻ còi xương biếng ăn

Kiểm tra và chữa trị nếu trẻ đang mắc các bệnh nhiễm khuẩn

Như đã đề cập, khi bị mắc các bệnh lý, nhất là nhiễm khuẩn, trẻ sẽ rất dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi, chán ăn. Ngược lại, khi biếng ăn, thiếu hụt dưỡng chất cũng chính là nguyên nhân khiến sức đề kháng bị suy yếu và dễ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn hơn. Vòng lặp này sẽ tiếp tục nếu bố mẹ không thường xuyên đưa con đi kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc không phát hiện kịp thời khi con có những biểu hiện bất thường.

Hãy đến ngay bác sĩ chuyên khoa nhi để được thăm khám và có phương án điều trị phù hợp khi nhận thấy có dấu hiệu bất thường như bỏ bú, bỏ ăn, quấy khóc, sốt cao, thỏ khò khè,… Khi trẻ bị ốm, bố mẹ cần bổ sung nước và điện giải bên cạnh việc tuân thủ theo liệu trình điều trị của bác sĩ. Bên cạnh đó, hãy cố gắng tạo môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát để trẻ cảm thấy dễ chịu và ít quấy khóc hơn.

Bổ sung men vi sinh và chất xơ hòa tan

Bổ sung men vi sinh và chất xơ hòa tan cho trẻ là một cách giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, đặc biệt là do các nguyên nhân liên quan đến hệ tiêu hóa. Khi hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng, các vi khuẩn có hại sẽ phát triển quá mức, gây ra các vấn đề tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, đầy bụng, khó tiêu,… dẫn đến biếng ăn.

Vì vậy, bố mẹ cần bổ sung thường xuyên men vi sinh và chất xơ hòa tan để tăng cường khả năng hoạt động của đường ruột, giúp hấp thụ thức ăn tốt hơn, đồng thời làm mềm phân, giảm táo bón.

Cần thường xuyên bổ sung men vi sinh và chất xơ hòa tan

Cần thường xuyên bổ sung men vi sinh và chất xơ hòa tan để phòng tránh trẻ còi xương biếng ăn

Trẻ còi xương biếng ăn là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cần được quan tâm và điều trị kịp thời. Để phòng ngừa và cải thiện tình trạng này, cha mẹ cần chú ý cung cấp cho trẻ một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đa dạng, hấp dẫn. Đồng thời, cần tạo cho trẻ một môi trường vui chơi, học tập lành mạnh, kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn. Chúc bé nhà bạn luôn có những trải nghiệm thú vị với các món ăn và có một sức khỏe tốt nhé!



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY