Blog

Ăn gì để trẻ cảm lạnh mau khỏi ?

07/04/2024 -  Kiến thức dinh dưỡng

Cảm lạnh là một bệnh lý phổ biến ở trẻ em, gây ra các triệu chứng nguy hiểm như mệt mỏi, đau đầu, chảy nước mũi,…

Thông thường trẻ có thể mắc cảm lạnh từ 6 – 8 lần/năm. Do đó, bạn cần nắm được cách chăm sóc cho trẻ em an toàn, hiệu quả và nhanh chóng. Bài viết dưới đây sẽ mách bạn một số mẹo giúp trẻ bị cảm lạnh mau khỏi.

trẻ cảm lạnh

Bù nước

Điều này đặc biệt quan trọng sau khi bị sốt cao. Nước sẽ rửa sạch vi khuẩn và virus từ cổ họng và qua đường tiêu hóa. Nước cũng sẽ bổ sung lượng nước cho cơ thể bị mất nước do ngủ quá nhiều. Bạn nên cho trẻ uống nước và trà ấm, cũng như ăn nhiều nho, dứa, dưa chuột và các loại trái cây, rau củ chứa nhiều nước khác để thúc đẩy quá trình bù nước. Súp, trà, nước hầm xương và sinh tố đều có tác dụng bổ sung nước như nhau.

Uống men vi sinh

Đây là điều quan trọng nếu trẻ đang dùng thuốc kháng sinh, loại thuốc này có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn trong cơ thể và đường ruột. Một đợt kháng sinh điều trị liên cầu khuẩn hoặc một căn bệnh khác có thể khiến ruột mất đi vi khuẩn tốt mà chúng ta cần cho quá trình tiêu hóa và sức khỏe. Do đó, bạn cần xây dựng lại hệ vi sinh vật tốt cho cơ thể càng nhanh càng tốt. Có rất nhiều loại thực phẩm bổ sung men vi sinh tốt trên thị trường. Bạn nên cho trẻ uống men vi sinh vài tuần sau khi hết đợt kháng sinh, nhưng các loại thực phẩm như kim chi, miso, kombucha và dưa cải bắp cũng có tác dụng cung cấp vi khuẩn tốt trực tiếp vào đường tiêu hóa. Súp miso là món ăn lý tưởng đầu tiên sau khi bị bệnh.

Ăn thực phẩm chứa prebiotic

Tỏi, hành tây, atisô, bơ và giấm táo cũng đóng vai trò nuôi dưỡng vi khuẩn tốt trong đường tiêu hóa của trẻ. Chúng bổ sung men vi sinh bằng cách tạo môi trường cho men vi sinh phát triển. Hầu hết các công thức nấu súp mùa đông đều bao gồm hành và tỏi.

Tiêu thụ đủ protein

Sau khi bị bệnh, trẻ thường thiếu năng lượng vì không ăn được nhiều. Protein chất lượng cao, dễ tiêu hóa như cá hồi hoặc thịt gà nạc có thể cung cấp năng lượng cần thiết. Nước hầm xương đặc biệt có tác dụng mạnh mẽ vì nó cung cấp protein, collagen, khoáng chất và dinh dưỡng ở dạng dễ hấp thụ và hoạt động. Điều này có thể làm tăng năng lượng, tăng cường hệ thống miễn dịch và xây dựng lại lớp niêm mạc ruột bị tổn thương.

Hãy thử đồ ăn cay

Ớt cay có thể giúp làm thông mũi. Nhưng đối với trẻ đang hồi phục sau bệnh tiêu hóa, hãy ăn những thức ăn nhạt. Một chút gừng nghiền nát có thể được thêm vào bất cứ thứ gì, kể cả đồ nướng, để giúp trẻ tiêu hóa, giúp món ăn thêm một chút hương vị và tăng thêm khả năng miễn dịch cho trẻ. Bạn có thể thêm một ít gừng vào sinh tố cho trẻ uống.

Bắt đầu với những bữa ăn nhỏ

Tốt nhất bạn nên cho trẻ ăn nhiều bữa nhỏ và thường xuyên hơn để cơ thể thoải mái trở lại. Ưu tiên các món ăn mềm, lỏng, dễ hấp thu như yến mạch, khoai tây nghiền, sữa chua, súp,…Sinh tố trái cây và rau quả là bữa sáng hoàn hảo. Bạn có thể thêm một quả chuối vào sinh tố cho trẻ để cung cấp kali cho quá trình hydrat hóa tế bào và chất xơ hòa tan giúp hệ thống được hoạt động trở lại.

Nghỉ ngơi

Khi trẻ ốm thường sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu chính vì thế bạn nên cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn. Nếu trẻ đang trong giai đoạn đi học, bạn nên cho trẻ nghỉ ngơi ở nhà một vài ngày tùy theo tình trạng sức khỏe. Điều đó phần nào cũng giúp bệnh hạn chế lây lan cho những trẻ khác.

Tháng 4 này, Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM – Viện Y học ứng dụng Việt Nam hân hoan chào mừng sinh nhật lần thứ 6 với vô vàn ưu đãi và quà tặng khi khám dinh dưỡng. Chương trình ưu đãi áp dụng từ ngày 01/04/2024 đến hết ngày 30/04/2024. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

Hồng Ngọc – Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM



| Bình luận

5 loại dầu ăn tốt cho sức khỏe

07/04/2024 -  Kiến thức dinh dưỡng

Chất béo thường bị mang tiếng xấu. Nhưng bất chấp những gì bạn có thể đã nghe, chất béo và đặc biệt là dầu, là một phần thiết yếu của chế độ ăn uống toàn diện. Xào, nướng, rưới, dầu là điểm khởi đầu của bất kỳ bữa ăn thành công nào, ngoài ra chúng còn giúp chúng ta hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng.

dầu ăn

Chất béo là một chất dinh dưỡng rất cần thiết cho sức khỏe nhưng lại được đánh giá rất thấp. Chất béo có liên quan đến nhiều chức năng và lợi ích sức khỏe thiết yếu. Chúng ta không cần phải ăn nhiều chất béo, nhưng chúng ta nên tính lượng chất béo mình ăn vào.

Vậy loại dầu nào nên là món chính trong bữa ăn của bạn? Điều đó phụ thuộc vào thỏi quen nấu ăn bạn đang làm. Điều quan trọng nhất cần cân nhắc khi chọn dầu là điểm bốc khói hoặc nhiệt độ mà dầu bắt đầu cháy. Khi bạn làm nóng dầu vượt quá điểm bốc khói, dầu có thể mất hương vị, chất dinh dưỡng và thậm chí giải phóng các phân tử có hại gọi là gốc tự do. 

Lời khuyên dành cho bạn nên tránh xa những chất béo bão hòa cao và chọn những loại chứa nhiều chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa lành mạnh. Điều đó nói lên rằng, chất béo bão hòa không phải lúc nào cũng là điều xấu, nhưng chúng ta sẽ đề cập đến vấn đề đó sau. Dưới đây là 5 loại dầu chứa nhiều chất dinh dưỡng xứng đáng có một vị trí trong tủ đựng thức ăn của bạn.

Dầu ô liu

Dầu ô liu được ưa chuộng là có lý do. Nó đầy hương vị và vô cùng linh hoạt. Nếu bạn muốn tận dụng tối đa lợi ích sức khỏe của dầu ô liu, hãy luôn tìm kiếm dòng chữ “extra virgin” trên nhãn. Điều này có nghĩa là dầu chưa tinh chế và có nhiều chất dinh dưỡng, chất chống oxy hóa và chất béo có lợi cho tim. So với các loại dầu khác, ô liu có điểm bốc khói thấp nên tốt nhất nên sử dụng để nấu, nướng ở nhiệt độ trung bình đến thấp hoặc làm nước sốt cho món salad.

Dầu bơ

Dầu bơ tự hào có nhiều lợi ích tương tự như dầu ô liu nguyên chất, nhưng có điểm bốc khói cao hơn nên rất phù hợp để xào hoặc chiên trên chảo. Nó chứa đầy vitamin E và có hàm lượng chất béo không bão hòa đơn cao nhất trong nhóm dầu. Ngoài ra, dầu bơ không có nhiều hương vị nên sẽ không bao giờ lấn át được kỹ năng nấu nướng của bạn.

Dầu dừa

Đã có rất nhiều sự cường điệu xung quanh dầu dừa trong vài năm qua. Vì vậy, bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng dầu dừa thực sự có hàm lượng chất béo bão hòa khá cao. Tuy nhiên, dầu dừa lại mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Nó có thể giúp cải thiện cholesterol, tiêu diệt vi khuẩn có hại và tăng cường trao đổi chất. Và để giúp bạn thư giãn đầu óc một chút, nhiều nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng không phải tất cả chất béo bão hòa đều có hại cho bạn.

Dầu hướng dương

Loại dầu này không chỉ được làm từ hạt của những loài hoa đẹp nhất thế giới mà còn chứa gần 30% lượng vitamin E được khuyến nghị hàng ngày chỉ trong một muỗng canh. Dầu hướng dương có nhiều axit béo omega-6, tuy rất quan trọng đối với cơ thể nhưng có thể gây viêm nếu tiêu thụ quá mức. Do đó, bạn nên tiêu thụ dầu hướng dương có chừng mực. 

Dầu mè

Dầu mè có điểm bốc khói cao trung bình khoảng 210°C. Dầu mè chứa nhiều chất chống oxy hóa có lợi cho tim như sesamol và sesaminol, có thể mang lại nhiều lợi ích khác nhau, bao gồm cả tác dụng bảo vệ thần kinh tiềm ẩn chống lại một số bệnh như Parkinson.

Ngoài ra, một nghiên cứu nhỏ trên 46 người mắc bệnh tiểu đường loại 2 cho thấy sử dụng dầu mè trong 90 ngày đã cải thiện đáng kể lượng đường trong máu lúc đói và các dấu ấn sinh học lâu dài về quản lý lượng đường trong máu.

Dầu mè có tác dụng tốt để xào, nấu ăn thông thường và thậm chí làm nước sốt salad. Nó mang lại hương vị hấp dẫn nhẹ có thể dùng tốt trong một số món ăn có dùng lửa.

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM cung cấp các dịch vụ tư vấn, thăm khám dinh dưỡng cho trẻ  em và người lớn với cam kết hỗ trợ nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và cải thiện các tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng, thừa cân,… Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

Hồng Ngọc – Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM



| Bình luận

Loại rau tốt cho người bị táo bón

06/04/2024 -  Kiến thức dinh dưỡng

Có nhiều nguyên nhân tiềm ẩn khác nhau như tình trạng bệnh lý hay việc sử dụng thuốc có thể là nguyên nhân khiến bạn bị táo bón, nhưng dinh dưỡng thường đóng một vai trò không nhỏ ảnh hưởng đến tình trạng táo bón của bạn. Vậy nên bạn có thể thực hiện những thay đổi đơn giản để cải thiện tình trạng sức khỏe của bản thân

táo bón

Việc rặn khi đi vệ sinh, đi đại tiện khô hoặc cảm giác như phân chưa đi hết đều là dấu hiệu của táo bón. Chứng táo bón không chỉ khiến bạn khó chịu mà còn gây nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn. Cảm giác chướng bụng, đầy hơi khi không thể đi đại tiện gây khó chịu và căng thẳng cho bạn và chính những căng thẳng stress này lại có thể khiến tình trạng táo bón trở nên trầm trọng hơn.

May mắn thay, có nhiều cách để giúp bạn cải thiện tình trạng táo bón của mình thông qua thay đổi chế độ ăn uống và lối sống. Có nhiều nguyên nhân tiềm ẩn khác nhau như tình trạng bệnh lý hay việc sử dụng thuốc có thể là nguyên nhân khiến bạn bị táo, nhưng dinh dưỡng thường đóng một vai trò không nhỏ ảnh hưởng đến tình trạng táo bón của bạn. Việc kết hợp một số loại thực phẩm vào thực đơn có thể giúp đường ruột hoạt động hiệu quả cũng như giảm táo bón.

Một nghiên cứu năm 2022 đăng trên tạp chí Nutrients cho thấy chế độ ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều đường và muối có liên quan đến tỷ lệ táo bón gia tăng. Trong khi đó chế độ ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt, chất béo và rau củ giàu tinh bột có liên quan đến việc giảm táo bón.

Một trong những yếu tố chính có thể làm tăng nguy cơ táo bón là chế độ ăn ít chất xơ. Thống kê ở Mỹ cho thấy, hơn 90% phụ nữ và 97% nam giới không ăn đủ lượng chất xơ được khuyến nghị hàng ngày. Trong khi đó ở Việt Nam dù là nước tiêu thụ rau củ quả nhiều hơn một số nước châu Âu và Mỹ song hầu hết mọi người mới chỉ ăn lượng rau củ đạt mức 60% so với nhu cầu khuyến nghị.

Thực phẩm giàu chất xơ, prebiotic và nước từ thực phẩm và đồ uống rất cần thiết để cải thiện nhu động ruột giúp vận chuyển thực phẩm qua hệ thống tiêu hóa.

Đọc thêm tại bài viết: Biện pháp khắc phục táo bón tự nhiên

Chất xơ được tìm thấy trong ngũ cốc nguyên hạt, tinh bột, trái cây và rau quả. Cả chất xơ hòa tan và không hòa tan đều quan trọng cho nhu động ruột khỏe mạnh. Chất xơ hòa tan như một chất gel giúp hút nước và hoạt động như một prebiotic, nuôi dưỡng hệ vi sinh đường ruột. Chất xơ hòa tan được tìm thấy trong các loại đậu, lúa mì, khoai tây, gạo và lúa mạch đen. Chất xơ không hòa tan, được tìm thấy trong cám lúa mì giúp hỗ trợ nhu động ruột, khiến cho khối phân di chuyển qua ruột.

Dưới đây là những loại rau củ giàu chất xơ tốt cho táo bón mà bạn nên biết

1. Đậu xanh

Theo USDA, trong 100g đậu xanh nấu chín chứa 5.6g chất xơ, tương đương với khoảng 20% nhu cầu hàng ngày của chúng ta. Chất xơ trong đậu xanh tồn tại ở hai dạng: không hòa tan và hòa tan.

2. Atisô

Có bề ngoài thô và bên trong mềm, atisô xuất hiện trong nhiều công thức nấu ăn và còn có thể giúp hệ tiêu hóa của bạn hoạt động tốt hơn. Một bông atisô cỡ vừa chứa 7 gam chất xơ, tương đương 25% nhu cầu chất xơ hàng ngày của bạn.

Đọc thêm tại bài viết: Bạn biết gì về chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan?

3. Bông cải xanh

Bông cải xanh là một loại rau thuộc họ cải chứa nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa. Chỉ khoảng 100g bắp cải nấu chín có 2.56 gam chất xơ tương đương với 9.2% nhu cầu hàng ngày của cơ thể. Một phát hiện thú vị còn chho thấy khi bạn cắt bông cải xanh thành từng miếng nhỏ và để yên trong 90 phút trước khi nấu, bạn sẽ kích hoạt một chất thực vật mạnh có tên là sulforaphane. Sulforaphane giúp ngăn chặn sự phát triển quá mức của vi khuẩn có hại trong ruột và bảo vệ ruột non khỏi stress oxy hóa liên quan đến táo bón.

4. Rau cải rổ

Rau cải rổ là một loại rau họ cải khác có hàm lượng chất xơ cao và có lợi cho tiêu hóa. 100g rau cải rổ nấu chín chứa tới 4 gam chất xơ tương đương 14.5% nhu cầu chất xơ của cơ thể.

5. Cải Brussels

Cùng với bông cải xanh và cải rổ, cải Brussels là một thành viên của họ cải  rất giàu chất xơ, những loại rau giống bắp cải thu nhỏ này chứa 4 gam chất xơ ứng với 14% nhu cầu hàng ngày trong 100g rau nấu chín. Chất xơ trong các loại rau như cải Brussels giúp làm mềm phân, giúp bạn đi đại tiện dễ dàng và thoải mái hơn.

Để giảm táo bón và thúc đẩy nhu động ruột thường xuyên bạn nên ăn nhiều loại rau giàu chất xơ cũng như cân bằng chế độ sinh hoạt dinh dưỡng khoa học. Tuy nhiên điều quan trọng mà bạn cần nhớ là nếu không uống đủ nước thì dù bạn có tiêu thụ bao nhiêu chất xơ thì bạn cũng sẽ không đi tiêu đều đặn.

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM cung cấp các dịch vụ tư vấn, thăm khám dinh dưỡng cho trẻ  em và người lớn với cam kết hỗ trợ nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và cải thiện các tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng, thừa cân,… Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

BS. Nguyễn Hoài Thu – Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM



| Bình luận

Những loại thực phẩm tốt nhất cho trẻ em khi bị ốm

06/04/2024 -  Kiến thức dinh dưỡng

Từ cảm lạnh thông thường đến sốt, tiêu chảy hay đau họng, trẻ thường xuyên bị ốm. Nguyên nhân là do hệ thống miễn dịch của trẻ chưa trưởng thành hoàn toàn cho đến khi trẻ được bảy hoặc tám tuổi, vì vậy chúng vẫn khá dễ mắc bệnh khi bắt đầu đi nhà trẻ hoặc đi học. Dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo trẻ luôn đủ nước và đủ năng lượng, đồng thời một số loại thực phẩm có thể giúp trẻ tăng tốc độ phục hồi.

Bài viết này nêu bật những loại thực phẩm tốt nhất nên cho con bạn ăn khi chúng bị ốm, phân tích những gì nghiên cứu nói và liệt kê các khuyến nghị về thực phẩm tùy theo tình trạng bệnh.

trẻ ốm ăn gì

Chuối

Giàu kali, tinh bột kháng và pectin – một loại chất xơ prebiotic giúp cải thiện tiêu hóa, chuối chưa chín có thể giúp giảm tần suất tiêu chảy.

Trong một nghiên cứu, trẻ em từ 9 tháng đến 5 tuổi bị tiêu chảy cấp tính ăn chuối xanh nấu chín ngoài việc được chăm sóc lâm sàng tiêu chuẩn có nhiều khả năng cải thiện triệu chứng trong vòng 72 giờ hơn so với trẻ chỉ được chăm sóc lâm sàng tiêu chuẩn.

Bánh quy giòn

Thực phẩm mặn nhưng đơn giản như bánh quy giòn hoặc bánh quy xoắn có thể có lợi vì chúng có thể giúp thay thế một số chất điện giải bị mất do nôn mửa. Các loại tinh bột đơn giản như bánh quy giòn hoặc bánh mì trắng cũng ít chất xơ, dễ tiêu hóa hơn nên trẻ em thường ăn chúng một cách dễ dàng trong khi bị ốm.

Hạt chia

Hạt chia rất giàu chất xơ hòa tan, có thể giúp giảm tiêu chảy. Chất xơ hòa tan liên kết với nước và giúp hấp thụ chất lỏng dư thừa, do đó làm tăng khối lượng phân và cải thiện độ đặc của phân. Nếu con bạn không thích ăn hạt chia, hãy thử thêm chúng vào sữa chua, sinh tố trái cây đơn giản hoặc ngũ cốc nguyên chất.

Sữa chua hoặc kefir

Bạn có thể không nghĩ sữa chua hoặc kefir là thực phẩm dành cho trẻ bị tiêu chảy, nhưng nghiên cứu mới lại cho thấy điều ngược lại.Các sản phẩm lên men như sữa chua và kefir có chứa men vi sinh, được định nghĩa là “vi sinh vật sống” hoặc vi khuẩn có lợi hiện diện tự nhiên trong cơ thể chúng ta giúp cải thiện tiêu hóa và chống lại vi khuẩn có hại.

Một đánh giá năm 2021 của 12 thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng cho thấy dùng probiotic có liên quan đến việc giảm thời gian trẻ bị tiêu chảy, tăng hiệu quả điều trị và giảm thời gian nằm viện. Đánh giá cho thấy Lactobacillus reuteri và Saccharomyces boulardii có vẻ có lợi nhất.

Dâu tây

Dâu tây chứa nhiều vitamin C, chỉ với một cốc cung cấp 95% nhu cầu khuyến nghị vitamin C một ngày. Sử dụng vitamin C liều cao có liên quan đến việc cải thiện sức khỏe miễn dịch và việc bổ sung vitamin C có thể giúp ngăn ngừa và điều trị các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.

Ngoài vitamin C, dâu tây còn giàu kali, folate, chất xơ và các chất chống oxy hóa quan trọng như polyphenol và flavonoid tất cả đều được biết đến với đặc tính chống lại bệnh tật. Trong một đánh giá, việc bổ sung flavonoid giúp giảm nhiễm trùng đường hô hấp trên.

Hãy thử sinh tố dâu tây hoặc kem que đông lạnh, đặc biệt nếu con bạn bị đau họng, vì kết cấu và nhiệt độ lạnh có thể giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn. Bạn thậm chí có thể làm kem đông lạnh từ sữa chua dâu tây để tăng thêm tác dụng của sữa chua.

Trứng

Trứng là nguồn cung cấp vitamin D cũng như kẽm hiệu quả, hai chất dinh dưỡng thiết yếu liên quan đến khả năng miễn dịch. Bằng chứng cho thấy bổ sung kẽm có thể rút ngắn thời gian và mức độ nghiêm trọng của cảm lạnh thông thường. Mặc dù trứng không chứa nhiều kẽm như các loại thực phẩm bổ sung nhưng chúng vẫn có thể hỗ trợ quá trình phục hồi của con bạn một cách nhỏ gọn.

Điều tuyệt vời nhất là trứng rất dễ chế biến, đa năng và giàu chất dinh dưỡng.

Bơ đậu phộng

Là món ưa thích của nhiều trẻ em, đậu phộng rất giàu protein, kẽm và vitamin E tất cả các chất dinh dưỡng quan trọng liên quan đến việc sửa chữa cơ bắp, khả năng miễn dịch và điều hòa trao đổi chất.

Một khẩu phần bơ đậu phộng cung cấp 10g protein thực vật chất lượng cao và khoảng 10% nhu cầu kẽm được khuyến nghị hàng ngày. Ngoài ra, nó còn là nguồn cung cấp vitamin E chống oxy hóa tuyệt vời.

Dưa hấu

Khoảng 91% dưa hấu là nước, rất lý tưởng để giúp trẻ bổ sung chất lỏng hoặc hỗ trợ những người bị sốt. Ngoài ra, dưa hấu còn chứa vitamin A và vitamin C.

Khoai tây nướng hoặc nghiền

Khoai tây nướng hoặc nghiền có vị nhạt, mềm và dễ tiêu hóa, đồng thời chúng có lượng calo cao hơn hầu hết các lựa chọn khác trong danh sách này, điều này rất quan trọng để giúp con bạn duy trì năng lượng. Khoai tây cũng là nguồn cung cấp carbohydrate, cung cấp năng lượng cũng như kali và các chất dinh dưỡng quan trọng khác.

Tập trung vào các loại thực phẩm phù hợp có thể giúp trẻ cảm thấy khỏe hơn nhanh hơn nhưng điều đó không phải lúc nào cũng dễ dàng với trẻ vì chúng có thể không cảm thấy đói khi bị ốm. Ưu tiên chính là giữ cho trẻ đủ nước và hướng tới những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng mà chúng thích ăn. Giữ bữa ăn thường xuyên và ngon miệng nhất có thể. Và đừng ngần ngại liên hệ với bác sĩ nhi khoa khi con bạn bị ốm. Mặc dù một số thực phẩm có thể giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn nhưng những khuyến nghị này không thể thay thế cho việc chăm sóc y tế.

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM cung cấp các dịch vụ tư vấn, thăm khám dinh dưỡng cho trẻ  em và người lớn với cam kết hỗ trợ nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và cải thiện các tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng, thừa cân,… Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

Hồng Ngọc – Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM



| Bình luận

Trẻ thừa cân béo phì có cần thêm dầu mỡ vào bữa ăn?

05/04/2024 -  Kiến thức dinh dưỡng

Thừa cân – béo phì đang trở thành vấn nạn sức khỏe cộng đồng toàn cầu. Mặc dù chất béo là 1 nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu, nhưng lượng mỡ dư thừa lại gây nhiều tác hại nghiêm trọng. Vậy các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo như thế nào về việc tiêu thụ chất béo với trẻ em thừa cân – béo phì?

Tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ em đang trở thành một vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng trên toàn cầu. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ trẻ em bị thừa cân và béo phì đã tăng gấp ba lần kể từ năm 1975. Điều này đặt ra nhiều thách thức trong việc chăm sóc và cung cấp dinh dưỡng phù hợp cho trẻ

Vai trò của chất béo với sức khỏe

Chất béo đóng vai trò quan trọng trong chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh, vì chúng cung cấp các axit béo thiết yếu mà cơ thể không thể tự tổng hợp. Các axit béo thiết yếu này đóng vai trò then chốt trong nhiều quá trình sinh lý của cơ thể. Ngoài ra, chất béo còn thúc đẩy quá trình hấp thụ các vitamin tan trong chất béo như vitamin A, D, E và K. Những vitamin này chỉ có thể được hấp thụ khi có sự hiện diện của chất béo.

Khi lượng chất béo tiêu thụ vượt quá nhu cầu sử dụng và chuyển hóa năng lượng của tế bào, phần dư thừa sẽ được tích tụ lại trong cơ thể dưới dạng mỡ. Quá trình tương tự cũng xảy ra đối với carbohydrate và protein không được sử dụng, chúng sẽ được chuyển hóa và tích tụ dưới dạng mỡ trong cơ thể.

Chất béo đóng vai trò quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì một số lý do sau:

  • Nguồn năng lượng dồi dào: Chất béo cung cấp năng lượng cao nhất trong số các chất dinh dưỡng đa lượng, với 1g chất béo tương đương 9kcal, gấp đôi so với protein và carbohydrate (khoảng 4kcal/g). Điều này rất cần thiết cho trẻ nhỏ để đáp ứng nhu cầu năng lượng cao cho quá trình tăng trưởng và phát triển bình thường.
  • Cấu trúc tế bào và phát triển: Chất béo là thành phần cấu trúc quan trọng của nhiều tế bào trong cơ thể, đặc biệt là não (khoảng 60% não là chất béo). Các axit béo khác nhau đóng vai trò thiết yếu trong nhiều quá trình sinh học liên quan đến tăng trưởng, phát triển và hoạt động bình thường của cơ thể.
  • Hấp thụ vitamin tan trong chất béo: Một số vitamin như A, D, E và K chỉ tan trong chất béo, do đó chúng sẽ được hấp thụ hiệu quả hơn khi tiêu thụ cùng với chất béo trong chế độ ăn uống. Việc bổ sung nguồn chất béo lành mạnh giúp đảm bảo các vitamin này được sử dụng đúng cách bởi cơ thể.
  • Cung cấp axit béo thiết yếu: Cơ thể không thể tự tổng hợp một số axit béo không bão hòa đa như axit linoleic (LA) và axit alpha-linolenenic (ALA), nên chúng phải được cung cấp từ chế độ ăn uống. Những axit béo thiết yếu này đóng vai trò quan trọng trong các quá trình sinh lý như đông máu, chữa lành vết thương và kiểm soát quá trình viêm.

Có 2 loại chất béo chính được tìm thấy trong thực phẩm là chất béo bão hòa và chất béo không bão hòa. Chế độ ăn của trẻ nên cố gắng cắt giảm các loại thực phẩm và đồ uống có nhiều chất béo bão hòa, thay vào đó là tăng cường nguồn chất béo không bão hòa. Có 2 loại chất béo không bão hòa đa chính: omega-3 và omega-6.

Hầu hết mọi người đều nhận đủ omega-6 trong chế độ ăn uống của mình, nhưng nên bổ sung thêm omega-3 bằng cách ăn ít nhất 2 phần cá mỗi tuần.

Trẻ em thừa cân – béo phì bổ sung dầu/mỡ vào chế độ ăn như thế nào?

Chất béo đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ, vì vậy không nên hạn chế hoặc loại bỏ hoàn toàn chất béo ra khỏi chế độ ăn của trẻ. Không hạn chế chất béo ở trẻ dưới 1 tuổi. Đối với trẻ trên 2 tuổi, hãy cố gắng hạn chế chất béo bão hòa ở mức dưới 10% trong khẩu phần ăn.

Ăn đúng loại và đúng lượng chất béo là một phần quan trọng của chế độ ăn uống lành mạnh. Nhưng nhiều trẻ ăn quá nhiều chất béo, điều này có thể dẫn đến tăng cân không mong muốn. Những đứa trẻ thừa cân – béo phì có nguy cơ bị tăng cholesterol, tăng huyết áp, tiểu đường và các vấn đề y tế khác.

Dưới đây là một số hướng dẫn về bổ sung dầu/mỡ đúng cách vào chế độ ăn của trẻ:

  • Cho trẻ ăn các loại thực phẩm có ít chất béo tự nhiên, chẳng hạn như trái cây và rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc và cá, các sản phẩm từ sữa ít béo.
  • Chọn chất béo không bão hòa khi nấu ăn cho trẻ và giảm lượng sử dụng (dầu thực vật như dầu hướng dương, dầu đậu nành, dầu mè…, hạn chế dùng mỡ động vật)
  • Với thịt gia cầm và gia súc, nên loại bỏ hoàn toàn phần mỡ và da, ưu tiên ăn cá và hải sản giàu omega-3, đồng thời ưu tiên các lựa chọn thực vật khác như đậu phụ…
  • Khi nấu ăn, cha mẹ hãy chọn phương pháp luộc, hấp, nướng (quay) hoặc chiên không dầu (sử dụng nồi chiên không dầu). Những phương pháp này cho phép chất béo chảy ra trong khi nấu ăn, đồng thời không bổ sung thêm chất béo từ dầu/mỡ, điều này giúp hạn chế tăng thêm calo.
  • Nếu xào, rán, cho ít dầu mỡ hơn đối với trẻ bình thường, hạn chế ăn đồ ăn nhanh.

Cách tốt nhất để dạy trẻ thói quen ăn uống lành mạnh là chính bạn hãy làm gương tốt. Để có lối sống lành mạnh, hãy tạo thói quen ăn uống hợp lý, chọn nhiều loại thực phẩm bao gồm chất béo lành mạnh và tập thể dục thường xuyên.

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM cung cấp các dịch vụ tư vấn, thăm khám dinh dưỡng cho trẻ  em và người lớn với cam kết hỗ trợ nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và cải thiện các tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng, thừa cân,… Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

Hà Linh – Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM



| Bình luận

8 thực phẩm bạn không nên hâm nóng lại

05/04/2024 -  Kiến thức dinh dưỡng

Một số nguyên liệu đã nấu chín, nếu hâm nóng lại (đặc biệt là sau khi bảo quản không đúng cách), thực sự có thể khiến bạn bị ngộ độc.

Điều quan trọng là bạn phải nhận thức được thực tế là việc đun nóng thực phẩm làm thay đổi cấu trúc hóa học của chúng và đối với một số thành phần, những thay đổi này do sự thay đổi nhiệt độ, có thể khiến thực phẩm không tương thích với cơ thể con người. Vì vậy, nếu bạn chỉ còn thức ăn thừa, hãy chọn cách bảo quản an toàn và tránh hâm nóng lại 8 loại thực phẩm phổ biến này lần thứ hai:

Rau chân vịt

Rau chân vịt chứa một lượng lớn nitrat, cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng mà cơ thể chúng ta cần để hoạt động. Nitrat không trở thành vấn đề cho đến khi quá trình đun nóng kích hoạt chúng, khiến chúng giải phóng các chất gây ung thư độc hại. Mỗi khi bạn hâm nóng rau chân vịt hoặc các loại rau khác giàu nitrat, chúng sẽ ngày càng trở nên độc hại hơn.

Khoai tây

Khi khoai tây đã nấu chín được để ở nhiệt độ phòng hoặc hâm nóng lần thứ hai, chúng có thể trở nên độc hại bởi vì nhiệt độ cao kích thích sự phát triển của loại vi khuẩn hiếm gặp gây ngộ độc mà bạn thường gặp khi ăn khoai tây.

Cách tốt nhất là khi chế biến khoai tây là chia thành các bữa nhỏ và cho khoai tây chưa nấu chín vào tủ lạnh. Nếu lỡ nấu quá nhiều khoai tây và không muốn lãng phí, bạn hãy bảo quản khoai tây trong nhiều hộp được đậy kín để đảm bảo an toàn đồng thời cho vào tủ lạnh ngay để chúng nguội nhanh hơn.

Cần tây và cà rốt

Các quy tắc tương tự được nêu ở trên đối với rau chân vịt cũng được áp dụng cho cần tây và cà rốt. Khi có thể, sẽ an toàn hơn nếu lấy cần tây hoặc cà rốt ra khỏi đĩa trước khi hâm nóng.

Cơm

Tương tự như khoai tây, đừng để cơm ở nhiệt độ phòng sau khi nấu chín. Nếu bảo quản không đúng cách, cơm đã nấu chín có thể phát triển các bào tử vi khuẩn sản sinh ra chất độc. Những bào tử này nhân lên nhanh hơn ở nhiệt độ phòng so với trong tủ lạnh. Cơm bạn nấu nên được bảo quản trong tủ lạnh trong hộp kín ngay sau khi nấu và làm nguội. 

Nấm

Nấm có lẽ là loại dễ gây độc nhất nhất trong danh sách này, phần lớn là do chúng dễ bị vi sinh vật tấn công. Khi ăn nấm đã nấu chín, tốt nhất nên ăn ngay sau khi chế biến. Và nếu bạn dự định ăn lại nấm vào ngày hôm sau, hãy nhớ ăn ngay sau khi lấy ra khỏi tủ lạnh vì hâm nóng nấm sẽ không tốt cho dạ dày của bạn.

Củ cải

Tất cả chúng ta đều biết củ cải đường tốt như thế nào, cả về hương vị lẫn lợi ích dinh dưỡng. Nhưng củ cải đường, như cần tây, rau chân vịt và cà rốt, rất giàu nitrat. Cách an toàn nhất đối với củ cải đường là chỉ nấu những gì bạn nghĩ mình sẽ thực sự ăn trong một lần.

Trứng

Trứng là một nguồn protein tuyệt vời, trứng nấu chín có thể là nguồn gây bệnh nghiêm trọng khi để ở nhiệt độ cao hơn hoặc tái tiếp xúc với nhiệt độ cao hơn. Dù luộc hay tráng, hâm nóng trứng đều có thể gây hại cho hệ tiêu hóa của bạn. 

Thịt gà

Thịt gà là một món ăn nhiều protein mà mọi người yêu thích. Protein trong thịt gà bắt đầu bị hư hỏng và gây ra các vấn đề về tiêu hóa trong quá trình chuyển từ lạnh sang nóng lần thứ hai. Việc hâm nóng lại sẽ khiến các protein thay đổi và biến chất, gây ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa. Tốt nhất là bạn nên ăn hết sau khi nấu và ăn nguội khi còn thừa.

Tận dụng thức ăn thừa là một chiến lược tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí trong nhà bếp. Điều quan trọng cần rút ra ở đây là việc thận trọng không bao giờ là sai lầm khi nói đến những gì chúng ta đưa vào cơ thể. Và điều đó bao gồm việc nhận thức được rằng một số thực phẩm có khả năng gây độc cao hơn khi hâm nóng lại so với những thực phẩm khác.

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM cung cấp các dịch vụ tư vấn, thăm khám dinh dưỡng cho trẻ  em và người lớn với cam kết hỗ trợ nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và cải thiện các tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng, thừa cân,… Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

Hồng Ngọc  – Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM



| Bình luận

Chất béo MCT và những điều bạn có thể chưa biết

04/04/2024 -  Kiến thức dinh dưỡng

Triglyceride chuỗi trung bình (MCT) là một loại chất béo được tìm thấy trong một số loại dầu và sản phẩm sữa. Dầu MCT là một loại bổ sung được làm từ những chất béo này. Nhưng liệu dầu MCT có những lợi ích sức khỏe tiềm năng gì không?

Bài viết này khám phá các lợi ích sức khỏe của dầu MCT, được hỗ trợ bằng bằng chứng khoa học. Nó cũng xem xét các rủi ro liên quan đến việc sử dụng dầu MCT, cũng như nơi để có nguồn cung cấp và cách sử dụng nó.

Tổng quan

Dầu MCT là được làm từ các chất béo MCT – có thể được tìm thấy trong dầu dừa, dầu hạt cọ và các sản phẩm sữa. Loại dầu này chủ yếu được sử dụng bởi những người đang muốn giảm cân hoặc tăng cường sức bền trong quá trình tập thể dục. Một số người ủng hộ dầu MCT cũng cho rằng nó có thể cải thiện khả năng tư duy, cũng như hỗ trợ các dạng của chứng mất trí nhớ khác nhau.

Chất béo MCT là gì?

MCT là gì và tại sao chúng khác biệt so với các loại chất béo khác?

Chất béo được tạo thành từ chuỗi  nguyên tử carbon, và hầu hết các chất béo trong chế độ ăn được tạo thành từ 13 đến 21 nguyên tử carbon. Chúng được gọi là axit béo chuỗi dài. Ngược lại, axit béo ngắn chuỗi được tạo thành từ dưới 6 nguyên tử carbon.

MCT đề cập đến các chất béo chuỗi trung bình. Chúng có độ dài trung bình và được tạo thành từ 6 đến 12 nguyên tử carbon.

MCT được tìm thấy trong dầu dừa và được cơ thể xử lý theo một cách khác biệt so với axit béo chuỗi dài. Không giống như các loại chất béo khác, chúng đi thẳng từ ruột vào gan. Từ đây, chúng được sử dụng như một nguồn năng lượng hoặc được chuyển hóa thành keton. Keton là các chất được sản xuất khi gan phân hủy một lượng lớn chất béo, và chúng có thể được não sử dụng làm nguồn năng lượng thay vì glucose hoặc đường.

Vì calo trong MCT được sử dụng ngay lập tức, nên chúng ít có khả năng được lưu trữ dưới dạng chất béo. Nguyên tắc này là cơ sở của chế độ ăn keto, mà nhiều người tin là một cách hiệu quả để giảm cân.

Có một số lợi ích sức khỏe tiềm năng của dầu MCT. Một số trong số này được hỗ trợ bằng bằng chứng khoa học, trong khi một số khác vẫn chưa được chứng minh. 

1. Cải thiện chức năng não và trí nhớ

Có một số báo cáo cho thấy lợi ích của chất béo MCT đối với người bệnh Alzheimer. Một bài đánh giá năm 2016 chỉ rằng trong ba nghiên cứu, việc sử dụng keton của não ở những người mắc bệnh Alzheimer tương tự như ở những người khỏe mạnh. Ngược lại, việc sử dụng glucose của não  ở những người mắc bệnh Alzheimer kém hơn so với những người khỏe mạnh. Đánh giá cũng lưu ý rằng trạng thái ketosis có một tác động tích cực nhỏ đối với khả năng suy nghĩ của những người mắc bệnh Alzheimer. Ketosis là khi não sử dụng keton cho năng lượng thay vì glucose.

Cần thêm nghiên cứu để khẳng định rằng MCT hoặc dầu MCT có thể cải thiện chức năng não và trí nhớ. Tuy nhiên, nghiên cứu ban đầu là khá tích cực, và có sự quan tâm ngày càng tăng về việc sử dụng MCT trong lĩnh vực này.

2. Tăng cường năng lượng và sức bền

Người ủng hộ dầu MCT cho rằng nó có thể giúp tăng cường năng lượng và cải thiện sức bền khi tập thể dục. Một nghiên cứu năm 2009 cho thấy rằng tiêu thụ thực phẩm giàu MCT, thay vì chất béo chuỗi dài, cải thiện thời gian mà các vận động viên hoạt động thể lực với cường độ cao. Bằng chứng này là đáng khích lệ nhưng quá hạn chế để kết luận chắc chắn rằng MCT hoặc dầu MCT có thể cải thiện sức bền khi tập thể dục.

3. Giảm cân và quản lý cân nặng tốt hơn

Một khẳng định phổ biến mà người ủng hộ dầu MCT đưa ra là nó giúp giảm cân.  Một nghiên cứu năm 2003 phát hiện rằng MCT làm tăng lượng calo và chất béo mà những người đàn ông béo phì đốt cháy. Từ đó kết luận rằng MCT có thể hữu ích trong việc ngăn ngừa béo phì và kích thích giảm cân.

Một nghiên cứu năm 2014 phát hiện rằng MCT dẫn đến tăng các hormone làm giảm cảm giác đói và làm cho người cảm thấy no hơn. Bằng chứng cho thấy rằng MCT có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm cân và quản lý cân nặng.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các nghiên cứu đã xem xét MCT như một loại chất béo trong chế độ ăn thay vì bổ sung dầu MCT.

4. Giảm cholesterol

MCT cũng có thể đóng một vai trò trong việc bảo vệ sức khỏe tim mạch bằng cách giảm cholesterol. Một nghiên cứu năm 2009 trên 40 phụ nữ phát hiện rằng việc tiêu thụ dầu dừa làm giảm cholesterol xấu và cải thiện cholesterol tốt, so với dầu đậu nành và được thực hiện cùng với một chế độ ăn kiểm soát calo.

Vì dầu MCT có nồng độ cao MCT – cũng được tìm thấy trong dầu dừa, nó cũng có khả năng cải thiện mức độ cholesterol. Tuy nhiên, vì nghiên cứu không xem xét cụ thể dầu MCT, nên khó có thể kết luận về MCT cũng có tác dụng này.

5. Giảm đường huyết

MCT cũng có thể giúp cải thiện mức độ đường huyết và đóng một vai trò tiềm năng trong quản lý bệnh tiểu đường. Một nghiên cứu năm 2007 phát hiện rằng MCT cải thiện các yếu tố nguy cơ về tiểu đường, bao gồm kháng insulin, trong một nhóm nhỏ người tham gia mắc bệnh tiểu đường type 2.

Nguy cơ và xem xét

MCT từ các nguồn dinh dưỡng và dầu MCT có thể mang lại một số lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, phải nhớ rằng khi sử dụng MCT là bạn đang tiêu thụ chất béo. Sử dụng dầu MCT sẽ cung cấp thêm chất béo và calo vào chế độ ăn. Vì vậy, việc sử dụng quá mức dầu MCT có thể không có lợi và có thể dẫn đến tăng cân.

Các loại dầu bổ sung MCT được tạo ra từ các phiên bản của dầu ăn, vì vậy không được coi là một sản phẩm tự nhiên.

Quan trọng phải nhớ rằng dầu MCT có điểm bốc khói thấp, nên không phù hợp để sử dụng cho việc nấu nướng. Riêng dầu dừa rắn, có nồng độ MCT cao, có thể được sử dụng trong nấu nướng và có thể được sử dụng để thay thế dầu olive hoặc các loại dầu nấu khác.

Nguồn cung cấp MCT

Các loại dầu bổ sung  MCT có sẵn tại nhiều cửa hàng và có thể được mua trực tuyến. Một số người thích tiêu thụ MCT trong chế độ ăn của họ, điều này có thể tự nhiên hơn so với việc dùng chất bổ sung. MCT được tìm thấy trong:

  • Dầu dừa
  • Dầu hạt cọ
  • Sữa

Kết luận

MCT có nhiều tiềm năng lợi ích cho sức khỏe, và việc dùng bổ sung dầu MCT cũng có thể hữu ích.

Mặc dù MCT có thể không dẫn đến việc giảm cân tức thì, nhưng chúng có thể đóng vai trò trong quản lý cân nặng tổng thể. Chúng cũng có thể giúp tăng cường năng lượng và sức bền, mặc dù cần có nhiều nghiên cứu hơn để chứng minh lợi ích này.

Một lượng ngày càng tăng các nghiên cứu cũng cho thấy rằng MCT có thể cải thiện khả năng suy nghĩ và chống lại các tác động của các bệnh như Alzheimer. Một lần nữa, đây là một lĩnh vực cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng hơn.

Cần lưu ý rằng tiêu thụ MCT từ nguồn dinh dưỡng có thể đồng nghĩa với việc người tiêu dùng nhận được nhiều lợi ích dinh dưỡng hơn so với việc sử dụng các loại thực phẩm bổ sung có chứa MCT.

Tháng 4 này, Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM – Viện Y học ứng dụng Việt Nam hân hoan chào mừng sinh nhật lần thứ 6 với vô vàn ưu đãi và quà tặng khi khám dinh dưỡng. Chương trình ưu đãi áp dụng từ ngày 01/04/2024 đến hết ngày 30/04/2024. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

Trương Phan Hồng Hà – Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM



| Bình luận

7 thực phẩm cần tránh ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị bệnh chàm

03/04/2024 -  Kiến thức dinh dưỡng

Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra một số loại thực phẩm mà phụ huynh cần tránh nếu trẻ mắc bệnh chàm.

Bệnh chàm hay còn gọi là viêm da cơ địa, là bệnh phổ biến gây đỏ da, ngứa và viêm. Bệnh chàm xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là ở trẻ em. Nhiều yếu tố tác động gây nên các đợt bùng phát bệnh chàm, trong đó có thực phẩm.

Thực phẩm không trực tiếp gây ra bệnh chàm nhưng thay đổi chế độ ăn có thể giúp làm giảm các triệu chứng, nhất là với những người nhạy cảm hoặc dị ứng với các loại thực phẩm cụ thể.

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách trị và phòng ngừa | Huggies

Những loại thực phẩm làm cho bệnh chàm ở trẻ trở nên nặng hơn.

Nghiên cứu cho thấy rằng việc loại bỏ một hoặc nhiều loại thực phẩm này khỏi chế độ ăn có thể cải thiện đáng kể các triệu chứng của bệnh chàm ở một số trẻ.

  1. Sữa

Dị ứng với sữa bò không chỉ là loại dị ứng thực phẩm phổ biến nhất ở trẻ nhỏ mà các sản phẩm từ sữa như sữa chua, sữa và pho mai cũng là yếu tố phổ biến gây ra bệnh chàm. Một số loại sữa có nguồn gốc từ thực vật có thể thay thế cho sữa bò, như sữa đậu nành, sữa hạnh nhân và sữa hạt điều. Đừng quên kiểm tra danh sách thành phần một cách cẩn thận, vì một số sản phẩm này có nhiều calo và thêm đường.

  1. Cá và động vật có vỏ

Thuật ngữ “động vật có vỏ” dùng để chỉ tất cả các loài động vật thủy sinh mà bề ngoài có vỏ cứng, bao gồm cua, tôm hùm, hàu, trai và tôm. Trong khi đó, hầu hết các loại cá, bao gồm cá hồi, cá ngừ và cá rô phi, đều có vây và vảy.

Mặc dù cả cá và động vật có vỏ đều giàu dinh dưỡng và là nguồn cung cấp protein và axit béo omega-3 dồi dào, nhưng chúng lại có nguy cơ làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh chàm ở nhiều trẻ em. Điều này là do trẻ bị dị ứng với cá và động vật có vỏ, dẫn đến xuất hiện nhiều vấn đề như nổi mề đay, ngứa và chàm.

Giải Đáp] Hải Sản Là Gì? Cá Có Phải Hải Sản Không?

Một số trẻ có thể nhạy cảm với cá hoặc động vật có vỏ, một số trẻ khác thì chỉ phản ứng với một số loại nhất định, chẳng hạn như động vật giáp xác (như tôm và cua) hoặc động vật thân mềm (như hàu và nghêu).

Bác sĩ có thể giúp xác định loại hải sản cụ thể nào có thể gây ra các triệu chứng ở trẻ.

  1. Thực phẩm từ đậu nành

Đối với những người bị dị ứng với đậu nành, việc tiêu thụ các sản phẩm từ đậu nành như sữa đậu nành, đậu phụ và đậu nành Nhật có thể gây ra phản ứng dị ứng, dẫn đến các phản ứng trên da như bệnh chàm.

Nếu trẻ nhạy cảm với các sản phẩm từ đậu nành, hãy để ý các loại thực phẩm chế biến sẵn có chứa các thành phần làm từ đậu nành, tất cả đều có thể làm các triệu chứng của bệnh chàm trở nên nặng hơn. Một vài thực phẩm có nguồn gốc từ đậu nành như xì dầu, tamari, soy protein (protein từ đậu nành), đạm thực vật.

 
  1. Trứng

Một số trẻ có thể bị dị ứng với các protein có trong lòng trắng hoặc lòng đỏ trứng, từ đó làm xuất hiện các triệu chứng của bệnh chàm. Hầu hết các trường hợp dị ứng trứng ở trẻ em đều thuyên giảm khi trẻ được khoảng 5 tuổi. Ngoài ra, một số trẻ nhạy cảm với trứng có thể dung nạp ở một số dạng khác, chẳng hạn như trứng nướng.

  1. Các loại hạt

Một số loại hạt khiến bệnh chàm trở nặng ở những trẻ nhỏ bị dị ứng với hạt, như:

  • Hạnh nhân
  • Hạt điều
  • Hạt óc chó
  • Hạt hồ đào

Ngoài việc tránh tiêu thụ các loại hạt, trẻ cũng cần tránh các loại thực phẩm có chứa các loại hạt như pesto, bơ hạt, các sản phẩm từ dừa và một số loại ngũ cốc, bánh quy và kẹo.

Các Loại Hạt Dinh Dưỡng Và Những Lợi Ích Sức Khỏe - AtlasGarden

  1. Lúa mì hoặc gluten

Lúa mì là một loại ngũ cốc và là thành phần chính trong nhiều loại thực phẩm như bánh mì, mì ống và đồ nướng. Gluten là một loại protein có trong lúa mì, đại mạch và lúa mạch đen, tạo nên kết cấu và độ đàn hồi của bột.

Ở những người bị dị ứng với lúa mì, việc tiêu thụ các sản phẩm có chứa lúa mì có thể làm tình trạng bệnh chàm trở nên nặng nề và gây ra các triệu chứng khác như nổi mề đay, hen suyễn và các vấn đề về tiêu hóa.

Bệnh chàm và phát ban trên da cũng có thể do nhạy cảm với gluten hoặc do bệnh celiac, là một bệnh tự miễn gây ra phản ứng miễn dịch khi tiêu thụ thực phẩm có chứa gluten. Mặc dù không có xét nghiệm nào để chẩn đoán trường hợp mẫn cảm với gluten, không phải bệnh celiac, nhưng bác sĩ có thể thực hiện các xét nghiệm da hoặc máu để giúp xác định xem trẻ có mắc bệnh celiac hay dị ứng với lúa mì hay không.

  1. Đậu phộng

Đậu phộng là một chất gây dị ứng phổ biến và có liên quan đến một số phản ứng trên da, bao gồm phát ban, nổi mề đay, ngứa và chàm. Dị ứng đậu phộng đặc biệt phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, vì hầu hết bệnh xuất hiện trong vòng 2 năm đầu đời.

Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy rằng dị ứng đậu phộng hay gặp hơn ở những trẻ sơ sinh bị bệnh chàm từ mức trung bình đến nặng.

Hãy thử sử dụng các loại thực phẩm thay thế như bơ hạt hay các loại hạt khác trong các món ăn để hạn chế xuất hiện các triệu chứng của bệnh.

Thực phẩm nào giúp giảm triệu chứng bệnh chàm ở trẻ?

Một số loại thực phẩm có thể có lợi cho người mắc bệnh chàm, giúp giảm các triệu chứng như ngứa và viêm. Ví dụ, trái cây và rau quả rất giàu chất chống oxy hóa, là những hợp chất có thể chống lại mất cân bằng oxy hóa, tổn thương tế bào và viêm nhiễm. Một số nghiên cứu cho thấy rằng việc làm giảm mất cân bằng oxy hóa có thể đóng một vai trò trong việc kiểm soát bệnh chàm.

5 loại trái cây giúp bổ sung năng lượng – Phòng khám Đa khoa Đại học Y khoa  Phạm Ngọc Thạch

Tăng lượng men vi sinh thông qua thực phẩm lên men hoặc chất bổ sung cũng có thể có hiệu quả trong việc giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh chàm ở trẻ em. Một số tác nhân có thể gây ra bệnh chàm ở trẻ như mồ hôi và nước bọt của chính chúng, cũng như sự tiếp xúc với không khí khô, hút thuốc, lông thú cưng và phấn hoa. Khi trẻ gãi, làm các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra, quần áo, bột giặt hoặc chất làm mềm vải, phấn rôm trẻ em, khăn lau, dầu gội và xà phòng có mùi thơm cũng là một trong những tác nhân gây bệnh mà bạn cần chú ý để bảo vệ trẻ trước những nguy cơ gây bệnh.

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM cung cấp các dịch vụ tư vấn, thăm khám dinh dưỡng cho trẻ  em và người lớn với cam kết hỗ trợ nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và cải thiện các tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng, thừa cân,… Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

BS Mai Hương – Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM



| Bình luận

Tiêm hormone tăng trưởng chiều cao cho trẻ, nên hay không?

02/04/2024 -  Kiến thức dinh dưỡng

Hormone tăng trưởng khi được sử dụng một cách thích hợp, thường có hiệu quả trong việc giúp thúc đẩy tăng trưởng của trẻ. Mục tiêu là giúp trẻ đạt được chiều cao bình thường khi trưởng thành – gần với tiềm năng di truyền của trẻ nếu có thể.

Nếu trẻ đang phát triển với tốc độ chậm hơn so với các bạn cùng lớp và bạn bè xung quanh, bạn có thể cho con đi khám để được bác sĩ tư vấn. Chiều cao, cân nặng và các dấu hiệu thể chất khác là những chỉ số chính cho sự phát triển của trẻ em và thanh thiếu niên.

Những trẻ phát triển chậm so với các bạn cùng lứa có thể mắc một số bệnh lý tiềm ẩn khiến trẻ phát triển chậm hơn. Bên cạnh đó, một số trẻ chỉ đơn giản là có vóc dáng thấp và bạn không cần phải lo lắng.

Bác sĩ Đoàn Thu Hồng chia sẻ về việc tiêm hoocmon tăng trưởng cho trẻ

Việc cha mẹ quan tâm về đặc điểm thể chất này là hoàn toàn bình thường, chiều cao nổi bật sẽ có một số ưu thế nhất định trong cuộc sống. Tuy nhiên, việc can thiệp bằng hormone tăng trưởng không phải lúc nào cũng là cách khắc phục đơn giản và thường không cần thiết về mặt y tế.

Dù vậy, nếu trẻ được chuẩn đoán mắc một bệnh lý cản trở sự phát triển của trẻ, việc chẩn đoán và điều trị sớm có thể giúp trẻ phát huy hết tiềm năng.

Khi nào nên đưa trẻ đi khám bác sĩ?

Nếu cha mẹ lo lắng về tầm vóc thấp bé của con mình, bạn nên nói những lo ngại này cho bác sĩ biết. Bác sĩ sẽ thực hiện một số đánh giá để có thể xác định được sự tăng trưởng của trẻ có vấn đề gì hay không. Bác sĩ có thể thực hiện đánh giá trẻ nếu:

  • Trẻ có các chỉ số thể chất ở dưới đường cong tăng trưởng
  • Trẻ có tốc độ tăng trưởng bất thường so với độ tuổi hoặc giai đoạn dậy thì
  • Tỷ lệ chiều cao có sự khác biệt lớn đối với dự kiến của gia đình

Nguyên nhân gây ra tầm vóc thấp bất thường?

Trẻ tăng trưởng chậm hoặc có chiều cao dưới mức bình thường có thể do thiếu hụt hormone tăng trưởng ở người (HGH). Các bệnh lý khác có thể gây ra vóc dáng thấp bé hoặc suy giảm sự tăng trưởng bao gồm:

  • Hội chứng Turner
  • Hội chứng Noonan
  • Thiếu SHOX
  • Hội chứng Prader-Willi
  • Bệnh thận mãn tính

Một số trẻ sinh ra bị nhỏ so với tuổi thai và không theo kịp sự phát triển của trẻ cùng trang lứa. Nhiều trẻ khác thì có vóc dáng thấp có thể do các thành viên trong gia đình cũng có chiều cao dưới mức trung bình mà không phải do bệnh lý nào đó gây ra (gọi là tầm vóc thấp vô căn).

Đọc thêm tại bài viết: Giấc ngủ tăng trưởng và chiều cao của trẻ

Điều trị bằng hormone tăng trưởng có tác dụng không?

Bằng cách bắt chước hormone tăng trưởng (HGH) được sản xuất tự nhiên của con người, HGH tổng hợp (được sản xuất nhân tạo) được tiêm để kích thích chiều cao và các đặc điểm về phát triển khác ở trẻ mắc một số bệnh lý, bao gồm cả những bệnh lý đã nêu ở trên.

Có nên tiêm hormone tăng trưởng chiều cao cho người lớn không? - Nhà thuốc FPT Long Châu

Trẻ có thể tăng được bao nhiêu centimet từ phương pháp điều trị này?

Kết quả sẽ dựa vào nhiều yếu tố, bao gồm các bệnh lý cơ bản, độ tuổi của trẻ khi bắt đầu điều trị, tiềm năng chiều cao ước tính dựa trên giới tính và các yếu tố di truyền cũng như liều lượng hormone và thời gian điều trị.

Đối với những trẻ được chẩn đoán mắc một số bệnh làm chậm quá trình tăng trưởng, việc tiêm HGH có thể có lợi, việc điều trị nên bắt đầu khi có bằng chứng về tốc độ tăng trưởng của trẻ dưới mức tối ưu hoặc dự đoán chiều cao khi trưởng thành đang dưới mức trung bình.

Đối với một số chẩn đoán (chẳng hạn hội chứng Turner), trẻ nên bắt đầu điều trị sớm hơn (bắt đầu từ 4 đến 6 tuổi), đặc biệt nếu trẻ đã có biểu hiện chậm tăng trưởng. Sẽ là quá muộn để bắt đầu điều trị bằng HGH khi quá trình tăng trưởng của trẻ đã hoàn tất và các đĩa tăng trưởng của trẻ đã được hợp nhất.

Năm 2003, Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ đã phê duyệt sử dụng HGH cho trẻ có tầm vóc thấp bé khi các bác sĩ không thể xác định được nguyên nhân.

Tuy nhiên, việc tiêm HGH cho trẻ có vóc dáng thấp bé vô căn đang gây tranh cãi vì đây là một lựa chọn mang tính thẩm mỹ và tự chọn. Nếu con bạn là đối tượng đáp ứng tiêu chuẩn tiêm, hãy xem xét những tác động tiềm tàng về mặt cảm xúc của trẻ khi đưa ra quyết định điều trị.

Tiêm hormone tăng trưởng chiều cao cần lưu ý gì?

Việc thường xuyên tiêm thuốc cho những đứa trẻ thực sự không cần hormone tăng trưởng có thể khiến chúng có ấn tượng rằng có điều gì đó không ổn với chúng, rằng thấp bé là một điều không mong muốn và nếu chúng không đạt được một chiều cao nhất định thì chúng sẽ khiếm khuyết và đáng thất vọng theo một cách nào đó.

Mặt khác, nhiều người lớn từng được điều trị bằng HGH vì vóc dáng thấp bé vô căn khi còn nhỏ lại hài lòng với kết quả chiều cao của hiện tại và biết ơn quyết định của cha mẹ.

Hormone tăng trưởng có an toàn không?

Hormone này nói chung là an toàn, nhưng có những tác dụng phụ tiềm ẩn liên quan đến việc sử dụng nó. Những tác dụng phụ này bao gồm rối loạn chức năng tuyến giáp, đau đầu, vẹo cột sống, đau hông và/hoặc đau đầu gối, nồng độ glucose bất thường và có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường type 2.

Có rất ít dữ liệu về bất kỳ rủi ro lâu dài nào có thể phát triển ở tuổi vị thành niên hoặc tuổi trưởng thành sau khi điều trị HGH ở trẻ em.

Điều quan trọng là phải cân nhắc những rủi ro và lợi ích cá nhân của con bạn với bác sĩ trước khi bắt đầu liệu pháp tiêm hormone này.

Đọc thêm tại bài viết:Những cách tự nhiên để tăng cường hormone tăng trưởng HGH

Tháng 4 này, Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM hân hoan chào mừng sinh nhật lần thứ 6 với vô vàn ưu đãi và quà tặng khi khám dinh dưỡng. Chương trình ưu đãi áp dụng từ ngày 01/04/2024 đến hết ngày 30/04/2024. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

BS. Đoàn Hồng – Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM



| Bình luận

Lợi ích sức khỏe của trà gừng

02/04/2024 -  Kiến thức dinh dưỡng

Trà gừng không chỉ là một thức uống ấm áp, thơm ngon để nhâm nhi mà còn mang lại một số lợi ích cho sức khỏe.

Gừng là một loại cây được sử dụng làm thuốc, uống trà từ hàng nghìn năm nay, có thể giúp giảm bớt các bệnh từ buồn nôn đến đau bụng kinh, đồng thời nó có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa. Cách làm món đồ uống này cũng rất dễ dàng bạn có thể làm như vậy chỉ với một miếng gừng tươi và nước sôi.

Dưới đây là một cái nhìn sâu hơn về gừng và trà gừng là gì cũng như những lợi ích sức khỏe tiềm ẩn mà đồ uống này mang lại.

Trà gừng là gì?

Trà gừng được làm bằng cách cho gừng tươi vào nước sôi và để nguội, hoặc khuấy một thìa bột gừng vào nước nóng. Việc ngâm gừng tươi với nước sôi có thể mất 10 phút hoặc hơn.

Lợi ích sức khỏe của trà gừng

Gừng đã được sử dụng làm thuốc trong hàng ngàn năm do những lợi ích sức khỏe được nhận thấy của nó và hiện nay đã có dữ liệu chứng minh một số lợi ích tiềm năng của nó. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, các nghiên cứu chỉ mang tính sơ bộ và cần nghiên cứu sâu hơn.

Ngoài ra, cần nhấn mạnh rằng những lợi ích tiềm ẩn có được từ trà gừng phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm độ mạnh của hỗn hợp, cách sử dụng, dạng gừng và tần suất uống trà gừng. Lời khuyên nên uống trà gừng một cách điều độ và lưu ý khả năng tương tác của nó với thuốc làm loãng máu và thuốc huyết áp, cũng như ở những người bị rối loạn chảy máu. Những người mắc bệnh sỏi mật, tiểu đường hoặc những người đang mang thai hoặc đang cho con bú, cũng có thể cân nhắc nói chuyện với bác sĩ trước khi dùng gừng.

Dưới đây là những lợi ích sức khỏe mà bạn có thể nhận được từ việc nhấm nháp gừng

Nguồn vitamin và khoáng chất

Thường xuyên nhấm nháp trà gừng có thể là một cách tuyệt vời để kết hợp các khoáng chất và vitamin quan trọng vào chế độ ăn uống của bạn. Gừng chứa các vitamin và khoáng chất bao gồm vitamin C, vitamin B6, magie, kali, đồng, mangan, chất xơ và nước.

Vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển và hoạt động bình thường của cơ thể. Ví dụ, vitamin C giúp cơ thể hấp thụ chất sắt, duy trì sức khỏe mô và chữa lành vết thương. Trong khi đó, vitamin B6 hỗ trợ hình thành hồng cầu và duy trì chức năng não. Magiê tham gia vào hơn 300 phản ứng sinh hóa của cơ thể, chẳng hạn như chức năng thần kinh và cơ bắp.

Đặc tính chống viêm

Tác dụng chống viêm của gừng là một trong những lợi ích nổi bật của nó. Các nghiên cứu cho thấy một số thành phần hoạt tính trong gừng có thể làm giảm chứng viêm, bao gồm  ức chế các cytokine gây viêm và điều chỉnh giảm sự cảm ứng của các gen gây viêm.

Ví dụ, các nghiên cứu cho thấy bằng chứng đầy hứa hẹn rằng gừng có thể giúp giảm đau ở những người bị viêm xương khớp, dạng viêm khớp phổ biến nhất do sụn khớp bị gãy hoặc tổn thương.

Điều trị buồn nôn và nôn

Trong lịch sử, gừng đã được sử dụng để giúp giảm buồn nôn và nôn, và bằng chứng khoa học hiện tại đã chứng minh hiệu quả của gừng trong vấn đề này. Đặc biệt, các nghiên cứu cho thấy gừng có thể hữu ích trong việc giảm bớt các triệu chứng này khi mang thai. Một nghiên cứu riêng biệt cho thấy tác dụng của gừng mạnh hơn thuốc trong việc giảm buồn nôn và nôn sau thủ thuật do gây mê toàn thân.

Bạn vẫn phải luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ khi xác định phương pháp điều trị nào phù hợp với mình.

Hỗ trợ tiêu hóa

Gừng thường được sử dụng để tác động đến nhu động của đường tiêu hóa tức là tốc độ thức ăn thoát ra khỏi đường tiêu hóa. Các nghiên cứu phát hiện ra rằng gừng có tác động tích cực đến lượng thời gian tiêu hóa thức ăn cũng như chứng rối loạn nhu động ruột, một chứng rối loạn làm suy yếu sự di chuyển của thức ăn qua hệ thống tiêu hóa.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng những tác động tiêu cực của gừng đối với một số người có thể bao gồm các tác động lên đường tiêu hóa, chẳng hạn như đầy hơi hoặc khó chịu nói chung.

Giảm đau bụng kinh

Một lợi ích khác của trà gừng là điều trị đau bụng kinh, hoặc cơn đau xảy ra khi hành kinh. Trên thực tế, việc xem xét bằng chứng từ sáu thử nghiệm khác nhau cho thấy không có sự khác biệt đáng kể giữa gừng và thuốc kháng viêm không steroid, chẳng hạn như aspirin hoặc ibuprofen, trong điều trị đau bụng kinh, mặc dù cần nghiên cứu thêm.

Bảo vệ sức khỏe não bộ

Một lợi ích mà bằng chứng từ các nghiên cứu khoa học đã được chứng minh. Căng thẳng oxy hóa là tình trạng có thể xảy ra khi không đủ chất chống oxy hóa để loại bỏ các gốc tự do dư thừa trong cơ thể, có thể dẫn đến tổn thương tế bào và mô. Tình trạng này có liên quan đến các bệnh thoái hóa như bệnh Alzheimer và bệnh Parkinson .

Cụ thể, các nghiên cứu cho thấy đặc tính chống viêm và chống oxy hóa của gừng có thể góp phần làm giảm căng thẳng oxy hóa cũng như các dấu hiệu viêm.

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM cung cấp các dịch vụ tư vấn, thăm khám dinh dưỡng cho trẻ  em và người lớn với cam kết hỗ trợ nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và cải thiện các tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng, thừa cân,… Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

Hồng Ngọc – Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM



| Bình luận

9 loại thực phẩm nên hạn chế khi bị mụn trứng cá

01/04/2024 -  Kiến thức dinh dưỡng

Bạn có thấy một nốt mụn mới nổi lên mỗi khi bạn ăn pizza hoặc bánh mì kẹp thịt không? Hoặc, bạn có đang theo dõi lượng thức ăn chiên rán của mình vì bạn biết nó sẽ dẫn đến nổi mụn vào sáng hôm sau?

Nếu câu trả lời của bạn cho những câu hỏi này là có thì có lẽ bạn muốn tránh một số loại thực phẩm nhất định để ngăn ngừa mụn trứng cá. Đọc tiếp để tìm hiểu xem những thực phẩm này là gì và tại sao chúng lại có thể gây ra mụn trứng cá. 

Trước khi liệt kê danh sách, bạn phải hiểu rằng thực phẩm không trực tiếp gây ra mụn trứng cá. Chỉ khi bạn có làn da dễ bị mụn trứng cá và quá nhờn, hoặc sức khỏe đường ruột kém và không có thói quen làm sạch thích hợp thì những thực phẩm sau đây mới có thể gây ra phản ứng.

1. Đường

Đường mà chúng ta tiêu thụ dưới dạng đường trắng tinh luyện trong nhà và ở các dạng khác như nước ngọt, nước ép trái cây, mật ong, v.v., rất giàu carbs tinh chế. Dạng carb này được hấp thụ nhanh vào máu, làm tăng lượng đường trong cơ thể bạn. Sự gia tăng nồng độ insulin cũng đẩy lượng đường dư thừa vào tế bào của bạn, từ đó gây ra mụn trứng cá.

2. Sản phẩm từ sữa

Một nghiên cứu được thực hiện trên thanh thiếu niên cho thấy việc tiêu thụ sữa ít béo và sữa gầy sẽ làm tăng mụn trứng cá. Tuy nhiên, mối liên hệ giữa sữa và mụn vẫn chưa rõ ràng. Nếu bạn nhận thấy mụn trứng cá sau khi uống sữa, tốt nhất nên tránh dùng sữa.

3. Đồ ăn nhanh

Thanh thiếu niên tiêu thụ nhiều đồ ăn nhanh như bánh mì kẹp thịt và khoai tây chiên thường bị mụn trứng cá. Tuy nhiên, mối liên hệ giữa thức ăn nhanh và thành phần chính xác gây ra mụn trứng cá vẫn chưa được biết rõ.

4. Sô cô la

Trong một nghiên cứu được thực hiện trên nam giới, người ta phát hiện ra rằng những người tiêu thụ 100% ca cao không đường đã gây ra mụn trứng cá gia tăng đáng kể. Nghiên cứu kết luận rằng ăn sôcôla (thường chứa sữa một sản phẩm từ sữa và đường) khiến hệ thống miễn dịch phản ứng mạnh mẽ với vi khuẩn gây mụn.

5. Thức ăn nhiều dầu mỡ

Thực phẩm chiên hoặc các món như thịt xông khói và bánh mì kẹp thịt có nhiều dầu mỡ cũng có nhiều chất béo trong thịt. Lượng dầu và chất béo dư thừa có thể dẫn đến bùng phát mụn nhọt.

6. Bột Whey Protein

Whey protein là nguồn cung cấp protein và axit amin dồi dào như leucine và glutamine. Loại bột này thường được các vận động viên nam và người tập thể hình tiêu thụ. Tuy nhiên, tiêu thụ whey protein khiến tế bào da phát triển và nhân lên nhanh hơn, bên cạnh đó lượng insulin tăng cao cũng có thể là nguyên nhân gây ra mụn trứng cá.

7. Ngũ cốc tinh chế

Ngũ cốc tinh chế hoặc bột mì trắng tinh chế thường được tìm thấy trong bánh mì, mì ống, ngũ cốc và mì gạo. Chúng có chỉ số đường huyết cao và làm tăng lượng đường trong máu. Insulin làm cho hormone androgen hoạt động mạnh hơn, dẫn đến tăng trưởng tế bào và sản xuất bã nhờn nhanh hơn dẫn đến mụn trứng cá.

8. Thực phẩm giàu chất béo Omega-6

Chế độ ăn kiểu phương Tây với bánh ngô, dầu đậu nành, v.v. được biết là làm tăng nguy cơ bị mụn trứng cá vì chúng chứa chất béo Omega-6, có bản chất gây viêm. Nếu bạn vốn đã có làn da dễ bị mụn trứng cá, việc ăn những thực phẩm này có thể khiến bạn dễ bị tổn thương hơn.

9. Thịt nạc và đạm động vật

Một số người có mụn khá to và có màu đỏ sẫm; chúng cũng xuất hiện dọc theo xương hàm và cổ, bên cạnh má. Nguyên nhân là do ăn quá nhiều các loại thịt như thịt gà và thịt cừu. Thịt đỏ có thể gây ra những nốt mụn này, mặc dù mối liên hệ vẫn chưa được biết rõ.
Lưu ý:
Quan sát cách làn da của bạn phản ứng với các loại thực phẩm khác nhau. Nếu bạn nhận thấy mụn nổi lên ngay sau khi tiêu thụ bất kỳ loại thực phẩm nào nêu trên, bạn có thể chọn tránh chúng.

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM cung cấp các dịch vụ tư vấn, thăm khám dinh dưỡng cho trẻ  em và người lớn với cam kết hỗ trợ nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và cải thiện các tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng, thừa cân,… Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

Hồng Ngọc – Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM



| Bình luận

Tại sao trẻ dễ bị thiếu máu thiếu sắt?

01/04/2024 -  Kiến thức dinh dưỡng

Hiện nay, thiếu máu thiếu sắt là bệnh lý khá phổ biến, bệnh gặp ở cả hai giới và bất kì độ tuổi nào, nhất là phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và trẻ em. Tình trạng này nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ tác động xấu đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Vậy tại sao thiếu máu thiếu sắt lại thường hay xảy ra ở trẻ em, hãy cùng tìm hiểu qua những thông tin được cung cấp ở bài viết dưới đây.

Thiếu máu thiếu sắt là gì?

Thiếu máu là tình trạng bệnh lý xảy ra khi hàm lượng hemoglobin trong máu xuống thấp hơn giới hạn bình thường. Thiếu máu thiếu sắt là loại thiếu máu dinh dưỡng hay gặp nhất và chiếm tỷ lệ cao ở trẻ nhỏ.

Trẻ bị thiếu máu thiếu sắt thường xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Da xanh xao
  • Hay chóng mặt
  • Bàn tay, bàn chân hay bị lạnh
  • Chậm phát triển
  • Biếng ăn
  • Dễ mắc các nhiễm trùng.

Tại sao trẻ lại dễ bị thiếu máu thiếu sắt?

Sau khi sinh, sữa mẹ là nguồn cung cấp sắt duy nhất cho trẻ. Hàm lượng sắt có trong sữa mẹ tuy ít nhưng tỷ lệ hấp thu lại cao. Nếu trẻ không được bú mẹ đầy đủ sẽ bị thiếu sắt dẫn đến thiếu máu.

Sắt cần cho quá trình tăng trưởng của các mô (tổ chức, cơ quan) và tăng khối lượng hồng cầu. Trong năm đầu tiên của cuộc đời, tốc độ tăng trưởng của trẻ rất nhanh, do đó nhu cầu về sắt cũng cao hơn. Nhu cầu sắt cho 1kg thể trọng ở trẻ em cao hơn so với người trưởng thành, trong khi đó lượng thức ăn trẻ tiêu thụ lại ít hơn, điều này phản ánh phần nào lí do trẻ dễ bị thiếu máu thiếu sắt.

Ngoài ra, thức ăn bổ sung cho trẻ thường là bột gạo, loại thức ăn nghèo sắt và chất sắt trong gạo lại rất khó hấp thu. Bữa ăn của trẻ ít thức ăn giàu dinh dưỡng như thịt, trứng, cá, rau xanh, quả chín. Cho trẻ ăn bổ sung (ăn sam, ăn dặm) quá sớm và thức ăn bổ sung nghèo dinh dưỡng cũng dẫn đến thiếu máu.

Tăng hiệu quả hấp thu sắt

Khuyến nghị hàm lượng sắt mỗi ngày mà trẻ cần là:

  • Trẻ 7-12 tháng: 11mg
  • Trẻ 1-3 tuổi: 7mg
  • Trẻ 4-8 tuổi: 10mg
  • Trẻ 9-13 tuổi: 8mg
  • Trẻ 14-18 tuổi: 15mg đối với nữ, 11mg đối với nam.

Những loại thực phẩm chứa nhiều sắt là loại thức ăn có nguồn gốc động vật như thịt, phủ tạng (tim, gan, thận, tiết), thịt gia cầm, trứng và thủy sản. Thức ăn có nguồn gốc thực vật giàu sắt như vừng, lạc và các loại đậu, đỗ, rau giền, rau thơm, rau ngót, ngũ cốc.

Sự hấp thu sắt phụ thuộc vào bản chất của sắt trong thức ăn cũng như tình trạng sắt của cơ thể. Sắt có trong thức ăn nguồn gốc động vật là nguồn sắt quý với tỷ lệ hấp thu cao. Sắt trong ngũ cốc, rau củ và các loại hạt thì có tỷ lệ hấp thu thấp hơn nhiều và phụ thuộc vào sự có mặt của các yếu tố hỗ trợ hay ức chế hấp thu sắt trong khẩu phần.

  • Các chất hỗ trợ hấp thu sắt là thịt, cá, thủy sản, đặc biệt là vitamin C có trong rau, quả chín
  • Các chất ức chế hấp thu sắt thường có trong các thức ăn nguồn thực vật như tanin, phytat và một số chất xơ.

Do vậy, cha mẹ cần lưu ý lựa chọn các loại thực phẩm giàu sắt có tỷ lệ hấp thu cao trong khẩu phần ăn cho trẻ để hạn chế gặp phải tình trạng thiếu máu thiếu sắt.

Phòng chống thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em

Để phòng chống thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em, trước hết cần phòng chống thiếu máu cho người mẹ. Trong thời gian mang thai, người mẹ cần bổ sung thêm viên sắt để cung cấp sắt qua nhau thai và sau sinh cho trẻ qua nguồn sữa mẹ.

Trẻ nhỏ cần được bú mẹ và ăn bổ sung hợp lí.

Đối với trẻ lớn hơn, chế độ ăn cần đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng, chú ý sử dụng các loại thực phẩm giàu sắt.

Hàng ngày, nên cho trẻ ăn các loại thức ăn giàu sắt từ nguồn động vật như gan gà, lợn, bò trứng, sữa, tôm, cua, cá, ốc… các thực phẩm này chứa loại sắt có tỷ lệ hấp thu cao, đồng thời cũng là nguồn cung cấp chất đạm rất quan trọng cho trẻ. Ngoài ra, các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật như thực phẩm họ đậu (đậu tương, đậu xanh, đậu đen), lạc vừng cũng là nguồn cung cấp sắt quan trọng. Muốn hấp thụ sắt được tốt chỉ cần ăn các loại thức ăn có chứa nhiều vitamin C như các loại rau và quả chín: chuối, đu đủ, cam, bưởi…

Bên cạnh chế độ ăn, việc tẩy giun định kỳ cho trẻ, vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường sạch sẽ cũng có vai trò quan trọng trong quá trình phòng chống thiếu máu thiếu sắt ở trẻ.

Thông thường, thiếu máu thiếu sắt được phát hiện thông qua xét nghiệm máu. Tùy thuộc vào kết quả xét nghiệm mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp. Trẻ được chẩn đoán thiếu máu thiếu sắt sẽ được điều trị nguyên nhân chính gây ra bệnh, điều chỉnh chế độ ăn và bổ sung sắt.

Thiếu sắt ở trẻ em hoàn toàn có thể ngăn ngừa được. Hãy cung cấp thực phẩm giàu chất sắt để đảm bảo cho quá trình tăng trưởng và phát triển của trẻ. Không tự ý bổ sung sắt cho trẻ khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ. Theo dõi trẻ và đưa trẻ đi khám khi có bất kỳ dấu hiệu nào của thiếu máu thiếu sắt.

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM cung cấp các dịch vụ tư vấn, thăm khám dinh dưỡng cho trẻ  em và người lớn với cam kết hỗ trợ nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và cải thiện các tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng, thừa cân,… Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

BS. Hồ Mai Hương – Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM



| Bình luận

Khi bị ho nên ăn gì?

31/03/2024 -  Kiến thức dinh dưỡng

Ho có thể gây khó chịu, nhưng dù muốn hay không, đó là cách cơ thể cố gắng bảo vệ bạn. Khi bị ho, bạn có thể chán ăn, nhưng có một số loại thực phẩm có thể giúp giảm các triệu chứng của bạn.

Tất nhiên, khi bạn đang ho dữ dội, bạn nên tránh xa thức ăn đặc cho đến khi cơn ho dịu bớt, nhưng trong thời gian giữa các cơn ho, bạn có thể thử trái cây họ cam quýt, quả mọng, mật ong, thức ăn cay và súp gà.

Vitamin C có giúp ích gì không?

Nếu bạn nhờ ai đó liệt kê những thực phẩm tốt nhất để chữa cảm lạnh thì bất cứ thứ gì giàu vitamin C (như cam và nước cam) chắc chắn sẽ nằm trong danh sách đó. Nhưng bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng vitamin C không hoạt động như bạn nghĩ.

Mặc dù uống vitamin C thường xuyên có thể giúp giảm mức độ nghiêm trọng và thời gian bị cảm lạnh và ho trong khoảng một ngày, nhưng nó sẽ không có tác dụng gì nhiều khi bạn đã ốm. Nói cách khác, nếu bạn chủ động bổ sung thêm vitamin C khi khỏe mạnh, điều đó có thể giúp ích nếu bạn bị ốm, nhưng đó không phải là cách hiệu quả để điều trị cảm lạnh hoặc ho sau khi bạn mắc bệnh.

Tuy nhiên, mặc dù vitamin C có thể không giúp ích nhiều khi bạn bị bệnh nhưng bạn vẫn có thể nhận được lợi ích từ một số loại trái cây giàu vitamin Ckhi trị ho khan. Trên lớp xơ trắng mỏng trên trái cây họ cam quýt  có các hợp chất chống oxy hóa – flavonoid – có thể giúp bạn khỏi bệnh nhanh hơn. Một số loại trái cây giúp chống viêm, kháng virus và tăng cường miễn dịch, như quả mọng, có thể không làm dịu cơn ho của bạn nhưng có thể cung cấp những gì bạn cần để giúp bạn đẩy lùi cơn ho.

Đồ ăn cay trị ho

Thức ăn cay cũng có thể hữu ích. Ớt, được sử dụng ở nhiều dạng khác nhau (tương ớt, ớt đỏ, bột ớt) trong thực phẩm, có chứa một hợp chất hoạt động gọi là capsaicin, mang lại cho chúng vị cay đặc trưng. Thức ăn cay có thể giúp làm sạch xoang và giúp phá vỡ chất nhầy có thể gây ho.

Một nghiên cứu công bố trên tạp chí ‌Hô hấp‌ vào tháng 1 năm 2015 đã xem xét capsaicin để xem liệu nó có thể giúp giảm các triệu chứng ho hay không. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng capsaicin thực sự giúp làm giảm sự nhạy cảm của các dây thần kinh báo hiệu cho não bạn ho, điều này có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và khiến bạn ho ít hơn.

Tuy nhiên, có một số điều cần lưu ý. Đầu tiên là tình trạng giảm nhạy cảm chỉ tồn tại trong thời gian ngắn – nó chỉ tồn tại trong vài giờ sau khi tiếp xúc với capsaicin, vì vậy để có được tác dụng lâu dài, bạn phải tiếp tục tiêu thụ capsaicin. Một điều nữa là nghiên cứu này sử dụng bột capsaicin nguyên chất, vì vậy thật khó để nói liệu bạn có nhận được tác dụng tương tự khi ăn thức ăn cay hay sử dụng ớt cahay không.Tuy nhiên, bạn vẫn có thể thử vì chúng cũng không hại gì.

Mật ong

Mật ong là một trong những phương pháp điều trị ho khan tại nhà được ưa chuộng nhất (và rẻ tiền) vào ban đêm. Mật ong được phân loại là chất làm dịu hoặc chất lỏng đặc bao phủ cổ họng, giúp làm dịu kích ứng.

Mật ong có nhiều đường, khiến bạn tiết nhiều nước bọt hơn và tăng số lần bạn nuốt nước bọt. Mật ong cũng bao phủ các thụ thể kích hoạt cơn ho của bạn và có thể giúp giảm tần suất cũng như cường độ của cơn ho.

Một nghiên cứu được công bố trên‌ Tạp chí Thực hành Gia đình‌ vào tháng 3 năm 2013 đã thử nghiệm mật ong trên những đứa trẻ bị ho vào ban đêm (do nhiễm trùng đường hô hấp trên) trong hơn bảy ngày. Trong nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã yêu cầu một số bậc cha mẹ cho con họ uống 1,5 thìa cà phê mật ong 30 phút trước khi đi ngủ, trong khi những bậc cha mẹ khác cho con dùng giả dược.

Nhóm trẻ dùng mật ong đã cải thiện đáng kể tình trạng ho so với nhóm dùng giả dược. Các nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng một lợi ích bổ sung của mật ong là nó không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào như các loại thuốc trị ho và cảm lạnh không kê đơn.

Ho ở trẻ em

Có hai điều cần ghi nhớ. Thứ nhất: Không bao giờ cho trẻ dưới 1 tuổi dùng mật ong. Mật ong có chứa bào tử ngộ độc, có thể giải phóng chất độc vào cơ thể sau khi nuốt phải. Bởi vì trẻ sơ sinh chưa có hệ thống miễn dịch phát triển đầy đủ nên chúng không thể chống lại chất độc này một cách hiệu quả và có thể gây bệnh nghiêm trọng. Tuy nhiên, bạn có thể dùng mật ong cho trẻ trên 1 tuổi và người lớn vì hệ thống miễn dịch đã phát triển và nguy cơ mắc bệnh ngộ độc thấp.

Một điều khác cần xem xét là khi trẻ ho, đó thường là một cơ chế bảo vệ cho điều gì đó đang diễn ra trong cơ thể trẻ. Trẻ em hiếm khi ho mà không có lý do, do đó cha mẹ và nhân viên y tế nên tập trung vào việc làm giảm các triệu chứng khó chịu cho trẻ (như ngứa họng), thay vì cố gắng kìm nén cơn ho bằng thuốc.

Canh gà thì sao?

Tất nhiên, sẽ thật ngớ ngẩn khi thảo luận về thực phẩm trị ho tốt nhất mà không đề cập đến món súp tốt nhất trị cảm lạnh và đau họng: canh gà. Bạn có thể nghĩ canh gà như một món ăn dễ chữa bệnh, nhưng thực tế việc nhấm nháp nó khi bạn bị ho thực sự mang lại những lợi ích thực sự.

Nước canh cung cấp chất lỏng, chất điện giải và axit amin giúp bạn giữ nước, nhưng không chỉ có vậy. Nước canh còn giúp làm loãng chất nhầy trong ngực và phổi, làm giảm nghẹt mũi và chống viêm trong cổ họng – hai thứ có thể giúp bạn giảm ho.

Thịt gà cũng có lợi ích riêng của nó. Thịt gà có chứa một loại axit amin gọi là cysteine, chất này còn giúp làm loãng chất nhầy trong phổi, giúp dễ tống ra ngoài hơn. Ít chất nhầy hơn có thể đồng nghĩa với việc ít cơn ho hơn, vì cơn ho thường được kích hoạt như một cách để loại bỏ chất nhầy mắc kẹt trong ngực hoặc phổi. Thịt gà cũng chứa nhiều protein nạc, có thể giúp cung cấp thêm năng lượng cần thiết khi bạn ốm.

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM cung cấp các dịch vụ tư vấn, thăm khám dinh dưỡng cho trẻ  em và người lớn với cam kết hỗ trợ nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và cải thiện các tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng, thừa cân,… Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

Bs. Đoàn Hồng– Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY