Blog

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM đồng hành cùng KidsPlaza tại “Festival Mẹ bầu và Em bé 2023”

03/10/2023 -  Tin tức hoạt động

Sự kiện thường niên do KidsPlaza tổ chức “’Festival Mẹ bầu và Em bé 2023” sẽ diễn ra tại Cung thể thao Quần Ngựa, Hà Nội vào ngày 14-15/10 và tại nhà thi đấu quận 12, Tp. Hồ Chí Minh vào ngày 25-26/11.

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM đồng hành cùng KidsPlaza tại “Festival Mẹ bầu và Em bé 2023” | viamclinic.vn

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM rất tự hào được là đối tác chính thức của Kids Plaza trong loạt sự kiện này. Điểm đặc biệt trong năm 2023 sự kiện chính thức sẽ diễn ra tại hai thành phố lớn, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, kéo dài trong suốt 2 ngày.

Tại Hà Nội:

  • Thời gian: 14-15/10/2023
  • Địa điểm: Cung thể thao Quần Ngựa – 30 Văn Cao, Liễu Giai, Ba Đình.

Tại TP. Hồ Chí Minh:

  • Thời gian: 25-26/11/2023
  • Địa điểm: Nhà thi đấu Quận 12 – 493 Dương Thị Mười, Hiệp Thành, Quận 12.

Link đăng ký tham gia: https://bom.so/jS4iqZ

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM góp mặt trong “Hành trình 15 năm Phụng sự” của KidsPlaza

Festival Mẹ Bầu và Em Bé là một sự kiện thường niên do KidsPlaza tổ chức, dành riêng cho các mẹ bầu và các bé. Sự kiện này mang trong mình mục tiêu truyền tải tình yêu thương sâu sắc của các bậc làm cha mẹ đối với con cái của họ. Đồng thời, nó cũng là cơ hội để tất cả thành viên của đội ngũ KidsPlaza thể hiện tinh thần Phụng sự, mang đến những giá trị tốt đẹp nhất cho khách hàng và hỗ trợ các bà bầu cùng bà mẹ mới sinh, tạo điều kiện để việc nuôi con trở nên dễ dàng hơn.

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM góp mặt trong “Hành trình 15 năm Phụng sự” của KidsPlaza | viamclinic.vn

Hàng năm, KidsPlaza tổ chức Festival Mẹ Bầu và Em Bé nhằm thúc đẩy, chia sẻ và truyền động lực cho hàng triệu bà bầu về việc chăm sóc sức khỏe thai kỳ, thông qua các hoạt động như yoga và chăm sóc trước khi sinh.

Bởi vậy, Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tự hào về việc cùng đồng hành với KidsPlaza trong chuỗi sự kiện năm nay. Để mang đến những trải nghiệm tuyệt vời nhất cho mẹ bầu và em bé khi đến với sự kiện này. 

Các hoạt động ý nghĩa trong chuỗi sự kiện “Festival Mẹ bầu và Em bé 2023”:

  • 1.200 mẹ bầu đồng diễn yoga với cơ hội nâng cao sức khỏe, nhận quà liền tay đến 2.000.000đ.
  • 1.200 mẹ bầu tham gia Hội thảo tiền sản miễn phí – 100% miễn phí, quà tặng đến 1.500.000đ cùng nhiều kiến thức bổ ích.
  • 1.100 vận động viên nhí tham gia KIDSLYMPIC bé bò. Cuộc thi bò lớn nhất Việt Nam với quy mô lên tới 1.100 vận động viên nhí 6-12 tháng tuổi. Khi tham gia các bé có cơ hội nhận gói quà miễn phí lên đến 1,2 triệu đồng.
  • Hơn 1.000 bé tham gia khơi nguồn, thỏa thích sáng tạo, sân chơi khơi nguồn sáng tạo cho bé 1-10 tuổi: các con được thỏa thích sáng tạo và phát triển được năng lực tiềm tàng của bản thân.
  • 1.000 bé yêu tham gia Đêm hội cổ tích, đêm cổ tích cho bé từ 1-10 tuổi (Giao lưu trực tiếp cùng những nhân vật hoạt hình nổi tiếng,…. thêm nhiều hoạt động bổ ích cho bé)
  • Mega sale lớn nhất năm – nơi quy tụ hơn 100 nhãn hàng uy tín trong ngành mẹ và bé. Với giá cực ưu đãi, 50.000 deal HOT giảm đến 99%,săn đồ cho bé  giá chỉ từ 1k, mua 1 tặng 1…, và hàng ngàn phần quà check-in ý nghĩa.

Đặc biệt, đến với sự kiện Festival 2023,ba mẹ sẽ có cơ hội được gặp gỡ dàn khách mời đặc biệt:

  • Miền bắc có MC Thành Trung và miền Nam có MC Trường Giang – Đây là hai MC nổi tiếng của Việt Nam, hứa hẹn mang đến những phút giây hài hước và gắn kết trong các hoạt động của sự kiện.
  • Thầy Gurdev Singh – Phó chủ tịch liên đoàn yoga Châu Á, đã hỗ trợ KidsPlaza trong chuỗi sự kiện Yoga bầu từ năm 2019, sẽ tham gia hướng dẫn và chia sẻ kiến thức về yoga cùng chúng ta.

Những hoạt động 𝐕𝐈𝐀𝐌 𝐂𝐋𝐈𝐍𝐈𝐂 sẽ góp mặt tại “Festival Mẹ bầu và Em bé 2023”

Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM (VIAM Clinic) là một đơn vị y tế hàng đầu trong lĩnh vực Dinh dưỡng tại Việt Nam, được thế chọn để quy tụ đội ngũ chuyên gia hàng đầu với nhiều năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực Dinh dưỡng, Nhi khoa, Y học thể thao, Truyền thông giáo dục sức khỏe và nhiều lĩnh vực khác. Từ khi thành lập, VIAM Clinic đã vượt qua nhiều thử thách và trở thành một trong những tâm điểm quan trọng trong lĩnh vực dinh dưỡng tại Việt Nam.

Với lần đồng hành cùng KidsPlaza trong sự kiện “Festival Mẹ bầu và em bé 2023” VIAM CLINIC mang đến những dịch vụ khám và tư vấn dinh dưỡng miễn phí cho mẹ bầu và các bạn nhỏ đến sự kiện thông qua chương trình “Trạm khám dinh dưỡng”. Tại đây, mẹ và các bé sẽ được đánh giá các chỉ số BMI và hướng dẫn những chế độ ăn lành mạnh tốt cho sự phát triển toàn diện của bé và bảo đảm dinh dưỡng trong suốt thai kỳ của mẹ.

 Ngoài ra, ba mẹ sẽ được PGS.TS.BS Nguyễn Xuân Ninh – Trưởng Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM giảng về chủ đề “Tầm quan trọng của 1000 ngày đầu đời của bé” tại Hội thảo tiền sản diễn ra vào lúc 14h00 ngày 14/10/2023.

Những hoạt động 𝐕𝐈𝐀𝐌 𝐂𝐋𝐈𝐍𝐈𝐂 sẽ góp mặt tại “Festival Mẹ bầu và Em bé 2023” | viamclinic.vn
PGS.TS.BS Nguyễn Xuân Ninh – Trưởng Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM.

𝐕𝐈𝐀𝐌 𝐂𝐋𝐈𝐍𝐈𝐂 hy vọng rằng sự kiện này sẽ diễn ra thường xuyên hơn, giúp cho bố mẹ có nhiều cơ hội hơn để học hỏi và tích lũy kinh nghiệm trong việc chăm sóc đứa con yêu quý của họ, cũng như trải nghiệm các dịch vụ tốt nhất.

Ba mẹ ơi, đừng bỏ lỡ cơ hội tham gia và nhận quà tặng vô cùng hấp dẫn của 𝐕𝐈𝐀𝐌 𝐂𝐋𝐈𝐍𝐈𝐂 tại sự kiện nha. Đăng ký ngay tại: https://bom.so/jS4iqZ

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM cung cấp các dịch vụ tư vấn, thăm khám dinh dưỡng uy tín cho trẻ em và người lớn với cam kết hỗ trợ nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và cải thiện các tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng, thừa cân,… Liên hệ ngay với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam để khám, tư vấn chế độ dinh dưỡng cùng chuyên gia đầu ngành TẠI ĐÂY hoặc Hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM



| Bình luận

Chế độ ăn thâm hụt calo: Những điều cần biết 

02/10/2023 -  Kiến thức dinh dưỡng

Để giảm cân, bạn cần kiểm soát việc ăn và uống ít năng lượng hơn mức tiêu hao đốt cháy của cơ thể. Đó gọi là sự thâm hụt calo. Nếu bạn nạp vào cơ thể nhiều hơn lượng calo đốt cháy thì không tạo sự thâm hụt và bạn sẽ không thể giảm được cân. Cùng Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu về chế độ ăn thâm hụt calo nhằm kiểm soát cân nặng hiệu quả.

Chế độ ăn thâm hụt calo: Những điều cần biết 

Có hai cách để bạn có thể tăng mức thâm hụt calo của mình là thay đổi chế độ ăn và lượng ăn cũng như tập thể dục. Hầu hết các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng đều đề nghị mọi người nên kết hợp cả hai để giảm cân lành mạnh và đạt được hiệu quả tối ưu.

Thay đổi chế độ ăn uống

Không có phương pháp nào là hoàn hảo hay tốt nhất để cắt giảm lượng calo của cơ thể nhằm mục đích giảm cân. Nói chung, chỉ cần bạn cắt giảm lượng calo và duy trì lượng calo ở mức tối thiểu, bạn sẽ giảm cân. Một phương pháp đã được chứng minh đem lại hiệu quả đáng ngờ cho người áp dụng là thay thế tất cả đồ uống có đường bằng nước. Sự thay đổi đơn giản này có thể giúp giảm 2% trọng lượng cơ thể trong 6 tháng. Chế độ ăn DASH và Địa Trung Hải cũng cho thấy một số thành công. Những chế độ ăn này tập trung vào sử dụng các nhóm thực phẩm như:

  • Trái cây và rau quả tươi;
  • Protein nạc;
  • Các loại ngũ cốc;
  • Các loại hạt.

Điều quan trọng là bạn cần kiểm soát xem lượng calo bạn nạp vào. Cắt giảm khẩu phần ăn, lượng ăn trong mỗi bữa. Bên cạnh đó bạn cũng nên lập kế hoạch cẩn thận cho bữa ăn để giúp tối ưu hóa việc kiểm soát năng lượng nạp vào. Một bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp bạn tìm ra những phương pháp lành mạnh để quản lý khẩu phần ăn và giảm lượng calo hàng ngày của bạn.

Tập luyện

Nghiên cứu cho thấy rằng việc thay đổi chế độ ăn uống sẽ làm tăng mức thâm hụt calo của bạn dễ dàng hơn so với việc chỉ tập thể dục. Tuy nhiên, bạn thường đạt được kết quả giảm cân tốt nhất nếu kết hợp thay đổi chế độ ăn uống với tập thể dục ở mức độ vừa phải, kiên trì đều đặn. Tập luyện trong 30 phút trở lên vào các ngày trong tuần đã có thể mang lại cho bạn những lợi ích tốt khi giảm cân. Nếu cảm thấy quá sức, bạn có thể chia nhỏ các bài tập thành những set tập ngắn hơn, mỗi lần tập khoảng 10 phút trong ngày. Đi dạo quanh khu nhà hoặc làm vườn một chút vào buổi chiều cũng là những vận động tốt cho sức khỏe, hỗ trợ đốt cháy thêm calo.

Bạn cần lưu ý là hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu tập thể dục, nhất là các bài tập nặng, đặc biệt nếu bạn thừa cân hoặc có các vấn đề về sức khỏe khác.

Và hãy nhớ, tập thể dục thường xuyên sẽ giúp ích rất nhiều trong việc bảo vệ sức khỏe của bạn ngay cả khi bạn không có mục tiêu cần phải giảm cân. Tập luyện giúp ngăn cơ thể bạn tăng cân. Và nếu bạn đã giảm cân, nó sẽ giúp bạn duy trì mức cân nặng bạn mong muốn.

Phương pháp khác để cắt giảm lượng calo

Những cách tiếp cận khác nhau sẽ có tác dụng với những người khác nhau. Nhà trị liệu có thể giúp bạn thay đổi cách suy nghĩ về thực phẩm và tập thể dục. Các phương pháp bao gồm:

  • Trị liệu hành vi nhận thức;
  • Phỏng vấn tạo động lực;
  • Liệu pháp chấp nhận và cam kết.

Lượng calo cắt giảm của bạn nên là bao nhiêu?

Nguyên tắc chung để giảm cân lành mạnh là giảm khoảng 500 calo mỗi ngày. Điều đó sẽ giúp bạn giảm được khoảng 0.45kg mỗi tuần. Bạn nên lựa chọn cho mình mức calo khởi đầu là ít nhất 1.200 đến 1.500 calo mỗi ngày đối với phụ nữ và 1.500 đến 1.800 calo mỗi ngày đối với nam giới. Việc tiêu thụ ít hơn mức đó có thể không tốt cho sức khỏe. Để có được lựa chọn tốt nhất cho mình bạn nên nói chuyện với bác sĩ về lượng calo tối thiểu bạn cần.

Hãy nhớ rằng bạn có thể không cần cắt giảm calo chút nào. Bạn chỉ cần cắt giảm năng lượng của cơ thể nếu bạn muốn giảm cân vì sức khỏe hoặc vì lý do khác. Việc bạn cần lưu ý là luôn hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu kế hoạch giảm cân, đặc biệt nếu bạn có các vấn đề sức khỏe khác.

Xem thêm video hấp dẫn:

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM cung cấp các dịch vụ tư vấn, thăm khám dinh dưỡng cho trẻ em và người lớn với cam kết hỗ trợ nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và cải thiện các tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng, thừa cân,… Liên hệ ngay với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam để khám, tư vấn chế độ dinh dưỡng cùng chuyên gia đầu ngành TẠI ĐÂY hoặc Hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

Bác sĩ Nguyễn Hoài Thu

Theo WebMD



| Bình luận

5 nhóm người nên tránh ăn xôi buổi sáng

30/09/2023 -  Kiến thức dinh dưỡng

Nhiều người nhất là các bạn trẻ có thói quen ăn xôi buổi sáng. Họ có thể mang xôi tới công ty, lớp đúng tiêu chí nhanh, tiện, rẻ. Cùng Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu về 5 nhóm người không nên ăn xôi vào buổi sáng tại bài viết dưới đây.

5 nhóm người nên tránh ăn xôi buổi sáng | viamclinic.vn

Vương Diệu Thùy (23 tuổi, Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, bữa sáng là bữa ăn quan trọng, duy trì năng lượng cho cơ thể hoạt động. Công việc bận rộn, khi đi làm, Thùy tranh thủ ghé vào quán ven đường mua gói xôi đến công ty. Mỗi tuần, cô ăn 5-6 gói xôi lạc, xôi ruốc hoặc muối vừng, tiện, rẻ, no lâu. Thùy cho rằng xôi an toàn, sạch sẽ hơn các món khác như bánh mì, bánh ngọt.

Tuy nhiên, gần đây, Thùy thường xuyên bị đầy hơi, ợ nóng sau bữa sáng, bụng đau tức, khó chịu. Cô đến bệnh viện tư kiểm tra sức khỏe. Bác sĩ cho biết, Thùy bị trào ngược dạ dày thực quản, xung huyết niêm mạc dạ dày và khuyên cô hạn chế ăn đồ dầu mỡ hay xôi vào buổi sáng.

Xôi thường chỉ giúp no lâu, có thể gây thiếu chất dinh dưỡng khác như chất đạm, chất béo, khoáng chất cần thiết khác. Vì vậy, Tiến sĩ Ngữ cho rằng không nên ăn xôi liên tục nhất là trẻ nhỏ.

Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn – Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, xôi là món ăn tiện lợi, no lâu. Nhiều người thường vội đi làm, mua tạm gói xôi đến cơ quan. Học sinh, sinh viên mua xôi tranh thủ ăn khi chưa vào lớp. Tiến sĩ Sơn đưa ra những lưu ý quan trọng khi ăn xôi:

Người bị đau dạ dày

Ăn xôi vào buổi sáng càng khiến cho tình trạng tiêu hóa trở nên khó khăn hơn. Nguyên nhân do gạo nếp khi chế biến thành xôi sẽ khó tiêu, dễ khiến tình trạng tăng axit dạ dày xảy ra, dẫn tới trào ngược, ợ hơi, ợ chua và khó chịu.

Người thừa cân, béo phì

Xôi là một loại thực phẩm giàu năng lượng. Tuy nhiên, nếu bạn đang cố gắng giảm cân nên hạn chế ăn xôi.

Trung bình một gói xôi có thể cung cấp khoảng 600 calo, trong khi 1 bát cơm chỉ có 130 calo, một bát phở 400 – 450 calo. Đặc biệt, một bát xôi sáng với thịt, chả, trứng kho có thể chứa calo nhiều hơn nữa. Vì vậy, thường xuyên ăn xôi dễ gây thừa cân, béo phì. 

Bệnh nhân đái tháo đường

Amylopectin là một carbohydrate không hòa tan có rất nhiều trong xôi. Chất này khiến lượng đường trong máu tăng lên. Đặc biệt, những loại xôi có nhiều dầu mỡ, nhất là mỡ gà, mỡ lợn như xôi vò, xôi ngô, xôi xéo,…

Người cơ địa nóng, nhiệt

Khi ăn nhiều xôi sẽ khiến bạn bị “nóng trong”, dễ nổi mụn, nhiệt miệng. Do đó, người nào có cơ địa nóng nên hạn chế món này.

Người sau mổ, ốm

Những người sau phẫu thuật nên tránh ăn món xôi nếp, vì gạo nếp có tính nóng, dẻo, dễ gây sưng và mưng mủ cho vết mổ. Ngoài ra, người già, người mới ốm dậy và trẻ quá nhỏ hạn chế ăn xôi buổi sáng.

Theo bác sĩ Sơn, nếu bạn ăn quá nhiều xôi sẽ dẫn tới hiện tượng táo bón, chướng bụng, khó tiêu, ợ chua… Chỉ nên ăn xôi không quá 2 lần/tuần và mỗi lần chỉ ăn lượng vừa đủ. Để đảm bảo đủ dinh dưỡng, mọi người nên kết hợp xôi với các loại thực phẩm khác như thịt, đậu, trứng, rau cải để cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cho cơ thể.

Khi ăn, bạn cần nhai kỹ trước khi nuốt để thực phẩm được tiêu hóa dễ dàng hơn. Điều này cũng giúp tránh được tình trạng nghẹn và giảm nguy cơ táo bón.

Không ăn xôi được bọc trực tiếp vào giấy báo có nhiều tạp chất, hóa chất tổng hợp, mực in có thành phần chì nguy hiểm.

Xem thêm video hấp dẫn:

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM cung cấp các dịch vụ tư vấn, thăm khám dinh dưỡng cho trẻ em và người lớn với cam kết hỗ trợ nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và cải thiện các tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng, thừa cân,… Liên hệ ngay với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam để khám, tư vấn chế độ dinh dưỡng cùng chuyên gia đầu ngành TẠI ĐÂY hoặc Hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

TS. BS Trương Hồng Sơn – Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM

Theo Vietnam Net



| Bình luận

Bạn nên ăn gì để giúp chống nhiễm trùng?

29/09/2023 -  Kiến thức dinh dưỡng

Mặc dù không có loại thực phẩm cụ thể nào có thể ngăn ngừa nhiễm trùng nhưng ăn nhiều loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa sẽ tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn. Cùng Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu về top thực phẩm trả lời cho câu hỏi ăn gì để chống nhiễm trùng hiệu quả.

Ăn đúng loại thực phẩm có thể tăng cường phản ứng miễn dịch của bạn để giúp đánh bại vi khuẩn và mầm bệnh xâm nhập có thể gây nhiễm trùng và bệnh tật. Một chế độ ăn uống đa dạng có thể sẽ cung cấp cho bạn tất cả các chất dinh dưỡng mà cơ thể bạn cần, nhưng thật tốt khi biết những loại thực phẩm cụ thể nào có khả năng tiêu diệt vi khuẩn tự nhiên tốt nhất.

Nguyên nhân gây nhiễm trùng?

Cơ thể bạn được tạo thành từ hàng nghìn tỷ vi khuẩn có lợi sống trên da, trong ruột và các tế bào nhầy. Một số vi khuẩn phân hủy thức ăn thành các chất dinh dưỡng dễ hấp thụ, tổng hợp vitamin, tiêu diệt các tế bào gây bệnh và hỗ trợ chức năng miễn dịch. Tuy nhiên, các vi sinh vật khác là nguyên nhân gây nhiễm trùng.
Vi trùng ở dạng virus, vi khuẩn truyền nhiễm và các vi khuẩn khác được gọi là mầm bệnh, có thể xâm nhập vào cơ thể bạn qua miệng, mắt, mũi hoặc vết thương hở. Những vi sinh vật này có thể tạo ra độc tố. Chúng cũng có thể nhân lên và lan rộng khắp cơ thể bạn.

Để đối phó với những mầm bệnh xâm nhập này, hệ thống miễn dịch của cơ thể bạn sẽ hoạt động. Hệ thống miễn dịch là một mạng lưới phức tạp gồm các tế bào và mô, cơ quan, protein và hóa chất chuyên biệt phối hợp với nhau để bảo vệ cơ thể bạn chống lại các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm.

Có một mối quan hệ chặt chẽ giữa sức khỏe dinh dưỡng tổng thể của bạn và hoạt động bình thường của hệ thống miễn dịch. Khả năng chống nhiễm trùng và bệnh tật của bạn phụ thuộc vào khả năng miễn dịch, vì vậy điều quan trọng là phải ăn những thực phẩm chống nhiễm trùng và giúp tăng cường khả năng phòng vệ tự nhiên của bạn.

Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa

Thực phẩm giàu Vitamin C

Một số vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng thực vật trong thực phẩm có vai trò hỗ trợ và tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn. Chúng được gọi là chất chống oxy hóa và bảo vệ tế bào của bạn khỏi tác động của các gốc tự do. Các gốc tự do là các phân tử được tạo ra như sản phẩm phụ của quá trình trao đổi chất, chẳng hạn như khi cơ thể bạn phân hủy thức ăn hoặc từ các yếu tố môi trường, ví dụ như tiếp xúc với khói thuốc lá và phóng xạ.

Vitamin C là một chất chống oxy hóa sinh lý quan trọng và thậm chí có thể giúp tái tạo các chất chống oxy hóa khác trong cơ thể bạn, bao gồm cả vitamin E. Báo cáo đánh giá tháng 11 năm 2017 trên tạp chí Nutrients cho thấy hàm lượng vitamin C thấp có thể dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch và dễ bị nhiễm trùng hơn. Như các nhà nghiên cứu lưu ý, chất dinh dưỡng này có thể vừa ngăn ngừa, vừa điều trị các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và hệ thống.

Một đánh giá khác được công bố trên tạp chí Nutrients vào tháng 3 năm 2017 lưu ý rằng nồng độ vitamin C trong bạch cầu cao gấp 10 lần so với trong huyết tương, điều này có thể cho thấy vai trò chức năng của vitamin đối với chức năng miễn dịch. Các tác giả báo cáo rằng các nghiên cứu trên động vật lớn cho thấy vitamin C có thể giúp ngăn ngừa, rút ngắn và làm giảm bớt các bệnh nhiễm trùng khác nhau, đồng thời cho thấy có bằng chứng cho thấy vitamin C có tác dụng tương tự ở người.

Chất dinh dưỡng này được biết đến vì có liên quan đến cảm lạnh thông thường. Mặc dù vitamin C sẽ không ngăn bạn khỏi bị nhiễm virus cảm lạnh, nhưng một phân tích tổng hợp gồm 9 thử nghiệm, được công bố trên BioMed Research International vào tháng 7 năm 2018 cho thấy bổ sung vitamin C có thể rút ngắn thời gian và mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Các nguồn thực phẩm vitamin C tốt nhất bao gồm:

  • Quả ổi;
  • Ớt chuông đỏ;
  • Kiwi;
  • Dâu tây;
  • Cam;
  • Đu đủ;
  • Cải xoăn.

Thực phẩm giàu Vitamin E

Vitamin E là một trong những thực phẩm chữa bệnh tự nhiên. Đặc tính chống oxy hóa của vitamin E có thể bảo vệ tế bào của bạn khỏi quá trình oxy hóa và do đó góp phần ngăn ngừa các vấn đề khỏi nhiễm trùng. Chất dinh dưỡng này cũng có thể có tác dụng đối với nhiễm trùng đường hô hấp.

Các loại thực phẩm giàu vitamin E hàng đầu có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng là:

  • Hạt hướng dương và hạnh nhân;
  • Rau chân vịt;
  • Bơ;
  • Bí đao;
  • Trái kiwi;
  • Cá hồi;
  • Dầu ô liu.

Thực phẩm giàu Carotenoid

Carotenoid, bao gồm beta-carotene và lycopene, cũng rất quan trọng để duy trì hệ thống miễn dịch của bạn. Những chất này tạo ra sắc tố tươi sáng trong nhiều loại trái cây và rau quả. Các loại thực phẩm sau đây có nhiều chất dinh dưỡng này:

  • Khoai lang;
  • Cà rốt;
  • Xanh lá cây đậm;
  • Bí đỏ;
  • Dưa lưới;
  • Ớt chuông đỏ.

Xem thêm: 5 lợi ích của kẽm đối với cơ thể

Thực phẩm hỗ trợ chữa lành vết thương

Thực phẩm có đặc tính kháng khuẩn

Nhiều loại thực phẩm có đặc tính kháng khuẩn và kháng khuẩn có thể giúp đẩy nhanh quá trình lành vết thương bằng cách giảm các phân tử oxy cũng như ức chế sự sinh sản của vi khuẩn có thể dẫn đến nhiễm trùng da.

Tỏi là một trong những thực phẩm chống nhiễm trùng và đã được sử dụng làm thuốc trong nhiều thế kỷ để chữa lành vết thương. Những tác dụng có lợi này đến từ một loại enzyme trong tỏi gọi là allicin. Allicin được giải phóng từ tỏi khi bạn nghiền nát hoặc cắt nhỏ. Nó chịu trách nhiệm tạo nên mùi vị đặc trưng của tỏi. Hợp chất này phân hủy để tạo thành nhiều hợp chất lưu huỳnh hữu cơ có tác dụng chống nhiễm trùng, khiến chúng trở thành chất diệt vi khuẩn tự nhiên.

Kẽm cũng có đặc tính kháng khuẩn và kháng khuẩn có vai trò trong việc chữa lành vết thương. Ngoài việc hỗ trợ hệ thống miễn dịch, kẽm còn là yếu tố của nhiều enzyme cần thiết cho việc sửa chữa màng tế bào, sản xuất collagen, tổng hợp protein và tăng sinh tế bào. Tất cả đều cần thiết cho quá trình tái tạo mô. Khoáng chất này giúp làn da của bạn khỏe mạnh và sự thiếu hụt có thể gây loét da, chậm lành vết thương. Điều này có thể tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập mô của bạn và gây nhiễm trùng.

Thực phẩm chứa kẽm có thể làm giảm khả năng nhiễm trùng của bạn và bao gồm:

  • Hàu;
  • Thịt đỏ và thịt gia cầm;
  • Hải sản;
  • Ngũ cốc ăn sáng bổ sung kẽm;
  • Đậu;
  • Quả hạch;

Các loại thảo mộc và gia vị kháng khuẩn

Nhiều loại thảo mộc và gia vị thường được sử dụng có chứa các hợp chất kháng khuẩn và kháng khuẩn giúp chống nhiễm trùng. Một số trong số này bao gồm: đinh hương, lá oregano, húng tây, quế và thì là. Một bài đánh giá được công bố trên Tạp chí Khoa học Phân tử Quốc tế (IJMS) vào tháng 6 năm 2017 đã tóm tắt tầm quan trọng của gia vị trong mối quan hệ với tiềm năng sử dụng chúng để bảo quản thực phẩm và điều trị một số bệnh nhiễm trùng. Bao gồm:

  • Gừng: Gingerol mang lại cho gừng vị cay nồng, đồng thời là thành phần kháng nấm và kháng khuẩn chính trong gừng. Các tác giả tổng quan báo cáo rằng gừng cũng thể hiện hoạt động kháng khuẩn chống lại tất cả các mầm bệnh được thử nghiệm, bao gồm cả những mầm bệnh gây nhiễm trùng miệng. Gừng cùng với mật ong thường được sử dụng như một phương thuốc chữa nghẹt mũi và nhiễm trùng cổ họng.
  • Đinh hương: Thành phần kháng khuẩn hoạt động chính trong đinh hương là eugenol. Theo Tạp chí Khoa học Phân tử Quốc tế, đinh hương giúp chống nhiễm trùng, được chứng minh bằng việc sử dụng chúng trong thuốc sát trùng để điều trị bệnh nha chu và nhiễm trùng.
  • Lá oregano: Thành phần kháng khuẩn chính trong lá oregano là carvacrol và thymol. Đánh giá của Tạp chí Khoa học Phân tử Quốc tế đã báo cáo rằng các tác nhân này có hiệu quả chống lại một số bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, chẳng hạn như tụ cầu khuẩn và salmonella.
  • Thyme: Thymol là hợp chất kháng khuẩn hoạt động chính trong húng tây. Bằng chứng từ đánh giá Tạp chí Khoa học Phân tử Quốc tế tháng 6 năm 2017 lưu ý rằng dầu húng tây có tác dụng kháng khuẩn cao chống lại 35 chủng vi khuẩn được thử nghiệm.
  • Quế: Theo báo cáo trong nghiên cứu Tạp chí Khoa học Phân tử Quốc tế, đặc tính kháng khuẩn của quế khiến nó trở thành một tác nhân tăng cường sức khỏe để điều trị chứng viêm, rối loạn đường ruột và nhiễm trùng tiết niệu.

Xem thêm video hấp dẫn: 

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM cung cấp các dịch vụ tư vấn, thăm khám dinh dưỡng cho trẻ em và người lớn với cam kết hỗ trợ nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và cải thiện các tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng, thừa cân,… Liên hệ ngay với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam để khám, tư vấn chế độ dinh dưỡng cùng chuyên gia đầu ngành TẠI ĐÂY hoặc Hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

Hồng Ngọc – Viện Y học Ứng dụng Việt Nam

Theo Livestrong



| Bình luận

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tham dự Ngày hội “Phụ nữ Thủ đô khởi nghiệp sáng tạo” năm 2023

28/09/2023 -  Tin tức hoạt động

Sáng 28/9, đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên của Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM đã tham dự và triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa tại Ngày hội “Phụ nữ Thủ đô khởi nghiệp sáng tạo” năm 2023.

Ngày hội “Phụ nữ Thủ đô khởi nghiệp sáng tạo” năm 2023 là hoạt động thường niên do Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) TP Hà Nội tổ chức. Đây là dịp để tôn vinh tài năng, sức sáng tạo và nét đẹp của phụ nữ Thủ đô.

Nhận lời mời tham dự ngày hội, Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM đã cử bác sĩ, kỹ thuật viên đến triển khai các hoạt động kiểm tra, tư vấn chỉ số cơ thể, tư vấn về dinh dưỡng cho khách mời. Ngay từ sáng sớm, máy InBody cùng những máy móc khác phục vụ cho công tác đo chỉ số cơ thể đã được lắp đặt tại khu vực trưng bày. Bác sĩ Nguyễn Hoài Thu (Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM) cho hay: “Đây là thiết bị phân tích thành phần cơ thể (BCA) được FDA cấp chứng nhận và được các chuyên gia y tế, bác sĩ, và các bệnh viện tin dùng trên toàn cầu. Rất nhiều khách mời khi đo các chỉ số và được các bác sĩ đọc, phân tích kết quả mới có cái nhìn tổng quan, chính xác hơn về cơ thể mình.

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng triển khai các hoạt động tư vấn về dinh dưỡng thông qua những chỉ số có được từ máy InBody. Chúng tôi cũng khuyến khích các khách mời đặt ra mục tiêu và theo dõi sức khỏe thường xuyên để cơ thể luôn khỏe mạnh, dẻo dai. Một cơ thể tràn đầy năng lượng chính là động lực để chúng ta làm việc bền bỉ hơn”.

Dưới đây là một số hình ảnh về hoạt động của Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tại ngày hội:

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM chuẩn bị những máy móc cần thiết để phục vụ đo chỉ số cơ thể cho khách mời.
Đây là hoạt động thiết thực, ý nghĩa mà VIAM Clinic đã triển khai.
Khách mời đo chỉ số cơ thể với máy InBody.
Bác sĩ Nguyễn Hoài Thu đã đọc và tư vấn về các chỉ số cơ thể cho khách mời.

Máy InBody là thiết bị phân tích thành phần cơ thể được FDA cấp chứng nhận và được các chuyên gia y tế, bác sĩ, và các bệnh viện tin dùng.

Khách mời đăng ký đo chỉ số cơ thể với máy InBody.

Không chỉ khách mời ở lứa tuổi trung niên, nhiều bạn trẻ cũng đăng ký đo InBody tại khu vực của Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM.

Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM (VIAM Clinic) quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dinh dưỡng, Nhi khoa, Y học thể thao, Truyền thông giáo dục sức khỏe… Kể từ khi thành lập đến nay, VIAM Clinic đã trở thành một trong những cơ sở y tế đầu ngành dinh dưỡng tại nước ta. Hiện tại, đơn vị đã triển khai gói khám, tư vấn dinh dưỡng cho tất cả các đối tượng:

  • Trẻ em;
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú;
  • Người cao tuổi;
  • Người trưởng thành mắc bệnh mạn tính (tiểu đường, tim mạch, rối loạn lipid máu,…);
  • Người thừa cân – béo phì;
  • Người thiếu năng lượng trường diễn…

Phác đồ điều trị các vấn đề dinh dưỡng tại VIAM Clinic do chính các chuyên gia nghiên cứu trên tiêu chí xây dựng chế độ dinh dưỡng cá thể, phù hợp với thể trạng sức khỏe, tình trạng dinh dưỡng, lối sống, sinh hoạt, sở thích,… của từng khách hàng nhưng vẫn đảm bảo tính khoa học – an toàn – tuân theo các nguyên tắc chung của Bộ Y tế.

Xem thêm video hấp dẫn:

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM cung cấp các dịch vụ tư vấn, thăm khám dinh dưỡng cho trẻ em và người lớn với cam kết hỗ trợ nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và cải thiện các tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng, thừa cân,… Liên hệ ngay với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam để khám, tư vấn chế độ dinh dưỡng cùng chuyên gia đầu ngành TẠI ĐÂY hoặc Hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

Bích Liên – Viện Y học Ứng dụng Việt Nam



| Bình luận

Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng gây rụng tóc như thế nào?

27/09/2023 -  Kiến thức dinh dưỡng

Rụng tóc là tình trạng diễn ra phổ biến đối với người trưởng thành, có rất nhiều nguyên nhân gây rụng tóc bất thường, trong đó thiếu hụt dinh dưỡng là yếu tố không thể không nhắc tới. Cùng Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu về việc thiếu hụt dinh dưỡng sẽ gây rụng tóc như thế nào.

Hiện tượng rụng tóc do rất nhiều nguyên nhân gây nên, tuy nhiên, phổ biến nhất thường do các yếu tố sau:

  • Di truyền;
  • Rối loạn nội tiết tố;
  • Suy giáp;
  • Căng thẳng trên tóc;
  • Tổn thương;
  • Sự nhiễm trùng;
  • Hóa trị.

Tuy nhiên, một nguyên nhân nữa ít người quan tâm đó là dinh dưỡng. Việc thiếu hụt dinh dưỡng cũng khiến tóc bị rụng bất thường. Bài viết dưới đây sẽ giải thích chi tiết hơn về tình trạng này:

Thiếu vi chất dinh dưỡng

Tóc được tạo thành từ hai cấu trúc chính là thân tóc – đó là những gì bạn nhìn thấy và nang lông ẩn bên dưới da. Tóc mọc từ nang tóc và thường mọc với tốc độ 0,35 mm mỗi ngày. Việc rụng tóc cũng có thể coi là bình thường nếu rụng khoảng 100 sợi tóc/ngày. Con số này có thể tăng lên khi thực hiện các biện pháp chăm sóc tóc như gội và chải vì các nang tóc hoạt động thường xuyên rất nhạy cảm.

Trên thực tế, tế bào nang tóc là một trong những tế bào phân chia nhanh nhất trong cơ thể bạn, vì vậy không có gì ngạc nhiên khi sự thiếu hụt chất dinh dưỡng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của tóc.

Thiếu sắt

Thiếu sắt là tình trạng thiếu chất dinh dưỡng phổ biến nhất trên thế giới và có thể gây rụng tóc. Tình trạng này liên quan đến một loại rụng tóc được gọi là telogen effluvium (TE) – một loại rụng tóc đặc trưng bởi sự gián đoạn trong chu kỳ phát triển tóc bình thường. Điều này dẫn đến rụng tóc quá nhiều.

Các nhà nghiên cứu vẫn đang xem xét việc thiếu sắt gây rụng tóc như thế nào, họ cho rằng thiếu sắt sẽ làm gián đoạn sự phát triển của tóc bằng cách chuyển lượng sắt dự trữ trong nang tóc sang các khu vực khác của cơ thể. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người bị rụng tóc có xu hướng chất sắt trong máu và tóc thấp hơn so với những người không bị rụng tóc.

Vitamin D

Vitamin D đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của tóc và sức khỏe của nang tóc của bạn. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng nồng độ vitamin D thấp hơn ở những người mắc tình trạng rụng tóc, bao gồm rụng tóc kiểu hói ở nữ giới và bệnh da tự miễn gọi là rụng tóc từng vùng.

Nghiên cứu này cũng cho rằng việc bổ sung vitamin D sẽ thúc đẩy quá trình mọc lại tóc ở một số người bị rụng tóc do thiếu vitamin D. Năm 2020, nghiên cứu khác ở 109 người cho thấy những người bị rụng tóc có lượng vitamin D trong máu thấp hơn đáng kể so với những người không bị rụng tóc.

Trên thực tế, gần 80% số người bị rụng tóc có lượng vitamin D thấp. Tình trạng thiếu sắt cũng phổ biến ở những người bị rụng tóc. Những phát hiện này khiến các nhà nghiên cứu khuyến nghị rằng tất cả những người bị rụng tóc nên kiểm tra nồng độ vitamin D và sắt trong cơ thể.

Thiếu kẽm

Kẽm là một khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong chức năng miễn dịch, tổng hợp protein, phân chia tế bào… Kẽm cần thiết cho chức năng nang tóc và giúp bảo vệ chống lại sự co rút của nang tóc đồng thời cũng giúp thúc đẩy quá trình phục hồi nang tóc. Thiếu kẽm có thể gây rụng tóc và những người mắc một số tình trạng rụng tóc nhất định có xu hướng lượng kẽm thấp hơn những người không bị rụng tóc. Những triệu chứng rụng tóc do thiếu kẽm có thể thấy như:

  • Rụng tóc từng vùng;
  • Rụng tóc kiểu hói nam;
  • Rụng tóc kiểu hói nữ;
  • Telogen effluvium (TE).

Xem thêm: 13 loại thực phẩm tốt nhất cho sự phát triển của tóc

Các chất dinh dưỡng khác có thể ảnh hưởng đến rụng tóc

Ngoài các vitamin và khoáng chất được liệt kê ở trên, nghiên cứu đã phát hiện ra rằng sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng sau có liên quan đến rụng tóc:

  • Đồng;
  • Biotin;
  • Vitamin B12;
  • Folate;
  • Riboflavin.

Nếu bạn cho rằng mình có thể bị rụng tóc do thiếu chất dinh dưỡng, hãy nói chuyện với bác sĩ. Họ có thể đề nghị bạn làm xét nghiệm máu để đánh giá mức độ vi chất dinh dưỡng trong cơ thể bạn và đưa ra những tư vấn cụ thể.
Hạn chế calo và protein

Các tế bào tạo nên nang tóc, một phần của nang tóc tạo ra tóc, có tốc độ luân chuyển cao, nghĩa là các tế bào mới phát triển và thay thế các tế bào cũ với tốc độ nhanh chóng. Vì lý do này, tóc rất nhạy cảm với sự thiếu hụt protein và calo. Đây là 2 yếu tố mà nang tóc của bạn cần được cung cấp liên tục để phát triển và hoạt động bình thường. Việc hạn chế calo ảnh hưởng đến việc cung cấp năng lượng cho nang tóc, có thể dẫn đến rụng tóc.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn rất ít calo có thể dẫn đến rụng tóc ở một số người. Việc hạn chế protein có thể xảy ra trong một số chế độ ăn kiêng rất ít calo, dẫn đến tình trạng tóc mỏng và rụng. Tóc của bạn cần axit amin, thành phần tạo nên protein, để phát triển bình thường. Do đó, chế độ ăn uống không đủ protein có thể dẫn đến sự phát triển tóc bất thường, chẳng hạn như rụng tóc và tóc mỏng, dễ gãy.

Bên cạnh đó, lượng calo nạp vào rất thấp và hạn chế protein cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe theo nhiều cách khác. Đó là lý do tại sao việc cung cấp đủ calo cho cơ thể và bao gồm các thực phẩm giàu protein trong chế độ ăn uống của bạn là nên làm để đảm bảo cơ thể nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết.

Giảm cân

Khi giảm cân đáng kể, bạn có thể bị rụng tóc. Tuy nhiên, việc rụng tóc do giảm cân thường xảy ra với quá trình giảm cân khắc nghiệt như sau sau phẫu thuật giảm béo hoặc tuân theo một chế độ ăn kiêng khắt khe gây thiếu hụt dinh dưỡng.

Nghiên cứu cho thấy rằng tình trạng rụng tóc cấp tính xảy ra trong vòng 3 tháng sau phẫu thuật giảm béo có liên quan đến chính cuộc phẫu thuật đó. Tuy nhiên, tình trạng rụng tóc xảy ra từ 6 tháng sau phẫu thuật trở đi có thể là do thiếu hụt chất dinh dưỡng do kém hấp thu liên quan đến phẫu thuật.

Do đó, những người đã trải qua phẫu thuật giảm cân nên chú ý bổ sung vi chất dinh dưỡng. Điều này giúp ngăn ngừa rụng tóc liên quan đến phẫu thuật cũng như các biến chứng nghiêm trọng khác.

Chất bổ sung gây hại cho tóc

Tiêu thụ một số chất dinh dưỡng ở dạng bổ sung có thể giúp tóc bạn khỏe mạnh và phát triển với tốc độ tối ưu. Tuy nhiên, dùng các loại thực phẩm bổ sung khác có thể có tác dụng ngược lại. Trên thực tế, một số chất bổ sung có liên quan đến rụng tóc. Nếu bạn không bị thiếu chất dinh dưỡng, dùng liều cao một số chất bổ sung dinh dưỡng có thể gây hại cho tóc. Những chất bổ sung này bao gồm:

  • Selen;
  • Vitamin E;
  • Vitamin A.

Ví dụ, việc tiêu thụ quá nhiều vitamin A bằng cách bổ sung vitamin A có thể khiến gan của bạn bị quá tải, nơi thường dự trữ lượng vitamin A dư thừa. Khi có quá nhiều vitamin A để gan xử lý, lượng vitamin A dư thừa sẽ đi vào lưu thông, dẫn đến nồng độ trong máu cao.

Bởi vì việc duy trì lượng vitamin A trong máu tối ưu là điều cần thiết cho chức năng nang tóc, nên lượng chất dinh dưỡng này trong cơ thể quá mức có thể gây rụng tóc. Có quá nhiều vitamin A trong cơ thể của bạn còn được gọi là chứng thừa vitamin A. Ngoài ra, hấp thụ quá nhiều chất dinh dưỡng từ thực phẩm cũng có thể dẫn đến rụng tóc.

Điều đáng lo ngại là nhiều chất bổ sung được quảng cáo giúp tăng trưởng tóc lại chứa lượng chất dinh dưỡng cao có thể dẫn đến rụng tóc nếu tiêu thụ quá nhiều. Các chất bổ sung chế độ ăn uống khác, bao gồm cả chất bổ sung thảo dược cũng có thể dẫn đến rụng tóc, đặc biệt là ở liều lượng cao. Đó là lý do tại sao bạn cần phải nói chuyện với bác sĩ đáng tin cậy trước khi bắt đầu dùng thuốc bổ sung.

Các yếu tố khác có thể dẫn đến rụng tóc

Ngoài các yếu tố trên, một số nguyên nhân khác cũng có thể liên quan đến việc tăng nguy cơ rụng tóc. Bao gồm:

  • Hút thuốc;
  • Uống rượu;
  • Căng thẳng;
  • Thiếu ngủ.

Một nghiên cứu năm 2020 ở 1.825 phụ nữ cho thấy uống rượu và ngủ kém có liên quan đến tình trạng rụng tóc nghiêm trọng hơn ở phụ nữ. Mặt khác, tránh uống rượu và ngủ đủ giấc có thể khiến tình trạng rụng tóc ở nữ giới ít nghiêm trọng hơn.

Nếu bạn muốn hạn chế các yếu tố khác có thể gây rụng tóc, hãy cân nhắc việc tránh hút thuốc, hạn chế uống rượu, ngủ đủ giấc và kiểm soát mức độ căng thẳng của mình. Kết hợp với chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng. Những hành động này có thể giúp tóc bạn khỏe mạnh và giảm nguy cơ rụng tóc.

Xem thêm video hấp dẫn:

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM cung cấp các dịch vụ tư vấn, thăm khám dinh dưỡng cho trẻ em và người lớn với cam kết hỗ trợ nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và cải thiện các tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng, thừa cân,… Liên hệ ngay với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam để khám, tư vấn chế độ dinh dưỡng cùng chuyên gia đầu ngành TẠI ĐÂY hoặc Hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

Hồng Ngọc – Viện Y học Ứng dụng Việt Nam

Theo Healthline



| Bình luận

4 chế độ ăn lành mạnh giúp bạn giảm cân khi bị béo phì

26/09/2023 -  Kiến thức dinh dưỡng

Khi cân nặng quá mức, bạn sẽ gặp phải nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe. Hãy bắt đầu xây dựng chế độ ăn lành mạnh giúp giảm bớt trọng lượng cơ thể ngay từ hôm nay. Cùng Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu về 4 chế độ ăn lành mạnh gúp bạn giảm cân tại bài viết dưới đây.

Những chế độ ăn lành mạnh giúp giảm cân phổ biến | viamclinic.vn

Chế độ ăn kiểu Địa Trung Hải

Không có chế độ ăn kiêng nào dành cho người béo phì đảm bảo mang lại hiệu quả kỳ diệu. Chế độ ăn Địa Trung Hải là chế độ ăn kiêng tập trung vào ăn trái cây, rau, dầu ô liu, cá cùng các thành phần bữa ăn lành mạnh khác.

Thay vì tập trung vào lượng calo, chất béo hoặc các chất dinh dưỡng khác, chế độ ăn Địa Trung Hải nhấn mạnh đến việc ăn thực phẩm giàu chất xơ, protein nạc và chất béo không bão hoà.

Một số loại thực phẩm bạn có thể ăn khi bắt đầu chế độ này:

  • Bánh mỳ, ngũ cốc nguyên hạt;
  • Phô mai;
  • Rau củ, trái cây tươi;
  • Trứng;
  • Sữa chua;
  • Thịt nạc, đặc biệt là thịt gà, cá;
  • Dầu ô liu.

Chế độ ăn Eat Clean

Ngoài chế độ ăn kiểu Địa Trung Hải, bạn có thể lựa chọn chế độ ăn Eat Clean. Đây là chế độ ăn uống lành mạnh bằng thực phẩm xanh sạch và tươi, không sử dụng thực phẩm đã được chế biến có chất phụ gia nhân tạo hay chất bảo quản.

Ví dụ về một ngày ăn Eat Clean được thiết kế để giảm cân bao gồm:

  • Bữa sáng: 1 bát sữa chua Hy Lạp, dâu tây thái lát, quả óc chó và hạt chia;
  • Bữa ăn nhẹ buổi sáng: bánh mì nướng ngũ cốc với phô mai và sốt xoài;
  • Bữa trưa: cá hồi;
  • Bữa ăn nhẹ buổi chiều: chuối và hạt lanh;
  • Bữa tối: xà lách chua ngọt.

Chế độ ăn giàu protein

Nếu bạn muốn tập trung vào việc tiêu thụ nhiều protein giúp no hơn, chế độ ăn giàu protein có thể bao gồm một số món sau:

  • Bữa sáng: trứng tráng;
  • Bữa ăn nhẹ buổi sáng: chuối và hạnh nhân;
  • Bữa trưa: súp đậu đen với bánh mì nguyên hạt;
  • Bữa ăn nhẹ buổi chiều: cà rốt với sốt đậu gà;
  • Bữa tối: cá hồi nướng với măng tây và quinoa.

Chế độ ăn ít béo, ít natri

Nếu bạn lo lắng về tác động của chất béo và muối với tim mạch, bạn có thể tham khảo một số thực đơn dưới đây:

  • Bữa sáng: bột yến mạch với quả óc chó, chuối và sữa tách béo;
  • Bữa trưa: sữa chua nguyên chất ít béo với hạt lanh và nửa quả đào, ăn kèm bánh mì nướng, bông cải xanh và súp lơ cùng phô mai kem ít béo;
  • Bữa tối: cá hồi, đậu xanh với hạnh nhân, rau trộn salad với nước sốt salad ít béo và hạt hướng dương, sữa tách béo và một quả cam;
  • Đồ ăn nhẹ: sữa tách béo, bánh quy giòn.

Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng cho người thừa cân béo phì.

Hãy thử lập kế hoạch bữa ăn để mục tiêu giảm cân đi đúng hướng

Những người lập kế hoạch cho bữa ăn ít có khả năng bị thừa cân hoặc béo phì, cũng như có nhiều khả năng ăn đa dạng loại thực phẩm hơn và có chế độ ăn uống chất lượng cao hơn.

Lập kế hoạch cho bữa ăn giúp giảm cân mang lại ích lợi gì?

  • Giảm khả năng ăn nhà hàng hoặc đồ ăn mang đi không tốt cho sức khoẻ;
  • Đảm bảo rằng bữa ăn được cân bằng với lượng protein lý tưởng, carbohydrat phức hợp và chất béo lành mạnh, cùng với một lượng lớn thực phẩm chứa vitamin, khoáng chất như trái cây và hoa quả;
  • Cho phép bạn kiểm soát lượng natri, chất béo bão hoà và các chất dinh dưỡng khác có vấn đề với số lượng lớn.
  • Giúp cắt giảm việc đi nhà hàng và siêu thị để mua thực phẩm tiêu thụ ngay.

Hãy thử lập kế hoạch bữa ăn để mục tiêu giảm cân đi đúng hướng | viamclinic.vn

Kiểm tra khẩu phần ăn

Việc kiểm soát khẩu phần rất quan trọng. Ngay cả chế độ ăn uống lành mạnh nhất cũng không giúp bạn giảm cân nếu bạn ăn quá nhiều. Bạn nên quản lý khẩu phần bằng cách:

  • Chia món khai vị khi đi ăn ngoài;
  • Xếp từng phần thức ăn riêng lẻ vào đĩa thay vì bày các món ăn phục vụ lên bàn ăn ở nhà;
  • Ăn một bữa nhẹ lành mạnh giữa các bữa ăn chính để tránh ăn quá nhiều và lại nhanh đói sau đó.

Uống đủ nước

Thực tế, những người trưởng thành không được cung cấp đủ nước có chỉ số BMI cao hơn và có nguy cơ mắc bệnh béo phì cao hơn so với người được cung cấp đủ nước.

Dấu hiệu mất nước phổ biến nhất bao gồm: khô miệng, đi tiểu không thường xuyên, nước tiểu đậm màu, mệt mỏi, khó tập trung, đau đầu, táo bón.

Để tránh mất nước, những người hoạt động nhiều nên uống ít nhất 400 – 600 ml nước trước 1 – 2 giờ khi hoạt động ngoài trời. Sau đó, tiêu thụ 150 – 400 ml nước sau 10 – 15 phút tập thể dục. Khi bạn kết thúc hoạt động, hãy uống ít nhất 400 – 700 ml nước để thay thế lượng nước bạn đã mất.

Ngoài ra, màu nước tiểu của bạn cũng có thể cho bạn biết rằng bạn đã uống đủ nước hay chưa. Nước tiểu màu vàng nhạt có xu hướng biểu thị rằng bạn đã được cung cấp đủ nước. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc uống đủ nước, hãy luôn mang theo nước bên mình và đặt lời nhắc trên điện thoại để uống nhiều hơn. Những bước này có thể giúp bạn đảm bảo uống đủ nước suốt cả ngày.

Xem thêm video hấp dẫn:

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM cung cấp các dịch vụ tư vấn, thăm khám dinh dưỡng cho trẻ em và người lớn với cam kết hỗ trợ nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và cải thiện các tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng, thừa cân,… Liên hệ ngay với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam để khám, tư vấn chế độ dinh dưỡng cùng chuyên gia đầu ngành TẠI ĐÂY hoặc Hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

Hồ Mai Hương – Viện Y học ứng dụng Việt Nam

Theo Livestrong



| Bình luận

Bắt đầu cho trẻ ăn dặm

25/09/2023 -  Kiến thức dinh dưỡng

Ăn dặm là quá trình trẻ nhỏ từ ăn sữa mẹ hoặc sữa công thức hoàn toàn, nay được ăn thêm các thức ăn đặc. Khi nào nên cho trẻ ăn dặm và ăn như thế nào là rất quan trọng. Cùng Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu về những mẹo và phương pháp dành cho trẻ bắt đầu ăn dặm tại bài viết sau.

Bắt đầu cho trẻ ăn dặm | viamclinic.vn

Bắt đầu cho trẻ ăn dặm

Khi nào thì trẻ sẵn sàng với việc ăn dặm?

Hầu hết các chuyên gia y tế đều khuyên rằng trẻ nên bắt đầu ăn dặm vào khoảng 4-6 tháng tuổi. Thời điểm 6 tháng thường được khuyến nghị vì khi đó, trẻ bắt đầu có nhu cầu lớn hơn về các chất dinh dưỡng không có hoặc hạn chế trong sữa, chẳng hạn như sắt, kẽm,… và một lượng nhỏ thức ăn đặc cũng có thể cung cấp chất dinh dưỡng này. Các dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng để ăn dặm như:

  • Đã có thể ngồi vững.
  • Vận động đầu, cổ tốt.
  • Có thể ngậm thức ăn trong miệng và sẵn sàng nhai.
  • Có thể cầm thức ăn và đưa vào trong miệng.
  • Tò mò, hiếu động trong giờ ăn và muốn tham gia.

Rất hiếm trẻ có thể ăn dặm trước 4-6 tháng tuổi. Nếu bạn cho rằng con có các dấu hiệu sẵn sàng cho việc ăn dặm nhưng chưa được 6 tháng, hãy nói chuyện với Bác sỹ Nhi khoa để được tư vấn.

Phương pháp ăn dặm truyền thống và phương pháp tự chỉ huy

Ăn dặm thường được chia làm hai phương pháp chính: truyền thống và tự chỉ huy. Tuy nhiên, không có cách nào được đánh giá là tối ưu. Điều này đồng nghĩa với việc bạn nên xem xét ưu, nhược điểm của từng phương pháp hoặc cũng có thể kết hợp các phương pháp có hiệu quả tốt nhất cho con bạn.

Ăn dặm tự chỉ huy

Với phương pháp này, bé được khuyến khích việc tự ăn ngay từ đầu. Các thức ăn cung cấp cho trẻ được chuẩn bị dưới dạng có thể cầm tay và cho phép trẻ khám phá thức ăn đặc theo tốc độ riêng của chúng.

Ưu điểm:

  • Khuyến khích bé ăn uống độc lập.
  • Trẻ có thể tự quyết định khi nào mình no và ít có khả năng thừa cân về lâu dài.
  • Thích hợp với các bữa ăn gia đình, giảm thiểu việc chế biến bữa ăn riêng cho trẻ.
  • Trẻ có thể ăn chung cùng với gia đình.

Nhược điểm:

  • Tăng nguy cơ hóc nghẹn thức ăn. Tuy nhiên, nếu được cung cấp các loại thực phẩm phù hợp, nguy cơ trẻ bị nghẹn sẽ không cao hơn so với cách ăn truyền thống.
  • Khó khăn trong việc định lượng lượng thực phẩm mà trẻ đã tiêu thụ, rất dễ bị dẫn đến suy dinh dưỡng nếu bữa ăn không đa dạng hoặc/và trẻ biếng ăn.
  • Khó xác định nguyên nhân gây dị ứng thực phẩm vì nhiều loại thực phẩm được sử dụng trong cùng một bữa ăn.
  • Trẻ dễ bị dây bẩn ra người và quần áo.

Ăn dặm truyền thống

Với phương pháp này, mẹ sẽ cho bé ăn và tiếp xúc dần dần với thức ăn đặc. Bắt đầu với những thức ăn xay nhuyễn mịn chuyển dần sang thức ăn nghiền sau đó là thức ăn cầm tay và cuối cùng là những miếng cắt nhỏ.

Ưu điểm:

  • Dễ dàng xác định lượng thức ăn trẻ đã ăn.
  • Trẻ ít dây bẩn ra quần áo hơn.

Nhược điểm:

  • Việc chuẩn bị các bữa ăn riêng biệt và cho trẻ ăn có thể sẽ tốn nhiều thời gian.
  • Trẻ có nguy cơ ăn quá nhiều vì rất khó khăn để biết được khi nào trẻ đã no.
  • Nếu trẻ quá quen với việc xay nhuyễn các loại thức ăn thì việc chuyển sang các loại thực phẩm có kết cấu khác có thể gây khó chịu cho trẻ.

Hương vị đầu tiên

Hương vị đầu tiên rất quan trọng để phát triển thói quen ăn uống tốt và giúp trẻ tiếp xúc được nhiều loại thực phẩm khác nhau. Khi cho trẻ làm quen với thực phẩm mới, hãy nhớ rằng lượng ăn không quan trọng bằng số lượng thực phẩm đã thử vì trong quá trình ăn dặm, bé vẫn nhận được phần lớn chất dinh dưỡng từ sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Cố gắng để ăn dặm trở thành một trải nghiệm tích cực cho bé bằng cách cho trẻ chơi, chạm và nếm những món mới.

Khoảng một giờ sau khi bú sữa mẹ và khi bé không có dấu hiệu mệt mỏi thường là thời điểm thích hợp để cho trẻ ăn. Trộn thức ăn với một ít sữa mẹ hoặc công thức có thể giúp trẻ dễ chấp nhận hơn.

Những thực phẩm thích hợp cho bé thử lần đầu tiên:

  • Rau mềm, nấu chín: Bông cải xanh, cà rốt, khoai tây, khoai lang, bí đỏ, bí ngô, đậu Hà Lan xay nhuyễn, nghiền hoặc chế biến để có thể cầm tay.
  • Trái cây mềm: Chuối, xoài, quả việt quất, mâm xôi, bơ, lê hoặc táo chín, mận, đào xay nhuyễn, nghiền hoặc thái cầm tay.
  • Ngũ cốc: Bột yến mạch, gạo, hạt quinoa, kê nấu chín, nghiền xay nhuyễn đến kết cấu phù hợp và trộn với một lượng nhỏ sữa mẹ hoặc sữa công thức.
  • Bắt đầu bằng vài thìa hoặc vài miếng mỗi lần một ngày trong khoảng một tuần để đánh giá xem trẻ muốn ăn nhiều hay ít. Có thể cho trẻ thử ăn thực phẩm mới hằng ngày hoặc cũng có thể kết hợp các loại thực phẩm với nhau. Ví dụ, hãy thử trộn ngũ cốc gạo dành cho trẻ sơ sinh với lê, chuối hoặc bơ. Bạn cũng có thể bắt đầu cho trẻ uống từng ngụm nước bằng cốc để cho bé làm quen.

Xây dựng chế độ ăn đặc

Xây dựng chế độ ăn đặc | viamclinic.vn

Khi bé được khoảng 4-6 tháng tuổi và thường xuyên ăn thức ăn đặc, bạn có thể cho bé ăn đa dạng hơn để dần dần xây dựng thành ba bữa mỗi ngày. Đảm bảo cung cấp đa dạng các kết cấu thực phẩm khác nhau và quan sát dấu hiệu no ở trẻ.

Bạn có thể bắt đầu với:

  • Thịt, gia cầm và cá: đảm bảo chúng mềm, dễ xử lý và đã loại bỏ hết xương.
  • Trứng: đảm bảo rằng chúng đã được chế biến kỹ.
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa: sữa chua và phô mai nguyên chất là những lựa chọn tốt.
  • Các loại hạt và ngũ cốc có chứa gluten: Đảm bảo chúng đã được nghiền mịn hoặc dùng làm bơ hạt. Không nên cho trẻ dưới 5 tuổi ăn nguyên hạt. Theo dõi chặt chẽ nếu gia đình có tiền sử dị ứng hạt. Các lựa chọn bao gồm lúa mạch, mì ống,….
  • Đậu: bé có thể thích ăn các loại đậu như đậu Lima, đậu lăng, đậu Hà Lan, đậu xanh,…
  • Thức ăn cầm tay: bánh gạo, bánh mì que và mì ống nấu chín cũng như trái cây mềm (chuối, lê, xoài, bơ) và rau củ nấu chín mềm (củ cà rốt, khoai lang, bông cải xanh).
  • Vào khoảng 7-9 tháng, nhiều bé đã có thể ăn ba bữa nhỏ mỗi ngày. Cố gắng bổ sung nguồn protein, carbohydrat và chất béo có trong bữa ăn. Vào khoảng 9-11 tháng, nhiều trẻ có thể sử dụng thức ăn được cắt thành từng miếng nhỏ. Trẻ cũng nên được cung cấp loại thực phẩm có độ cứng như bí xanh, táo, cà tốt, bánh quy giòn, bánh mì,…. Ở độ tuổi này, hầu hết các bé có thể ăn ba bữa mỗi ngày và một bữa tráng miệng như sữa chua chất và/hoặc trái cây. Khi được 1 tuổi, hầu hết các bé đều có thể ăn những gì mà cả nhà ăn và tham gia bữa ăn gia đình. Ở giai đoạn này, nhiều bé có thể ăn ba bữa nhỏ kết hợp với 2-3 bữa phụ mỗi ngày. Tuy nhiên, từng bé sẽ khác nhau và ăn ít hay nhiều là tùy thuộc vào nhu cầu của riêng trẻ.

Những thực phẩm cần tránh: mặc dù, trong giai đoạn ăn dặm, cần cho trẻ ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau nhưng có một số thực phẩm mà bạn cần tránh cho trẻ như:

  • Mật ong: tuyệt đối không cho trẻ dưới 12 tháng tuổi dùng mật ong vì có nguy cơ ngộ độc nghiêm trọng.
  • Trứng chưa được chế biến chín vì chúng có thể chứa vi khuẩn Salmonella gây bệnh cho trẻ.
  • Các sản phẩm sữa chưa tiệt trùng: vi khuẩn có trong sữa có thể gây ra tình trạng nhiễm khuẩn.
  • Thực phẩm hoặc đồ uống có nhiều đường, muối và chế biến ở nhiệt độ cao. Những thực phẩm này thường cung cấp rất ít chất dinh dưỡng, đường có thể làm hỏng răng và thận của trẻ không thể chịu được hàm lượng muối lớn có trong thực phẩm.
  • Các loại hạt nguyên hạt: không cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi ăn vì có nguy cơ bị nghẹn. Tham khảo ý kiến của các Bác sỹ Nhi khoa trước khi cho trẻ sử dụng các sản phẩm hạt nếu dị ứng hạt hoặc các loại dị ứng khác.
  • Các thức ăn có hàm lượng chất béo thấp: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần nhiều chất béo trong chế độ ăn hơn so với người lớn.

Một số lời khuyên giúp việc ăn dặm của bé dễ dàng hơn:

  • Trẻ có xu hướng thích ăn ngọt hơn. Vì vậy, hãy cho trẻ ăn rau trước khi ăn trái cây để hạn chế việc trẻ từ chối ăn rau.
  • Cố gắng tránh việc lặp lại một loại thực phẩm nhiều lần. Nếu trẻ không thích một loại thực phẩm nào đó, mẹ hãy liên tục cho trẻ tiếp xúc bằng cách trộn chúng với một loại thức ăn mà trẻ yêu thích cho đến khi bé quen dần.
  • Không nên ép trẻ ăn nhiều hơn mức mà trẻ muốn và dừng lại khi trẻ đã no.
  • Hãy làm cho bữa ăn của trẻ trở nên thoải mái và cho phép trẻ làm bừa bộn, dây bẩn ra quần áo. Điều này sẽ khuyến khích bé thử nghiệm nhiều hơn với thức ăn và tạo ra mối liên hệ tích cực với việc ăn uống.
  • Cố gắng cho bé tham gia các bữa ăn của gia đình. Bé sẽ có nhiều khả năng ăn những thực phẩm mà người xung quanh ăn hơn.

Những mối nguy cơ tiềm ẩn. Mặc dù việc ăn dặm rất thú vị và hấp dẫn nhưng vẫn có một số điều mà cha mẹ cần lưu ý:

Dị ứng thực phẩm

Chế độ ăn uống đa dạng là rất quan trọng nhưng vẫn có khả năng trẻ sẽ có thể bị dị ứng với một số loại thực phẩm và nguy cơ sẽ cao hơn do gia đình có tiền sử dị ứng thực phẩm hoặc trẻ bị bệnh chàm. Không có một bằng chứng nào cho thấy việc trì hoãn cho trẻ ăn một số thực phẩm sau 6 tháng tuổi sẽ ngăn ngừa nguy cơ dị ứng.

Ngược lại, một số bằng chứng lại cho thấy rằng trẻ ăn hầu hết các loại thực phẩm từ 4 đến 6 tháng tuổi có thể làm giảm nguy cơ dị ứng và bệnh celiac. Trên thực tế, một số nghiên cứu quan sát đã chứng minh được rằng cho ăn nhiều loại thực phẩm sớm hơn 6 tháng có thể ngăn ngừa nguy cơ dị ứng, đặc biệt ở những trẻ có nguy cơ cao hơn.

Hóc nghẹn

Hóc nghẹn có thể là một mối lo ngại đáng kể khi bắt đầu cho trẻ ăn thức ăn đặc và nôn trớ là hoàn toàn bình thường trong quá trình học ăn của trẻ, nó như một phản xạ an toàn giúp trẻ không bị nghẹn. Các dấu hiệu bao gồm há miệng và thè lưỡi về phía trước, nói lắp bắp và/ hoặc ho. Trẻ cũng có thể đỏ mặt, tím tái và trong trường hợp nghiêm trọng, trẻ có thể bất tỉnh.

Cha mẹ và người lớn không nên hoảng sợ hoặc quá lo lắng khi trẻ nôn. Tuy nhiên, hóc nghẹn sẽ nguy hiểm hơn nhiều. Nó xảy ra khi thức ăn chặn đường thở, đồng nghĩa với việc trẻ không thể thở được bình thường. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích để giảm nguy cơ hóc nghẹn:

  • Cho trẻ ngồi thẳng trong khi ăn.
  • Luôn có người trông coi trẻ khi trẻ đang ăn.
  • Từ chối những thực phẩm có nguy cơ cao như các loại hạt, nho, bỏng ngô, việt quất hoặc thịt, cá có xương.
  • Không cho trẻ ăn quá nhiều trong một bữa hoặc ép trẻ ăn.
  • Cha mẹ nên tham gia khóa học sơ cứu để biết cách xử lý khi trẻ bị nghẹn. Nếu trẻ không thể ho ra thức ăn, hãy gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu.

Kết luận

Kết luận | viamclinic.vn

Ăn dặm là một quá trình quan trọng, trong đó, trẻ sẽ chuyển từ sữa mẹ hoặc sữa công thức sang thức ăn. Cho dù, cha mẹ áp dụng phương pháp ăn dặm nào cho bé thì cũng nên bắt đầu cho bé ăn rau, trái cây, ngũ cốc mềm khi trẻ được 4-6 tháng sau đó chuyển dần sang các loại thực phẩm khác.

Hãy lưu ý tránh một số loại thực phẩm nhất định và phòng ngừa nguy cơ dị ứng, nghẹt thở. Để ăn dặm trở nên thú vị và thoải mái, cho phép bé tham gia vào bữa ăn gia đình càng nhiều càng tốt.

Xem thêm video hấp dẫn:

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM cung cấp các dịch vụ tư vấn, thăm khám dinh dưỡng cho trẻ em và người lớn với cam kết hỗ trợ nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và cải thiện các tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng, thừa cân,… Liên hệ ngay với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam để khám, tư vấn chế độ dinh dưỡng cùng chuyên gia đầu ngành TẠI ĐÂY hoặc Hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

Hải Yến Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM

Theo Healthline



| Bình luận

Cách giảm cân và duy trì cân nặng ở tuổi mãn kinh

22/09/2023 -  Kiến thức dinh dưỡng

Một số người có thể nhận thấy cân nặng tăng lên trong thời kỳ tiền mãn kinh và việc giảm cân có thể khó khăn khi thời kỳ mãn kinh bắt đầu. Thay vì đếm lượng calo hoặc cân nặng, tốt hơn hết bạn nên tập trung vào việc sống lành mạnh. Giảm cân trong và sau thời kỳ mãn kinh dường như là không thể. Sự thay đổi nội tiết tố, căng thẳng và quá trình lão hóa đều có thể chống lại bạn. Cùng Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu về cách giảm cân và duy trì cân nặng ở tuổi mãn kinh tại bài viết sau.

Cách giảm cân và duy trì cân nặng ở tuổi mãn kinh | viamclinic.vn

Cách giảm cân và duy trì cân nặng ở tuổi mãn kinh

Tại sao thời kỳ mãn kinh khiến việc giảm cân trở nên khó khăn

Thời kỳ mãn kinh chính thức bắt đầu khi một người phụ nữ không có chu kỳ kinh nguyệt trong 12 tháng. Trong khoảng thời gian này, việc giảm cân có thể sẽ rất khó khăn. Trên thực tế, nhiều người nhận thấy rằng họ thực sự bắt đầu tăng cân trong thời kỳ tiền mãn kinh, có thể bắt đầu khoảng 10 năm trước khi mãn kinh.

Một số yếu tố đóng vai trò trong việc tăng cân trong thời kỳ mãn kinh, bao gồm:

  • Sự dao động của hormone. Cả mức estrogen cao và rất thấp đều có thể dẫn đến tăng tích trữ chất béo.
  • Mất khối lượng cơ bắp. Điều này xảy ra do tuổi tác, thay đổi nội tiết tố và giảm hoạt động thể chất.
  • Ngủ không đủ giấc. Nhiều phụ nữ khó ngủ trong thời kỳ mãn kinh. Ngủ kém có liên quan đến tăng cân.
  • Tăng sức đề kháng insulin. Phụ nữ thường trở nên kháng insulin khi có tuổi, điều này có thể khiến việc giảm cân trở nên khó khăn hơn. Hơn nữa, việc tích trữ mỡ sẽ chuyển từ hông và đùi xuống bụng trong thời kỳ mãn kinh làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa, tiểu đường type 2 và bệnh tim. Do đó, các chiến lược thúc đẩy giảm mỡ bụng đặc biệt quan trọng ở giai đoạn này của cuộc đời.

Tầm quan trọng của thâm hụt calo

Để giảm cân, cần phải thâm hụt calo. Theo một số nghiên cứu, mức tiêu hao năng lượng khi nghỉ ngơi của phụ nữ, hay số lượng calo đốt cháy trong khi nghỉ ngơi, sẽ giảm trong và sau thời kỳ mãn kinh.

Mặc dù bạn có thể muốn thử một chế độ ăn rất ít calo để giảm cân nhanh chóng, nhưng việc ăn quá ít calo đôi khi có thể khiến việc giảm cân trở nên khó khăn hơn. Nghiên cứu cho thấy rằng việc hạn chế lượng calo ở mức thấp sẽ gây mất khối lượng cơ và làm giảm tốc độ trao đổi chất hơn nữa.

Vì vậy, mặc dù chế độ ăn rất ít calo có thể giúp giảm cân trong thời gian ngắn, nhưng tác động của chúng lên khối lượng cơ và tốc độ trao đổi chất sẽ khiến bạn khó giảm cân. Hơn nữa, lượng calo nạp vào không đủ và khối lượng cơ giảm có thể dẫn đến mất xương. Điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương.

Việc áp dụng một lối sống lành mạnh có thể duy trì lâu dài có thể giúp duy trì tốc độ trao đổi chất của bạn và giảm lượng cơ bắp bị mất theo tuổi tác.

Kế hoạch ăn có tác dụng tốt trong thời kỳ mãn kinh

Dưới đây là bốn chế độ ăn uống bổ dưỡng đã được chứng minh là giúp giảm cân trong và sau thời kỳ mãn kinh.

Chế độ ăn low-carb

Chế độ ăn low-carb | viamclinic.vn

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn ít carb rất tốt cho việc giảm cân và cũng có thể giúp giảm mỡ bụng. Mặc dù phụ nữ tiền mãn kinh và sau mãn kinh đã được đưa vào một số nghiên cứu về lượng carb thấp, nhưng chỉ có một số nghiên cứu chỉ xem xét riêng đối tượng này. Trong một nghiên cứu như vậy, phụ nữ sau mãn kinh áp dụng chế độ ăn ít carb đã giảm được 9,9 kg, 27,5% lượng mỡ trong cơ thể và 8,9 cm vòng eo trong vòng 6 tháng. Hơn nữa, lượng carb nạp vào không cần phải cực thấp mới có thể giảm cân.

Trong một nghiên cứu khác, chế độ ăn nhạt cung cấp khoảng 30% lượng calo từ carbs giúp giảm mỡ bụng và cân nặng nhiều hơn sau 2 năm so với chế độ ăn ít chất béo. Chế độ ăn ít chất béo cung cấp 55–60% lượng calo từ carbs.

Chế độ ăn Địa Trung Hải

Mặc dù chế độ ăn Địa Trung Hải được biết đến nhiều nhất trong việc cải thiện sức khỏe và giảm nguy cơ mắc bệnh tim, nhưng các nghiên cứu cho thấy nó cũng có thể giúp bạn giảm cân. Giống như các nghiên cứu về chế độ ăn ít carb, hầu hết các nghiên cứu về chế độ ăn Địa Trung Hải đều xem xét cả nam và nữ thay vì chỉ xem xét riêng phụ nữ tiền mãn kinh hoặc sau mãn kinh.

Trong một nghiên cứu ở nam giới và phụ nữ từ 55 tuổi trở lên, những người theo chế độ ăn Địa Trung Hải đã giảm đáng kể lượng mỡ bụng. Chế độ ăn của họ được bổ sung thêm các loại hạt hoặc dầu ô liu.

Một chế độ ăn thuần chay hoặc ăn chay

Một chế độ ăn thuần chay hoặc ăn chay | viamclinic.vn

Chế độ ăn thuần chay và ăn chay cũng cho thấy nhiều hứa hẹn trong việc giảm cân. Các nghiên cứu cũ hơn ở phụ nữ sau mãn kinh đã báo cáo việc giảm cân đáng kể và cải thiện sức khỏe ở nhóm được áp dụng chế độ ăn thuần chay.

Một cuộc khảo sát năm 2018 cho thấy những người ăn chay trong thời kỳ tiền mãn kinh gặp phải các triệu chứng vận mạch ít nghiêm trọng hơn (chẳng hạn như bốc hỏa) và các triệu chứng thể chất so với những người ăn tạp. Tuy nhiên, phương pháp ăn chay linh hoạt hơn bao gồm sữa và trứng cũng đã được chứng minh là có hiệu quả tốt ở phụ nữ lớn tuổi.

Các loại bài tập tốt nhất để giảm cân

Hầu hết mọi người trở nên ít hoạt động hơn khi có tuổi. Tuy nhiên, tập thể dục có thể quan trọng hơn bao giờ hết trong và sau thời kỳ mãn kinh. Nó có thể cải thiện tâm trạng, tăng cân khỏe mạnh và bảo vệ cơ và xương của bạn. 

Tập luyện sức đề kháng với tạ hoặc dây có thể cực kỳ hiệu quả trong việc duy trì hoặc thậm chí tăng khối lượng cơ nạc. Khối lượng cơ nạc thường giảm theo sự thay đổi nội tiết tố và tuổi tác. Mặc dù tất cả các loại hình rèn luyện sức đề kháng đều có lợi, nhưng nghiên cứu gần đây cho thấy rằng thực hiện nhiều lần lặp lại sẽ tốt hơn, đặc biệt là để giảm mỡ bụng.

Tập thể dục nhịp điệu hay còn gọi là cardio cũng rất tốt cho thời kỳ mãn kinh. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nó có thể làm giảm mỡ bụng trong khi vẫn giữ được cơ trong quá trình giảm cân. Sự kết hợp giữa rèn luyện sức đề kháng và tập thể dục nhịp điệu có thể là chiến lược tốt nhất để giảm cân.

Thay đổi lối sống thúc đẩy giảm cân trong thời kỳ mãn kinh

Dưới đây là một số cách để cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn và giúp giảm cân dễ dàng hơn trong thời kỳ mãn kinh.

Có được giấc ngủ ngon, chất lượng

Có được giấc ngủ ngon, chất lượng | viamclinic.vn

Nhiều phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh khó ngủ do bốc hỏa, đổ mồ hôi ban đêm, căng thẳng và các tác động vật lý khác do thiếu hụt estrogen. Tuy nhiên, ngủ đủ giấc chất lượng cao là điều quan trọng để đạt được và duy trì cân nặng vừa phải.

Những người ngủ quá ít có mức độ “hormone đói” ghrelin cao hơn, có mức độ “hormone no” leptin  thấp hơn và có nhiều khả năng bị thừa cân hơn.

Khám phá liệu pháp tâm lý

Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT), một hình thức trị liệu tâm lý được chứng minh là giúp điều trị chứng mất ngủ, có thể mang lại lợi ích cho những phụ nữ gặp phải các triệu chứng suy giảm estrogen. Theo một nghiên cứu năm 2019, những phụ nữ sau mãn kinh được điều trị chứng mất ngủ bằng liệu pháp hành vi nhận thức đã thấy thời gian ngủ tăng lên nhiều hơn trong 6 tháng so với những phụ nữ được giáo dục về vệ sinh giấc ngủ hoặc liệu pháp hạn chế giấc ngủ.

Liệu pháp hạn chế giấc ngủ là một thành phần của liệu pháp hành vi nhận thức. Mục tiêu của liệu pháp hạn chế giấc ngủ là nhằm mục đích hạn chế thời gian bạn nằm thao thức trên giường hoặc không ngủ.

Hãy thử châm cứu

Hãy thử châm cứu | viamclinic.vn

Châm cứu cũng có thể hữu ích. Trong một nghiên cứu, châm cứu đã làm giảm tần suất các cơn bốc hỏa tới 36,7% trong 6 tháng. Đánh giá của một số nghiên cứu cho thấy châm cứu có thể làm tăng nồng độ estrogen, có thể giúp giảm các triệu chứng và thúc đẩy giấc ngủ ngon hơn.

Tìm cách giảm bớt căng thẳng

Giảm căng thẳng cũng rất quan trọng trong quá trình tiền mãn kinh. Ngoài việc làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, căng thẳng còn dẫn đến nồng độ cortisol tăng cao, có liên quan đến việc tăng mỡ bụng. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng yoga có thể giúp giảm căng thẳng và giảm các triệu chứng ở phụ nữ đang trải qua thời kỳ mãn kinh.

Lời khuyên về chế độ ăn có hiệu quả

Dưới đây là một số lời khuyên khác có thể giúp giảm cân trong thời kỳ mãn kinh hoặc ở mọi lứa tuổi.

  • Ăn nhiều chất đạm. Protein giúp bạn no lâu và hài lòng, tăng tỷ lệ trao đổi chất và giảm mất cơ trong quá trình giảm cân.
  • Bao gồm sữa trong chế độ ăn uống của bạn. Nghiên cứu cho thấy các sản phẩm từ sữa có thể giúp bạn giảm mỡ trong khi vẫn duy trì khối lượng cơ bắp.
  • Ăn thực phẩm giàu chất xơ hòa tan. Tiêu thụ thực phẩm giàu chất xơ như hạt lanh, cải Brussels, bơ và bông cải xanh có thể giúp tăng độ nhạy insulin, giảm cảm giác thèm ăn và thúc đẩy giảm cân.
  • Uống trà xanh. Trà xanh có chứa các hợp chất caffeine và epigallocatechin gallate (EGCG). Chúng có thể giúp bạn đốt cháy chất béo.
  • Thực hành ăn uống có chánh niệmĂn uống có tâm có thể giúp giảm căng thẳng và cải thiện mối quan hệ của bạn với thức ăn, nhờ đó bạn sẽ ăn ít hơn.

Xem thêm video hấp dẫn:

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM cung cấp các dịch vụ tư vấn, thăm khám dinh dưỡng cho trẻ em và người lớn với cam kết hỗ trợ nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và cải thiện các tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng, thừa cân,… Liên hệ ngay với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam để khám, tư vấn chế độ dinh dưỡng cùng chuyên gia đầu ngành TẠI ĐÂY hoặc Hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

Hồng Ngọc Viện Y học ứng dụng Việt Nam

Theo Healthline



| Bình luận

16 thực phẩm chứa nhiều niacine vitamin B3

21/09/2023 -  Kiến thức dinh dưỡng

Niacin, còn được gọi là vitamin B3, là một vi chất dinh dưỡng mà cơ thể bạn sử dụng để trao đổi chất, thực hiện chức năng hệ thần kinh và chống oxy hóa. Đó là một chất dinh dưỡng thiết yếu – bạn phải lấy nó từ thực phẩm vì cơ thể bạn không thể tự sản xuất được. Cùng Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu về 16 thực phẩm chứa nhiều niacine vitamin B3 tại bài viết dưới đây.

16 thực phẩm chứa nhiều niacine vitamin B3 | viamclinic.vn

16 thực phẩm chứa nhiều niacine vitamin B3

Thực phẩm có chứa niacin vitamin B3 bao gồm các sản phẩm động vật như thịt, cá và gia cầm cũng như các nguồn thực vật như bơ, ngũ cốc nguyên hạt và nấm. Bạn cũng có thể tìm thấy vitamin B3 trong ngũ cốc bổ sung.

Vì niacin hòa tan trong nước nên lượng dư thừa sẽ được bài tiết qua nước tiểu thay vì được lưu trữ trong cơ thể. Vì vậy, điều quan trọng là phải thường xuyên tiêu thụ thực phẩm giàu niacin. Nhu cầu khuyến nghị của niacin là 16 mg mỗi ngày đối với nam và 14 mg mỗi ngày đối với nữ – đủ để đáp ứng nhu cầu của khoảng 98% người trưởng thành.

Dưới đây là 16 loại thực phẩm chứa nhiều niacin.

Gan

Gan là một trong những nguồn cung cấp niacin tự nhiên tốt nhất. Một khẩu phần gan bò nấu chín tiêu chuẩn 85 g cung cấp 14,7 mg niacin, hoặc 91% Nhu cầu khuyến nghị hàng ngày cho nam giới và hơn 100% Nhu cầu khuyến nghị hàng ngày cho phụ nữ. Gan gà cũng là một nguồn niacin tốt, cung cấp lần lượt 73% và 83% nhu cầu khuyến nghị hàng ngày cho nam giới và phụ nữ trên mỗi khẩu phần nấu chín 85 g. Ngoài ra, gan cực kỳ bổ dưỡng, chứa nhiều protein, sắt, choline, vitamin A và các vitamin B khác.

Ức gà

Ức gà | viamclinic.vn

Thịt gà, đặc biệt là thịt ức, là nguồn cung cấp cả niacin và protein nạc. 85g ức gà nấu chín, không xương, không da chứa 11,4 mg niacin, tương ứng là 71% và 81% nhu cầu khuyến nghị hàng ngày cho nam và nữ

Để so sánh, cùng một lượng đùi gà không xương, không da chỉ chứa một nửa lượng đó. Ức gà cũng chứa nhiều protein, chứa 8,7g protein trong 28 gam nấu chín, khiến chúng trở thành sự lựa chọn tuyệt vời cho chế độ ăn ít calo, giàu protein được thiết kế để giảm cân.

Cá ngừ

Cá ngừ là nguồn cung cấp niacin dồi dào và là lựa chọn tuyệt vời cho những người ăn cá nhưng không ăn thịt. Một lon cá ngừ 165 g cung cấp 21,9 mg niacin, hơn 100% nhu cầu khuyến nghị hàng ngày cho cả nam và nữ. Cá ngừ cũng giàu protein, vitamin B6, vitamin B12, selen và axit béo omega-3. Có một số lo ngại về độc tính của thủy ngân vì kim loại này có thể tích tụ trong thịt cá ngừ. Tuy nhiên, ăn một lon cá ngừ mỗi tuần được coi là an toàn đối với hầu hết mọi người.

Cá hồi

Cá hồi – đặc biệt là cá đánh bắt tự nhiên – cũng là nguồn cung cấp niacin dồi dào. Một miếng phi lê cá hồi Đại Tây Dương hoang dã nặng 85g chứa 53% nhu cầu khuyến nghị nicain hàng ngày cho nam giới và 61% nhu cầu khuyến nghị niacin hàng ngày cho phụ nữ.

Cùng một phần cá hồi Đại Tây Dương được nuôi chứa ít hơn một chút – chỉ khoảng 42% nhu cầu khuyến nghị niacin hàng ngày cho nam và 49% cho nữ. Cá hồi cũng là nguồn cung cấp axit béo omega-3 tuyệt vời, có thể giúp chống lại chứng viêm và giảm nguy cơ mắc bệnh tim cũng như rối loạn tự miễn dịch. Cá hồi hoang dã chứa nhiều omega-3 hơn một chút so với cá hồi nuôi, nhưng cả hai đều là nguồn niacin tốt.

Cá cơm

Cá cơm | viamclinic.vn

Ăn cá cơm đóng hộp là một cách rẻ tiền để đáp ứng nhu cầu niacin của bạn. Chỉ một con cá cơm cũng cung cấp khoảng 5% nhu cầu khuyến nghị niacin hàng ngày cho nam giới và phụ nữ trưởng thành. Vì vậy, ăn vặt 10 con cá cơm sẽ cung cấp cho bạn một nửa lượng niacin cần thiết mỗi ngày.

Những con cá nhỏ này cũng là nguồn cung cấp selen tuyệt vời, chứa khoảng 4% nhu cầu khuyến nghị selen hàng ngày trên mỗi con cá cơm. Ăn thực phẩm giàu selen có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh ung thư thấp hơn 22%, đặc biệt là ung thư vú, phổi, thực quản, dạ dày và tuyến tiền liệt.

Thịt lợn

Những miếng thịt lợn nạc, chẳng hạn như thăn lợn hoặc sườn lợn nạc, cũng là nguồn cung cấp niacin tốt. 85 g thăn lợn nướng chứa 6,3 mg niacin, tương ứng 39% và 45% nhu cầu khuyến nghị niacin hàng ngày cho nam và nữ. Để so sánh, cùng một phần thịt vai lợn quay nhiều mỡ hơn chỉ chứa 20% nhu cầu khuyến nghị niacin hàng ngày cho nam và 24% nhu cầu khuyến nghị niacin hàng ngày cho nữ. Thịt lợn cũng là một trong những nguồn thực phẩm cung cấp thiamine tốt nhất – còn được gọi là vitamin B1 – một loại vitamin quan trọng cho quá trình trao đổi chất của cơ thể bạn.

Thịt bò

Thịt bò xay là nguồn cung cấp niacin dồi dào và giàu protein, sắt, vitamin B12, selen và kẽm. Các loại thịt bò nạc chứa nhiều niacin hơn so với thịt bò lẫn mỡ. Ví dụ, một khẩu phần 85g thịt bò nấu chín loại 95% nạc xay cung cấp 6,2 mg niacin, trong khi cùng một lượng thịt bò xay loại chỉ có 70% nạc chỉ chứa 4,1 mg vitamin B3. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng thịt bò ăn cỏ cung cấp nhiều axit béo omega-3 có lợi cho tim và chất chống oxy hóa hơn thịt bò ăn ngũ cốc thông thường, khiến nó trở thành một lựa chọn giàu dinh dưỡng.

Đậu phộng

Đậu phộng là một trong những nguồn cung cấp niacin tốt nhất cho người ăn chay. Hai thìa canh (32 g) bơ đậu phộng chứa 4,3 mg niacin, khoảng 25% nhu cầu khuyến nghị niacin hàng ngày cho nam và 30% cho nữ. Đậu phộng cũng rất giàu protein, chất béo không bão hòa đơn, vitamin E, vitamin B6, magie, phốt pho và mangan.

Mặc dù đậu phộng có lượng calo tương đối cao nhưng nghiên cứu cho thấy rằng ăn chúng hàng ngày có liên quan đến các lợi ích sức khỏe như giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Ngoài ra, tiêu thụ đậu phộng hàng ngày không dẫn đến tăng cân.

Quả bơ

Quả bơ | viamclinic.vn

Một quả bơ cỡ trung bình chứa 3,5 mg niacin, tương ứng là 21% và 25% Nhu cầu khuyến nghị niacin hàng ngày cho nam và nữ. Quả bơ cũng giàu chất xơ, chất béo lành mạnh và nhiều vitamin và khoáng chất. Trên thực tế, một quả bơ chứa lượng kali cao hơn gấp đôi so với một quả chuối. Bơ cũng là nguồn cung cấp chất béo không bão hòa đơn tuyệt vời, có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim khi tiêu thụ thường xuyên.

Gạo lứt

Một cốc gạo lứt 195g nấu chín chứa 18% nhu cầu khuyến nghị niacin hàng ngày cho nam và 21% cho nữ. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy rằng chỉ có 30% niacin trong ngũ cốc có thể hấp thụ được, khiến gạo lứt trở thành nguồn kém tối ưu hơn so với các loại thực phẩm khác. Ngoài hàm lượng niacin, gạo lứt còn có nhiều chất xơ, thiamine, vitamin B6, magie, phốt pho, mangan và selen. Việc đổi gạo trắng thay bằng gạo lứt đã được chứng minh là có tác dụng giảm viêm và cải thiện các dấu hiệu về sức khỏe tim mạch ở phụ nữ thừa cân và béo phì

Lúa mì nguyên hạt

Các sản phẩm làm từ lúa mì nguyên hạt – chẳng hạn như bánh mì và mì ống làm từ lúa mì nguyên hạt – cũng có hàm lượng niacin cao. Đó là vì lớp ngoài giàu niacin của hạt lúa mì – được gọi là cám – có trong bột mì nguyên hạt nhưng được loại bỏ khỏi bột mì trắng tinh chế. Tuy nhiên, giống như gạo lứt, chỉ có khoảng 30% niacin trong các sản phẩm lúa mì nguyên hạt được tiêu hóa và hấp thụ.

Nấm

Nấm là một trong những nguồn cung cấp niacin từ thực vật tốt nhất, cung cấp 2,5 mg mỗi cốc 70 g- tương đương 15% và 18% nhu cầu khuyến nghị hàng ngày tương ứng cho nam và nữ. Điều này làm cho những loại nấm thơm ngon này trở thành một lựa chọn tốt cho những người ăn chay hoặc thuần chay đang tìm kiếm nguồn niacin tự nhiên.

Nấm trồng dưới ánh sáng mặt trời cũng sản xuất vitamin D và là một trong những nguồn thực phẩm có nguồn gốc thực vật tốt nhất cung cấp loại vitamin này. Điều thú vị là các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc tiêu thụ vitamin D qua nấm cũng có hiệu quả tương đương với các chất bổ sung để nâng cao mức vitamin D ở người trưởng thành bị thiếu hụt.

Đậu xanh

Đậu xanh | viamclinic.vn

Đậu xanh là nguồn cung cấp niacin có khả năng hấp thụ cao cho người ăn chay, chứa 3 mg mỗi cốc 145g- khoảng 20% nhu cầu khuyến nghị hàng ngày cho cả nam và nữ. Đậu xanh cũng giàu chất xơ, ở mức 7,4 gam mỗi cốc 145 g.

Một cốc đậu xanh cung cấp hơn 25% nhu cầu chất xơ hàng ngày cho người tiêu thụ 2.000 calo mỗi ngày. Các nghiên cứu cho thấy đậu Hà Lan cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa và các hợp chất khác có thể làm giảm nguy cơ ung thư, giảm mức cholesterol và thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh.

Khoai tây

Khoai tây trắng là nguồn cung cấp niacin dồi dào. Một củ khoai tây nướng lớn cung cấp 4,2 mg niacin, tương đương 25% nhu cầu khuyến nghị niacin hàng ngày cho nam và 30% cho nữ. Theo một đánh giá, khoai tây Russet màu nâu chứa lượng niacin cao nhất so với bất kỳ loại khoai tây nào – với 2 mg trên 100 gam. Khoai lang cũng là một nguồn tốt, cung cấp lượng niacin tương đương với khoai tây trắng thông thường

Thực phẩm bổ sung

Nhiều loại thực phẩm được bổ sung niacin, biến chúng từ nguồn chất dinh dưỡng kém thành nguồn cung cấp niacin tốt. Nhiều loại ngũ cốc ăn sáng và các sản phẩm ngũ cốc tinh chế như bánh mì trắng và mì ống được làm giàu hoặc tăng cường niacin để cải thiện hàm lượng chất dinh dưỡng của chúng.

Xem thêm video hấp dẫn:

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM cung cấp các dịch vụ tư vấn, thăm khám dinh dưỡng cho trẻ em và người lớn với cam kết hỗ trợ nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và cải thiện các tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng, thừa cân,… Liên hệ ngay với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam để khám, tư vấn chế độ dinh dưỡng cùng chuyên gia đầu ngành TẠI ĐÂY hoặc Hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

Hồng Ngọc Viện Y học ứng dụng Việt Nam

Theo Healthline



| Bình luận

Trái cây ít carb tốt nhất để ăn trong chế độ ăn keto là gì?

20/09/2023 -  Kiến thức dinh dưỡng

Chế độ ăn keto có thể giúp tăng cơ hội giảm cân. Nhưng nếu bạn không ăn đúng loại trái cây và với số lượng phù hợp, bạn có thể cản trở nỗ lực giảm cân của mình. Cùng Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu về những loại trái cây ít carb trong chế độ ăn keto tại bài viết sau.

Trái cây ít carb tốt nhất để ăn trong chế độ ăn keto là gì? | viamclinic.vn

Trái cây được biết là có hàm lượng carbs cao, vì vậy bạn có thể nghĩ rằng ăn trái cây nằm ngoài giới hạn của chế độ ăn keto nhiều chất béo, ít carb. Tuy nhiên, bạn cần tìm hiểu loại trái cây nào phù hợp thông qua danh sách thực phẩm ăn keto và sau đó thưởng thức chúng một cách điều độ.

Ăn trái cây gì trong chế độ ăn Keto?

Nếu bạn đã quyết định keto phù hợp với mục tiêu sức khỏe của mình và bạn muốn thêm trái cây vào kế hoạch bữa ăn của mình, hãy chọn trái cây có lượng carb ít nhất. Chế độ ăn keto cho phép tiêu thụ khoảng 25 g carbs mỗi ngày. Do đó, bạn có thể tiêu thụ những trái cây sau:

Theo dữ liệu của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), ½ cốc bơ cắt lát có gần 11 g chất béo và ít hơn 3 g tinh bột. Mặc dù chúng có thể đậm đặc về mặt dinh dưỡng do hàm lượng chất béo (cùng một khẩu phần ½ cốc đó chứa 117 calo), nhưng một chút sẽ có tác dụng lâu dài khi phết bánh sandwich, phủ salad hoặc nhúng. Bạn cũng sẽ nhận được nhiều chất xơ (17,5% nhu cầu khuyến nghị và kali (354 mg hoặc 7,5% nhu cầu khuyến nghị).

Mâm xôi đen

Mâm xôi đen | viamclinic.vn

Quả mâm xôi đen có thể là sự bổ sung tuyệt vời cho kế hoạch bữa ăn keto của bạn. Một khẩu phần ½ cốc hầu mâm xôi đen gần như không chứa bất kỳ chất béo nào (dưới nửa gam) và cũng có lượng carb thấp, chỉ 3g. Khẩu phần tương tự cung cấp gần 4g chất xơ (13% nhu cầu khuyến nghị của bạn) và 3,5 g đường.

Quả mâm xôi còn cung cấp 117 mg kali, 15 mg vitamin C và 14 mg vitamin K. Loại trái cây ít calo này cũng là một món ăn nhẹ tuyệt vời để giảm cân, chứa khoảng 31 calo mỗi ½ cốc.

Cà chua

Một số người nhóm cà chua với rau, nhưng cà chua thực sự là một loại trái cây. Một cốc cà chua bi chứa ít hơn 30 calo và có khoảng 4 g carbs, khiến chúng trở nên thân thiện với chế độ ăn keto. Lượng calo thấp hơn là do hàm lượng nước cao, nhưng nghiên cứu cho thấy cà chua cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa, bao gồm beta carotene, vitamin C và lycopene. Một nghiên cứu năm 2021 cho thấy lycopene, một sắc tố có nguồn gốc thực vật, có đặc tính chống ung thư và cũng có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim.

Trái khế

Khế là loại trái cây này rất đáng để thử nếu bạn đang ăn keto và muốn thêm sự đa dạng vào chế độ ăn uống của mình. Một cốc khế cắt khối chứa khoảng 5 g carbohydrate, với gần 4 g chất xơ. Nó cũng ít calo (khoảng 40 calo mỗi cốc) và chứa kali và vitamin C.

Mâm xôi đỏ

Mâm xôi đỏ | viamclinic.vn

Theo một đánh giá nghiên cứu từ năm 2021, mâm xôi đỏ chứa flavonoid, chất chống oxy hóa mạnh có thể giúp giảm huyết áp và thúc đẩy các động mạch khỏe mạnh hơn, giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Một cốc mâm xôi đỏ cung cấp 64 calo nhưng lại chứa tới 8 g chất xơ.

Với hơn 5g đường một chút, lượng carb của khẩu phần đó sẽ dưới 7g. Chúng được ăn tuyệt vời như một món ăn nhẹ hoặc làm lớp phủ cho bột yến mạch hoặc sữa chua.

Dâu tây

Dâu tây là một loại trái cây ngon, ngọt và no khác mà bạn có thể ăn trong chế độ ăn keto. Một cốc dâu tây cắt lát chứa hơn 3g chất xơ và khoảng 9 g carbs . Với 53 calo mỗi cốc, dâu tây là nguồn bổ sung ít calo cho sữa chua, ngũ cốc hoặc sinh tố. Theo một nghiên cứu từ năm 2021, dâu tây cũng có lợi ích chống oxy hóa và chống viêm. Chúng cũng cung cấp nhiều vitamin C chống oxy hóa.

Dưa hấu

Giống như các loại dưa khác, dưa hấu không có nhiều chất xơ nhưng hàm lượng nước cao giúp kiểm soát lượng calo và carbs, dưới 12 g mỗi cốc. Và các nhà nghiên cứu tại Cơ quan Nghiên cứu Nông nghiệp của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ gần đây đã xác định được hơn 1.500 chất hợp chất có lợi trong dưa hấu, bao gồm chất chống oxy hóa và lycopene.

Chanh

Chanh | viamclinic.vn

Chanh cũng là một loại trái cây thân thiện với chế độ ăn keto, vì vậy hãy tiếp tục thêm một chút hoặc vắt vào nước đá của bạn. Theo dữ liệu của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, nước ép từ một quả chanh có 3g carbohydrate và chỉ khoảng 11 calo.

Tuy nhiên, bạn vẫn sẽ nhận được  vitamin C giúp tăng cường miễn dịch, chống lại các gốc tự do (các hợp chất liên quan đến lão hóa và bệnh mãn tính) và thúc đẩy quá trình tiêu hóa khỏe mạnh.

Xem thêm video hấp dẫn:

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM cung cấp các dịch vụ tư vấn, thăm khám dinh dưỡng cho trẻ em và người lớn với cam kết hỗ trợ nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và cải thiện các tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng, thừa cân,… Liên hệ ngay với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam để khám, tư vấn chế độ dinh dưỡng cùng chuyên gia đầu ngành TẠI ĐÂY hoặc Hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

Hồng Ngọc Viện Y học ứng dụng Việt Nam

Theo Everyday Health



| Bình luận

Những đồ uống nên và không nên uống trước khi ngủ

19/09/2023 -  Kiến thức dinh dưỡng

Khoa học cho biết những gì bạn uống trước khi đi ngủ (hoặc vài giờ trước khi đi ngủ) chắc chắn có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn. Cùng Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu về những đồ uống nên và không nên uống trước khi đi ngủ tại bài viết dưới đây.

Những đồ uống nên và không nên uống trước khi ngủ | viamclinic.vn

Từ sữa ấm, trà hoa cúc cho đến vô số đồ uống tốt cho sức khỏe có thể giúp bạn ngủ ngon. Nhưng cái nào thực sự có thể phục vụ giấc ngủ của bạn? Dưới đây là danh sách những đồ uống tốt nhất và tệ nhất cho giấc ngủ của bạn.

Đồ uống tốt nhất để uống trước khi đi ngủ

Nước

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), nước lọc là đồ uống tốt cho sức khỏe nhất mà bạn có thể uống bất kỳ lúc nào trong ngày, kể cả trước khi đi ngủ. Nó không chứa calo và ngăn ngừa tình trạng mất nước, một tình trạng có thể gây ra suy nghĩ mơ hồ, khiến bạn ủ rũ và làm tăng nguy cơ táo bón và sỏi thận.

Nghiên cứu cho thấy có thể có mối liên hệ giữa tình trạng mất nước và giấc ngủ kém hơn, nhưng cần có thêm dữ liệu để giải thích chính xác liệu cái này có gây ra cái kia hay không và nếu có thì cụ thể cái nào gây ra cái nào.

Trà hoa cúc

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng hoa cúc có tác dụng làm dịu và gây buồn ngủ. Một số nghiên cứu đã tìm thấy trà hoa cúc có lợi cho giấc ngủ ngon hơn. 

Đọc thêm bài viếtNhững đồ uống giúp giảm cân.

Đồ uống tệ nhất để uống trước khi đi ngủ

Rượu bia

Rượu bia | viamclinic.vn

Rượu có thể khiến bạn buồn ngủ, nhưng một ly cocktail không nhất thiết mang lại giấc ngủ ngon. Rượu hoàn toàn có thể phá vỡ giấc ngủ, đặc biệt là các sóng não quan trọng mà chúng ta có khi ngủ. Nó khiến bạn khó chìm vào giấc ngủ sâu hơn.

Lời khuyên bạn nên ngừng uống bất kỳ loại rượu nào 4 giờ trước khi đi ngủ và không uống quá một ly mỗi đêm để có giấc ngủ chất lượng hơn. Phải mất 1 giờ 15 phút để chuyển hóa một đồ uống, vì vậy, hãy dành thêm thời gian cho bản thân, cộng với thời gian uống thêm nước để thải chất độc ra khỏi cơ thể, có thể hữu ích.

Cà phê

Không nên uống cà phê trước khi đi ngủ vì hai lý do. Cà phê có tác dụng lợi tiểu, có nghĩa là nó thúc đẩy việc đi tiểu và caffeine trong cà phê giúp bạn tỉnh táo. Bạn nên tránh cà phê có chứa caffein trong vòng 8 giờ trước khi đi ngủ do thời gian bán hủy dài và liều lượng của caffeine có thể khiến bạn mất ngủ.

Trà đen hoặc trà xanh

Trà đen và trà xanh đều chứa caffeine và là thuốc lợi tiểu, vì vậy chúng không phải là đồ uống tốt nhất trước khi đi ngủ vì những lý do tương tự như cà phê. Bạn sẽ tránh chúng trong vòng 4 đến 6 giờ trước khi đi ngủ, vì ngay cả một chút caffeine cũng đã được chứng minh là có hại cho giấc ngủ và có thể khiến bạn khó ngủ hơn.

Nước ngọt

Nước ngọt | viamclinic.vn

Chuyên gia cho biết sự kết hợp giữa caffeine và đường có trong hầu hết các loại cola, có thể gây ra vấn đề về giấc ngủ. Ngay cả khi đồ uống không có ga thì quá trình carbonate hóa vẫn có thể khiến bạn khó chịu. Bạn có thể sẽ hạn chế uống soda không quá ba đến bốn giờ trước khi đi ngủ nếu nó không có caffeine và 8 giờ nếu nó có caffeine.

Những đồ uống được cho là giúp ngủ ngon nhưng không có nhiều bằng chứng chứng minh điều đó

Hãy thận trọng khi dựa vào những đồ uống này để có giấc ngủ ngon hơn. Cho đến nay, không có bằng chứng nào chứng minh rằng chúng thực sự có thể giúp bạn nghỉ ngơi nhiều hơn.

Hỗn hợp đồ uống chứa magiê

Vì thiếu magie có liên quan đến rối loạn giấc ngủ nên người ta cho rằng việc bổ sung magie có thể hữu ích trong việc mang lại giấc ngủ yên bình. Chuyên gia cho biết đồ uống chứa magiê có thể giúp ngủ ngon bằng cách giúp điều chỉnh melatonin (một loại hormone gây buồn ngủ) và hạ huyết áp. Tuy nhiên, lượng magiê trong những đồ uống này có thể không đủ để thực sự tạo ra sự khác biệt. Vậy nên tốt hơn hết là bạn nên bổ sung magiê từ thực phẩm.

Đọc thêm bài viếtĐồ uống tốt nhất cho mùa hè.

Sữa ấm

Đó là một khuyến nghị lâu đời, nhưng tính khoa học đằng sau khuyến nghị này vẫn chưa chắc chắn. Nó có thể có tác dụng vì sữa là thức ăn dễ chịu giúp một số người dễ ngủ. Sữa ấm cũng có thể có chất tryptophan trong đó hoặc các protein khác giúp mọi người chìm vào giấc ngủ. Tuy nhiên, không có bằng chứng khoa học tốt nào cho thấy nó cải thiện giấc ngủ rõ rệt.

Bạn nên thận trọng khi sử dụng sữa ấm vì nó có thể gây trào ngược dạ dày ở những người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Theo truyền thống, uống một ly sữa ấm luôn được cho là có tác dụng xoa dịu, nhưng nó phải trả giá đắt ở những người bị trào ngược.

Nước uống giải khát

Chứa L-theanine và magiê, nước giải khát có thể bạn đã nghe rằng nó giúp ngủ ngon. Chuyên gia cảnh báo không có bằng chứng khoa học nào đằng sau tuyên bố đó. Công thức của thức uống này có thể dựa trên nghiên cứu cho thấy các thành phần khác nhau (như khoáng chất và axit amin cụ thể) tốt cho giấc ngủ. Nhưng chưa có ai thực sự kiểm tra tính an toàn của việc sử dụng sự kết hợp này trong một loại đồ uống cụ thể hoặc liệu nó có thực sự hiệu quả hay không.

Xem thêm video hấp dẫn:

Chế độ ăn uống không phải là một liều thuốc chữa bệnh nhanh chóng, nhưng nó có khả năng cao giúp kiểm soát và thậm chí ngăn ngừa các cơn đau đầu của bạn. Liên hệ ngay với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam để khám, tư vấn chế độ dinh dưỡng cùng chuyên gia đầu ngành TẠI ĐÂY hoặc Hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

Hoàng Hà Linh Viện Y học ứng dụng Việt Nam

Theo Everyday Health



| Bình luận

9 lợi ích sức khỏe của việc ăn ngũ cốc nguyên hạt

18/09/2023 -  Kiến thức dinh dưỡng

Trên thực tế, ăn ngũ cốc nguyên hạt có nhiều lợi ích khác nhau, bao gồm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim ,mạch và huyết áp cao. Cùng Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu về 9 lợi ích sức khoẻ hàng đầu của việc ăn ngũ cốc nguyên hạt tại bài viết dưới đây.

9 lợi ích sức khỏe của việc ăn ngũ cốc nguyên hạt | viamclinic.vn

Ngũ cốc nguyên hạt là nguồn cung cấp chất xơ tuyệt vời và có tác dụng tích cực đối với sức khỏe như giảm nguy cơ béo phì và tiểu đường type 2. Ngũ cốc nguyên hạt đã là một phần trong chế độ ăn uống của con người trong hàng chục nghìn năm.

Nhưng những người ủng hộ chế độ ăn kiêng hiện đại, chẳng hạn như chế độ ăn nhạt, cho rằng ăn ngũ cốc có hại cho sức khỏe của bạn. Trong khi việc ăn nhiều ngũ cốc tinh chế có liên quan đến các vấn đề sức khỏe như béo phì và viêm nhiễm thì ngũ cốc nguyên hạt lại là một câu chuyện khác.

Giàu chất dinh dưỡng và chất xơ

Ngũ cốc nguyên hạt cung cấp nhiều chất dinh dưỡng quan trọng. Bao gồm:

  • Chất xơ. Cám cung cấp hầu hết chất xơ trong ngũ cốc nguyên hạt.
  • Vitamin. Ngũ cốc nguyên hạt đặc biệt giàu vitamin B, bao gồm niacin, thiamine và folate.
  • Khoáng chất. Chúng cũng chứa một lượng lớn khoáng chất, chẳng hạn như kẽm, sắt, magie và mangan.
  • Chất đạm. Ngũ cốc nguyên hạt chứa một lượng protein cho mỗi khẩu phần.
  • Chất chống oxy hóa. Nhiều các hợp chất trong ngũ cốc nguyên hạt hoạt động như chất chống oxy hóa. Chúng bao gồm axit phytic, lignan, axit ferulic và các hợp chất lưu huỳnh.
  • Hợp chất thực vật. Ngũ cốc nguyên hạt cung cấp nhiều loại hợp chất thực vật có vai trò ngăn ngừa bệnh tật. Chúng bao gồm polyphenol, stanol và sterol.

Lượng chính xác của các chất dinh dưỡng này phụ thuộc vào loại ngũ cốc. Tuy nhiên, để bạn hiểu rõ hơn về thành phần dinh dưỡng của chúng, đây là những chất dinh dưỡng chính trong (28 gam) yến mạch khô:

  • Chất xơ: 3 gram
  • Mangan: 69% RDI
  • Phốt pho: 15% RDI
  • Thiamine: 14% RDI
  • Magiê: 12% RDI
  • Đồng: 9% RDI
  • Kẽm và Sắt: 7% RDI

Đọc thêm bài viếtĂn ngũ cốc nguyên hạt có tốt không?

Giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Một trong những lợi ích sức khỏe lớn nhất của ngũ cốc nguyên hạt là làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới. Một đánh giá của 10 nghiên cứu cho thấy rằng 3 khẩu phần ngũ cốc nguyên hạt (28 gram) mỗi ngày có thể làm giảm 22% nguy cơ mắc bệnh tim. Tương tự, một nghiên cứu kéo dài 10 năm ở 17.424 người trưởng thành đã quan sát thấy rằng những người ăn tỷ lệ ngũ cốc nguyên hạt cao nhất so với tổng lượng carb của họ có nguy cơ mắc bệnh tim thấp hơn 47%.

Các nhà nghiên cứu kết luận rằng chế độ ăn có lợi cho tim nên bao gồm nhiều ngũ cốc nguyên hạt và ít ngũ cốc tinh chế hơn. Hầu hết các nghiên cứu đều gộp các loại ngũ cốc nguyên hạt khác nhau lại với nhau, khiến cho việc phân tách lợi ích của từng loại thực phẩm trở nên khó khăn. Tuy nhiên, bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt, có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Giảm nguy cơ đột quỵ

Giảm nguy cơ đột quỵ | viamclinic.vn

Ngũ cốc nguyên hạt cũng có thể giúp giảm nguy cơ đột quỵ. Trong một phân tích của 6 nghiên cứu trên gần 250.000 người, những người ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt nhất có nguy cơ đột quỵ thấp hơn 14% so với những người ăn ít nhất. Hơn nữa, một số hợp chất trong ngũ cốc nguyên hạt, chẳng hạn như chất xơ, vitamin K và chất chống oxy hóa, có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ.

Ngũ cốc nguyên hạt cũng được khuyến khích trong chế độ ăn DASH và Địa Trung Hải, cả hai đều có thể giúp giảm nguy cơ đột quỵ.

Giảm nguy cơ béo phì

Ăn thực phẩm giàu chất xơ có thể giúp bạn no lâu và ngăn ngừa ăn quá nhiều. Đây là một lý do khiến chế độ ăn nhiều chất xơ được khuyến khích để giảm cân. Ngũ cốc nguyên hạt và các sản phẩm làm từ chúng giúp bạn no lâu hơn ngũ cốc tinh chế và nghiên cứu cho thấy rằng chúng có thể làm giảm nguy cơ béo phì.

Trên thực tế, ăn 3 phần ngũ cốc nguyên hạt mỗi ngày có liên quan đến chỉ số khối cơ thể (BMI) thấp hơn và ít mỡ bụng hơn theo đánh giá của 15 nghiên cứu ở gần 120.000 người. Một nghiên cứu khác xem xét nghiên cứu từ năm 1965 đến năm 2010 cho thấy ngũ cốc nguyên hạt và ngũ cốc có thêm cám có liên quan đến nguy cơ béo phì thấp hơn một chút.

Đọc thêm bài viếtLợi ích sức khỏe của ngũ cốc và khuyến nghị của VIAM.

Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2

Ăn ngũ cốc nguyên hạt thay vì ngũ cốc tinh chế có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2. Một đánh giá của 16 nghiên cứu đã kết luận rằng việc thay thế ngũ cốc tinh chế bằng các loại nguyên hạt và ăn ít nhất 2 phần ngũ cốc nguyên hạt mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Một phần điều này là do ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ cũng có thể giúp kiểm soát cân nặng và ngăn ngừa béo phì, một yếu tố nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Hơn nữa, các nghiên cứu đã liên kết việc ăn ngũ cốc nguyên hạt với việc giảm lượng đường trong máu lúc đói và cải thiện độ nhạy insulin. Điều này có thể là do magiê – một loại khoáng chất có trong ngũ cốc nguyên hạt giúp cơ thể bạn chuyển hóa carbs và có liên quan đến độ nhạy insulin.

Hỗ trợ tiêu hóa khỏe mạnh

Chất xơ trong ngũ cốc nguyên hạt có thể hỗ trợ tiêu hóa khỏe mạnh theo nhiều cách khác nhau. Đầu tiên, chất xơ giúp cung cấp số lượng lớn cho phân và giảm nguy cơ táo bón. Thứ hai, một số loại chất xơ trong ngũ cốc hoạt động như prebiotic. Điều này có nghĩa là chúng giúp nuôi dưỡng vi khuẩn đường ruột có lợi của bạn, vốn rất quan trọng đối với sức khỏe tiêu hóa.

Giảm viêm mạn tính

Giảm viêm mạn tính | viamclinic.vn

Viêm là căn nguyên của nhiều bệnh mạn tính. Một số bằng chứng cho thấy ngũ cốc nguyên hạt có thể giúp giảm viêm. Trong một nghiên cứu, những phụ nữ ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt nhất có ít nguy cơ tử vong vì các bệnh mạn tính liên quan đến viêm nhiễm nhất.

Hơn nữa, trong một nghiên cứu gần đây, những người có chế độ ăn uống không lành mạnh đã thay thế các sản phẩm lúa mì tinh chế bằng các sản phẩm lúa mì nguyên hạt và nhận thấy giảm các dấu hiệu viêm nhiễm. Kết quả của những nghiên cứu này và các nghiên cứu khác ủng hộ thay thế hầu hết các loại ngũ cốc tinh chế bằng ngũ cốc nguyên hạt.

Giảm nguy cơ ung thư

Nghiên cứu về ngũ cốc nguyên hạt và nguy cơ ung thư đã mang lại những kết quả khác nhau, mặc dù chúng cho thấy nhiều hứa hẹn. Trong một đánh giá của 20 nghiên cứu, 6 nghiên cứu cho thấy giảm nguy cơ ung thư, trong khi 14 nghiên cứu cho thấy không có mối liên hệ nào. Nghiên cứu hiện tại cho thấy lợi ích chống ung thư mạnh nhất của ngũ cốc nguyên hạt là chống lại ung thư đại trực tràng – một trong những loại ung thư phổ biến nhất.

Ngoài ra, một số lợi ích sức khoẻ liên quan đến chất xơ có thể giúp giảm nguy cơ ung thư. Chúng bao gồm vai trò của nó như một prebiotic. Các thành phần khác của ngũ cốc nguyên hạt, bao gồm axit phytic, axit phenolic và saponin, có thể làm chậm sự phát triển của ung thư.

Liên quan đến việc giảm nguy cơ tử vong sớm

Khi nguy cơ mắc bệnh mạn tính giảm đi, nguy cơ tử vong sớm cũng giảm theo. Trên thực tế, một nghiên cứu cho thấy rằng việc ăn ngũ cốc nguyên hạt đặc biệt làm giảm nguy cơ tử vong vì bệnh tim, cũng như bất kỳ nguyên nhân nào khác.

Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu từ hai nghiên cứu lớn, điều chỉnh các yếu tố khác có khả năng ảnh hưởng đến tỷ lệ tử vong, chẳng hạn như hút thuốc, trọng lượng cơ thể và mô hình ăn uống tổng thể. Kết quả chỉ ra rằng cứ khẩu phần (28 gam) ngũ cốc nguyên hạt có thể làm giảm 5% nguy cơ tử vong.

Ngũ cốc nguyên hạt không dành cho tất cả mọi người

Mặc dù ngũ cốc nguyên hạt tốt cho sức khỏe của hầu hết mọi người nhưng chúng có thể không phù hợp với tất cả mọi người vào mọi lúc.

Bệnh celiac và nhạy cảm với gluten

Lúa mì, lúa mạch và lúa mạch đen chứa gluten – một loại protein mà một số người không dung nạp hoặc dị ứng. Bị dị ứng gluten, bệnh celiac hoặc nhạy cảm với gluten có thể gây ra một loạt triệu chứng, bao gồm: mệt mỏi, khó tiêu và đau khớp. Ngũ cốc nguyên hạt không chứa gluten, bao gồm: kiều mạch, gạo, yến mạch và rau dền, tốt cho hầu hết những người mắc các bệnh này. Tuy nhiên, một số người gặp khó khăn trong việc dung nạp bất kỳ loại ngũ cốc nào và gặp khó khăn về tiêu hóa cũng như các triệu chứng khác.

Hội chứng ruột kích thích

Một số loại ngũ cốc, chẳng hạn như: lúa mì, có nhiều carbohydrate chuỗi ngắn gọi là FODMAP. Những thứ này có thể gây ra các triệu chứng ở những người mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) – một tình trạng rất phổ biến.

Xem thêm video hấp dẫn:

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM cung cấp các dịch vụ tư vấn, thăm khám dinh dưỡng cho trẻ  em và người lớn với cam kết hỗ trợ nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và cải thiện các tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng, thừa cân,… Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

Hoàng Hà Linh Viện Y học ứng dụng Việt Nam

Theo Healthline



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY