Blog

10 loại thực phẩm gây ra chứng đau nửa đầu

02/08/2023 -  Kiến thức dinh dưỡng

Chế độ ăn uống của chúng ta ảnh hưởng tới chứng đau nửa đầu như thế nào? Hãy cùng Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu. 

Headache diet: What foods trigger migraines? The dietary changes to make | Express.co.uk

10 loại thực phẩm gây ra chứng đau nửa đầu

Một số loại thực phẩm có thể gây các cơn đau nửa đầu ở những người bị chứng đau nửa đầu. Thực phẩm kích hoạt chứng đau nửa đầu phổ biến bao gồm: chocolate, caffeine, rượu vang đỏ.

Caffeine

Sử dụng quá nhiều caffeine có thể gây chứng đau nửa đầu hoặc nhức đầu. Nhưng theo Tổ chức Chứng đau nửa đầu Hoa Kỳ, caffein thực sự có thể giúp ngăn chặn các cơn đau đầu, nó cũng giúp giảm đau đầu khi sử dụng thường xuyên.

Thực phẩm và đồ uống có caffeine bao gồm:

  • Cà phê, trà, chocolate
  • Chất tạo ngọt nhân tạo

Nhiều thực phẩm chế biến có chứa chất tạo ngọt nhân tạo (Aspartame) – đây là những chất thay thế đường được thêm vào thực phẩm và đồ uống để thêm vị ngọt. Nhưng những chất làm ngọt này có thể gây chứng đau nửa đầu. Aspartame nói riêng được cho là nguyên nhân gây ra các cơn đau nửa đầu.

***THAM KHẢO NGAY: 13 loại thực phẩm chống viêm tốt nhất

Rượu

Là một trong các sản phẩm phổ biến được cho là gây ra chứng đau nửa đầu. Đặc biệt rượu vang đỏ được báo cáo là tác nhân kích hoạt ở hơn 77% những người tham gia báo cáo rượu là tác nhân kích thích. Rượu có thể gây mất nước, góp phần đáng kể vào việc phát triển chứng đau đầu.

Chocolate

Chocolate | viamclinic.vn

Chocolate được coi là nguyên nhân phổ biến thứ 2 gây ra các cơn đau đầu sau rượu. Nó ảnh hưởng đến khoảng 22% những người bị chứng đau nửa đầu. Chocolate chứa cả caffeine và beta – phenylethylamine có thể gây đau đầu ở một số người

Thực phẩm chứa bột ngọt

Bột ngọt (MSG) là muối natri của axit glutamic tồn tại tự nhiên trong cơ thể chúng ta. Bột ngọt được tìm thấy trong một số loại thực phẩm và có trong nhiều loại thực phẩm dưới dạng phụ gia. Nó được coi là an toàn để ăn nhưng một số nhà nghiên cứu lại liên kết nó với chứng đau nửa đầu. Nó có thể gây các cơn đau nửa đầu nghiêm trọng ở 10 – 15% những người bị chứng đau nửa đầu. Các chất bảo quản khác cũng có thể là tác nhân kích hoạt ở một số người.

Thịt nguội

Các loại thịt đã qua xử lý bao gồm thịt nguội, giăm bông, xúc xích đều chứa chất bảo quản gọi là nitrat giúp giữ màu và hương vị. Những thực phẩm này có thể giải phóng oxit nitric vào máu, được cho là làm giãn mạch máu trong não. Đã có bằng chứng oxit nitric có thể gây ra hoặc góp phần gây ra đau nửa đầu.

Phomai ủ lâu năm

Phomai ủ lâu năm chứa một chất gọi là tyramine. Nó hình thành khi quá trình lão hoá của thực phẩm gây ra sự phân huỷ protein. Phomai ủ càng lâu thì hàm lượng tyramine càng cao. Tyramine là một hoá chất khác được cho là gây đau đầu và đau nửa đầu. Các loại phomai phổ biến có nhiều tyramine bao gồm: phomai xanh, phomai Parmesan

Thực phẩm ngâm chua, lên men

Thực phẩm ngâm chua, lên men | viamclinic.vn

Thực phẩm ngâm chua hay lên men chứa một lượng lớn tyramine. Những thực phẩm này bao gồm: dưa muối, kim chi, đậu bắp ngâm, ớt ngâm chua

Thực phẩm đông lạnh

Ăn kem hoặc sốt có thể gây những cơn đau dữ dội như dao đâm vào đầu. Bạn có nhiều khả năng biến đau đầu trở thành cơn nửa đầu nếu bạn ăn nhanh đồ lạnh sau tập thể dục hoặc khi quá nóng.

Thức ăn mặn

Thực phẩm mặn đặc biệt là thực phẩm chế biến mặn có thể chứa chất bảo quản có hại, gây chứng đau nửa đầu ở một số người. Tiêu thụ lượng natri cao có thể làm tăng huyết áp, đau đầu hoặc đau nửa đầu.

Tham khảo thêm: 9 loại thực phẩm giàu chất béo mang lại lợi ích sức khỏe tuyệt vời.

Điều trị chứng đau nửa đầu

Phương pháp điều trị chứng đau nửa đầu của các bác sĩ thường cho bổ sung kết hợp giữa thuốc giảm đau kê đơn, thuốc không kê đơn và các biện pháp thay thế. Đối với những cơn đau đầu hoặc đau nửa đầu không thường xuyên, bạn có thể dùng thuốc giảm đau không kê đơn như aspirin. Bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc triptan để giảm đau cho bạn.

Nếu bạn thường xuyên bị đau nửa đầu, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phòng ngừa bằng các loại thuốc chẹn beta, hạ huyết áp để giảm các cơn đau nửa đầu cho bạn. Thuốc chống trầm cảm đôi khi cũng được kê để ngăn ngừa các triệu chứng đau nửa đầu, ngay cả ở những người không bị trầm cảm.

Có bằng chứng cho thấy một số biện pháp thay thế có thể giúp điều trị chứng đau nửa đầu. Bao gồm:

  • Các liệu pháp xoa bóp, có thể làm giảm tần suất các cơn đau nửa đầu
  • Kiểm soát căng thẳng
  • Bổ sung vitamin B2 (riboflavin) có thể giúp ngăn ngừa chứng đau nửa đầu
  • Bổ sung magie

Cách phòng ngừa đau nửa đầu

Cách phòng ngừa đau nửa đầu | viamclinic.vn

Các cơn đau nửa đầu có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn. Tuy nhiên một số thay đổi trong lối sống và áp dụng các thói quen sống khoa học có thể giúp bạn ngăn ngừa chứng đau nửa đầu như:

  • Ăn uống đầy đủ, không bỏ bữa
  • Hạn chế lượng caffeine
  • Ngủ đủ giấc
  • Giảm căng thẳng trong cuộc sống của bạn bằng cách thử tập yoga, chánh niệm hoặc thiền định
  • Hạn chế thời gian bạn nhìn vào đèn sáng hoặc dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp, cả hai đều có thể gây ra chứng đau nửa đầu
  • Hạn chế xem và tiếp xúc với màn hình từ tivi, máy tính và các thiết bị điện tử khác
  • Tìm xem bạn có dị ứng hoặc không dung nạp thực phẩm nào có thể là nguyên nhân gây đau đầu cho bạn hay không

Xem thêm video hấp dẫn:

Hãy đến với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Đặt lịch khám TẠI ĐÂY hoặc liên hệ Hotline: 0935.18.3939 / 024.3633.5678

Thu Hoài – Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM

Theo Healthline



| Bình luận

Cơ Hội Kiểm Tra Vi Chất Miễn Phí Cùng Chuyên Gia Duy Nhất Tháng 8 Này

01/08/2023 -  Tin tức hoạt động

Thiếu hụt miễn dịch khá phổ biến ở những năm đầu đời. Khi hàm lượng kháng thể không còn đủ cho đến khi hệ miễn dịch của bé hoàn thiện, bé rất dễ bị virus vi khuẩn tấn công và ốm mệt.
🌈Một giải pháp tối ưu giúp con phát triển toàn diện và khỏe mạnh đó là xây dựng chế độ ăn uống và vận động lành mạnh. Ngoài ra, ba mẹ cũng nên khám định kỳ vi chất dinh dưỡng từ 1-2 lần/năm để giúp con cân bằng các vi chất, đủ năng lượng và luôn khỏe mạnh.
🎁Nhân dịp Mùa tựu trường sắp đến, VIAM Clinic dành cho cả bé yêu và gia đình bạn ưu đãi đặc biệt DUY NHẤT THÁNG 8 Này
Khi thăm khám trực tiếp, con sẽ được kiểm tra 03 chỉ số Vi Chất Miễn Phí quan trọng:
✔️ Sắt huyết thanh
✔️ Canxi toàn phần
✔️ Nhóm máu ABO
>> Mẹ hãy liên hệ tới Hotline hoặc Inbox để được tư vấn và đặt lịch khám nhé!
——————————
PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA DINH DƯỠNG VIAM
🏥12 Hoàng Cầu, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội
☎️Liên hệ: 024.3633.5678
📞Hotline: 0935.18.3939


| Bình luận

Những thực phẩm chống viêm mà bạn không nên bỏ qua

01/08/2023 -  Kiến thức dinh dưỡng

Một số thực phẩm mà bạn ăn hàng ngày có thể là những thuốc chống viêm rất tốt. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng viêm thì những thực phẩm này có thể giúp giảm quá trình viêm của bạn. Cùng Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu những thực phẩm chống viêm tại bài viết dưới đây.

Những thực phẩm chống viêm mà bạn không nên bỏ qua

Mặc dù thuốc và các phương pháp điều trị khác rất quan trọng, nhưng nhiều chuyên gia cho rằng chế độ ăn chống viêm cũng có thể hữu ích. Nếu bạn mắc một bệnh như viêm khớp dạng thấp thì việc thay đổi các thực phẩm trên đĩa sẽ không phải là phương thuốc thần kỳ giúp chữa khỏi. Nhưng một chế độ ăn uống chống viêm có thể làm giảm số lần bùng phát mà bạn mắc phải hoặc nó có thể giúp bạn giảm bớt một số cơn đau.

Một chế độ ăn uống chống viêm được coi là lành mạnh. Ngay cả khi nó không giúp cải thiện tình trạng của bạn, nó vẫn có thể làm giảm khả năng bạn gặp các vấn đề khác.

***THAM KHẢO NGAY: 13 loại thực phẩm chống viêm tốt nhất

Thực phẩm chống viêm

Bất kỳ chuyên gia dinh dưỡng chính thống nào cũng sẽ khuyến khích bạn ăn thực phẩm chống viêm. Chúng bao gồm nhiều trái cây và rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, protein từ thực vật (như đậu và quả hạch), cá béo, các loại thảo mộc tươi và gia vị.

  • Trái cây và rau: Chọn nhiều loại và nhiều màu sắc. Nghiên cứu cho thấy các loại rau lá xanh chứa nhiều vitamin K như rau bina và cải xoăn giúp giảm viêm; bông cải xanh và bắp cải cũng vậy. Bên cạnh đó, chất tạo màu cho các loại trái cây như anh đào, mâm xôi cũng có tác dụng tương tự.      
  • Ngũ cốc nguyên hạt: Bột yến mạch, gạo lứt, bánh mì nguyên cám và các loại ngũ cốc chưa tinh chế khác có xu hướng giàu chất xơ và chất xơ cũng có thể giúp giảm viêm.
  • Đậu: Có nhiều chất xơ, ngoài ra chúng còn chứa nhiều chất chống oxy hóa và các chất chống viêm khác.
  • Các loại hạt: Chúng có một loại chất béo lành mạnh giúp ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm. (Dầu ô liu và bơ cũng là những nguồn tốt.). Chỉ ăn một nắm hạt mỗi ngày, nếu không chất béo và calo sẽ tăng lên.
  • Cá: Sử dụng ít nhất 2 lần/tuần. Cá hồi, cá ngừ và cá mòi đều có nhiều axit béo omega-3, giúp chống viêm.
  • Các loại thảo mộc và gia vị: Chúng bổ sung chất chống oxy hóa (cùng với hương vị) vào thức ăn của bạn. 

Thực phẩm gây viêm

Bất cứ thứ gì được chế biến kỹ, quá nhiều dầu mỡ hoặc quá ngọt đều không phải là lựa chọn tốt cho bạn nếu bạn bị viêm. 

  • Kẹo, bánh ngọt, bánh quy và soda: không giàu chất dinh dưỡng, dễ ăn quá nhiều, có thể dẫn đến tăng cân, lượng đường trong máu cao và cholesterol cao (tất cả đều liên quan đến chứng viêm). Đường khiến cơ thể bạn giải phóng các chất gây viêm được gọi là cytokine. Soda và đồ uống ngọt khác là thủ phạm chính. Các chuyên gia về chế độ ăn kiêng chống viêm thường nói rằng bạn nên cắt bỏ tất cả các loại đường bổ sung, bao gồm cả mật ong.
  • Thịt đỏ nhiều chất béo và đã qua chế biến (như xúc xích): Những loại này có nhiều chất béo bão hòa, có thể gây viêm nếu bạn ăn nhiều hơn một lượng nhỏ mỗi ngày.
  • Bơ, sữa nguyên chất và phô mai: Thay vì sử dụng chất béo bão hòa, hãy ăn các sản phẩm từ sữa ít chất béo. Nó không được coi là thực phẩm tăng viêm.
  • Khoai tây chiên, gà rán và các thực phẩm chiên rán khác: Nấu chúng trong dầu thực vật không tốt cho sức khỏe. Dầu ngô, dầu cây rum và các loại dầu thực vật khác đều có axit béo omega-6. Bạn cần một số omega-6, nhưng nếu hấp thụ quá nhiều, bạn sẽ làm mất cân bằng giữa omega-6, omega-3 trong cơ thể và khiến tình trạng viêm nhiễm nặng hơn.
  • Kem cà phê, bơ thực vật và bất cứ thứ gì khác có chất béo chuyển hóa: Chất béo chuyển hóa (dầu hydro hóa một phần) làm tăng cholesterol LDL, gây viêm. Không có lượng an toàn để ăn, vì vậy hãy tránh xa.
  • Lúa mì, lúa mạch: Trọng tâm ở đây là gluten có trong thực phẩm và nó đang gây tranh cãi. Những người mắc bệnh celiac cần tránh gluten. 

Nguy cơ viêm mãn tính

Viêm xảy ra tự nhiên trong cơ thể bạn. Tình trạng viêm giúp bảo vệ cơ thể khỏi độc tố, nhiễm trùng và chấn thương, nhưng khi tình trạng này xảy ra quá thường xuyên, nó có thể gây ra bệnh tật. Có thể liên quan đến các bệnh như:

  • Bệnh ung thư
  • Bệnh tim 
  • Bệnh tiểu đường
  • Bệnh Alzheimer
  • Trầm cảm 

Bạn có thể giảm nguy cơ viêm mãn tính bằng cách thay đổi những gì bạn ăn.

Hãy đến với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Đặt lịch khám TẠI ĐÂY hoặc liên hệ Hotline: 0935.18.3939 / 024.3633.5678

Trần Thị Thu Hoài – Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM

Theo WebMD



| Bình luận

Làm thế nào để ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng đột biến?

31/07/2023 -  Kiến thức dinh dưỡng

Lượng đường trong máu tăng đột biến xảy ra khi đường huyết của bạn tăng lên sau đó giảm mạnh sau khi ăn. Hiện tượng này diễn ra đột ngột trong thời gian ngắn có thể gây lờ đờ và đói. Theo thời gian, cơ thể bạn không thể điều chỉnh giảm lượng đường trong máu một cách hiệu quả và điều này có thể dẫn đến bệnh tiểu đường type 2. Cùng Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu về cách để ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng đột biến tại bài viết dưới đây.

Bệnh tiểu đường là một vấn đề sức khỏe đang gia tăng. Trên thực tế, 29 triệu người Mỹ mắc bệnh tiểu đường và 25% trong số họ thậm chí không biết mình mắc bệnh. Tại Việt Nam, kết quả điều tra của Bộ Y tế năm 2021 cho thấy tỷ lệ mắc đái tháo đường ở người trưởng thành ước tính là 7,1%, tương đương với khoảng gần 5 triệu người đang mắc bệnh đái tháo đường. Trong đó, số đã được chẩn đoán chỉ chiếm khoảng 35% và số đang được quản lý, điều trị tại các cơ sở y tế chiếm 23,3%.

Lượng đường trong máu tăng đột biến cũng có thể khiến các mạch máu xơ cứng và hẹp lại, điều này có thể dẫn đến đau tim hoặc đột quỵ. Bài viết này sẽ đưa ra cho bạn 12 cách đơn giản để ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng đột biến.

Ăn ít carb

Carbohydrate (carbs) là nguyên nhân khiến lượng đường trong máu tăng lên. Khi bạn ăn carbs, chúng được phân hủy thành các loại đường đơn giản. Những loại đường sau đó đi vào máu. Khi lượng đường trong máu của bạn tăng lên, tuyến tụy của bạn sẽ tiết ra một loại hormone gọi là insulin, khiến các tế bào hấp thụ đường từ máu. Điều này làm cho lượng đường trong máu của bạn giảm xuống. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng áp dụng chế độ ăn ít carb có thể giúp ngăn ngừa đường huyết tăng đột biến. Chế độ ăn kiêng low-carb cũng giúp hỗ trợ giảm cân và qua đó có thể làm giảm lượng đường trong máu tăng đột biến.

*** THAM KHẢO THÊM BÀI VIẾT: Người bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì?

Ăn ít carb tinh chế hơn

Carbs tinh chế, còn được gọi là carbs đã qua chế biến, là đường hoặc ngũ cốc tinh chế. Một số nguồn carbs tinh chế phổ biến là đường ăn, bánh mì trắng, gạo trắng, soda, kẹo bánh…. Carbs tinh chế đã bị loại bỏ hầu hết các chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất và chất xơ.

Carbs tinh chế được cho là có chỉ số đường huyết cao vì chúng rất dễ dàng và nhanh chóng được cơ thể tiêu hóa. Điều này dẫn đến sự tăng đường huyết đột biến. Một nghiên cứu quan sát lớn trên hơn 91.000 phụ nữ cho thấy chế độ ăn nhiều carbs có chỉ số đường huyết cao có liên quan đến sự gia tăng bệnh tiểu đường type2. Lượng đường trong máu tăng đột biến và sau đó sụt giảm là điều mà bạn có thể gặp phải sau khi ăn thực phẩm có chỉ số đường huyết cao. Điều này có thể thúc đẩy cảm giác đói và dễ khiến bạn ăn quá nhiều và tăng cân.

Chỉ số đường huyết của mỗi loại carbs là khác nhau và có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố như cả độ chín, những thực phẩm bạn ăn cùng và cách chế biến carbs. Nói chung, ngũ cốc nguyên hạt, cũng như hầu hết các loại trái cây, rau không chứa tinh bột và các loại đậu có chỉ số đường huyết thấp hơn những thực phẩm carbs tinh chế khác.

Giảm lượng đường nạp vào cơ thể

Giảm lượng đường nạp vào cơ thể | viamclinic.vn

Người Mỹ trung bình tiêu thụ 22 thìa cà phê (88 gam) đường bổ sung mỗi ngày. Điều đó có nghĩa là khoảng 350 calo. Còn tại Việt Nam trung bình một người tiêu thụ khoảng 46,5 g đường tự do mỗi ngày. Mặc dù một phần trong số này được thêm vào dưới dạng đường ăn, nhưng hầu hết trong số này đến từ thực phẩm đã qua chế biến như kẹo, bánh quy và nước ngọt.

Các loại đường bổ sung như sucrose và sirô ngô có hàm lượng fructose cao không đem lại các giá trị về dinh dưỡng. Trên thực tế, chúng chỉ là calo rỗng. Cơ thể bạn phá vỡ những loại đường đơn này rất dễ dàng, khiến lượng đường trong máu tăng đột biến gần như ngay lập tức. Các nghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ đường có liên quan đến việc phát triển tình trạng kháng insulin. Kháng insulin là khi các tế bào không phản ứng đúng với việc giải phóng insulin, dẫn đến cơ thể không thể kiểm soát lượng đường trong máu một cách hiệu quả.

Năm 2016, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã thay đổi cách ghi nhãn thực phẩm tại Hoa Kỳ. Thực phẩm giờ đây phải hiển thị lượng đường bổ sung mà chúng chứa tính bằng gam và theo tỷ lệ phần trăm của lượng tiêu thụ tối đa được khuyến nghị hàng ngày. Một lựa chọn thay thế để từ bỏ hoàn toàn đường là thay thế bằng chất làm ngọt nhân tạo.

Giữ cân nặng khỏe mạnh

Hiện tại, cứ 3 người trưởng thành ở Hoa Kỳ thì có 2 người được coi là thừa cân hoặc béo phì. Tai Việt Nam, tỉ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ em trong độ tuổi học đường (5 – 19 tuổi) tăng từ 8,5% năm 2010 lên đến 19% năm 2020, trong đó tỉ lệ thừa cân béo phì khu vực thành thị là 26,8%, nông thôn là 18,3% và miền núi là 6,9%.

Thừa cân hoặc béo phì có thể khiến cơ thể bạn khó sử dụng insulin và kiểm soát lượng đường trong máu. Điều này có thể khiến đường huyết tăng đột biến và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 tăng cao hơn. Cơ chế của mối liên quan này vẫn chưa rõ ràng, nhưng có rất nhiều bằng chứng liên quan đến béo phì với tình trạng kháng insulin và sự phát triển của bệnh tiểu đường type 2. Mặt khác, giảm cân đã được chứng minh là cải thiện việc kiểm soát lượng đường trong máu.

**THAM KHẢO NGAY: Dinh dưỡng cho người mắc bệnh tiểu đường

Tập thể dục nhiều hơn

Tập thể dục giúp kiểm soát lượng đường trong máu bằng cách tăng độ nhạy cảm của tế bào với hormone insulin. Tập thể dục cũng khiến các tế bào cơ hấp thụ đường từ máu, giúp giảm lượng đường trong máu. Các bài tập cường độ cao và cường độ vừa phải đều được chứng minh là làm giảm lượng đường trong máu.

Tập thể dục khi bụng đói hay no đều có thể ảnh hưởng đến việc kiểm soát lượng đường trong máu. Một nghiên cứu cho thấy tập thể dục trước khi ăn sáng giúp kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả hơn tập thể dục sau khi ăn sáng. Bên cạnh đó, tăng cường tập thể dục cũng giúp giảm cân, tăng gấp đôi sức mạnh để phòng ngừa lượng đường trong máu tăng đột biến.

Ăn nhiều chất xơ

Chất xơ được tạo thành từ các bộ phận của thức ăn thực vật mà cơ thể bạn không thể tiêu hóa được. Chất xơ thường được chia thành 2 nhóm: chất xơ hòa tan và không hòa tan. Đặc biệt, chất xơ hòa tan có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu tăng đột biến. Chất xơ hòa tan trong nước để tạo thành một chất giống như gel, giúp làm chậm quá trình hấp thụ carbs trong ruột. Điều này giúp kiểm soát đường huyết tăng và giảm đều đặn, thay vì tăng đột biến. 

Các nguồn chất xơ hòa tan tốt bao gồm:

  • Một số loại hạt như yến mạch
  • Các loại đậu
  • Một số loại trái cây như táo, cam và quả việt quất
  • Rau củ

Uống nhiều nước hơn

Uống nhiều nước hơn | viamclinic.vn

Không uống đủ nước có thể khiến đường huyết tăng đột biến. Khi bạn bị mất nước, cơ thể bạn sẽ sản xuất ra một loại hormone gọi là vasopressin khiến thận giữ lại chất lỏng và ngăn cơ thể thải ra lượng đường dư thừa trong nước tiểu. Cùng với đó, vasopressin cũng thúc đẩy gan của bạn giải phóng nhiều đường hơn vào máu.

Nghiên cứu cho thấy những người uống nhiều nước sẽ giảm được nguy cơ mắc bệnh đường huyết thấp hơn 21%. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy sự gia tăng vasopressin trong máu có liên quan đến sự gia tăng kháng insulin và bệnh tiểu đường type 2.

Lượng nước bạn uống hàng ngày sẽ tùy thuộc vào từng cá nhân. Tuy nhiên hãy luôn đảm bảo rằng bạn uống nước ngay khi khát và tăng lượng nước uống khi thời tiết nóng hoặc khi tập thể dục. Bạn nên uống nước thay vì nước trái cây có đường hoặc nước ngọt có ga, vì hàm lượng đường sẽ dẫn đến lượng đường trong máu tăng đột biến.

Thêm giấm vào chế độ ăn uống của bạn

Giấm, đặc biệt là giấm táo, đã được chứng minh là có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Giấm táo có tác dụng hỗ trợ giảm cân, giảm cholesterol, kháng khuẩn và kiểm soát lượng đường trong máu. Một số nghiên cứu cho thấy rằng sử dụng giấm có thể làm tăng phản ứng insulin và kiểm soát đường huyết không bị tăng đột biến. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng giấm càng mạnh thì lượng đường trong máu càng thấp. Nghiên cứu phát hiện ra rằng giấm làm tăng độ nhạy insulin từ 19% – 34%.

Việc bổ sung giấm cũng có thể làm giảm chỉ số đường huyết của thực phẩm, từ đó giúp giảm lượng đường trong máu tăng đột biến. Một nghiên cứu ở Nhật Bản cho thấy rằng thêm thực phẩm ngâm chua vào bữa cơm sẽ làm giảm đáng kể chỉ số đường huyết của bữa ăn.

Bổ sung đủ crom và magie

Các nghiên cứu cho thấy cả crom và magie đều có hiệu quả trong việc kiểm soát lượng đường trong máu.Crom là một khoáng chất mà bạn cần với số lượng nhỏ. Crom giúp tăng cường hoạt động của insulin góp phần kiểm soát đường huyết tốt hơn bằng cách khuyến khích các tế bào hấp thụ đường từ máu. Nghiên cứu cho thấy việc bổ sung crom giúp giảm khoảng 20% lượng đường trong máu sau bữa ăn. Nguồn thực phẩm giàu crom bao gồm: bông cải xanh, lòng đỏ trứng, động vật có vỏ, cà chua và quả hạch Brazil.

Magiê cũng là một khoáng chất có tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu. Nghiên cứu cho thấy việc bổ sung magie giúp độ nhạy insulin tăng lên. Việc bổ sung kết hợp crom và magie còn cho thấy những hiệu quả gia tăng đối với lượng đường trong máu so với việc bổ sung riêng lẻ. Nguồn thực phẩm giàu magie bao gồm: cải bó xôi, hạnh nhân, bơ, hạt điều và đậu phộng.

Thêm các loại thảo mộc vào bữa ăn

Thêm các loại thảo mộc vào bữa ăn | viamclinic.vn

Quế và cỏ cà ri đã được sử dụng trong y học hàng ngàn năm. Cả hai đều có liên quan đến việc kiểm soát lượng đường trong máu. Bằng chứng khoa học về việc sử dụng quế trong kiểm soát lượng đường trong máu là chưa rõ ràng. Một nghiên cứu ở những người khỏe mạnh cho thấy quế làm tăng độ nhạy insulin và giảm lượng đường trong máu tăng đột biến sau bữa ăn giàu carb. Tuy nhiên, cũng có nghiên cứu cho thấy quế không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.

Có hai loại quế:

  • Quế Cassia hay còn gọi là quế đơn, có nguồn gốc từ cây Cinnamomum cassia ở khu vực Đông Nam Á trong đó có Việt Nam.
  • Quế Ceylon hay còn gọi là quế Tích Lan, quế thật, có nguồn gốc từ cây Cinnamomum verum ở khu vực Sri Lanka và các vùng phía nam của Ấn Độ. Giống quế này đắt hơn, nhưng chứa nhiều chất chống oxy hóa hơn.

Quế cassia chứa một chất có khả năng gây hại gọi là coumarin. Cơ quan an toàn thực phẩm châu Âu (EFSA) đã thiết lập lượng coumarin có thể chấp nhận được hàng ngày ở mức (0,1 mg/kg) trọng lượng cơ thể, tương đương với khoảng nửa thìa cà phê (1 gam) quế Cassia cho một người nặng 75 kg.

Một trong những đặc tính của cỏ cà ri hay cây thảo linh lăng là hạt có nhiều chất xơ hòa tan. Điều này giúp ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng đột biến bằng cách làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ carbs. Cỏ cà ri có thể giúp kiểm soát đường huyết. Tuy nhiên hương vị của loại thảo mộc này khá mạnh vì vậy một số người thích dùng nó như một chất bổ sung.

Bổ sung thêm berberine

Berberine là một chất hóa học có thể được chiết xuất từ nhiều loại thực vật khác nhau. Berberine đã được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc trong hàng ngàn năm với công dụng giảm cholesterol, giảm cân và kiểm soát lượng đường trong máu. Berberine làm giảm lượng đường do gan sản xuất và tăng độ nhạy insulin và thậm chí có hiệu quả như một số loại thuốc dùng cho bệnh tiểu đường type 2. Tuy nhiên, một nghiên cứu khác cho thấy berberine gây ra tác dụng phụ ở một số người, chẳng hạn như tiêu chảy, táo bón và đầy hơi. Vậy nên bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng nếu bạn có bất kỳ bệnh lý nào hoặc đang dùng bất kỳ loại thuốc nào.

Điều chỉnh lối sống sinh hoạt

Nếu bạn thực sự muốn kiểm soát tốt đường huyết của mình, bạn cũng nên xem xét các yếu tố lối sống có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Căng thẳng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bạn theo nhiều cách như gây đau đầu, tăng huyết áp và lo lắng. Căng thẳng cũng đã được chứng minh là có ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Khi mức độ căng thẳng tăng lên, cơ thể bạn sẽ giải phóng một số hormone nhất định.

Hệ quả là cơ thể bạn giải phóng năng lượng dự trữ dưới dạng đường vào máu của bạn để đáp ứng phản ứng chiến đấu hoặc bỏ chạy. Nghiên cứu cho thấy sự gia tăng căng thẳng liên quan đến công việc có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tăng lượng đường trong máu. Đặc biệt, giải tỏa căng thẳng cũng đã được chứng minh là có lợi cho lượng đường trong máu của bạn.

Ngủ

Ngủ quá ít hay quá nhiều đều có liên quan đến việc kiểm soát lượng đường trong máu kém. Thậm chí một vài đêm mất ngủ hoặc ngủ không ngon giấc có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của bạn. Nghiên cứu cho thấy việc ngủ quá ít làm tăng tình trạng kháng insulin và đường huyết của bạn. Chất lượng giấc ngủ cũng quan trọng như số lượng. Một nghiên cứu cho thấy mức độ ngủ sâu nhất của giấc ngủ (NREM) rất quan trọng nhất đối với việc kiểm soát lượng đường trong máu.

Rượu bia

Rượu bia | viamclinic.vn

Đồ uống có cồn thường chứa nhiều đường bổ sung. Điều này đặc biệt đúng đối với đồ uống hỗn hợp và cocktail, mỗi ly coktail hay đồ uống có cồn có thể chứa tới 30 gam đường. Đường trong đồ uống có cồn sẽ khiến lượng đường trong máu tăng đột biến giống như đường được thêm vào trong thực phẩm. Hầu hết đồ uống có cồn thường ít giá trị dinh dưỡng và chủ yếu chỉ cung cấp calo rỗng. Hơn nữa, theo thời gian, uống nhiều rượu có thể làm giảm hiệu quả của insulin, dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao và cuối cùng có thể dẫn đến bệnh tiểu đường type 2.

Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy rằng uống rượu vừa phải, có kiểm soát có thể có tác dụng tốt trong việc kiểm soát lượng đường trong máu và cũng có thể làm giảm nguy cơ hình thành bệnh tiểu đường type 2. Một nghiên cứu cho thấy rằng uống một lượng rượu vừa phải trong bữa ăn có thể làm giảm tới 37% lượng đường trong máu.

Xem thêm video hấp dẫn:

Hãy đến với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Đặt lịch khám TẠI ĐÂY hoặc liên hệ Hotline: 0935.18.3939 / 024.3633.5678

BS. Hoài Thu – Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM

Theo Healthline



| Bình luận

Người bị loét dạ dày nên ăn thế nào?

30/07/2023 -  Kiến thức dinh dưỡng

Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn biết những thực phẩm nào nên ăn và thực phẩm nào nên tránh khi bị loét dạ dày.

Loét dạ dày là do sử dụng một số loại thuốc trong một thời gian dài, do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori, một bệnh nhiễm trùng mà cần phải điều trị bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, việc tuân theo chế độ ăn kiêng có thể giúp giảm đau và kích ứng do các vết loét trên niêm mạc dạ dày, thực quản hoặc ruột non.

Một số loại thực phẩm như quả mọng và nho giúp lành các mô bị tổn thương, trong khi đó, rượu và đồ cay lại gây kích ứng lớp bảo vệ tự nhiên của đường tiêu hóa và có thể làm trầm trọng thêm tình trạng loét.

Chế độ ăn dành cho người loét dạ dày là gì?

Chế độ ăn kiêng dành cho người bị loét dạ dày là một kế hoạch ăn uống được lập ra để giúp giảm các triệu chứng của loét dạ dày, ngăn ngừa các đợt bùng phát và các vết loét có thể phát triển thêm trong tương lai.

Mục tiêu của chế độ ăn dành cho người bị loét dạ dày

  • Điều chỉnh sự thiếu hụt dinh dưỡng góp phần gây ra các triệu chứng của bạn
  • Cung cấp protein và các chất dinh dưỡng khác mà cơ thể bạn cần để làm lành vết thương
  • Giúp bạn tránh xa những thực phẩm gây kích ứng vết loét
  • Giúp hạn chế gây ra các bệnh Crohn, bệnh celiac hoặc nhiễm khuẩn.

Một chế độ ăn kiêng nên được tuân theo cùng với bất kỳ khuyến nghị điều trị nào từ bác sĩ, nó bao gồm các loại thực phẩm có tác dụng kháng khuẩn và các hợp chất thúc đẩy quá trình lành vết thương.

Polyphenol là một loại chất chống oxy hóa được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm thực vật có thể được sử dụng để kiểm soát tình trạng loét dạ dày tá tràng. Một số polyphenol giúp chữa lành vết loét niêm mạc dạ dày nhanh hơn, trong khi một số khác có tác dụng kháng khuẩn và giúp tiêu diệt vi khuẩn H.pylori. Polyphenol trong trà xanh có thể làm dịu chứng viêm và giúp củng cố các mô lót dạ dày.

Đọc thêm bài viết: Thực phẩm nên tránh khi bị trào ngược dạ dày

Thực phẩm nên ăn và không nên ăn khi bạn bị loét dạ dày

Những người bị loét dạ dày nên ăn thực phẩm nào?

Những người bị loét dạ dày nên ăn các loại thực phẩm như:

  • Trái cây: dù là trái cây tươi hay đông lạnh cũng đều chứa chất xơ và chất chống oxy hóa hữu ích. Các loại quả mọng, táo, nho và lựu là một trong những lựa chọn tốt nhất để chữa bệnh bằng polyphenol. Tuy nhiên, trái cây họ cam quýt hoặc nước trái cây như cam, bưởi sẽ gây trào ngược dạ dày.
  • Rau: Rau lá xanh, rau củ màu đỏ, màu cam và các loại rau thuộc họ cải (bông cải xanh, súp lơ trắng, cải xoăn) chứa nhiều vitamin và chất chống oxy hóa đặc biệt tốt cho sức khỏe và quá trình trị bệnh. Tránh ăn ớt cay, cà chua và các sản phẩm làm từ nguồn nguyên liệu này nếu như chúng khiến bạn bị trào ngược. Cùng với đó, bạn nên hạn chế ăn rau sống vì khó tiêu hóa.
  • Protein: thịt gia cầm bỏ da, thịt bò nạc như thịt thăn, cá, trứng, đậu phụ, tương nén, đậu khô và đậu Hà Lan là nguồn cung cấp protein ít chất béo. Các loại cá béo như cá hồi, cá thu và cá mòi cung cấp chất béo omega-3, có thể làm giảm viêm và có ích cho việc ngăn ngừa các vết loét khác.
  • Sữa lên men như sữa chua sẽ cung cấp men vi sinh cùng với protein.
  • Bánh mì và ngũ cốc: Bánh mì ngũ cốc nguyên hạt và ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, quinoa, farro, hạt kê sẽ cung cấp chất xơ tốt để đưa vào chế độ ăn của bạn
  • Các loại thảo mộc và gia vị: Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng một số loại gia vị được thêm vào để tăng hương vị cũng góp phần diệt vi khuẩn. Ngoài ra, chúng ta vẫn được dùng các loại thảo mộc và gia vị dịu nhẹ vì nó là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa. Các loại tốt nhất có thể kể đến là nghệ, quế, gừng và tỏi.
  • Mật ong: Có bằng chứng cho thấy một số loại mật ong, bao gồm cả mật ong oregano quý hiếm cũng có thể tiêu diệt vi khuẩn HP và các vi khuẩn khác.
Thực phẩm bạn nên tránh khi bạn bị loét dạ dày
  • Rượu: là chất kích thích dạ dày và làm chậm quá trình lành vết thương
  • Caffein: Nên hạn chế hoặc ngừng uống cafe, trà và nước ngọt chứa caffein vì gây tăng tiết acid dạ dày
  • Sữa: gây tăng tiết acid dạ dày
  • Một số loại thịt: không ăn thịt có nhiều gia vị, xúc xích, đồ chiên hoặc thịt mỡ.
  • Thực phẩm giàu chất béo: cần tránh ăn nước thịt, súp kem, nước xốt salad vì nó có thể làm tăng acid dạ dày và gây trào ngược.
  • Thực phẩm cay: tránh ăn ớt, hạt tiêu đen, nước sốt và gia vị có chứa chúng.
  • Thức ăn mặn: dưa chua, ô liu và các loại rau ngâm muối hoặc lên men khác có nhiều muối và có nguy cơ liên quan đến loét do H.pylori cao hơn.
  • Socola: có thể gây tăng tiết acid dạ dày và một số người thấy rằng nó gây hiện tượng trào ngược dạ dày.

Khi nào được dừng chế độ ăn kiêng?

Bạn nên duy trì chế độ ăn kiêng khi bị loét cho đến khi bác sĩ thông báo rằng vết loét của bạn đã lành hoàn toàn, sau đó quay lại chế độ ăn uống bình thường. Nhưng nếu bạn cảm thấy tốt hơn khi ăn kiêng hoặc bạn có các yếu tố nguy cơ gây loét như hút thuốc thì nên ăn theo chế độ này.

Bạn nên cố gắng ăn 5 hoặc 6 bữa nhỏ mỗi ngày, thay vì 3 bữa lớn. Bởi acid dạ dày được sản xuất mỗi khi bạn ăn, nhưng những bữa ăn lớn đòi hỏi nhiều acid hơn để tiêu hóa và điều này có thể gây khó chịu. Hãy kết thúc bữa ăn ít nhất 3 giờ trước khi đi ngủ và cố gắng đứng thẳng trong vài giờ sau lần ăn cuối cùng của bạn để cải thiện quá trình tiêu hóa, đồng thời ít làm trào ngược acid hơn.

Đọc thêm bài viết: Chế độ ăn cho người đau dạ dày

Mẹo nấu ăn cho những người bị loét dạ dày

Bám sát các phương pháp nấu ăn ít chất béo như quay, om và nướng thay vì chiên. Ngoài ra, bạn nên hạn chế sử dụng bơ và dầu khi nấu ăn, vì chúng có thể khó tiêu hóa hơn.

Cần chú ý

Trong một số trường hợp, vết loét xuất hiện khi bạn mắc bệnh không dung nạp gluten hoặc các bệnh viêm ruột. Đối với bệnh không dung nạp gluten, bạn cần tránh các loại ngũ cốc có gluten, như lúa mì, lúa mạch và chú ý đọc nhãn thực phẩm để biết các nguồn chứa gluten ẩn.

Đối với các bệnh viêm ruột, bạn cần tránh các thực phẩm có đường sữa, đồ uống có ga và chọn thực phẩm ít chất xơ. Cùng với đó, bạn cũng nên hạn chế các loại hạt, quả hạch, đậu và một số loại trái cây. Ngoài ra, tuân theo chế độ ăn ít FODMAPS cũng rất hữu ích.

Một lưu ý khác đó là các yếu tố khác có thể phát huy tác dụng khi áp dụng chế độ ăn kiêng cho người bị loét dạ dày và chúng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của bạn.

Dinh dưỡng chung

Chế độ ăn kiêng cho người bị loét dạ dày không ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của bạn. Nếu duy trì sự đa dạng trong chế độ ăn uống của mình thì bạn vẫn có thể nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết từ các loại thực phẩm khác khi bạn ngừng ăn những thứ gây kích ứng vết loét.

Nếu bạn đang cố gắng thêm nhiều thực phẩm giàu chất polyphenol và chất xơ vào chế độ ăn uống của mình, đồng thời cắt giảm thực phẩm béo thì chế độ ăn kiêng dành cho người bị loét có thể còn bổ dưỡng hơn chế độ ăn uống thông thường của bạn. Với việc hạn chế đồ ăn nhanh, khoai tây chiên và rượu, bạn có thể thấy rằng mình đang ăn uống lành mạnh hơn, cảm thấy tốt hơn và thậm chí có thể giảm cân.

Hãy đến với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Đặt lịch khám TẠI ĐÂY hoặc liên hệ Hotline: 0935.18.3939 / 024.3633.5678

BS Hồ Mai Hương – Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM

Theo Verywell Health



| Bình luận

Chế độ ăn uống tốt nhất cho phụ nữ gồm những gì?

29/07/2023 -  Kiến thức dinh dưỡng

Bài viết này giải thích cho bạn chế độ ăn uống lành mạnh là gì và nên bao gồm những gì. Đồng thời xem xét các chế độ ăn kiêng khác nhau phù hợp với phụ nữ.

Thế nào là một chế độ ăn uống lành mạnh?

Hướng dẫn chế độ ăn uống cho người Mỹ 2015 – 2020 khuyên mọi người nên ăn những thực phẩm bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe, không chứa nhiều calo, chẳng hạn như rau và trái cây nguyên hạt. Các mô hình ăn uống lành mạnh sẽ ưu tiên các thực phẩm giàu dinh dưỡng:

  • nhiều loại rau có màu sắc khác nhau
  • các loại đậu, chẳng hạn như đậu Hà Lan
  • trái cây
  • thực phẩm giàu protein như thịt nạc và thịt gia cầm, cá và hải sản, các sản phẩm từ đậu nành, các loại hạt
  • ngũ cốc trong đó ít nhất một nửa là ngũ cốc nguyên hạt
  • các sản phẩm từ sữa không đường như sữa tươi, sữa chua và phô mai
  • chất béo lành mạnh như dầu ô liu, các loại quả như bơ và dầu cá

Đọc thêm bài viết: Dứa có lợi cho phụ nữ không?

Ngoài ra mọi người cần hạn chế hoặc tránh một số loại thực phẩm như sau:

  • Hạn chế lượng calo từ đường bổ sung không quá 10% tổng lượng calo hàng ngày. Thực phẩm chế biến sẵn, đồ ngọt và đồ uống có đường đều chứa đường bổ sung.
  • Hạn chế chất béo bão hòa dưới 10% tổng lượng calo hàng ngày. Thực phẩm giàu chất béo bão hòa bao gồm bơ, phô mai và thịt mỡ.
  • Tránh chất béo chuyển hóa. Thực phẩm chế biến sẵn như các đồ ăn vặt bánh kẹo, pizza và kem cà phê có thể chứa chất béo chuyển hóa.
  • Hạn chế natri dưới 2.300 (mg) mỗi ngày đối với người lớn.
  • Hạn chế uống rượu, không nên uống quá một ly mỗi ngày đối với phụ nữ và không quá 2 ly mỗi ngày đối với nam giới

Một số chế độ ăn uống hợp lý có thể giúp mọi người lựa chọn thực phẩm lành mạnh hơn. Ngoài ra, một số chế độ ăn cụ thể có thể hỗ trợ cải thiện các vấn đề sức khỏe hoặc giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. Các chế độ ăn uống sau đây đều tập trung ưu tiên vào thực vật và cá. Những thông tin dưới đây sẽ đưa ra những nhận định về từng chế độ ăn và đánh giá về tác dụng của những chế độ ăn này trong việc hỗ trợ sức khỏe cho phụ nữ.

Chế độ ăn Địa Trung Hải

Theo một số chuyên gia, chế độ ăn Địa Trung Hải có lợi cho việc giảm cân, tốt cho tim mạch và ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chế độ ăn Địa Trung Hải có thể giúp ngăn ngừa bệnh Alzheimer.

Theo một nghiên cứu năm 2015, phụ nữ có thể gặp nhiều vấn đề về sức khỏe hơn trong thời kỳ tiền mãn kinh và sau mãn kinh nếu họ bị thừa cân hoặc béo phì. Nghiên cứu cho thấy phụ nữ Tây Ban Nha tuân thủ chế độ ăn Địa Trung Hải ít bị thừa cân hơn và chế độ ăn này có thể cải thiện chất lượng cuộc sống trong thời kỳ mãn kinh.

Chế độ ăn Địa Trung Hải ưu tiên rau, trái cây, dầu ô liu, các loại hạt và các loại đậu. Cá béo cũng như các loại ngũ cốc chưa tinh chế là một phần quan trọng của chế độ ăn này. Ngoài ra, trong chế độ ăn Địa Trung Hải, bạn có thể uống rượu một cách vừa phải có kiểm soát. Thực phẩm mà mọi người nên hạn chế khi áp dụng theo chế độ ăn Địa Trung Hải là thịt và sữa. Mọi người cũng nên tránh thực phẩm chế biến sẵn và hạn chế việc chế biến thực phẩm..

Theo một số nghiên cứu, ăn một chế độ ăn hạn chế đường, chất béo và muối cũng có thể giúp giảm các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt.

Chế độ ăn DASH

Theo một số nghiên cứu, DASH viết tắt của Dietary Approaches to Stop Hypertension là chế độ ăn lành mạnh, được thiết kế với mục đích hỗ trợ điều trị tăng huyết áp hoặc phòng ngừa tăng huyết áp và có thể giúp mọi người giảm cân. Tỷ lệ tăng huyết áp có thể tăng ở phụ nữ sau khi mãn kinh.

Một nghiên cứu năm 2017 chỉ ra rằng phụ nữ từ 70 tuổi trở lên duy trì chức năng nhận thức tốt hơn khi họ tuân thủ chế độ ăn kiêng DASH trong thời gian dài. Bên cạnh đó, nghiên cứu khác cho thấy chế độ ăn DASH có thể làm giảm tỷ lệ mổ lấy thai ở phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

Phụ nữ từ 19 – 50 tuổi hoạt động vừa phải cần 2.000 – 2.200 calo mỗi ngày. Và với một chế độ ăn 2.000 calo/ngày, bạn cần kiểm soát lượng khẩu phần ăn mỗi ngày cho từng nhóm thực phẩm như sau:

  • 6 – 8 đơn vị ngũ cốc hàng ngày. Một đơn vị ngũ cốc tương đương với một lát bánh mì hoặc nửa chén cơm.
  • tối đa 6 đơn vị thịt nạc hoặc thịt gia cầm, trứng và cá hàng ngày. Một đơn vị tương đương 30g thịt, cá hoặc gia cầm nấu chín hoặc một quả trứng.
  • 4 – 5 đơn vị rau hàng ngày. Một đơn vị rau là một chén rau lá hoặc nửa chén rau sống hoặc nấu chín.
  • 4 – 5 đơn vị trái cây hàng ngày. Một dơn vị trái cây là một miếng trái cây vừa hoặc nửa cốc trái cây đông lạnh hoặc đóng hộp.
  • 2 – 3 đơn vị sữa và các sản phẩm từ sữa ít béo hoặc không béo. Một đơn vị sữa là một cốc sữa hoặc 15g phô mai
  • 2 – 3 đơn vị chất béo và dầu hàng ngày. Một đơn vị chất béo là một thìa cà phê bơ thực vật hoặc dầu thực vật.
  • 4 – 5 đơn vị hạt, đậu đỗ hàng tuần. Một đơn vị tương đương là một phần ba chén hạt hoặc nửa chén đậu nấu chín.
  • 2.300 mg natri mỗi ngày hoặc 1.500 mg trong trường hợp cần điều trị bệnh huyết áp
  • 5 món ngọt trở xuống hàng tuần

Phụ nữ nên tìm ra nhu cầu calo của mình nhất là trong trường hợp bạn muốn giảm cân. Sau đó, bạn có thể điều chỉnh số lượng khẩu phần cho phù hợp.

Chế độ ăn uống MIND

Chế độ ăn MIND là sự kết hợp giữa chế độ ăn uống DASH và Địa Trung Hải nhằm mục đích giảm chứng mất trí nhớ và sự suy giảm sức khỏe não bộ, thoái hóa thần kinh (MIND) thường xảy ra khi con người già đi.

Áp dụng chế độ ăn uống MIND có thể giúp ích cho phụ nữ khi có tuổi, vì một số nghiên cứu cho thấy rằng chế độ ăn này có tác dụng tốt trong việc ngăn ngừa tình trạng suy giảm nhận thức và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Nam giới cũng có thể nhận được những lợi ích tương tự từ chế độ ăn MIND.

Một nghiên cứu năm 2020 về phụ nữ ở Iran cho thấy nguy cơ mắc bệnh ung thư vú ở những người tham gia nghiên cứu thấp hơn 50% khi họ tuân thủ chế độ ăn uống MIND. Chứng đau nửa đầu phổ biến hơn ở nam giới so với phụ nữ và một nghiên cứu năm 2020 cho thấy rằng những người tham gia áp dụng theo chế độ ăn MIND ít bị đau nửa đầu hơn và nếu có thì tình trạng đau nửa đầu cũng ít nghiêm trọng hơn và ngắn hơn.

Chế độ ăn uống MIND ưu tiên các loại thực phẩm tự nhiên, có nguồn gốc thực vật, giống như chế độ ăn kiêng DASH và Địa Trung Hải. Chế độ ăn này đặc biệt khuyến khích mọi người tăng lượng quả mọng và rau lá xanh. Bên cạnh đó, chế độ ăn MIND cũng hạn chế thực phẩm có nguồn gốc động vật và chất béo bão hòa, đặc biệt là bơ. Mọi người nên hạn chế ở mức một muỗng canh mỗi ngày.

Đọc thêm bài viết: Phụ nữ mang thai nên có chế độ dinh dưỡng như thế nào?

Các hướng dẫn cho chế độ ăn uống MIND bao gồm:

  • ăn ít nhất 3 phần ngũ cốc nguyên hạt, salad và một loại rau khác mỗi ngày
  • uống một ly rượu vang mỗi ngày
  • ăn vặt với các loại hạt
  • ăn đậu mỗi ngày

Chế độ ăn kiêng bán chay Flexitarian

Chế độ ăn Flexitarian là chế độ ăn bán chay, khi áp dụng theo chế độ ăn này bạn có thể thỉnh thoảng ăn thịt hoặc cá. Theo một đánh giá năm 2016, chế độ ăn Flexitarian phổ biến với phụ nữ hơn nam giới và mang lại một số lợi ích sức khỏe tốt trong việc kiểm soát:

  • trọng lượng cơ thể
  • huyết áp
  • nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
  • tình trạng viêm ruột

Những người theo chế độ ăn Flexitarian sẽ ăn uống xoay quanh thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật nhưng đôi khi bao gồm thực phẩm động vật như trứng, thịt hoặc cá. Những người áp dụng theo chế độ ăn thiên về thực vật này cần đảm bảo rằng họ nhận được các chất dinh dưỡng thiết yếu, chẳng hạn như vitamin B12 và đôi khi cần phải sử dụng các sản phẩm bổ sung để cung cấp đủ cho cơ thể.

Hãy đến với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Đặt lịch khám TẠI ĐÂY hoặc liên hệ Hotline: 0935.18.3939 / 024.3633.5678

Bác sĩ Nguyễn Hoài Thu – Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM

Theo Medical News Today



| Bình luận

Ăn gì khi bị bệnh gout?

27/07/2023 -  Kiến thức dinh dưỡng

Chế độ ăn cho bệnh gout có thể giúp kiểm soát các triệu chứng của tình trạng này. Hãy cùng Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu ăn gì khi bị bệnh gout tại bài viết dưới đây.

Bệnh gout là một dạng viêm khớp do nồng độ axit uric trong máu cao. Cơ thể bạn tạo ra axit uric khi nó phân hủy một hợp chất hữu cơ gọi là purine – được sản xuất trong cơ thể bạn và có trong một số loại thực phẩm. 

Bắt đầu một chế độ ăn uống cân bằng tốt cho bệnh gout không chỉ có thể làm giảm nguy cơ bị cơn gout cấp tấn công mà còn có thể làm chậm quá trình tổn thương khớp liên quan đến bệnh gout. Chế độ ăn cho bệnh gout nói chung là một phần của kế hoạch điều trị sau khi bạn được chẩn đoán mắc bệnh. Bạn sẽ làm việc cùng với bác sỹ để quản lý một số yếu tố về lối sống, bao gồm chế độ ăn uống, kiểm soát cân nặng, hoạt động thể chất cũng như có thể dùng thuốc để giảm tần suất và cường độ của các cơn gout cấp. 

Purine là gì?

Purine là một hợp chất hóa học khi được chuyển hóa sẽ tạo ra axit uric gây ra các cơn gout cấp. Axit uric thường được bài tiết ra ngoài. Tuy nhiên, với bệnh gout, chất này sẽ bị tích tụ xung quanh khớp và tạo thành các tinh thể hình kim trong.

Đọc thêm thông tin tại: Thảo mộc tốt cho bệnh gout

Mục tiêu và lợi ích của chế độ ăn cho bệnh gout

Mục tiêu chế độ ăn uống bệnh gout có thể bao gồm:

  • Ăn thực phẩm bổ dưỡng giúp cơ thể đào thải axit uric
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh, có thể giúp giảm áp lực lên khớp và giảm đau, cũng như làm chậm quá trình viêm khớp
  • Tránh hoặc giảm thực phẩm giàu purine

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tuân theo chế độ ăn do bệnh gout có thể cải thiện tần suất các cơn gout cấp và giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng ở một số người. Trên thực tế, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Annals of the Rheumatic Diseases cho thấy việc áp dụng chế độ ăn giàu purine làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout tái phát tấn công gấp 5 lần ở những người mắc bệnh gout, trong khi giảm thực phẩm giàu purine giúp giảm nguy cơ bị bệnh gout tấn công.

phong benh gut

Chế độ ăn gout hoạt động như thế nào?

Trong chế độ ăn cho bệnh gout, bạn sẽ cố gắng tránh hầu hết các loại thực phẩm giàu purin, đặc biệt là từ các nguồn động vật và hải sản. Các loại rau giàu purine không làm tăng nguy cơ bị bệnh gout tấn công, vì vậy có thể được tiêu thụ thoải mái. Bạn cũng nên tiêu thụ một lượng vừa phải thực phẩm giàu vitamin C, các sản phẩm từ sữa ít chất béo và dầu thực vật để giúp kiểm soát tình trạng của mình.

Ăn gì khi bị bệnh gout?

Thực hiện theo chế độ ăn khi bị bệnh gout bao gồm các loại thực phẩm giúp loại bỏ các triệu chứng liên quan đến bệnh gout và tránh các loại thực phẩm chứa nhiều purine có thể giúp bạn kiểm soát tình trạng này.

Danh sách thực phẩm được khuyến nghị và thực phẩm nên tránh khi bị bệnh gout

Thực phẩm được đề xuất Thực phẩm không nên dùng
Rau Thịt đỏ
Sản phẩm từ sữa Thịt nội tạng
Đậu hũ Cá nước lạnh
Các loại ngũ cốc Một số động vật có vỏ
Đậu và đậu lăng Chiết xuất nấm men
Dầu thực vật Bia, rượu
Trái cây có múi Thực phẩm và đồ uống có đường
Anh đào
Cà phê

Rau: Với bệnh gout, trước đây người ta cho rằng bạn nên tránh một số loại rau. Tuy nhiên, bằng chứng gần đây cho thấy việc tiêu thụ các loại rau giàu purine như măng tây, rau bina và súp lơ không ảnh hưởng đến nồng độ axit uric hoặc làm tăng nguy cơ bị bệnh gout tấn công. Mặt khác, ăn rau có thể giúp bạn đạt được và duy trì cân nặng khỏe mạnh, cũng như cung cấp cho cơ thể bạn các vitamin và khoáng chất quan trọng.

Các sản phẩm từ sữa: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng protein trong các sản phẩm từ sữa có thể giúp giảm nồng độ axit uric một cách tự nhiên. Việc chọn các sản phẩm ít béo như sữa tách kem hoặc sữa chua ít béo cũng sẽ giúp bạn duy trì cân nặng hợp lý.

Đọc thêm thông tin tại: Chế độ ăn tốt nhất cho những người bị bệnh Gout

Đậu phụ, ngũ cốc nguyên hạt, đậu và đậu lăng: Protein từ thực vật sẽ giúp bạn duy trì chế độ ăn uống cân bằng đồng thời kiểm soát tình trạng của mình. Trong chế độ ăn dành cho bệnh gout, bạn giảm lượng thịt và hải sản ăn vào, nhưng bạn vẫn muốn tiêu thụ khoảng 15% – 30% lượng calo từ protein để đáp ứng các khuyến nghị của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA). Có một số bằng chứng protein từ thực vật và dầu thực vật (chẳng hạn như ô liu, hướng dương và đậu nành) thậm chí có thể bảo vệ bạn khỏi các cuộc tấn công của bệnh gout.

Trái cây họ cam quýt: Bằng chứng đã chỉ ra rằng hấp thụ 500 miligam (mg) vitamin C hàng ngày có thể là một cách hiệu quả để giảm tần suất bùng phát bệnh gout. Vitamin C giúp cơ thể bạn đào thải axit uric và trái cây họ cam quýt là một loại trái cây tuyệt vời cung cấp nguồn dinh dưỡng thiết yếu này. Tuy nhiên, bạn nên cố gắng chọn các loại trái cây có hàm lượng đường fructose thấp hơn như bưởi, cam hoặc dứa, vì loại đường tự nhiên này có thể làm tăng nồng độ axit uric.

Một người bị gout muốn bổ sung vitamin C nên nói chuyện với bác sĩ xem liệu có cần bổ sung hay không và liệu nó có phù hợp với chế độ ăn uống cũng như kế hoạch dùng thuốc của bạn hay không.

Anh đào: Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng tiêu thụ anh đào làm giảm nồng độ axit uric trong huyết thanh và có thể làm giảm nguy cơ bùng phát bệnh gout ở bệnh nhân gout. Anh đào và một số sản phẩm từ anh đào (chẳng hạn như nước ép anh đào chua) cũng chứa hàm lượng cao anthocyanins – chất flavonoid có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa rất hữu ích trong việc kiểm soát cơn đau và chứng viêm liên quan đến các cơn gout.

Thịt đỏ và nội tạng: Thịt đỏ có hàm lượng purin cao hơn thịt trắng. Tiêu thụ nhiều thịt đỏ (bao gồm thịt bò, thịt nai, bò rừng) và thịt nội tạng (bao gồm gan, bánh ngọt, lưỡi và thận) làm tăng nguy cơ tái phát các cơn gout cấp.

Cá nước lạnh, động vật có vỏ: Một số loại cá được biết là có hàm lượng purine cao hơn, vì vậy nên hạn chế trong chế độ ăn của bệnh gout. Các loại cá nước lạnh bao gồm: cá ngừ, cá hồi, cá trích, cá mòi và cá cơm.

Chiết xuất nấm men: Một số loại phết bao gồm Marmite, Vegemite và Vitam-R có chứa chiết xuất nấm men được biết là có hàm lượng purin cao. Tránh những thứ này để giảm nồng độ axit uric.

Bia và rượu: Hầu hết các loại đồ uống có cồn không được khuyên dùng trong chế độ ăn  cho bệnh gout. Cụ thể, bia và rượu làm chậm quá trình bài tiết axit uric. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống rượu vừa phải không liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh gout cao hơn.

Thực phẩm và đồ uống có đường: Thực phẩm và đồ uống có chứa fructose, đặc biệt là những loại có chứa siro ngô có hàm lượng fructose cao nên tránh trong chế độ ăn của người bệnh gout. Giữ mức axit uric thấp hơn bằng cách hạn chế hoặc tránh tiêu thụ nước ngọt có ga, đồ uống có đường khác, trái cây đóng hộp hoặc nước ép trái cây và các sản phẩm khác bao gồm thanh đồ ăn nhanh, kẹo và ngũ cốc ăn sáng.

Tóm tắt

Không có cách chữa khỏi bệnh gout. Do đó, việc áp dụng chế độ ăn cho bệnh gout có thể là một phần trong kế hoạch chăm sóc dài hạn của bạn để giúp bạn có nhiều thời gian hơn trong việc thuyên giảm bệnh và giảm bớt thời gian kiểm soát các cơn đau bùng phát.

Hãy đến với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Đặt lịch khám TẠI ĐÂY hoặc liên hệ Hotline: 0935.18.3939 / 024.3633.5678

CNDD Hồng Ngọc – Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM

Theo Verywellhealth



| Bình luận

Ưu và nhược điểm của chất tạo ngọt nhân tạo

26/07/2023 -  Kiến thức dinh dưỡng

Chất tạo ngọt nhân tạo là giải pháp cho những người thích ăn ngọt và không muốn lượng calo dư thừa từ đường tinh luyện hoặc các chất làm ngọt tự nhiên khác như mật ong, chà là và siro. Nhưng liệu rằng chất tạo ngọt nhân tạo có gây nguy hại cho sức khỏe không?

Chất tạo ngọt nhân tạo là gì?

Chất tạo ngọt có hàm lượng calo thấp, bao gồm chất tạo ngọt nhân tạo và chất tạo ngọt không dinh dưỡng, được sử dụng trong đồ uống, thực phẩm, kẹo, kem đánh răng, và một số thuốc. Chúng chứa ít calo hoặc không calo.

Chất tạo ngọt không dinh dưỡng được chiết xuất từ thực vật hoặc thảo mộc như cây cỏ ngọt và la hán quả. Chất tạo ngọt nhân tạo được làm từ các hợp chất hóa học bao gồm sulfonamid, sucrose, peptid và các dẫn xuất của chúng.

Chất tạo ngọt nhân tạo có độ ngọt cao hơn đường và được sử dụng để tạo hương vị cho một số loại thực phẩm và đồ uống. Một số chất tạo ngọt có thể ngọt hơn đường ăn từ 200 – 13000 lần. Do vị ngọt của chúng nên cần dùng lượng ít hơn để tạo hương vị cho đồ ăn hoặc thức uống, dẫn đến lượng calo trên mỗi gam ít hơn.

Rượu đường hoặc polyol như sorbitol, xylitol, lactitol, erythritol, mannitol và maltitol là carbohydrate, nhưng không được phân loại là chất tạo ngọt có lượng calo thấp. Chúng ít calo hơn đường ăn, với độ ngọt ngọt hơn đường từ 25% – 100%. Rượu đường được tìm thấy trong các loại thực phẩm như bánh quy, kẹo, kẹo cao su và kem, cũng như kem đánh răng và thuốc ho. Chúng không phải là nguyên nhân làm tăng đột biến lượng đường trong máu hoặc làm tăng nguy cơ sâu răng.

Đọc thêm bài viết: Mật ong và đường kính – Nên chọn chất tạo ngọt nào?

Các loại chất tạo ngọt nhân tạo

Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) đã phê duyệt tám chất tạo ngọt nhân tạo:

  • Acesulfame potassium được sử dụng cùng các chất tạo ngọt nhân tạo khác và có thể được tìm thấy trong nước ngọt không đường. Nó được bán trên thị trường với tên Sunett hoặc Sweet One và có thể tìm thấy ở trong cửa hàng tạp hóa .
  • Aspartame được tìm thấy ở trong các loại thực phẩm, đồ uống, kẹo, cũng như là vitamin và thuốc nhuận tràng. Nó được bán trên thị trường với tên Equal hoặc NutraSweet. Aspartame có độ ngọt gấp 200 lần so với đường. Aspartame không được dùng cho những người mắc bệnh phenylketon niệu (PKU), một chứng rối loạn di truyền hiếm gặp.
  • Neotame ngọt hơn đường từ 700 – 13000 lần. Nó được tìm thấy trong thức ăn và đồ uống, nó không phổ biến như các chất tạo ngọt nhân tạo có lượng calo thấp khác.
  • Saccharin được phát hiện vào năm 1879. Nó có độ ngọt cao hơn đường từ 200 – 700 lần. Nó được bán trên thị trường với tên Sweet’N Low, Sweet Twin, và Sugar Twin.
  • Sucralose được biết đến với tính linh hoạt của nó. Nó có thể thay thế đường trong các món nướng và các công thức nấu ăn khác, nó được tìm thấy trong thực phẩm chế biến sẵn và đồ uống cũng như trái cây đóng hộp và các sản phẩm từ sữa. Nó có độ ngọt gấp 600 lần so với đường và được bán trên thị trường với tên Splenda và Equal Sucralose.
  • Stevia là chất làm ngọt không dinh dưỡng và hầu như không có calo. Nó có nguồn gốc từ lá của cây cỏ ngọt và ngọt hơn đường từ 200 – 300 lần. Stevia được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm và đồ uống. Bạn có thể tìm thấy nó ở các cửa hàng tạp hóa địa phương với tên gọi Truvia, Stevia in the Raw, SweetLeaf, Sweet Drops, Sun Crystals và PureVia.
  • Luo han Guo chiết suất từ la hán quả, là một chất làm ngọt không dinh dưỡng. Nó không có calo và có độ ngọt gấp 10 – 250 lần so với đường. Nó thường được pha trộn với các chất tạo ngọt không dinh dưỡng khác như Stevia. Bạn có thể tìm thấy nó ở các cửa hàng tạp hóa địa phương và các cửa hàng thực phẩm tốt cho sức khỏe với tên gọi Monk Fruit in the Raw.
  • Advantame là chất làm ngọt không dinh dưỡng mới nhất được FDA phê duyệt vào năm 2014. Nó có độ ngọt gấp 20000 lần so với đường và không được sử dụng thường xuyên. Không giống như Aspartame, nó an toàn cho những người bị phenylketon niệu.

Những ảnh hưởng của chất tạo ngọt nhân tạo

Mặc dù chất tạo ngọt nhân tạo giúp chúng ta giảm lượng calo, nhưng chúng cũng dễ khiến chúng ta ăn quá nhiều thức ăn và đồ uống ngọt. Cả Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ và Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ đều chấp thuận việc thay thế đường bằng chất làm ngọt nhân tạo để giảm khả năng bị béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường, đồng thời giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Nhưng họ khuyên bạn nên thận trọng và tiếp tục theo dõi mức calo tiêu thụ của mình.

Tuy nhiên các nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra chất làm ngọt nhân tạo có thể khiến cân nặng tăng lên và đáng báo động là có thể dẫn đến u não, ung thư bàng quang và các bệnh khác. Các nhà khoa học đang xem xét xem liệu chất tạo ngọt nhân tạo liệu có an toàn trong mọi điều kiện hay không an toàn trong một liều lượng nào đó. Bất chấp điều đó, nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất tạo ngọt nhân tạo có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác nhau của cơ thể.

Đọc thêm bài viết: Nước ngọt ăn kiêng có thực sự tốt?

Sức khỏe đường ruột

Mặc dù chất tạo ngọt nhân tạo không calo không được hấp thụ, nhưng chúng vẫn có thể tiếp cận hệ vi sinh đường ruột, làm ảnh hưởng đến thành phần và chức năng và của nó, đồng thời ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa.

Trong một nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã thêm saccharin, sacralose, hoặc aspartame vào nước uống của những con chuột 10 tuần tuổi. 11 tuần sau, những con chuột uống nước đường sẽ xuất hiện chứng không dung nạp glucose, không giống như những con chuột khác chỉ uống nước, glucose hoặc sucrose. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng chứng không dung nạp glucose do tiêu thụ đường làm thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột.

Bệnh ung thư

Các nghiên cứu ban đầu chỉ ra sự kết hợp giữa cyclamate và saccharin là nguyên nhân gây ung thư trong các nghiên cứu trên động vật. Tuy nhiên, theo FDA, các nghiên cứu về khả năng gây ung thư chỉ ra rằng không có mối liên kết giữa ung thư với các chất tạo ngọt nhân tạo ở người. Các nghiên cứu về chất tạo ngọt nhân tạo được FDA chấp thuận chỉ ra rằng không có mối liên kết giữa các chất tạo ngọt nhân tạo này với một số loại ung thư và con người.

Cảm giác thèm ăn và cân nặng

Một nghiên cứu chỉ ra rằng những người tham gia thường sử dụng đồ uống có chất tạo ngọt nhân tạo sẽ có chỉ số BMI cao hơn. Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng những người sử dụng chất tạo ngọt nhân tạo thường xuyên tăng cân nhiều hơn từ 2,7% – 7,1% so với những người không dùng.

Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra nước được làm ngọt bằng aspartame làm tăng cảm giác thèm ăn ở nam giới trưởng thành có cân nặng bình thường và tăng cảm giác đói so với việc chỉ dùng riêng glucose hoặc nước. Ở một nghiên cứu khác, aspartame, acesulfame potassium và saccharin đều có liên quan đến việc ăn nhiều hơn, aspartame có liên quan nhiều nhất do nó không có vị đắng.

Có một mối tương quan giữa cảm giác thèm ăn và một số hương vị nhất định như vị ngọt. Chất tạo ngọt nhân tạo có thể làm bạn thèm ăn và muốn tìm kiếm các loại thực phẩm được làm từ nó. Để giảm tình trạng này, các chuyên gia khuyên bạn nên cai sữa hoặc loại bỏ đường hoặc chất tạo ngọt nhân tạo trong một thời gian.

Bệnh tiểu đường

Hầu hết các chất tạo ngọt không dinh dưỡng đều có ít hoặc không có calo. Do chúng có độ ngọt lớn hơn đường ăn từ 200 đến vài nghìn, nên chỉ cần một lượng nhỏ để làm ngọt thực phẩm. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn quá nhiều thực phẩm có chứa chất tạo ngọt nhân tạo có thể làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa glucose hoặc quá trình cơ thể tiêu hóa và sử dụng đường. Bên cạnh đó, sử dụng quá nhiều chất tạo ngọt nhân tạo có thể gây tăng cân quá mức và các biến chứng sức khỏe như bệnh tiểu đường typ 2.

Đau đầu

Một số nghiên cứu đã phân tích mối liên quan giữa chất tạo ngọt nhân tạo với chứng đau đầu, các nghiên cứu sau đó đã chỉ ra rằng chứng đau đầu ở một vài người có thể do aspartame hoặc sucralose. Đau đầu có thể được xảy ra sau khi sử dụng chất tạo ngọt nhân tạo kéo dài trong đồ uống dành cho người ăn kiêng và không nhất thiết phải dùng 1 lần.

Sức khỏe răng miệng

Sâu răng gây ra do các vi khuẩn trong miệng. Các vi khuẩn chủ yếu gây sâu răng là mutans streptococci, streptococcus sobrinus và lactobacilli, chúng tạo ra acid khi có các carbohydrate có thể lên men như sucrose, fructose và glucose. Hàm lượng khoáng chất trong răng của bạn sẽ trở nên nhạy cảm với nồng độ acid tăng lên do sản sinh ra acid lactic. Chất tạo ngọt nhân tạo, không như đường, chúng không được lên men bởi vi khuẩn đường miệng, tạo ra chất thải lắng đọng trên bề mặt răng và làm giảm độ pH trong miệng.

Đối tượng không nên tiêu thụ chất tạo ngọt nhân tạo

Những người bị phenylketon niệu nên tránh sử dụng aspartame, bởi chất này ngăn cản phenylalanine (một loại acid amin thiết yếu) bị phá vỡ. Hiệp Hội Y khoa Hoa Kỳ cũng khuyến nghị tránh sử dụng saccharin nếu bạn đang mang thai.

Phản ứng phụ

Rượu đường (sorbitol, mannitol, xylitol, erythritol) có nguồn gốc từ trái cây và quả mọng. Loại rượu này ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Nếu dùng quá nhiều, ngoại trừ erythritol, rượu đường có thể gây đầy hơi và tiêu chảy. Chất tạo ngọt nhân tạo có thể gây đau đầu, đau nửa đầu, các vấn đề về da, trầm cảm, tăng cân, các vấn đề về cơ bắp và mờ mắt.

Hãy đến với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Đặt lịch khám TẠI ĐÂY hoặc liên hệ Hotline: 0935.18.3939 / 024.3633.5678

BS Hồ Mai Hương – Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM

Theo Verywell Health



| Bình luận

10 loại trái cây chứa nhiều nước

25/07/2023 -  Kiến thức dinh dưỡng

Uống nước tưởng chừng đơn giản nhưng lại thực sự rất quan trọng để tránh cho cơ thể rơi vào tình trạng mất nước, nhưng tại sao chúng ta nên ăn cả những thực phẩm chứa nhiều nước? Hãy cùng Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu về 10 loại trái cây chứa nhiều nước tại bài viết dưới đây.

10 loại trái cây chứa nhiều nước | viamclinic.vn

Khi cảm thấy khát nước, bạn có thể với lấy một cốc nước hoặc cắn một miếng trái cây mọng nước để giúp bù nước. Tiêu thụ trái cây có thể là một cách lý tưởng để tăng cường dinh dưỡng và giúp đáp ứng nhu cầu chất lỏng tổng thể của cơ thể bạn.

Hãy đảm bảo rằng cơ thể bạn luôn đủ nước. Trong những ngày hè điều đó thậm chí còn quan trọng hơn nhiều, vì thời tiết quá nóng sẽ khiến bạn dễ bị mất nước. Theo Trường Y tế Công cộng Harvard TH Chan giữ nước giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, ngăn ngừa nhiễm trùng phát triển, giữ cho khớp của bạn được bôi trơn, cho phép chất dinh dưỡng được chuyển đến tế bào, đồng thời cải thiện giấc ngủ và tâm trạng của bạn. Vì vậy, có một số lý do khiến bạn muốn ăn trái cây cung cấp nước.

Trái cây cũng đi kèm với các đặc quyền dưỡng ẩm khác. Các chất điện giải tự nhiên có trong một số loại trái cây, chẳng hạn như kali, có thể giúp đưa nước vào các tế bào của cơ thể bạn nhanh hơn. Khoảng 20% lượng nước tổng thể của bạn đến từ thực phẩm bạn ăn, bao gồm trái cây, rau và các sản phẩm từ sữa, 80% còn lại đến từ những gì bạn uống.

Đọc thêm thông tin tại: Ăn trái cây có giúp bạn giữ nước?

10 trái cây chứa nhiều nước

Nhu cầu về chất lỏng của từng người có thể thay đổi nếu bạn đang tập thể dục hoặc làm việc ngoài trời. Bạn đã sẵn sàng giúp hydrat hóa với trái cây? Tìm hiểu một số loại quả chứa nhiều nước, sau đó thêm chúng vào danh sách thực phẩm của bạn càng sớm càng tốt.

Dưa hấu

Dưa hấu nhiều nước và chứa nhiều kali | viamclinic.vn

Không có gì ngạc nhiên khi dưa hấu có khả năng dưỡng ẩm tốt. Dưa hấu có 91% là nước, vì vậy nó siêu dưỡng ẩm. Ngoài ra, đây là một trong những loại trái cây không có nhiều chất xơ như các loại trái cây khác, vì vậy nó cũng có thể là nguồn cung cấp năng lượng. Một lát dưa hấu cỡ trung bình chứa 1,3 gam (g) chất xơ cho khoảng 4 % nhu cầu hàng ngày của bạn.

Không chỉ chứa nhiều nước, dưa hấu cũng chứa nhiều vitamin C 26,3 miligam (mg) trên mỗi lát vừa, chiếm gần 30% nhu cầu của bạn, khiến nó trở thành một nguồn tuyệt vời. Ngoài ra, dưa hấu là nguồn cung cấp vitamin A với 91 microgam (mcg) trong mỗi lát vừa phải, chiếm 10% nhu cầu của bạn, cũng như 364 mg kali, chiếm tổng cộng 8% nhu cầu. Vitamin A rất quan trọng đối với sức khỏe của mắt và da, trong khi vitamin C giúp hệ thống miễn dịch và chức năng thần kinh. 

Còn kali giúp làm giảm huyết áp và giúp các dây thần kinh của bạn hoạt động bình thường. Kali đã được chứng minh là có vai trò giúp duy trì cân bằng nước cũng như giúp hỗ trợ chứng chuột rút. Hãy thưởng thức một lát dưa hấu hoặc thêm dưa hấu cắt khối với phô mai và bạc hà tươi như một món ăn phụ thật sảng khoái.

Dâu tây

Dâu tây chứa 91% là nước cũng như các chất dinh dưỡng khác, khiến chúng trở thành loại trái cây hoàn hảo để ăn nhẹ hoặc thêm vào món sinh tố của bạn. Một cốc dâu tây có 3,3 g chất xơ, cung cấp khoảng 11% nhu cầu của bạn. Đây là một nguồn thực phẩm tốt, bởi chất xơ giúp kiểm soát cơn đói và lượng đường trong máu của bạn và thậm chí có thể làm giảm nguy cơ phát triển các bệnh như bệnh tim và tiểu đường.

Giống như dưa hấu, dâu tây cũng nhiều vitamin C. 1 cốc dâu tây có khoảng 97,6 mg vitamin, đáp ứng đầy đủ nhu cầu và khiến chúng trở thành một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời. Những loại quả mọng nước này cũng mang lại lợi ích cho sức khỏe tim mạch ăn 1 cốc mỗi ngày có thể làm giảm huyết áp và cholesterol máu. Ngoài ra nó cũng có thể làm giảm tỷ lệ phát triển một số bệnh ung thư và thậm chí hỗ trợ chức năng não của bạn.

Một nghiên cứu nhỏ cho thấy, những người tham gia ăn 500 g dâu tây mỗi ngày trong một tháng, đã giảm đáng kể lượng cholesterol xấu và chất béo trung tính vào cuối tháng. Tuy nhiên, không nhất thiết phải ăn đủ lượng dâu trên, bởi bạn cũng có thể nhận được lợi ích chỉ bằng cách ăn một khẩu phần dâu tây thường xuyên. Bạn có thể ăn sống hoặc thêm chúng vào món salad hoặc bữa ăn sáng của bạn.

Bưởi 

Bưởi giúp sảng khoái và ít calo một cách ấn tượng | viamclinic.vn

Cam thường chiếm ưu thế khi nói đến loại trái cây có múi “phổ biến nhất”, nhưng bưởi lại chứa nhiều nước hơn. (Chính xác thì chúng có 91% là nước.). Một quả bưởi nhỏ có 2,2 g chất xơ, chiếm khoảng 8% nhu cầu khuyến nghị của bạn. Và giống như các loại trái cây họ cam quýt khác trong họ, nó chứa rất nhiều vitamin C khoảng 69 mg vitamin chiếm 76% nhu cầu khuyến nghị của bạn, khiến bưởi trở thành một nguồn tuyệt vời.

Bưởi cũng được cho là loại trái cây ít calo giúp bạn no nhờ chất xơ. Một quả bưởi chỉ có 74 calo. Nhiều nghiên cứu còn chỉ ra rằng ăn bưởi, cùng với các loại trái cây khác như: việt quất, nho và táo, có thể làm giảm tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường loại 2 của bạn. Một thử nghiệm liên quan đến 74 người trưởng thành thừa cân đã phát hiện ra rằng mặc dù ăn nửa quả bưởi hàng ngày cùng với các bữa ăn trong 6 tuần không nhất thiết giúp họ giảm cân, nhưng nó đã cải thiện kết quả huyết áp của họ.

Giống như nhiều loại trái cây khác hàm lượng kali trong bưởi khá cao. Một quả bưởi nhỏ có 278 mg kali, chiếm khoảng 6% nhu cầu. Hãy cân nhắc tự thưởng cho mình một quả bưởi sau khi tập thể dục. Ngoài hàm lượng nước, đường tự nhiên và chất điện giải có trong trái cây họ cam quýt khiến chúng trở thành một món ăn nhẹ hồi phục sau tập luyện tuyệt vời khi kết hợp với một nguồn protein. Lưu ý rằng protein rất tốt sau khi tập thể dục, bởi vì nó cung cấp cho bạn các chất dinh dưỡng cần thiết để phục hồi cơ bắp.

Đọc thêm thông tin tại: Những điều cần biết về nước ép trái cây cho trẻ

Dưa vàng 

Dưa vàng là trái cây cung cấp nước cho bạn trong một ngày nắng nóng (hoặc một ngày lạnh giá) nhờ hàm lượng nước 90%. Ví dụ: một miếng dưa đỏ lớn cung cấp khoảng 1 g chất xơ và 11 mg vitamin C chỉ với 39 calo. Và đây có thể đó là lý do bạn nên ăn nhiều hơn một miếng dưa vàng.

Bên cạnh đó, dưa vàng cũng cung cấp vitamin A, với mỗi lát lớn bạn nhận được 237 mcg vitamin, chiếm 26% nhu cầu của bạn. Lượng beta-carotene ấn tượng là 2.780 mcg. Beta-carotene là thứ khiến dưa có màu cam và là một loại “tiền vitamin”, có nghĩa là cơ thể bạn sử dụng nó để tạo ra vitamin A. Ngoài việc ăn dưa theo từng lát, hãy thử thêm các miếng dưa vào món salad, dùng nó như một món khai vị, hoặc thậm chí cho một vài lát vào cốc nước có ga của bạn để làm ngọt tự nhiên.

Đào 

Đào, một loại trái cây mọng nước | viamclinic.vn

Trái cây có hạt như đào và mận có hàm lượng nước là 88%. Một quả đào vừa chứa 7 mg vitamin C, chiếm 8% nhu cầu của bạn, cũng như 42 mcg vitamin A, cung cấp cho bạn 5% nhu cầu. Ngoài ra, có 2,6 g chất xơ trong mỗi quả đào cỡ trung bình, cung cấp gần 10% nhu cầu của bạn.

Quả mâm xôi

Cùng với việc cung cấp các đặc quyền hydrat hóa lớn, quả mâm xôi còn cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Không chỉ chứa 86% là nước, quả mâm xôi còn là một loại quả giàu chất xơ. 1 cốc mâm xôi cung cấp một lượng khổng lồ 8 g chất xơ, chiếm gần 30%. Bên cạnh đó, các loại quả mọng như quả mâm xôi cũng cung cấp nhiều vitamin C. Với mỗi cốc mâm xôi, bạn nhận được 32 mg vitamin C, chiếm khoảng 36% nhu cầu.

Ngoài ra, trong quả mâm xôi cũng chứa nhiều chất oxi hóa và quả mâm xôi là một trong những nguồn trái cây hàng đầu chứa các hợp chất chống lại bệnh tật này. Chất chống oxy hóa giúp bảo vệ chống lại các gốc tự do, là những phân tử mà cơ thể bạn tạo ra khi tiếp xúc với những thứ có hại như khói thuốc lá hoặc bức xạ, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. Quả mâm xôi cũng cung cấp cho bạn 0,8 mg mangan. Mangan giúp bảo vệ các tế bào của bạn khỏi bị hư hại và giữ cho xương của bạn chắc khỏe, đồng thời hỗ trợ hệ thống miễn dịch của bạn và quá trình đông máu.

Mặc dù bạn luôn có thể tự ăn quả mâm xôi, nhưng hãy thử thêm một ít quả mâm xôi vào ngũ cốc, sữa chua hoặc bột yến mạch của bạn hoặc làm một món tráng miệng.

Dứa 

Dứa – một loại quả giàu nước | viamclinic.vn

Đã đến lúc thêm dứa vào giỏ hàng của bạn, bởi dứa không chỉ cung cấp vị ngọt tự nhiên, nước mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe đáng kể. Bạn sẽ nhận được 79 mg vitamin C với 1 chén dứa miếng, chiếm gần 88% nhu cầu của cơ thể. Bên cạnh đó, dứa cũng cung cấp cho bạn 4,6 g chất xơ, chiếm hơn 16% nhu cầu của bạn.

Đặc biệt, dứa còn chứa một loại enzyme gọi là bromelain, giúp phân hủy protein và hỗ trợ tiêu hóa. Thực tế cho thấy, dứa đã được sử dụng hàng trăm năm ở Trung và Nam Mỹ để giảm chứng khó tiêu và nghiên cứu hiện đang khám phá xem liệu nó có thể giúp cải thiện tình trạng viêm, sưng tấy và viêm xoang  hay không.

Quả nam việt quất

Bạn có thể nghĩ rằng quả nam việt quất chỉ là một loại thực phẩm trong Lễ tạ ơn và một món ăn phụ không hơn không kém Tuy nhiên, bạn nên ăn nhiều loại quả nhỏ màu đỏ này để thu được lợi ích về hydrat hóa và sức khỏe.

Quả nam việt quất thô không chỉ chứa 87% nước mà còn chứa 14 mg vitamin C mỗi cốc, chiếm khoảng 16% nhu cầu của bạn. Nam việt quất cũng chứa một lượng chất xơ dồi dào, một cốc cung cấp cho bạn 3,6 g, chiếm khoảng 13% nhu cầu của bạn. Nếu bạn nghĩ rằng quả nam việt quất quá đắng để ăn thì hãy cân nhắc cắt chúng ra và thêm chúng vào bát ngũ cốc hoặc món salad tiếp theo của bạn. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử loại quả này để trang trí cho món thịt hoặc cá.

Cam 

Cam nhiều Vitamin C và siêu nhiều nước | viamclinic.vn

Nếu bạn từng chơi bóng đá khi còn nhỏ, không có gì sảng khoái hơn là cắn vài lát cam vào giờ nghỉ giải lao. Ăn cam không chỉ giúp làm dịu cơn khát của bạn với 87% nước mà còn cung cấp các chất dinh dưỡng như vitamin C, kali và chất chống oxy hóa. Một quả cam thông thường chứa khoảng 97 mg vitamin. Không chỉ vậy, nó còn chứa 274 mg kali, chiếm 6% nhu cầu của bạn. Tuy nhiên khi ăn cam nên ăn cả múi. Bằng cách này, bạn sẽ có được chất xơ bổ dưỡng bởi một quả cam trung bình có hơn 3 g chất xơ, chiếm 11% nhu cầu.

Quả mơ

Mơ là một loại trái cây với 86% là nước. Một quả mơ thông thường chỉ chứa 17 calo và cung cấp gần 1 g chất xơ, cho gần 3% nhu cầu khuyến nghị của bạn. Một quả mơ nhỏ cũng cung cấp cho bạn 34 mcg vitamin A, chiếm khoảng 4% nhu cầu khuyến nghị của bạn, cũng như 382 mcg beta-carotene.

Ngoài ra, chỉ một quả mơ cung cấp cho bạn 3,5 mg vitamin C, chiếm 4% nhu cầu của bạn. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng quả mơ cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa. Bạn có thể cắn một quả mơ mọng nước như một món ăn nhẹ hoặc thêm quả mơ vào các món mặn để được ngon hơn.

Xem thêm video hấp dẫn:

Hãy đến với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Đặt lịch khám TẠI ĐÂY hoặc liên hệ Hotline: 0935.18.3939 / 024.3633.5678

Thu Hoài – Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM

Theo Verywell Health



| Bình luận

7 dấu hiệu bất thường cho thấy bạn đang thiếu sắt

24/07/2023 -  Kiến thức dinh dưỡng

Sắt là một khoáng chất đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe. Thiếu sắt nhiều chức năng cơ thể sẽ gặp vấn đề. Cùng Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu về 7 dấu hiệu cho thấy rằng bạn có thể bị thiếu sắt.

7 dấu hiệu bất thường cho thấy bạn đang thiếu sắt | viamclinic.vn

Vai trò chính của sắt là vận chuyển oxy trong máu đến mọi tế bào trong cơ thể. Sắt là một thành phần quan trọng của huyết sắc tố, protein trong các tế bào hồng cầu mang oxy từ phổi và vận chuyển nó đi khắp cơ thể. Nếu không có đủ chất sắt thì cơ thể sẽ không thể tạo ra đủ các tế bào hồng cầu mang oxy khỏe mạnh. Thiếu sắt sẽ gây thiếu máu hay nói cách khác là giảm huyết sắc tố.

Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có nguy cơ thiếu sắt cao hơn do mất máu trong thời kỳ kinh nguyệt. Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, lượng sắt được khuyến nghị trong chế độ ăn hàng ngày đối với hầu hết phụ nữ từ 19 – 50 tuổi là 18 miligam (mg). Phụ nữ mang thai nên tiêu thụ 27 mg mỗi ngày. Mặt khác, nam giới trưởng thành chỉ cần khoảng 8 mg sắt mỗi ngày. Phụ nữ mang thai cần nhiều chất sắt nhất. Bởi em bé đang phát triển hoạt động như một ký sinh trùng lấy sắt từ người mẹ và người mẹ tăng lượng máu của mình để lưu thông qua em bé, tạo ra lượng máu cho em bé.

Có hai loại sắt: sắt heme từ nguồn động vật và sắt không heme từ nguồn thực vật. Sắt heme được máu hấp thụ dễ dàng hơn. Thực phẩm giàu chất sắt bao gồm thịt bò, gan, hàu, đậu, ngũ cốc tăng cường và rau lá xanh đậm như rau bina.

Đọc thêm bài viết: Thực phẩm giàu sắt hơn thịt bò

Dưới đây là 7 dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang thiếu sắt:

Cực kỳ mệt mỏi và kiệt sức

Mệt mỏi là một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của tình trạng thiếu sắt vì lúc này cơ thể bạn đang gặp khó khăn trong việc vận chuyển oxy đến các tế bào. Những người thiếu sắt trong máu thường cảm thấy uể oải, yếu ớt và không thể tập trung. Mặc dù mệt mỏi có thể là dấu hiệu của nhiều tình trạng, nhưng nếu nó không biến mất khi nghỉ ngơi đầy đủ thì hãy xem xét kiểm tra lượng sắt của bạn.

Thường xuyên bị nhiễm trùng

Sắt đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, vì vậy mức độ sắt thấp có thể khiến một người dễ bị nhiễm trùng hơn. Các tế bào hồng cầu giúp vận chuyển oxy đến lá lách – đây là nơi có thể chống lại nhiễm trùng. Bên cạnh đó, các tế bào hồng cầu cũng mang oxy đến các hạch bạch huyết, nơi chứa các tế bào bạch cầu chống nhiễm trùng. Khi bị thiếu sắt, các tế bào bạch cầu không được sản xuất và chúng không khỏe mạnh vì không nhận đủ oxy. Vì vậy có thể khiến bạn dễ bị nhiễm trùng hơn.

Da nhợt nhạt

Da nhợt nhạt | viamclinic.vn

Hemoglobin làm cho da có màu hồng, vì vậy nồng độ hemoglobin thấp sẽ khiến da trở nên nhạt màu hơn. Khi các tế bào hồng cầu trở nên thiếu chất sắt, chúng trở nên nhỏ hơn và nhạt màu hơn ở trung tâm nên da cũng trở nên nhợt nhạt hơn. Điều này có thể dễ phát hiện hơn ở những người có nước da sáng, nhưng bất kể màu da của bạn là gì nếu vùng bên trong mí mắt dưới của bạn nhạt hơn bình thường thì đây có thể là dấu hiệu của tình trạng thiếu sắt.

Sưng lưỡi

Những thay đổi ở lưỡi của bạn, bao gồm đau nhức hoặc sưng tấy, có thể là dấu hiệu của tình trạng thiếu sắt. Các vết nứt ở miệng cũng phổ biến ở những người bị thiếu sắt.

Đọc thêm bài viết: Hướng dẫn bổ sung sắt đúng cách và hiệu quả

Hội chứng chân không yên

Một số người bị thiếu sắt sẽ phát triển hội chứng chân không yên, một chứng rối loạn khiến bạn luôn có cảm giác muốn cử động chân, thường đi kèm với cảm giác khó chịu, kiến ​​bò ở chân khiến bạn khó ngủ.

Hội chứng Pica

Hội chứng Pica | viamclinic.vn

Những người bị thiếu sắt có thể phát triển cảm giác thèm ăn những thứ không phải thực phẩm, chẳng hạn như đất sét, bụi bẩn hoặc phấn, một tình trạng được gọi là hội chứng pica. Tuy nhiên, thỏa mãn cơn thèm và ăn những chất này có thể gây hại, vì nó có thể dẫn đến việc hấp thụ các chất độc và chất có hại. Ăn đất sét, phấn và bụi bẩn thực sự có thể cản trở sự hấp thụ sắt.

Rụng tóc

Thiếu sắt, đặc biệt thiếu máu có thể gây rụng tóc. Các nang tóc không nhận đủ oxy, chúng sẽ chuyển sang giai đoạn nghỉ ngơi, rụng bớt và không mọc lại cho đến khi tình trạng thiếu máu được cải thiện. Rụng khoảng 100 sợi tóc mỗi ngày là điều bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy tóc mình rụng nhiều và không mọc trở lại thì đây có thể là dấu hiệu của việc thiếu sắt.

Nếu đang gặp những triệu chứng này thì bạn nên gặp bác sĩ. Khi đó, các bác sĩ sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân gốc rễ của tình trạng thiếu sắt và đưa nhiều thực phẩm giàu sắt hơn vào chế độ ăn uống của bạn cũng như xác định xem bạn có cần bổ sung sắt hay không.

Xem thêm video hấp dẫn:

Hãy đến với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Đặt lịch khám TẠI ĐÂY hoặc liên hệ Hotline: 0935.18.3939 / 024.3633.5678

Thu Hoài – Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM

Theo Verywell Health



| Bình luận

3 lợi ích của rau họ cải

23/07/2023 -  Kiến thức dinh dưỡng

Cùng Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu thực 3 lợi ích của rau họ cải tại bài viết dưới đây.

Các loại rau họ cải như: súp lơ, cải bruxen, bông cải xanh, cải xoăn và wasabi được nhiều người yêu thích. Có một số lý do khiến chúng ta bị thu hút bởi nhóm rau này bởi chúng sử dụng được cho nhiều món và cũng rất có lợi cho sức khỏe. Có hơn 3.000 loài có trong họ cải, trong đó có nhiều loại rau mà chúng ta biết, đó là: bông cải xanh, cải Brussels, bắp cải, súp lơ trắng, rau cải xanh và cải xoăn – thuộc về một loài cụ thể có tên là Brassica oleracea. Loài khác có trong họ cải Brassicaceae có thể kể đến là rau cải thìa, củ cải trắng, cải ngựa, su hào, maca, cải bẹ xanh, củ cải và cải xoong.

Lợi ích của rau họ cải

Rau rất tốt cho sức khỏe vì chúng chứa nhiều dinh dưỡng, nhưng các loại rau thuộc họ cải có những đặc tính độc đáo có thể cải thiện sức khỏe của bạn theo nhiều cách. Họ rau này có thể khác nhau về màu sắc và hình dạng nhưng nhìn chung chúng khá giống nhau về hàm lượng chất dinh dưỡng. Các loại rau họ cải được biết đến với vitamin C và E, chất xơ, folate và carotenoid. Bên cạnh đó, chúng cũng chứa một chất hóa học thực vật gọi là glucosinates – chịu trách nhiệm về những lợi ích sức khỏe mà những thực phẩm này mang lại.

1. Hỗ trợ sức khỏe tim mạch

Ngày càng có nhiều khuyến nghị về việc ăn rau họ cải giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Thường xuyên ăn những loại rau này có thể giúp cholesterol toàn phần và HDL thấp hơn. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nguy cơ mắc bệnh tim giảm 16% ở những người ăn nhiều rau họ cải so với những người ăn những loại rau này ít thường xuyên hơn.

Đọc thêm bài viết: Làm thế nào để ăn rau nhiều hơn?

2. Hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu

Giống như tất cả các loại rau, rau họ cải chứa chất xơ, giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và giảm tốc độ hấp thụ đường từ thực phẩm chúng ta ăn. Cùng với đó, glucosinolates và các hợp chất khác trong họ rau này có liên quan đến việc cải thiện việc kiểm soát lượng đường trong máu .

Các loại rau họ cải có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu bằng cách giảm tình trạng kháng insulin. Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm tác dụng của các lượng bột mầm bông cải xanh khác nhau ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2. Các nhóm nhận được 10 gam (khoảng 2,4 thìa cà phê), 5 gam (khoảng 1,2 thìa cà phê). Sau 4 tuần, nhóm dùng 10 gam bột mầm bông cải xanh đã giảm đáng kể nồng độ insulin và HOMA-IR (viết tắt của đánh giá mô hình cân bằng nội môi về tình trạng kháng insulin) một phép đo được sử dụng để hiểu nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

3. Giúp giảm tỷ lệ ung thư

Các nhà nghiên cứu xác định rằng ăn rau họ cải thường xuyên có liên quan đến việc giảm nguy cơ ung thư. Tuy nhiên, những loại nghiên cứu này không xác định nguyên nhân và kết quả, mà là một mối quan hệ tiềm năng. Nguy cơ giảm có thể là do glucosinolates – một hợp chất có trong các loại rau họ cải. Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ đã công bố các hướng dẫn về chế độ ăn uống và hoạt động thể chất để ngăn ngừa ung thư, trong đó nổi bật là các loại rau họ cải​. Mặc dù vẫn có nghiên cứu đang diễn ra về nhóm rau này và ảnh hưởng của chúng đối với nguy cơ ung thư, nhưng theo khuyến nghị, bạn nên đặt mục tiêu ăn 2,5 – 3 chén rau mỗi ngày, bao gồm cả rau họ cải.

Tuy nhiên, một phàn nàn phổ biến khi ăn bông cải xanh, bắp cải hoặc các loại rau họ cải khác là khó chịu ở dạ dày do đầy hơi. Điều này xảy ra bởi vì những loại rau này có nhiều chất xơ và chúng chứa raffinose – một loại carbohydrate phức hợp được lên men trong ruột. Và khi quá trình lên men xảy ra, khí sẽ tích tụ.

Đọc thêm bài viết: Muốn trẻ ăn nhiều rau hơn? Đây là giải pháp!

Bạn nên ăn bao nhiêu?

Các hướng dẫn của USDA khuyến nghị nên dùng 1,5 đến 2,5 chén rau có màu xanh đậm mỗi ngày. Nhóm này bao gồm nhiều loại rau họ cải như: bông cải xanh, cải xoăn, củ cải,… Ăn 1,35 khẩu phần rau họ cải mỗi ngày có liên quan đến việc giảm 14% nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2 (so với ăn ít hơn một nửa khẩu phần hàng ngày). Theo Trung tâm Kiểm soát và ngừa Dịch bệnh, chỉ có 9% trong số chúng ta ăn đủ rau hàng ngày, vì vậy điều tốt nhất mà bạn cần làm ngay là bắt đầu ăn nhiều rau hơn.

Hãy đến với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Đặt lịch khám TẠI ĐÂY hoặc liên hệ Hotline: 0935.18.3939 / 024.3633.5678

Trần Thị Thu Hoài – Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng Viam



| Bình luận

5 lợi ích của kẽm đối với cơ thể

22/07/2023 -  Kiến thức dinh dưỡng

Kẽm là một chất khoáng liên quan đến việc tăng cường khả năng miễn dịch và chống cảm lạnh, ngoài ra cũng có rất nhiều lý do để mọi người bổ sung kẽm. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về 5 lợi ích của kẽm đối với cơ thể.

Có thể bạn đã sử dụng thực phẩm bổ sung kẽm để ngăn ngừa hoặc điều trị tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng hoặc thúc đẩy một tác dụng nhất định đối với sức khỏe. Nhưng với rất nhiều lợi ích của kẽm, thật khó để hiểu vi chất này thực sự cung cấp cho bạn những gì và những tác động của nó đối với sức khỏe của bạn.

Kẽm là gì?

Kẽm là một khoáng chất vi lượng. Điều này có nghĩa là cơ thể con người chỉ cần một lượng nhỏ để hoạt động. Bởi vì nó không được sản xuất hoặc lưu trữ bởi cơ thể, nên được coi là một khoáng chất thiết yếu và phải bổ sung nó thường xuyên thông qua thực phẩm hoặc chất bổ sung. Người lớn cần từ 8 – 11 miligam kẽm/ngày . Bạn có thể cần nhiều hơn hoặc ít hơn tùy thuộc vào độ tuổi và giới tính hoặc bạn đang mang thai hay cho con bú.

Mặc dù chỉ cần một lượng nhỏ nhưng tình trạng thiếu kẽm là khá phổ biến. Theo nghiên cứu năm 2012 ước tính có khoảng 17% dân số thế giới có nguy cơ bị thiếu kẽm. Nguy cơ thiếu kẽm cao hơn ở những người lớn tuổi, vì họ có xu hướng không nhận đủ kẽm từ chế độ ăn uống và có thể gặp khó khăn trong việc hấp thụ kẽm.

Đọc thêm bài viết: Bổ sung sắt, kẽm có giúp tăng đề kháng không?

Nguồn kẽm

Những thực phẩm giàu kẽm bao gồm:

  • Thịt bò
  • Thịt gà
  • Đậu hũ
  • sườn lợn
  • đậu lăng
  • Hạt bí
  • Yến mạch
  • nấm đông cô
  • Sữa chua ít chất béo

Nếu hấp thụ tốt, bạn có thể sẽ đáp ứng 100% nhu cầu dinh dưỡng của mình thông qua một chế độ ăn uống cân bằng. Nhưng khi khó hấp thụ chất dinh dưỡng từ thực phẩm, thực phẩm bổ sung có thể giúp ích. Các sản phẩm động vật có lượng kẽm cao, tuy nhiên cơ thể lại dễ dàng hấp thụ kẽm từ nguồn thực vật.

Người ăn chay trường cũng như người ăn chay có thể bổ sung kẽm từ một số thực phẩm và chất bổ sung có nguồn gốc thực vật. Không nên bổ sung kẽm cùng lúc với các chất bổ sung đồng, sắt hoặc phốt pho. Nếu uống những loại vitamin này, bạn nên chia liều cách nhau 2 giờ.

5 lợi ích của kẽm

Nếu bạn đang tự hỏi kẽm có thể làm gì cho cơ thể và liệu bạn có cần bổ sung thêm kẽm hay không thì đây là một số lợi ích bạn nên cân nhắc.

1. Kẽm hỗ trợ chức năng miễn dịch

Sự phổ biến ngày càng tăng của các thực phẩm, sản phẩm bổ sung kẽm có thể có vai trò của khoáng chất với khả năng miễn dịch. Có một lý do tại sao bạn sẽ tìm thấy siro kẽm, thuốc xịt mũi và viên ngậm ở những người cảm lạnh, ho hay cúm. Các chất bổ sung kẽm có thể giúp kích thích một số tế bào miễn dịch và giảm stress oxy hóa, góp phần giúp hệ thống miễn dịch hoạt động khỏe mạnh, giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Mối liên hệ giữa kẽm và chức năng miễn dịch đã được thiết lập kỹ lưỡng thông qua nghiên cứu khoa học. Sự thiếu hụt kẽm đã được chứng minh là làm suy giảm chức năng tế bào miễn dịch và làm tăng tình trạng viêm nhiễm. Vì vậy, dùng kẽm có thể giúp ngăn ngừa suy yếu hệ thống miễn dịch, hoặc bị tổn thương ở người có hệ thống miễn dịch hoạt động bình thường.

Và nếu bạn đã bị bệnh, kẽm vẫn có thể giúp ích. Khi bạn bổ sung kẽm trong vòng 24 giờ sau khi các triệu chứng cảm lạnh xuất hiện, các triệu chứng có thể ít nghiêm trọng hơn, kẽm cũng có thể làm giảm thời gian bị cảm lạnh tới một ngày. Tuy vậy vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn để xác định chính xác ảnh hưởng của kẽm đến các triệu chứng cảm lạnh.

Đọc thêm bài viết: 9 thực phẩm giàu kẽm

2. Hỗ trợ chữa lành vết thương

Thiếu kẽm làm chậm quá trình lành vết thương trong khi có đủ kẽm trong cơ thể sẽ giúp đẩy nhanh quá trình đó. Một nghiên cứu năm 2018 đã chứng minh rằng kẽm đóng một vai trò quan trọng trong mọi giai đoạn của quá trình chữa lành vết thương. Nó giúp sửa chữa stress oxy hóa, giảm viêm, điều chỉnh sự hình thành sẹo và nhiều hơn thế nữa.

Kẽm thường được sử dụng trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe để giúp điều trị vết thương ngoài da. Kẽm đóng một vai trò trong phản ứng viêm và tổng hợp collagen cần thiết để cải thiện tính toàn vẹn của da. Nếu bạn bị thiếu kẽm, điều này có thể làm chậm quá trình chữa lành vết thương một cách đáng kể.

3. Giúp tăng trưởng và phát triển

Kẽm giúp các tế bào phát triển và nhân lên, cần thiết cho sự phát triển trong thời thơ ấu, thanh thiếu niên và mang thai. Người mang thai, cho con bú và thanh thiếu niên cần nhiều kẽm hơn. Đã có nhiều nghiên cứu về tình trạng thiếu kẽm và rủi ro khi sinh, tình trạng thiếu kẽm ở người mẹ có liên quan đến việc trẻ sinh ra nhẹ cân và việc bổ sung kẽm không làm giảm nguy cơ xảy ra bất lợi khi sinh như nhẹ cân khi sinh. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng dùng kẽm khi mang thai làm giảm nhẹ nguy cơ sinh non.

Tình trạng thiếu kẽm từ nhẹ đến trung bình là phổ biến ở người mang thai và mức độ thấp có thể gây sinh non hoặc thậm chí kéo dài thời gian chuyển dạ. Mặc dù kẽm đóng một vai trò quan trọng trong thai kỳ nhưng nó không thường được tìm thấy trong các loại vitamin trước khi sinh. Nhận đủ kẽm khi mang thai là rất quan trọng, vì vậy hãy gặp và trao đổi với bác sĩ để xem việc bổ sung của bạn có phù hợp hay chưa.

4. Làm giảm nguy cơ viêm nhiễm và bệnh tật

Viêm là một phản ứng miễn dịch bình thường trong cơ thể. Tuy nhiên, viêm có thể trở thành mạn tính khi cơ thể thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân gây căng thẳng và điều này có thể dẫn đến vô số vấn đề về sức khỏe. Kẽm là một chất chống oxy hóa, có nghĩa là nó giúp chống lại quá trình oxy hóa gây hại cho các tế bào, căng thẳng oxy hóa là một yếu tố chính gây viêm nhiễm, lão hóa và nguy cơ mắc bệnh mạn tính. Việc bổ sung đủ kẽm đặc biệt quan trọng đối với người lớn từ 65 tuổi trở lên để giúp ngăn ngừa các tình trạng sức khỏe liên quan đến tuổi tác.

5. Mang lại lợi ích cho da

Nhiều tình trạng da được đặc trưng bởi viêm. Vì kẽm có tác dụng chống lại nó nên có khả năng kẽm sẽ có lợi cho làn da của bạn. Trên thực tế, các tình trạng da như viêm da, mụn trứng cá, hăm thường được điều trị bằng kẽm dạng uống hoặc bôi ngoài da. Kẽm bôi ngoài da đã được chứng minh là một phương pháp điều trị hiệu quả đối với mụn trứng cá nhẹ đến trung bình trong khi kẽm uống có thể giúp điều trị mụn trứng cá từ trung bình đến nặng.

Ngoài ra, nồng độ kẽm trong máu thấp hơn có liên quan đến mụn trứng cá nghiêm trọng. Tuy nhiên, cần lưu ý là không nên sử dụng kẽm như một phương pháp điều trị đầu tay cho các vấn đề về da. Cần có nhiều nghiên cứu hơn để xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của kẽm đến da, liều lượng cần thiết và phương pháp sử dụng nào (uống hoặc bôi) là hiệu quả nhất đối với các vấn đề về da cụ thể. Bạ nên gặp bác sĩ trước khi sử dụng kẽm cho một vấn đề về da.

Kẽm có an toàn không?

Kẽm từ thực phẩm được coi là an toàn. Các chất bổ sung kẽm thường được dung nạp tốt, nhưng dùng quá nhiều kẽm có thể gây tác dụng phụ có thể dẫn đến ngộ độc kẽm. Các triệu chứng ngộ độc kẽm có thể bao gồm:

  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Đau bụng
  • Bệnh tiêu chảy
  • Thiếu đồng

Khi đang bị ốm, bạn có thể chưa muốn sử dụng siro kẽm hay viên ngậm. Các sản phẩm này, đặc biệt là viên ngậm và thuốc xịt mũi có thể có tác dụng phụ như buồn nôn, có vị khó chịu trong miệng và mất mùi tạm thời hoặc vĩnh viễn. Bổ sung kẽm cũng có thể tương tác với các loại thuốc khác, chẳng hạn như thuốc kháng sinh. Nếu bạn hiện đang dùng bất kỳ loại thuốc nào hoặc có vấn đề về sức khoẻ thì cần gặp bác sĩ trước khi bổ sung kẽm.

Một lưu ý là bổ sung kẽm cũng có thể tương tác với các chất bổ sung khác mà bạn đang dùng. Vì vậy, bạn cần nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng về tất cả các chất bổ sung bạn dùng và những chất bạn muốn bổ sung. Bởi điều này có thể giúp bạn tránh được những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

Hãy đến với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Đặt lịch khám TẠI ĐÂY hoặc liên hệ Hotline: 0935.18.3939 / 024.3633.5678

Trần Thị Thu Hoài – Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng Viam

Theo Livestrong



| Bình luận

Bị tiêu chảy nên tránh ăn gì?

21/07/2023 -  Kiến thức dinh dưỡng

Cùng Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu bị tiêu chảy nên tránh ăn gì tại bài viết dưới đây.

Bị tiêu chảy nên tránh ăn gì?

Các loại thực phẩm tồi tệ nhất đối với bệnh tiêu chảy là những thực phẩm béo, có tính acid, đường, cay, sinh hơi đã qua chế biến, chứa caffein hoặc khó tiêu hóa. Đó là các  đồ chiên rán, rượu, một số loại trái cây, quả hạch, rau và đậu. Những thực phẩm này có thể làm cho bệnh tiêu chảy của bạn trở nên tồi tệ hơn, bởi chúng kích thích dạ dày và tăng nguy cơ mất nước.

Sản phẩm từ sữa

Bạn nên tránh hầu hết các sản phẩm từ sữa nếu bị tiêu chảy. Ngay cả khi bạn không dung nạp đường sữa, bạn vẫn có thể gặp khó khăn khi tiêu hóa các sản phẩm sữa. Đó là bởi vì các sản phẩm sữa có chứa một loại đường sữa mà cơ thể bạn tiêu hóa bằng một loại enzyme gọi là lactase. Tiêu chảy có thể làm cạn kiệt lactase, đôi khi nghiêm trọng hơn, tiêu chảy có thể làm giảm khả năng tiêu hóa sữa và các sản phẩm từ sữa khác. Điều này có thể dẫn đến tiêu chảy nặng hơn, chướng bụng, buồn nôn và đầy hơi.

Thực phẩm có chứa Lactose cần tránh bao gồm:

  • Sữa (kể cả sữa bò, dê và trâu)
  • Phô mai (đặc biệt là phô mai mềm)
  • Kem đông lạnh và sữa chua
  • Kem tươi
  • Kem chua
  • Sữa bơ
  • Sữa chua nguyên chất (sữa chua không béo có thể có lợi như một loại thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn)
  • Sữa bột

Đọc thêm bài viết: Tại sao bạn bị tiêu chảy sau khi ăn?

Lựa chọn thay thế lành mạnh

Các lựa chọn thay thế sức khỏe cho sữa và chế phẩm từ sữa bao gồm:

  • Sữa hạnh nhân
  • Sữa đậu nành
  • Sữa hạt điều
  • Sữa yến mạch
  • Sữa gạo
  • Nước uống không sữa
  • Nước dừa và sữa chua
  • Sữa không đường, không béo

Thực phẩm giàu chất béo

Tiêu chảy làm cho việc tiêu hóa chất béo và thức ăn dầu mỡ trở nên khó khăn hơn. Khi chất béo không được hấp thụ, chúng sẽ đi đến đại tràng và phân hủy thành acid béo, gây kích hoạt bài tiết chất lỏng từ ruột kết và làm tăng nhu động ruột, làm tiêu chảy nhiều hơn.

Thực phẩm béo cần tránh bao gồm:

  • Thực phẩm chiên (như khoai tây chiên, bánh vòng chiên, bánh rán,…)
  • Thịt mỡ (bao gồm phần thịt lợn, thịt bò,… có nhiều mỡ)
  • Thịt chế biến sẵn (như xúc xích, thịt xông khói, thịt nguội,…)
  • Thức ăn nhanh (như bánh mì kẹp thịt, pizza, gà rán,…)
  • Đồ nướng (bao gồm bánh nướng, bánh ngọt,…)
  • Da gà, da vịt
  • Mỡ gà, mỡ lợn
  • Dầu dừa và dầu cọ
  • Súp kem
  • Nước thịt

Lựa chọn thay thế lành mạnh

Trong giai đoạn phục hồi sau tiêu chảy, bạn nên ăn khẩu phần với lượng thịt nhỏ chất lượng cao như thịt gà không da, cá hoặc thịt lợn nạc hoặc thịt bò nạc. Trứng cũng là một nguồn protein tốt cùng với chuối và bơ.

Thực phẩm không đường

Một số chất làm ngọt nhân tạo có thể có tác dụng nhuận tràng như: sorbitol, xylitol, lactitol, erythritol, mannitol và maltitol. Chúng cũng có thể làm tăng tạo khí và gây đầy hơi.

Khi bạn đang hồi phục sau khi bị tiêu chảy, tốt nhất nên tránh:

  • Soda ăn kiêng
  • Đồ uống không đường (kể cả nước tăng lực)
  • Kẹo không đường
  • Chất làm ngọt cà phê như aspartame và saccharin

Thay vào đó, hãy chọn nước lọc hoặc trà không đường/có vị ngọt nhẹ (đặc biệt là trà thảo dược hoặc trà đã khử caffein). Một vài viên kẹo có đường có thể không sao nếu bạn cảm thấy thèm ăn và chỉ cần không ăn quá nhiều là được.

Lựa chọn thay thế lành mạnh hơn

Chất làm ngọt không calo có nguồn gốc từ thực vật được gọi là stevia không gây ra các vấn đề về đường tiêu hóa và có thể được sử dụng thay cho chất làm ngọt nhân tạo cho cà phê. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng một số hỗn hợp cỏ ngọt có chứa rượu đường có thể gây ra các triệu chứng, bao gồm cả tiêu chảy. Kiểm tra nhãn sản phẩm để chắc chắn không có đường trong đó.

Đọc thêm bài viết: Tiêu chảy do ăn keto

Thực phẩm sinh khí

Một số loại trái cây, rau và các loại đậu có thể gây ra khí. Đổi lại, khí có thể làm cho bệnh tiêu chảy trở nên tồi tệ hơn bằng cách tăng tốc độ nhu động ruột và tăng tốc độ di chuyển của phân qua ruột. Đậu đặc biệt có vấn đề ở chỗ chúng cũng chứa nhiều chất xơ, chất xơ thường tốt nhưng không tốt khi bạn bị tiêu chảy.

Cho đến khi tình trạng tiêu chảy của bạn ổn định, hãy tránh các loại thực phẩm đầy hơi như:

  • Đậu hải quân
  • Đậu cúc
  • Đậu đen
  • Đậu lima
  • Đậu mắt đen
  • Đậu xanh
  • Đậu nành
  • Miso (Đậu nành lên men)
  • Măng tây
  • Bông cải xanh
  • Bắp cải
  • Súp lơ
  • Bắp cải tí hon
  • Hành tây
  • Quả đào
  • Mận
  • Quả mơ
  • Xoài
  • Trái cây sấy khô

Một số lựa chọn tốt hơn bao gồm:

  • Rau chân vịt
  • Đậu xanh
  • Quả bí
  • Quả việt quất
  • Dâu tây
  • Dưa mật (Dưa bở)
  • Dưa lưới
  • Quả dứa

Lựa chọn thay thế lành mạnh

Đậu lăng ít sinh hơi hơn nhiều so với các loại đậu khác. Các loại thực phẩm tốt, không sinh hơi khác bao gồm: rau có tinh bột, rau lá xanh, bí xanh, ớt chuông, dưa, kiwi và quả mọng (ở mức độ vừa phải).

Thực phẩm có tính acid hoặc cay

Thực phẩm có tính acid và cay gây kích ứng niêm mạc dạ dày và ruột của bạn. Khi kích ứng xảy ra, các cơn co thắt ruột sẽ tăng lên để tống những thực phẩm này ra khỏi hệ tiêu hóa của bạn. Điều này được biết là do capsaicin – một hợp chất tạo ra nhiệt cho ớt và các loại thực phẩm cay khác. Mặc dù bạn có thể dung nạp capsaicin trong những trường hợp bình thường, nhưng ruột của bạn có thể kém hơn rất nhiều khi bạn bị tiêu chảy.

Thực phẩm có tính acid hoặc cay cần tránh khi bị tiêu chảy bao gồm:

  • Nước sốt cà chua
  • Nước ép cà chua và nước ép rau củ
  • Trái cây họ cam quýt
  • Quả dứa
  • Tỏi
  • Hành tây
  • Ớt và cà ri
  • Nước sốt cay nóng
  • Củ cải ngựa
  • Mù tạt

Lựa chọn thay thế lành mạnh

Những người thích ăn cay thường thích vị đậm đà. Quế và gừng là hai loại gia vị khi sử dụng vừa phải có thể giúp xoa dịu cơn khó chịu ở dạ dày và mang lại hương vị đậm đà cho món ăn.

Rượu và Caffeine

Caffeine và rượu đều có thể thúc đẩy tiêu chảy vì những lý do khác nhau. Caffeine là một chất kích thích làm tăng nhu động ruột. Bia và rượu vang chứa hàm lượng carbohydrate cao cũng khó phân hủy hơn khi bạn bị tiêu chảy. Rượu mạnh có thể gây khó chịu cho dạ dày và ruột, đồng thời làm tăng nhu động ruột.

Tất cả những tác động trong số này đều không tốt cho hệ tiêu hóa của bạn nếu bạn bị tiêu chảy. Cho đến khi các triệu chứng tiêu chảy của bạn được cải thiện, tốt nhất bạn nên tránh:

  • Cà phê
  • Trà đen
  • Trà xanh
  • Nước tăng lực
  • Sô cô la (bao gồm sô cô la nóng và ca cao)
  • Bia (kể cả bia không cồn)
  • Rượu vang (kể cả rượu có độ cồn thấp)
  • Rượu mạnh
  • Rượu táo

Lựa chọn lành mạnh hơn

Lựa chọn tốt hơn bao gồm:

  • Đồ uống điện giải cung cấp nước
  • Nước lọc
  • Trà thảo dược hoặc trà không caffein (không đường hoặc ngọt nhẹ)

Điều quan trọng là bổ sung chất lỏng bị mất do tiêu chảy nhiều lần để bạn không bị mất nước.

Thực phẩm FODMAP cao

Bạn có bị tiêu chảy do hội chứng ruột kích thích không? Nếu có, bạn nên tránh các loại thực phẩm có hàm lượng FODMAP cao (FODMAP là các loại saccharide hấp thu kém ở đường tiêu hóa, bao gồm loại lên men, carbohydrate chuỗi ngắn khó tiêu, chúng đi đến tận cuối đường ruột – nơi có vi khuẩn ruột sống). Các nghiên cứu cho thấy chúng có thể kích hoạt các triệu chứng của Hội chứng ruột kích thích.

FODMAPs là các loại carbohydrate được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm phổ biến. Một số loại thực phẩm có hàm lượng FODMAP cao phổ biến bao gồm:

  • Tỏi, hành và các loại đậu
  • Táo, xoài, đào và anh đào
  • Hầu hết các sản phẩm từ sữa
  • Mật ong, xi-rô ngô có hàm lượng đường cao
  • Hạnh nhân, hạt điều, quả phỉ và quả hồ trăn
  • Lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch

Lựa chọn lành mạnh hơn

Bạn có thể cảm thấy tốt hơn khi chọn thực phẩm ít FODMAP. Chúng bao gồm:

  • Trứng và thịt
  • Sữa hạnh nhân
  • Gạo, yến mạch và hạt diêm mạch
  • Khoai tây, dưa chuột, bí xanh
  • Nho, dâu tây, việt quất

Rượu, caffein, cacbonat và thực phẩm có hàm lượng FODMAP cao có thể làm bệnh tiêu chảy của bạn trầm trọng hơn. Tránh xa soda, ngay cả khi nó không chứa đường. Hãy thử đồ uống bổ sung điện giải, nước và trà thảo mộc hoặc trà không caffein.

Kết luận

Thực phẩm làm tiêu chảy nặng hơn bao gồm:

  • Hầu hết sản phẩm từ sữa
  • Thực phẩm giàu chất béo
  • Chất làm ngọt nhân tạo/chất thay thế đường
  • Thực phẩm sinh khí, thực phẩm cay
  • Rượu, cafein và đồ uống có ga
  • Thực phẩm FODMAP cao

Đưa ra những lựa chọn lành mạnh hơn có thể giúp làm dịu hệ thống tiêu hóa của bạn và kiểm soát bệnh tiêu chảy.

Hãy đến với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Đặt lịch khám TẠI ĐÂY hoặc liên hệ Hotline: 0935.18.3939 / 024.3633.5678

Bác sĩ Đoàn Hồng – Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng Viam

Theo Very well health



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY