Blog

Thói quen buổi sáng giúp bạn giảm cân

17/09/2023 -  Kiến thức dinh dưỡng

Giảm cân không phải là một việc quá khó khăn, miễn là bạn nắm được những nguyên tắc của quá trình này. Cùng Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu về những thói quen nên có vào buổi sáng giúp bạn giảm cân tốt hơn.

Cân vào mỗi sáng

Việc cân trọng lượng cơ thể vào buổi sáng sau khi đi tiểu sẽ chính xác hơn so với cân vào cuối ngày. Những gì bạn ăn và uống trong một ngày có thể làm thay đổi cân nặng nhất thời. Lời nhắc nhở trực quan về cân nặng của bạn vào mỗi sáng có thể giúp bạn tuân thủ kế hoạch ăn uống lành mạnh trong thời gian còn lại trong ngày.

Đọc thêm bài viết4 chế độ ăn giảm cân tốt nhất trong mùa hè.

Uống một ly nước

Một hoặc hai ly nước lọc trước khi ăn sáng có thể giúp bạn giảm cân. Nước không chứa calo nhưng nó làm hạn chế sự thèm ăn, vì vậy bạn có thể không ăn quá nhiều vào bữa sáng nữa. Đồng thời, nước lọc cũng kích thích sự trao đổi chất để giúp bạn đốt cháy calo.

Tập thể dục trước khi ăn sáng

Tập thể dục trước khi ăn sáng | viamclinic.vn

Tập thể dục khi bụng đói thực sự giúp bạn đạt được kết quả tốt hơn khi tập luyện. Những buổi tập đổ mồ hôi trước bữa sáng có thể giúp bạn đốt cháy nhiều chất béo trong cơ thể hơn để làm nhiên liệu.

Ăn bữa sáng giàu protein

Protein giúp giảm cân vì nó khiến bạn cảm thấy no lâu hơn sau khi ăn. Cơ thể chúng ta cũng khó tích trữ protein dưới dạng mỡ dư thừa. Một lợi ích khác là cơ thể cần nhiều năng lượng hơn để tiêu hóa protein, so với tinh bột và chất béo. Vì vậy nếu muốn giảm cân, hãy dùng bữa sáng giàu protein, chẳng hạn như: thịt nạc, ức gà, trứng với bánh mì nguyên hạt hoặc sinh tố sữa chua Hy Lạp với bơ đậu phộng và quả mọng.

Lập kế hoạch bữa ăn trong ngày

Lập kế hoạch bữa ăn trong ngày | viamclinic.vn

Mỗi buổi sáng, hãy viết ra danh sách nhanh những gì bạn sẽ ăn trong ngày hôm đó. Lên kế hoạch trước cho bữa ăn có thể giúp bạn chọn thực phẩm có lượng calo thấp hơn. Nếu bạn đã quyết định mình sẽ ăn gì trong ngày, bạn sẽ ít có khả năng tìm đến những thực phẩm tiện lợi có hàm lượng calo cao.

Phơi nắng

Phơi nắng thực sự có thể giúp bạn đốt cháy thêm một chút mỡ trong cơ thể. Nghiên cứu cho thấy những người tắm nắng vào buổi sáng có xu hướng có chỉ số khối cơ thể (BMI) thấp hơn hoặc vóc dáng thon gọn hơn so với những người không tiếp xúc với ánh nắng.

Đọc thêm bài viếtNhững cặp đôi thực phẩm tuyệt vời để giảm cân.

Sử dụng dụng cụ đo lường

Sử dụng dụng cụ đo lường | viamclinic.vn

Thật dễ dàng để ăn nhiều thực phẩm hơn mức mà cơ thể cần. Hãy để cốc đong, thìa đong hoặc cân tiểu li ở nơi bạn thường dùng bữa. Đo lường các loại thực phẩm trước khi ăn hoặc trước khi nấu sẽ giúp bạn giới hạn lượng calo vừa đủ mà cơ thể cần.

Thực hành chánh niệm

Thực hành chánh niệm khi ăn là ăn chậm rãi và suy nghĩ về những gì bạn đang ăn. Đặt nhiều sự quan tâm đến mùi vị, hình thức và hương vị của món ăn, ngay cả khi đó chỉ là 1 bữa sáng đơn giản. Đừng xem TV hoặc lướt mạng xã hội khi bạn ăn vào buổi sáng: chỉ nên hít thở, thư giãn và thưởng thức một bữa ăn yên bình. Thực hành này có thể giúp bạn ăn ít hơn và giảm cân.

Uống cà phê nguyên bản

Uống cà phê nguyên bản | viamclinic.vn

Uống cà phê vào buổi sáng là thói quen của nhiều người. Các loại cà phê sữa đặc biệt có nhiều đường, sữa đặc, sữa, kem hoặc xi-rô có thể bổ sung tới hơn 500 calo cho mỗi cốc. Thay vào đó hãy sử dụng sữa ít béo hoặc uống cà phê đen, nguyên bản. Nếu bạn không thể uống cà phê đen, có thể thử uống trà xanh cho một buổi sáng sảng khoái. Trà xanh có catechin, chất dinh dưỡng có thể thúc đẩy giảm cân.

Tự chuẩn bị bữa trưa và đồ ăn nhẹ trong ngày

Nên tự chuẩn bị bữa trưa của bạn bằng các thực phẩm lành mạnh. Điều này sẽ giúp bạn đi đúng mục tiêu đã đặt ra. Hãy ưu tiên thực phẩm giàu chất xơ và ngũ cốc nguyên hạt để giúp no lâu.

Lên danh sách trước khi đi mua sắm

Lên danh sách trước khi đi mua sắm | viamclinic.vn

Hãy lập danh sách mua sắm trước khi đi siêu thị hoặc đi chợ. Bám sát danh sách của bạn khi mua thực phẩm. Bạn sẽ có nhiều khả năng mua những món phù hợp với kế hoạch bữa ăn lành mạnh của mình và tránh đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe.

Ngủ đủ vào buổi tối

Ngủ quá ít mỗi đêm có thể khiến bạn thèm ăn suốt cả ngày, điều này dễ dẫn đến tăng cân. Hãy tuân thủ giờ đi ngủ cố định mỗi đêm và tìm cách kiểm soát căng thẳng để có thể thư giãn và ngủ ngon cho đến khi thức dậy.

Xem thêm video hấp dẫn:

Chế độ ăn uống không phải là một liều thuốc chữa bệnh nhanh chóng, nhưng nó có khả năng cao giúp nâng cao sức khỏe của bạn. Liên hệ ngay Trung tâm Điều trị Béo phì và Hội chứng chuyển hóa VIAM – Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam để khám, tư vấn chế độ dinh dưỡng cùng chuyên gia đầu ngành TẠI ĐÂY hoặc Hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

Hoàng Hà Linh Viện Y học ứng dụng Việt Nam

Theo WebMD



| Bình luận

Cho bé ăn thịt: Những điều bạn nên biết

16/09/2023 -  Kiến thức dinh dưỡng

Đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng của trẻ có thể là một thách thức với mọi bà mẹ vì có vô số lựa chọn, từ hàm lượng dinh dưỡng, cách chế biến, màu sắc, mùi vị và kết cấu của món ăn. Cùng Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu cho bé ăn thịt: Những điều bạn nên biết tại bài viết dưới đây.

Khi nào bắt đầu cho trẻ ăn thịt?

Đối với hầu hết trẻ sơ sinh, sữa mẹ hoặc sữa công thức sẽ cung cấp cho bé tất cả các chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất cần thiết trong 6 tháng đầu đời. Nếu bạn đang cho con bú hoàn toàn hoặc chủ yếu bằng sữa mẹ, bác sĩ có thể đề xuất bổ sung sắt và vitamin D. Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), nên bổ sung vitamin D ngay từ khi mới sinh và bổ sung sắt sau khoảng 4 tháng. Những trẻ bú sữa công thức có thể không cần bổ sung thêm sắt, vì sữa công thức đã cung cấp đủ.

Đọc thêm bài viết: Dinh dưỡng cho trẻ: Hướng dẫn chế độ ăn lành mạnh

Khi đạt được cột mốc 6 tháng, bạn có thể bắt đầu cho bé ăn dặm. Theo truyền thống, cha mẹ thường cho trẻ ăn tinh bột, rau, trái cây và sau đó là thịt. Nhưng đó có phải là cách tiếp cận đúng đắn? Câu trả lời là không. Nguyên nhân là do khi được 4 – 6 tháng tuổi, lượng sắt dự trữ của con đang bắt đầu cạn kiệt. Sắt cần thiết cho sự hình thành huyết sắc tố và vận chuyển oxy. Bạn có thể duy trì lượng sắt này ở mức cao bằng cách cho bé ăn những thực phẩm giàu chất sắt. Sắt có hai dạng: sắt heme và sắt không heme.

  • Sắt heme: Bạn sẽ tìm thấy chất này trong thịt đỏ, hải sản và thịt gia cầm. Sắt heme khá dễ dàng để cơ thể hấp thụ.
  • Sắt không heme: Được tìm thấy trong các loại ngũ cốc có tăng cường chất sắt cho trẻ sơ sinh, đậu phụ, đậu lăng và các loại rau lá xanh.

Sắt heme là chất dễ dàng được cơ thể hấp thụ nhất. Đó chính xác là lý do tại sao bạn nên cho bé ăn thịt ngay khi bắt đầu ăn dặm. Ngoài ra thịt đỏ còn có kẽm, vitamin B12, chất béo và rất nhiều protein.

Liệu bé đã sẵn sàng để ăn thịt?

Nếu em bé của bạn đã đủ cứng cáp để ăn dặm, thì chúng cũng đã sẵn sàng ăn thịt. Lưu ý rằng phản xạ đẩy lưỡi của trẻ không có nghĩa là trẻ từ chối ăn – trẻ không dùng lưỡi đẩy thức ăn ra khỏi miệng. Chúng đang học cách phối hợp thở và nuốt. Bạn có thể cho trẻ ngồi trên 1 chiếc ghế ăn dặm khi trẻ có khả năng kiểm soát đầu và cổ tốt.

Những loại thịt nào tốt nhất cho bé?

Khi đã quyết định sẽ cho trẻ ăn thịt, câu hỏi là loại thịt nào tốt nhất với con? Thịt bò, thịt bê, thịt cừu, thịt dê, thịt lợn, thịt gà, cá, hải sản? Thịt nội tạng như tim, thận, gan? Còn thịt trâu thì sao?

Nói ngắn gọn là tất cả các loại thịt đều ngon. Nhưng có một vài điều cần ghi nhớ:

  • Gan là nguồn cung cấp sắt đáng kể, trong đó gan lợn cung cấp lượng sắt cao nhất
  • Chọn thịt gà sẫm màu thay vì thịt gà trắng. Thịt sẫm màu chứa 1,4 mg sắt trên 100 gam so với 0,7 mg trên 100 gam ở thịt trắng
  • Gan gà có lượng sắt gần gấp đôi so với gan bò
  • Cá ngừ cung cấp 1,67 mg sắt trên 100 gam

Hãy đảm bảo rằng bé chỉ ăn thịt đã nấu chín hoàn toàn. Tuyệt đối không ăn thịt chỉ chín tới hay thịt sống. Tránh xa các loại thịt nguội, thịt xông khói và xúc xích vì chúng chứa lượng thịt thực tế rất ít (chỉ 5,7%). Tránh ăn cá có hàm lượng thủy ngân cao. Không chiên thịt cho trẻ sơ sinh, không hâm thịt quá nhiều lần.

Đọc thêm bài viết: 20 lầm tưởng phổ biến về dinh dưỡng và thực phẩm

Bạn nên giới thiệu thịt cho bé như thế nào?

Trong giai đoạn mới bắt đầu ăn dặm, bạn nên có 1 máy xay để xay nhỏ thức ăn cho trẻ.  

  • Súp: Món súp được tạo ra từ thịt, thêm với các loại thực phẩm khác như khoai lang ngọt, hành tây, cà rốt… Nấu chúng lên và xay mịn tất cả.
  • Nồi nấu chậm: Sử dụng nồi nấu chậm có thể là cách đơn giản nhất để chế biến các loại thịt mềm và chín kỹ. Kết hợp các loại thịt với rau củ quả để mang lại hương vị thơm ngon hơn
  • Ăn dặm tự chỉ huy: mẹ hãy chuẩn bị miếng thịt dài bằng ngón tay. Quan trọng nhất là phải giám sát khi trẻ đang ăn.

Cho dù bạn cho bé ăn thịt bằng cách nào, hãy đảm bảo nấu thịt ở nhiệt độ tối thiểu sau:

  • Thịt bò, thịt bê, thịt cừu: 77°C
  • Thịt lợn: 71°C
  • Thịt xay: 71°C
  • Thịt gia cầm: 74°C
  • Cá có vẩy: 63°C

Lúc mới ăn dặm, em bé của bạn sẽ không ăn nhiều hơn một hoặc hai thìa. Vì vậy, hãy thoải mái trữ các phần thức ăn bạn đã chuẩn bị trong khay đá viên. Đảm bảo cho bé ăn nhiều loại thịt khác nhau để bé tiếp xúc với các hương vị và kết cấu khác nhau, tránh nhàm chán khi trẻ ăn.

Có bắt buộc cho bé ăn thịt không?

Mặc dù thịt mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho trẻ, cung cấp lượng đạm và sắt mà cơ thể trẻ cần. Nhưng Hiệp hội Dinh dưỡng Hoa Kỳ thừa nhận rằng “chế độ ăn chay được lên kế hoạch kỹ càng phù hợp với mọi người trong mọi giai đoạn của cuộc đời, bao gồm mang thai, cho con bú, trẻ sơ sinh, thời thơ ấu và thanh thiếu niên cũng như cho các vận động viên”.

Nếu bạn chọn không cho bé ăn thịt, bạn nên cho bé ăn nhiều ngũ cốc tăng cường chất sắt cho trẻ sơ sinh, đậu phụ, đậu, đậu lăng và các loại rau lá xanh. Chúng chứa sắt không heme. Cơ thể bạn khó hấp thụ chất sắt không heme hơn, nhưng bạn có thể tăng tỷ lệ hấp thụ của cơ thể bằng cách kết hợp với thực phẩm chứa vitamin C. Chẳng hạn như món đậu phụ sốt cà chua và ngũ cốc ăn kèm với nước cam.

Cách tốt nhất để đảm bảo dinh dưỡng của trẻ nếu lựa chọn ăn chay là làm việc với chuyên gia dinh dưỡng để có một thực đơn phù hợp nhất.  Bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm máu cho con bạn để kiểm tra mức độ sắt trong cơ thể chúng.

Hãy đến với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Đặt lịch khám TẠI ĐÂY hoặc liên hệ Hotline: 0935.18.3939 024.3633.5678

Hoàng Hà Linh – Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM

Theo Healthline



| Bình luận

7 thực phẩm tốt nhất giúp bé tăng cân

15/09/2023 -  Kiến thức dinh dưỡng

Bạn có thể tự hỏi liệu con mình có phát triển nhanh như mong đợi hay không. Nếu bạn lo lắng về cân nặng của trẻ, hãy nhớ rằng trẻ sơ sinh thường giảm 3 – 7% (và lên đến 10%) cân nặng khi sinh trong vài ngày đầu đời và trẻ sẽ lấy lại cân nặng này vào khoảng trong tuần thứ 2. Cùng Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu 7 thực phẩm tốt nhất giúp bé tăng cân tại bài viết dưới đây.

Cho đến khi được 6 tháng, trẻ sơ sinh sẽ tăng khoảng 0,45 kg trở lên mỗi tháng. Trẻ sẽ nặng gấp 3 lần cân nặng khi sinh vào cuối năm đầu tiên. Hãy nhớ rằng những con số này là trung bình và một em bé khỏe mạnh có thể có những con số tăng cân khác nhau tùy thuộc vào cân nặng khi sinh, tốc độ tăng trưởng tuyến tính và các yếu tố khác. Dưới đây là 7 loại thực phẩm tốt nhất giúp bé tăng cân. 

1. Sữa mẹ hoặc sữa bột dành cho trẻ sơ sinh thường xuyên và đủ

Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ sẽ bú 2 – 3 giờ một lần, vì vậy hãy cho trẻ bú 8 – 12 lần trở lên mỗi ngày trong 4 tháng đầu. Hãy chắc chắn để trẻ bú hết sữa ở một bên vú của bạn. Một lý do khiến điều này được khuyến khích là vì sữa cuối có thể đậm đặc hơn sữa đầu. Hãy để bé bú đủ cho đến khi ngực bạn cảm thấy rất mềm. Điều này sẽ đảm bảo trẻ nhận được đủ lượng sữa có sẵn và gửi thông điệp đến cơ thể bạn rằng hãy sản xuất thêm sữa.

Bạn có thể thử tiêu thụ các loại thực phẩm được cho là làm tăng lượng sữa mẹ. Chúng bao gồm các loại trà cho con bú hoặc các sản phẩm có cỏ cà ri, cây kế sữa hoặc thì là. Bột yến mạch và bia đen cũng có thể hữu ích. Tuy nhiên, vẫn cần nghiên cứu thêm về các giải pháp này. Ngoài việc bổ sung các thực phẩm cần thiết, bạn nên tránh mặc áo ngực hoặc áo bó sát. Cho đến khi bé bắt đầu ăn dặm, bé sẽ không cần uống nước. Thay vào đó, hãy cho trẻ bú sữa mẹ hoặc sữa công thức để tối đa hóa số lượng calo bạn nạp vào cho trẻ. 

Bác sĩ cũng có thể hỏi về bất kỳ vấn đề nào về việc ngậm bắt vú và điều tra bất kỳ vấn đề y tế tiềm ẩn nào có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ hoặc chuyển hóa chất dinh dưỡng của bé ở độ tuổi này. Hãy nói chuyện với bác sĩ nhi khoa để được hướng dẫn nếu bạn đang cân nhắc xem có nên bổ sung sữa công thức cho con bú sữa mẹ hay không hoặc đang băn khoăn không biết nên chọn loại sữa công thức nào.

Những lựa chọn này rất phức tạp và phụ thuộc vào nhiều yếu tố cá nhân. Khi đó, bác sĩ có thể giúp bạn đưa ra quyết định sáng suốt. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể cân nhắc nói chuyện với chuyên gia tư vấn về việc cho con bú.

Dưới 6 tháng

Một em bé dưới 6 tháng tăng cân ít hơn mức trung bình có thể là vấn đề. Vì tất cả hoặc hầu hết lượng calo của trẻ vào thời điểm này đều đến từ sữa mẹ, sữa công thức hoặc cả hai. Do đó, điều bạn có thể kiểm soát ngay bây giờ là tần suất trẻ bú và liệu trẻ có bú đủ hay không.

Đọc thêm bài viết: Dinh dưỡng cho trẻ: Hướng dẫn chế độ ăn lành mạnh

6 – 9 tháng

Hầu hết các bé sẽ bắt đầu tỏ ra sẵn sàng ăn thức ăn đặc vào khoảng tháng thứ 6. Hãy trao đổi với bác sĩ của bạn về thời điểm nên bắt đầu cho bé ăn thức ăn  bổ sung.

2. Quả bơ

Cho dù bạn đang áp dụng phương pháp ăn dặm tự chỉ huy, ăn dặm truyền thống hay kết hợp thì trái bơ cũng là lựa chọn lý tưởng để cho bé làm quen với thức ăn đặc. 

Bơ là thực phẩm chuyển tiếp tuyệt vời cho trẻ bắt đầu ăn dặm. Hơn nữa, chất béo lành mạnh và hương vị tương đối nhẹ của bơ khiến món ăn này trở thành thực phẩm tuyệt vời khi bạn đang cố gắng giúp trẻ tăng cân. Bạn cũng có thể thêm bơ vào các thực phẩm khác, chẳng hạn như ngũ cốc gạo hoặc trái cây khác.

Bạn nên giới thiệu từng loại thực phẩm mới một lần. Bằng cách này, nếu con bạn có bất kỳ loại phản ứng dị ứng nào, bạn sẽ hiểu rõ hơn về nguyên nhân có thể gây ra phản ứng đó.

3. Bột yến mạch

Ngũ cốc bột yến mạch là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng tuyệt vời khác mà bạn có thể dễ dàng bổ sung vào chế độ ăn của bé. Để làm món này, hãy trộn yến mạch nấu chín trong nước, thêm nước nếu cần để đạt được kết cấu dạng súp.

Để món ăn ngon hơn, hãy nấu và pha loãng bột yến mạch bằng sữa công thức hoặc sữa mẹ. Dần dần tăng lượng đến khi bé cảm thấy thoải mái hơn. Bột yến mạch chứa nhiều chất xơ, bao gồm: beta glucan, một dạng chất xơ hòa tan. Nó thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn có lợi trong đường ruột của bé và có thể khuyến khích sự đa dạng của vi khuẩn trong ruột. Hơn nữa, bột yến mạch có hương vị khá trung tính nên dễ dàng kết hợp với các loại thực phẩm lành mạnh và bổ dưỡng khác. Ví dụ, bạn có thể cho trái cây xay nhuyễn và quế vào để tăng thêm hương vị.

Đọc thêm bài viết: 20 lầm tưởng phổ biến về dinh dưỡng và thực phẩm

4. Bơ đậu phộng

Bơ đậu phộng chứa protein và chất béo – cả hai đều có thể khuyến khích bé tăng cân. Hãy nhớ rằng đậu phộng là một trong 8 chất gây dị ứng có thể gây ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng nhất ở Hoa Kỳ. Bằng chứng mới nhất ủng hộ việc cho trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi ăn những loại thực phẩm thường gây dị ứng. Điều này bao gồm đậu phộng. Nghiên cứu cho thấy phương pháp này thực sự có thể giúp ngăn ngừa dị ứng phát triển.

Bạn sẽ muốn cho con thử các loại thực phẩm gây dị ứng một cách có phương pháp, tuy nhiên cần cho bé ăn từng loại một và ăn các loại thực phẩm mới, có nguy cơ cao hơn cách nhau ít nhất một tuần. Điều quan trọng là phải cho trẻ ăn những thứ này một cách thường xuyên, đồng thời luôn theo dõi các dấu hiệu dị ứng, bao gồm nổi mề đay, đỏ quanh miệng hoặc thở khò khè. Nếu điều này xảy ra, hãy tìm kiếm sự trợ giúp y tế ngay lập tức. Đặc biệt, các phụ huynh không nên cho bé ăn bơ đậu phộng trực tiếp từ lọ vì làm như vậy có thể gây nghẹt thở.

Cách tốt nhất để cho chúng ăn bơ đậu phộng tự nhiên hoặc bất kỳ loại bơ hạt nào khác là trộn chúng với nước ấm, nước sốt táo, sữa mẹ hoặc sữa công thức, hoặc nếu trẻ đã làm quen với sữa chua. Bạn có thể thêm bơ đậu phộng vào bột yến mạch để tăng thêm hương vị. Nếu con bạn có nguy cơ bị dị ứng cao hơn hoặc bị bệnh chàm, hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi cho chúng ăn bất kỳ loại bơ hạt hoặc thực phẩm nào có nguy cơ cao. Bác sĩ có thể khuyên nên đợi cho đến khi trẻ lớn hơn và sau đó muốn theo dõi hoặc đề nghị xét nghiệm dị ứng trước.

5. Trứng

Trứng là một loại thực phẩm bổ dưỡng khác rất tốt cho trẻ sơ sinh và người lớn. Chúng cung cấp sự kết hợp đầy đủ của chất béo và protein. Chúng thường nhẹ nhàng với dạ dày, đa năng và dễ chế biến. Hãy lưu ý vì đây là một loại thực phẩm dễ gây dị ứng phổ biến khác mà bạn sẽ muốn giới thiệu một cách chậm rãi và có phương pháp. Hãy để mắt tới phản ứng dị ứng. Hãy tìm kiếm sự chăm sóc khẩn cấp ngay lập tức nếu con bạn thở khò khè hoặc khó thở.

Khi trứng đã trở thành món chính trong chế độ ăn của bé, bạn có thể thử trộn chúng và rắc một ít phô mai và rau để bổ sung chất dinh dưỡng. Bạn cũng có thể sử dụng trứng trong các món ăn khác. Ví dụ: hãy thử thêm chúng vào cơm với phô mai và rau để trẻ dễ ăn hơn, sau đó cắt chúng thành từng miếng nhỏ đút cho trẻ.

6. Cá

Cá cung cấp protein và chất béo lành mạnh rất quan trọng cho sự phát triển của con bạn. Hãy lưu ý tìm kiếm các loại cá có hàm lượng thủy ngân thấp, như cá hồi, cá trích. Hơn nữa, những loại cá này và các loại cá khác có chứa axit docosahexaenoic nuôi dưỡng não (DHA), một loại axit béo omega-3 cần thiết cho sự phát triển não bộ, thích hợp trong thời thơ ấu. Kết hợp cá với nước sốt sữa chua hoặc nước sốt marinara để bổ sung chất dinh dưỡng.

9 – 12 tháng

Bạn chắc chắn không cần phải đợi đến mốc 9 tháng để cho bé ăn cá, nhưng ở độ tuổi này, trẻ có thể dễ dàng xử lý kết cấu hơn so với khi mới lớn.

Trên 1 tuổi

Điều này có vẻ phản trực giác, nhưng khi trẻ đạt được cột mốc 12 tháng tuổi, bạn có thể thấy trẻ ăn ít hơn. Nguyên nhân là do tốc độ tăng trưởng của trẻ chậm lại. Trên thực tế, hầu hết trẻ mới biết đi sẽ chỉ tăng khoảng 2,3 kg trong khoảng thời gian từ sinh nhật thứ nhất đến sinh nhật thứ hai. Tât nhiên là chúng vẫn đang phát triển. Vì vậy, đừng lo lắng nếu thấy trẻ đột nhiên ăn chậm lại hoặc chững lại ở giai đoạn này. Nếu chúng vẫn còn sức để chơi và tỏ ra tỉnh táo thì có lẽ chúng vẫn ổn.

7. Dầu ô liu hoặc bơ

Trẻ mới biết đi sẽ nhận được một lượng chất béo lành mạnh. Trên thực tế, 30 – 40% lượng calo của trẻ mới biết đi nên đến từ chất béo. Chúng cần khoảng 1.000 – 1400 calo mỗi ngày ở độ tuổi này, do đó tương đương với khoảng 30 – 50 gram chất béo mỗi ngày.

Nếu trẻ mới biết đi cần được hỗ trợ nhiều hơn một chút, hãy cân nhắc thêm một chút dầu ô liu hoặc dầu bơ vào thức ăn của trẻ, khoảng 1/4 – 1/2 muỗng canh (4 – 7 mL). Bạn có thể thêm nó vào bát súp hoặc nhúng một ít bánh mì nguyên hạt vào đó. Cẩn thận không cho bé ăn quá nhiều dầu vì làm như vậy có thể gây khó chịu ở dạ dày hoặc tiêu chảy.

Hãy đến với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Đặt lịch khám TẠI ĐÂY hoặc liên hệ Hotline: 0935.18.3939 / 024.3633.5678

Hồng Ngọc – Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM

Theo Healthline



| Bình luận

Thành phần dinh dưỡng và tác dụng của ớt đối với sức khỏe

14/09/2023 -  Kiến thức dinh dưỡng

Ngoài vị cay đặc trưng, ớt còn nổi tiếng vì rất giàu vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa. Chúng chủ yếu được sử dụng như một loại gia vị dưới dạng tươi hoặc khô. Cùng Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu thành phần dinh dưỡng và tác dụng của ớt đối với sức khỏe tại bài viết dưới đây.

Ớt là thành viên của họ cà, họ hàng với ớt chuông và cà chua. Có nhiều loại ớt như ớt chỉ, ớt sừng, ớt xiêm, ớt chỉ thiên…Chúng chủ yếu được sử dụng như một loại gia vị và có thể được nấu chín, sấy khô hoặc nghiền thành bột. Capsaicin là hợp chất thực vật có hoạt tính sinh học chính trong ớt, tạo nên hương vị cay nồng và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người.

Giá trị dinh dưỡng của ớt

Ớt cung cấp một lượng nhỏ tinh bột, protein và chất xơ. Thành phần dinh dưỡng cho 1 thìa canh (15g) ớt đỏ tươi, sống bao gồm:

  • Nặng lượng: 6 calo
  • Nước: 88%
  • Chất đạm: 0,3 g
  • Carb: 1,3 g
  • Đường: 0,8 g
  • Chất xơ: 0,2 g
  • Chất béo: 0,1 g

Đọc thêm bài viết: Lợi ích sức khỏe của hạt hạnh nhân

Vitamin và các khoáng chất

Ớt rất giàu vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, vì chúng chỉ được ăn với số lượng nhỏ nên sự đóng góp của chúng vào nhu cầu khuyến nghị hàng ngày là rất ít. Các loại vi chất có trong ớt bao gồm:

  • Vitamin C: Ớt có hàm lượng chất chống oxy hóa rất cao, rất quan trọng cho việc chữa lành vết thương và chức năng miễn dịch.
  • Vitamin B6: Là một họ vitamin B, B6 đóng vai trò trong chuyển hóa năng lượng.
  • Vitamin K1: Còn được gọi là phylloquinone, vitamin K1 rất cần thiết cho quá trình đông máu, giúp xương và thận khỏe mạnh.
  • Kali: Là một khoáng chất thiết yếu, kali có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim khi tiêu thụ đủ lượng.
  • Đồng: Đồng là một nguyên tố vi lượng thiết yếu, quan trọng giúp xương chắc khỏe và tế bào thần kinh khỏe mạnh.
  • Vitamin A: Ớt đỏ có hàm lượng beta carotene cao, được cơ thể chuyển hóa thành vitamin A.

Mặc dù ớt rất giàu vitamin và khoáng chất, nhưng chúng thường được ăn với số lượng nhỏ – vì vậy chúng không đóng góp đáng kể vào nhu cầu vi chất dinh dưỡng hàng ngày của bạn.

Các hợp chất thực vật khác có trong ớt

Ớt là một nguồn giàu capsaicin cay nóng. Chúng cũng chứa rất nhiều carotenoid chống oxy hóa, có liên quan đến nhiều lợi ích sức khỏe. Dưới đây là các hợp chất thực vật có hoạt tính sinh học chính trong ớt:

  • Capsanthin: Carotenoid chính trong ớt đỏ – chiếm tới 50% tổng hàm lượng caroten – capsanthin chịu trách nhiệm tạo ra màu đỏ của quả ớt. Đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ của nó có thể chống lại bệnh ung thư.
  • Violaxanthin: Chất chống oxy hóa carotenoid chính trong ớt vàng, violaxanthin chiếm 37 – 68% tổng hàm lượng carotenoid.
  • Lutein: Có nhiều nhất trong ớt xanh (ớt chưa chín), hàm lượng lutein giảm khi quả ớt chín dần. Tiêu thụ nhiều lutein có liên quan đến việc cải thiện sức khỏe của mắt.
  • Capsaicin: Một trong những hợp chất thực vật được nghiên cứu nhiều nhất trong ớt, capsaicin chịu trách nhiệm tạo ra hương vị cay nồng (nóng) và có nhiều tác dụng đối với sức khỏe.
  • Axit sinapic: Còn được gọi là axit sinapinic, chất chống oxy hóa này có nhiều lợi ích sức khỏe tiềm năng.
  • Axit ferulic: Tương tự như axit sinapic, axit ferulic là một chất chống oxy hóa có thể giúp bảo vệ chống lại các bệnh mạn tính khác nhau.

Hàm lượng chất chống oxy hóa của ớt trưởng thành (đỏ) cao hơn nhiều so với ớt chưa trưởng thành (xanh).

Đọc thêm bài viết: 7 lợi ích sức khỏe của nước dừa

Lợi ích sức khỏe của ớt

Mặc dù có vị cay nồng nhưng ớt từ lâu vẫn được coi là một loại gia vị tốt cho sức khỏe. Những lợi ích sức khỏe của ớt bao gồm:

  • Giảm đau

Capsaicin – hợp chất thực vật có hoạt tính sinh học chính trong ớt, có một số đặc tính độc đáo. Nó liên kết với các thụ thể đau, là những đầu dây thần kinh cảm nhận được cơn đau. Điều này gây ra cảm giác nóng rát nhưng không gây ra bất kỳ vết thương bỏng thực sự nào. Một nghiên cứu cho thấy rằng khi cho những người bị ợ chua dùng 2,5 g ớt đỏ hàng ngày, cơn đau sẽ trở nên tồi tệ hơn khi bắt đầu điều trị 5 tuần nhưng sẽ được cải thiện theo thời gian.

  • Giảm cân

Béo phì là một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh mạn tính, chẳng hạn như bệnh tim và tiểu đường. Một số bằng chứng cho thấy capsaicin có thể thúc đẩy giảm cân bằng cách giảm cảm giác thèm ăn và tăng cường đốt cháy chất béo. Trên thực tế, các nghiên cứu cho thấy 10g ớt đỏ có thể làm tăng đáng kể quá trình đốt cháy chất béo ở cả nam và nữ. Capsaicin cũng có thể làm giảm lượng calo nạp vào. Một nghiên cứu ở 24 người thường xuyên ăn ớt đã phát hiện ra rằng uống capsaicin trước bữa ăn sẽ giúp giảm lượng calo nạp vào trong bữa ăn.

Tổng kết, ớt là một loại gia vị phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới và nổi tiếng với hương vị cay và nồng. Chúng rất giàu vitamin, khoáng chất và nhiều hợp chất thực vật khác nhau. Mặc dù có một số lợi ích sức khỏe, nhưng bạn hãy chú ý đến mức độ chịu đựng của bản thân khi ăn ớt. Sử dụng chúng như một loại gia vị có thể tốt cho sức khỏe, nhưng những người bị rối loạn tiêu hóa nên tránh loại thực phẩm này.

Hãy đến với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Đặt lịch khám TẠI ĐÂY hoặc liên hệ Hotline: 0935.18.3939 024.3633.5678

Hoàng Hà Linh – Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM

Theo Healthline



| Bình luận

Những loại thực phẩm có nhiều protein hơn trứng

13/09/2023 -  Kiến thức dinh dưỡng

Trứng là loại thực phẩm rất phổ biến để cung cấp chất đạm (protein), đồng thời chúng cũng vừa rẻ và vừa dễ chế biến. Tuy nhiên, ăn quá nhiều trứng có thể gây ngán và vượt quá lượng khuyến nghị. Dưới đây là các lựa chọn thực phẩm giàu protein có thể thay thế trứng.

Đậu gà

Với khoảng 6g protein trong mỗi quả, trứng là nguồn cung cấp chất đạm rất tốt. Nhưng có nhiều loại thực phẩm khác cung cấp thậm chí còn nhiều chất đạm hơn trứng, đậu gà là một ví dụ. ½ chén đậu gà cung cấp đến 8g protein. Con người đã tiêu thụ đậu gà từ thời Ai Cập cổ đại. Ngày nay, chúng được biết đến nhiều nhất trong món hummus, salad hoặc súp.

Phô mai tươi

Nửa bát phomai tươi chứa đến 12g protein, là một nguồn cung cấp protein nhiều hơn trứng. Phomai tươi chiết xuất từ sữa tiệt trùng hoặc sữa có hàm lượng chất béo cao, không có hương vị mạnh nên rất dễ ăn. Bạn có thể chế biến một bữa ăn nhẹ lành mạnh bằng cách kết hợp phô mai tươi với các loại trái cây. Nếu có thể, hãy dùng phô mai tươi ít béo.

Đọc thêm bài viết: Một người cần bao nhiêu protein?

Bơ hạnh nhân

2 thìa bơ hạnh nhân chứa tới 7g protein. Với nhiều chất béo có lợi cho tim, đây là cách tuyệt vời để nạp năng lượng trước khi tập luyện. Bạn có thể sử dụng bơ hạnh nhân thay cho bơ lạc (bơ đậu phộng) hoặc thêm chúng vào các món xay sinh tố để tăng hương vị thơm béo thay cho sữa đặc.

Phô mai Cheddar

Phô-mai Cheddar chứa nhiều protein – khoảng 7 gam trong mỗi 30g khẩu phần. Ngoài ra chúng cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng khác như canxi, kẽm, phốt pho, vitamin A và vitamin B12. Tuy nhiên bạn không nên ăn nhiều phô-mai Cheddar, vì chúng thường chứa nhiều muối và chất béo không tốt cho tim mạch.

Đậu lăng

Nửa bát đậu lăng cung cấp cho bạn 8g protein, tương đương với lượng mà bạn nhận được từ 30g thịt nạc bít tết. Đậu lăng có rất nhiều màu sắc, như đậu lăng nâu, xanh lá, đen, vàng, đỏ và cam. Chúng nấu nhanh hơn các loại đậu khác. Và bạn thậm chí không cần phải ngâm đậu lăng trước khi nấu.

Đọc thêm bài viết: Những loại trái cây nhiều protein nhất

Hạt bí

30g hạt bí đã bóc vỏ cung cấp đến 8,5g protein. Chúng cũng là nguồn cung cấp kẽm, sắt, đồng, magie, kali và selen tốt. Ăn một ít hạt bí với một quả táo để có bữa ăn nhẹ no bụng. Hoặc bạn có thể trộn hạt bí với granola và sữa chua để có một bữa sáng lành mạnh.

Tôm

120g tôm cung cấp đến 17 gam protein. Tôm cũng chứa ít calo và chất béo, vì vậy chúng rất phù hợp với những người tập luyện, muốn giảm cân hoặc giữ cân. Nhưng hãy tránh xa các loại tôm tẩm bột, chiên giòn. Thay vào đó, bạn nên thưởng thức món tôm hấp hoặc luộc đơn giản.

Hạt diêm mạch (quinoa)

Diêm mạch là một loại ngũ cốc nguyên hạt, chứa khoảng 7,5g protein mỗi cốc. Nó cũng là một nguồn chất xơ tốt, không chứa gluten và dễ chế biến như cơm. Bởi vì nó có vị khá nhạt nên bạn có thể ăn thay thế cơm hàng ngày.

Thịt khô

Từ lâu thịt khô đã được biết đến như một món ăn phổ biến của dân phượt, ví dụ như khô bò hoặc khô gà. Một khẩu phần 30g thịt khô có thể có tới 15g protein. Nhiều loại thịt khô chứa nhiều muối, đường và các chất phụ gia như nitrat. Nhưng vẫn có một số sản phẩm hoàn toàn không sử dụng phụ gia và được sấy khô nguyên chất. Bạn có thể tìm thấy thịt khô làm từ gà, lợn, bò, thậm chí cả nai và đà điểu. Hãy kiểm tra nhãn thực phẩm để biết hàm lượng natri, đường và hóa chất hoặc bạn có thể tự chế biến món thịt khô tại nhà.

Hãy đến với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Đặt lịch khám TẠI ĐÂY hoặc liên hệ Hotline: 0935.18.3939 / 024.3633.5678

Hoàng Hà Linh – Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM

Theo WebMD



| Bình luận

12 thói quen xấu gây béo bụng

12/09/2023 -  Kiến thức dinh dưỡng

Mỡ bụng thường không tốt vì nó tích tụ xung quanh các tạng và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như bệnh tim mạch, tiểu đường… Về mặt thẩm mỹ, vòng bụng lớn có thể khiến bạn mất tự tin. Và bài viết này sẽ chỉ ra 12 thói quen xấu gây béo bụng. Dưới đây là những thói quen xấu gây tích mỡ bụng.

12 thói quen xấu gây béo bụng

Không tập trung khi ăn

Thay vì lướt điện thoại trong khi ăn, bạn hãy chú ý bữa ăn của mình, thưởng thức những hương vị của món ăn. Càng đặt sự tập trung khi ăn uống, bạn càng ít có khả năng ăn quá nhiều. Bạn nên chú ý đến thức ăn của mình, nhai chậm hơn trong khi đang ăn.

Ăn quá nhanh

Phải mất đến 20 phút để dạ dày gửi tín hiệu đến não rằng cơ thể đã no. Nếu bạn tống thức ăn vào cơ thể quá nhanh, bạn sẽ tiếp tục ăn vượt quá ngưỡng mà cơ thể cần. Vì vậy, những người có thói quen ăn chậm nạp vào ít calories hơn những người ăn nhanh, đồng thời ngăn ngừa tình trạng thừa cân béo phì.

Thiếu ngủ

Trong 1 nghiên cứu, những người dưới 40 tuổi ngủ ít hơn 5 tiếng mỗi đêm bị tăng cân và tăng vòng eo hơn những người ngủ nhiều. Tuy nhiên, nếu bạn đang bị thiếu ngủ, đừng cố khắc phục điều này quá nhanh bởi việc ngủ hơn 8 tiếng mỗi đêm cũng gây ra hậu quả giãn ruột tương tự.

Đọc thêm bài viết: Béo bụng liên quan đến sự thiếu hụt vitamin D

Ăn muộn

Hãy cho hệ tiêu hóa của bạn có thời gian để tiêu thụ hết calo từ bữa ăn bằng cách ăn sớm hơn vào mỗi tối. Khi bạn càng nạp calo vào muộn, cơ thể có càng ít thời gian để sử dụng chúng. Lâu dài, lượng calo dư thừa đó có thể làm bạn tăng cân và tăng vòng eo.

Ăn bánh mỳ trắng

Tinh bột tinh chế trong bánh mỳ trắng và các thực phẩm chế biến sẵn thường đã bị loại bỏ chất xơ tự nhiên giúp bạn tiêu hóa thức ăn chậm hơn. Do đó, cơ thể bạn sẽ tiêu hóa nhanh, lượng đường trong máu tăng cao. Về lâu dài, điều này có thể dẫn đến tăng cân. Vì vậy, hãy chọn những loại ngũ cốc nguyên cám, có chứa chất xơ để ngăn chặn điều này.

Uống nước ngọt giảm cân

Bạn có thể nghĩ rằng việc đánh đổi 1 lon nước ngọt nhiều đường thành phiên bản 0 calo sẽ kiềm hãm được sự tăng cân của mình. Nhưng các nhà khoa học đã chứng minh rằng điều đó không hoàn toàn chính xác. Aspartame – chất tạo ngọt nhân tạo được sử dụng rất nhiều trong các sản phẩm nước ngọt giảm cân, thường làm tăng đáng kể mỡ bụng. Nếu bạn đang có mục tiêu giảm mỡ bụng, hãy bỏ qua hoàn toàn các thể loại nước ngọt và chỉ dùng nước lọc để thỏa mãn cơn khát của mình.

Bỏ bữa

Bạn có biết việc bỏ qua bữa sáng khiến bạn dễ bị béo phì hơn gấp 4,5 lần? Việc bỏ qua 1 bữa ăn sẽ làm chậm chuyển hóa cơ bản của bạn và điều này có thể làm cho bạn bị ăn quá nhiều vào bữa sau khi cơ thể bị đói.

Ăn thực phẩm ít hoặc không chứa chất béo

Chú trọng đến lượng chất béo nạp vào là tốt, nhưng những loại thực phẩm được loại bỏ chất béo và đường thường chứa rất nhiều tinh bột. Lượng tinh bột cao trong thực phẩm có thể làm tăng triglyceride trong máu của bạn. Điều này làm tăng độ nhạy của insulin và có thể làm tăng mỡ bụng.

Đọc thêm bài viết: Cách giảm mỡ bụng cho dân công sở

Hút thuốc

Bạn có thể đã biết hút thuốc lá là một điều tệ hại cho sức khỏe, nhưng ngoài ra nó cũng là điều tệ hại với vòng eo của bạn. Càng hút nhiều thuốc lá, bạn càng tích trữ được nhiều mỡ bụng.

Ăn với một đĩa lớn

Điều này khá dễ hiểu, khi bạn đặt thức ăn trong một chiếc đĩa nhỏ hơn (hoặc sử dụng các dụng cụ đựng thức ăn nhỏ hơn), não sẽ bị đánh lừa là mình đang ăn một lượng thức ăn nhiều. Nếu sử dụng các dụng cụ đựng chẳng hạn đĩa hoặc bát to, bạn có xu hướng sẽ ăn hết thức ăn trong đó và ăn nhiều hơn lượng mà cơ thể cần.

Không di chuyển đủ nhiều

Một định nghĩa đã được khoa học chứng minh đó là hoạt động thể lực là chìa khóa cho sức khỏe. Đặt mục tiêu 30 phút hoạt động thể lực mức độ trung bình mỗi ngày sẽ giúp số đo vòng eo của bạn giảm xuống (hoặc lượng cơ sẽ tăng lên), kể cả khi cân nặng của bạn không thay đổi.

Thường xuyên bị căng thẳng, stress

Stress làm cơ thể giải phóng 1 loại hormone là cortisol. Lượng cortisol cao hơn có thể dẫn đến tăng cân, đặc biệt là tăng mỡ nội tạng. Thực hành các kỹ thuật thiền thường xuyên, chẳng hạn như hít thở sâu và thiền định sẽ giúp bạn bình tĩnh hơn, đồng thời làm giảm mức độ căng thẳng.

Hãy đến với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Đặt lịch khám TẠI ĐÂY hoặc liên hệ Hotline: 0935.18.3939 024.3633.5678

Hoàng Hà Linh Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM

Theo WebMD



| Bình luận

7 chất dinh dưỡng mà chế độ ăn uống của bạn có thể thiếu

11/09/2023 -  Kiến thức dinh dưỡng

Xã hội càng phát triển, càng có nhiều người không có thời gian để tự nấu nướng những bữa ăn dinh dưỡng lành mạnh cho bản thân. Thức ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn có thể chiếm phần đa trong chế độ ăn hàng ngày của bạn. Điều này về lâu dài có thể gây ra thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Dưới đây là top 7 những chất dinh dưỡng dễ dàng bị thiếu trong chế độ dinh dưỡng của bạn.

7 chất dinh dưỡng mà chế độ ăn uống của bạn có thể thiếu

1. Canxi

Xương, tim và các cơ khác của bạn cần canxi, đặc biệt cơ thể cần nhiều canxi hơn khi già đi. Lượng canxi khuyến nghị:

  • Độ tuổi từ 19 đến 50: 1000 miligam
  • Từ 51 tuổi trở lên: 1200 mg

Tiêu thụ 3 khẩu phần thực phẩm từ sữa mỗi ngày cung cấp cho bạn lượng canxi cần thiết. 1 khẩu phần thực phẩm từ sữa tương đương 100ml sữa/100ml sữa chua/15g phomai. Nếu bạn bị dị ứng với sữa hoặc không dung nạp lactose, bạn có thể nhận canxi từ các sản phẩm có bổ sung canxi (chẳng hạn như sữa đậu nành bổ sung canxi, ngũ cốc bổ sung canxi), rau lá xanh đậm hoặc các loại hạt. Ngoài ra, thực phẩm chức năng cung cấp canxi cũng là 1 lựa chọn tốt.

2. Chất xơ

Chất xơ rất tốt để tránh táo bón, giảm cholesterol và kiểm soát lượng đường trong máu. Chất xơ giúp no lâu và được tìm thấy trong thực phẩm ít calo. Vì vậy, chúng giúp bạn kiểm soát cân nặng hoặc hỗ trợ giảm cân tốt hơn. Chất xơ cũng có thể giúp giảm LDL hoặc cholesterol xấu, có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Khuyến nghị:

  • Nam giới từ 19 đến 50 tuổi: 38 gam; từ 51 tuổi trở lên: 30 gram
  • Phụ nữ từ 19 đến 50 tuổi: 25 gam; từ 51 tuổi trở lên: 21 gram

Các nguồn thực phẩm giàu chất xơ bao gồm: trái cây, rau quả và ngũ cốc nguyên hạt. Những cách đơn giản để nhận được đủ lượng chất xơ là sử dụng ngũ cốc nguyên cám, ăn rau trước trong mỗi bữa ăn, nấu cơm gạo lứt hoặc cơm trộn với các loại đậu (đậu đen, đậu xanh, đậu gà…). Hãy nhớ uống đủ nước khi bạn tăng lượng chất xơ.

Tham khảo gói khám: Sàng lọc vi chất dinh dưỡng cho người trưởng thành

3. Vitamin A 

Bạn cần vitamin A cho thị lực, gen, hệ thống miễn dịch và chức năng khác trong cơ thể. Vitamin A có hai dạng: dưới dạng retinol (sẵn sàng cho cơ thể sử dụng) và carotenoids, nguyên liệu thô mà cơ thể chuyển đổi thành vitamin A. Cách đơn giản để có đủ vitamin A là làm cho chế độ ăn uống của bạn trở nên đầy màu sắc. Các lựa chọn thực phẩm tốt nhất để cung cấp vitamin A bao gồm cà rốt, khoai lang, bí ngô, rau chân vịt, dưa lưới, ớt chuông, bông cải xanh, cà chua…

4. Kali

Kali có trong mọi tế bào của cơ thể. Nó đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì cơ bắp, dây thần kinh và cân bằng dịch cơ thể. Kali cũng giúp xương chắc khỏe và cần để sản xuất năng lượng. Nam giới và phụ nữ từ 19 tuổi trở lên cần 4.700 miligam kali mỗi ngày.

Một số loại thuốc cho người bị tăng huyết áp bao gồm cả thuốc lợi tiểu, khiến bạn bị mất kali. Vì vậy hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thể bù đủ lượng kali bị mất đi khi sử dụng thuốc.

Một số thực phẩm giàu kali bao gồm:

  • 2 chén rau chân vịt sống: 839 mg
  • 1 củ khoai lang nấu chín: 694 mg
  • 1 cốc sữa chua Hy Lạp: 240 mg
  • 1 cốc nước cam: 496 mg
  • 1 chén bông cải xanh nấu chín: 457 mg
  • 1 cốc dưa hấu: 431 mg
  • 1 quả chuối vừa: 422 mg

Đọc thêm bài viết: Bạn có thể bị thiếu vi chất dinh dưỡng mà không biết?

5. Axit folic

Nếu có khả năng bạn sẽ mang thai hoặc đang mang thai thì axit folic đặc biệt quan trọng. Axit folic là dạng tổng hợp của vitamin B folate. Khi bạn thụ thai, axit folic và folate dạng tự nhiên sẽ giúp bảo vệ em bé khỏi các khuyết tật ống thần kinh (và có thể là sứt môi hoặc vòm miệng) trong 30 ngày đầu tiên.

Nhận được 400 mcg axit folic được khuyến nghị mỗi ngày từ các chất bổ sung là điều bắt buộc đối với những phụ nữ có thể mang thai (nhiều loại vitamin dành cho bà bầu có tới 800mcg). Folate cũng rất quan trọng trong suốt thai kỳ. Nó tham gia vào quá trình sản xuất tế bào và bảo vệ chống lại thiếu máu. Phụ nữ mang thai cần 600 mcg axit folic. Ngoài việc bổ sung axit folic qua viên uống, phụ nữ có thể mang thai nên ăn thực phẩm giàu folate, bao gồm: ngũ cốc, đậu lăng, rau chân vịt, bông cải xanh, nước cam…

6. Sắt

Sắt chịu trách nhiệm vận chuyển oxy đến các tế bào và mô khắp cơ thể. Phụ nữ phải bổ sung đủ sắt trước và trong khi mang thai. Mang thai làm cản trở nguồn cung cấp sắt của bạn và có thể gây thiếu máu do thiếu sắt ở người mới làm mẹ. Nam giới cần 8 miligam sắt mỗi ngày. Phụ nữ từ 19 – 50 tuổi cần 18 miligam mỗi ngày (27 gam nếu họ đang mang thai) và từ 51 tuổi trở đi cần 8 miligam mỗi ngày (vì họ không còn mất chất sắt qua kinh nguyệt nữa).

Thịt động vật là nguồn bổ sung sắt tốt nhất cho cơ thể (sắt từ động vật được hấp thu tốt nhất). Một số lựa chọn bao gồm: thịt bò, thịt gà đen (thịt gà phần đùi có nhiều sắt hơn phần ức), trứng… Sắt từ thực vật bao gồm: các loại đậu, rau chân vịt, nho khô… Hãy nhớ rằng tỷ lệ hấp thụ sắt từ nguồn thực vật thấp hơn so với nguồn sắt từ động vật.

7. Vitamin D

Cơ thể bạn phải có vitamin D để hấp thụ canxi và thúc đẩy sự phát triển của xương. Quá ít vitamin D sẽ dẫn đến xương mềm ở trẻ em (còi xương), xương dễ gãy, biến dạng ở người lớn (nhuyễn xương). Bạn cũng cần vitamin D cho các chức năng quan trọng khác của cơ thể. Một số chuyên gia khuyên bạn nên bổ sung vitamin D từ chế độ ăn uống thay vì dựa vào ánh nắng mặt trời. Các khuyến nghị hiện tại khuyến nghị người lớn từ 19 – 70 tuổi nên nhận 600 IU vitamin D mỗi ngày và 800 IU mỗi ngày bắt đầu từ 71 tuổi.

Nguồn vitamin D tự nhiên bao gồm: cá và lòng đỏ trứng. Thực phẩm bổ sung vitamin D bao gồm: sữa, sữa chua, một số sản phẩm nước cam và ngũ cốc ăn sáng. Bạn có thể cần kết hợp cả thực phẩm và chất bổ sung để có được đủ lượng vitamin D mà cơ thể cần.

Hãy đến với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Mọi thông tin xin liên hệ Hotline: 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc Fanpage Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM.

Hoàng Hà Linh  Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM

Theo WebMD



| Bình luận

Lợi ích sức khỏe của tôm

10/09/2023 -  Kiến thức dinh dưỡng

Tôm là một món ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao được nhiều người ưa thích. Cùng Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu lợi ích sức khỏe của tôm tại bài viết dưới đây.

Lợi ích sức khỏe của tôm

Giá trị dinh dưỡng của tôm

Tôm chủ yếu được tạo thành từ protein và nước. Trung bình 100 gram tôm nấu chín có giá trị dinh dưỡng như sau:

  • Lượng calo: 99 calo
  • Chất béo: 0,3 gam
  • Carb: 0,2 gam
  • Cholesterol: 189 miligam
  • Natri: 111 miligam
  • Chất đạm: 24 gam

Các vitamin và khoáng chất khác bao gồm phospho, đồng, kẽm, magie, canxi, kali, sắt, mangan.

Tham khảo thêm: Lợi ích sức khỏe của hạt hạnh nhân

Lợi ích của tôm

Vì tôm chứa ít carbs và calo, đồng thời chứa nhiều chất dinh dưỡng nên tôm là lựa chọn lý tưởng nếu bạn đang cố gắng giảm cân. Các chất chống oxy hóa trong tôm rất tốt cho sức khỏe. Những chất này có thể bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại. Các nghiên cứu cho thấy chất astaxanthin chống oxy hóa giúp ngăn ngừa nếp nhăn và giảm tác hại của ánh nắng mặt trời. Bên cạnh đó, tôm cũng có nhiều selen. Một số nghiên cứu cho thấy khoáng chất này ngăn ngừa một số loại ung thư, nhưng chưa có đủ nghiên cứu để biết nó hoạt động tốt như thế nào.

Tôm sống

FDA cho biết phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ nên tránh hải sản sống. Hệ thống miễn dịch yếu hơn khiến họ có nguy cơ mắc các bệnh do thực phẩm cao hơn.

Tôm sống có thể chứa một số loại vi khuẩn có hại gây bệnh cho con người:

  • Vibrio (hay Vibrio vulnificus) là một loại vi khuẩn biển được tìm thấy trong các sinh vật biển. Nó khiến con người mắc một căn bệnh gọi là bệnh vibriosis. Bạn có thể bị nhiễm vi trùng này khi ăn hải sản sống hoặc chưa nấu chín. Nếu bị nhiễm vibriosis nhẹ, bạn có thể sẽ khỏi bệnh sau khoảng 3 ngày. Nhưng 20% số người nhiễm Vibrio sẽ chết, đôi khi chỉ trong vòng vài ngày sau khi phát bệnh. Trong một nghiên cứu tại một vùng sản xuất tôm lớn ở Thái Lan, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy Vibrio cholerae non-O1 trong 33% mẫu được thử nghiệm. Vi trùng này có liên quan đến các trường hợp viêm dạ dày ruột.
  • Bệnh tả. Tả là một bệnh nhiễm trùng đường ruột gây tiêu chảy. Bạn có thể mắc bệnh này khi uống nước hoặc ăn thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn tả. Bệnh cũng đôi khi lây lan khi ăn động vật có vỏ sống hoặc nấu chưa chín. Trong một nghiên cứu tại một vùng sản xuất tôm lớn ở Thái Lan, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy vi khuẩn tả trong 33% mẫu được thử nghiệm.
  • Ký sinh trùng. Tôm, giống như tất cả các sinh vật sống, có thể có ký sinh trùng. Những vi trùng phụ thuộc vào vật chủ để nuôi dưỡng có thể ẩn nấp trong hải sản ăn sống hoặc được bảo quản sơ sài, chẳng hạn như sashimi, sushi và ceviche. Đây là lý do tại sao các nhà hàng sử dụng hải sản đông lạnh thương mại để chế biến sashimi và sushi. Nếu bạn ăn tôm sống, hãy nhớ mua tôm từ các nhà hàng và chợ có uy tín về độ sạch và an toàn. Tuy nhiên, phần lớn các tổ chức liên quan đến an toàn thực phẩm đều khuyên bạn nên nấu hải sản. Hầu hết hải sản nên được nấu ở nhiệt độ ít nhất là 63 độ C.

Tham khảo thêm: 7 lợi ích sức khỏe tuyệt vời của dưa hấu

Rủi ro khi ăn tôm

Động vật có vỏ, bao gồm cả tôm, cũng là nguyên nhân gây dị ứng thực phẩm phổ biến và đôi khi nghiêm trọng. Bạn nên tránh tôm có mùi bất thường, đặc biệt nếu tôm có mùi như amoniac, bởi đây là dấu hiệu của sự phát triển của vi khuẩn. Một mối lo ngại tiềm ẩn là lượng cholesterol cao trong tôm. Các chuyên gia từng cho rằng ăn quá nhiều thực phẩm chứa nhiều cholesterol có hại cho tim.

Tuy nhiên, nghiên cứu hiện đại cho thấy chính chất béo bão hòa trong chế độ ăn uống của bạn sẽ làm tăng mức cholesterol trong cơ thể chứ không nhất thiết là lượng cholesterol trong thức ăn của bạn. Như đã đề cập ở trên, tôm sống có thể dẫn đến một số bệnh do thực phẩm, vì vậy bạn chỉ nên ăn tôm chín để tránh các rủi ro này.

Cách chế biến tôm

Tôm là một loại thực phẩm đa năng mà bạn có thể chế biến theo nhiều cách. Các phương pháp lành mạnh để chế biến tôm bao gồm: luộc, hấp, nướng, xào… Hãy nhớ làm sạch tôm trước khi chế biến. Chắc chắn rằng bạn nấu chín tôm hoàn toàn. Dấu hiệu nhận biết tôm chín là chúng cong lại, gần như có hình chữ “C”, và màu xám của tôm chuyển sang màu hồng.

Hãy đến với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Đặt lịch khám TẠI ĐÂY hoặc liên hệ Hotline: 0935.18.3939 / 024.3633.5678

Hoàng Hà Linh – Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM

Theo WebMD



| Bình luận

Đối tượng nào dễ mắc bệnh vào thời điểm giao mùa?

09/09/2023 -  Kiến thức dinh dưỡng

Thời tiết giao mùa là nhiệt độ thay đổi, nóng lạnh, nắng mưa thất thường, điều này khiến hệ miễn dịch yếu đi nên rất dễ mắc bệnh. Đặc biệt là thời điểm giao mùa thu đông không khí lúc ẩm, lúc hanh khô và có thể khiến cho các loại virus gây bệnh sinh sôi mạnh mẽ. Không những thế đây cũng là thời gian cơ thể con người khó có thể thích nghi với thời tiết, điều này tạo thuận lợi cho virus cảm cúm thâm nhập vào cơ thể hơn.

Đối tượng nào dễ mắc bệnh vào thời điểm giao mùa?

Người trên 65 tuổi

Đây là đối tượng có hệ thống miễn dịch suy giảm. Theo thời gian, bạn có thể mất khả năng tự bảo vệ mình khỏi nhiễm trùng, khả năng chữa lành vết thương và chống lại bệnh tật. Điều này một phần là do quá trình sản xuất tế bào B và T của cơ thể suy giảm, đây là các tế bào lympho, là một phần quan trọng trong hệ thống miễn dịch.

Người mắc bệnh mạn tính

Những người đã mắc bệnh mạn tính thường có hệ thống suy giảm miễn dịch. Các bệnh tự miễn như lupus, tiểu đường type 1 và viêm khớp dạng thấp có thể khiến hệ thống miễn dịch của cơ thể chống lại các mô và tế bào khỏe mạnh. Hen suyễn có thể khiến cơ thể phản ứng thái quá một cách nguy hiểm với các chất vô hại. Các bệnh bạch cầu hoặc ung thư hạch, ảnh hưởng tiêu cực đến các tế bào bạch cầu, là các tế bào cần thiết cho hệ thống miễn dịch để chống lại nhiễm trùng.

Phương pháp điều trị các bệnh mãn tính cũng có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Phương pháp điều trị ung thư có thể làm hỏng hệ thống miễn dịch vì nó phá huỷ các tế bào ung thư. Sử dụng lâu dài một số loại thuốc như corticosteroid có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của bạn.

Ghép tủy xương, thường là phương pháp điều trị một số loại ung thư, có thể tạm thời làm giảm số lượng bạch cầu, gây suy yếu phản ứng miễn dịch của cơ thể.

Đọc thêm bài viết: Thời tiết thất thường, bố mẹ nên làm gì để bảo vệ trẻ?

Trẻ em dưới 5 tuổi

Hệ thống miễn dịch của đối tượng này vẫn đang phát triển nên làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Trẻ em cũng hay cho tay vào miệng, dành thời gian ở ngoài nhiều và tiếp xúc với nhiều người, làm tăng khả năng lây lan các virus gây bệnh. Cơ quan hô hấp là cửa ngõ chịu tác động sớm của các tác nhân này. Chính sự thay đổi đột ngột sẽ tác động lên đường hô hấp, làm cho khả năng miễn dịch của đường hô hấp bị suy giảm.

Sự suy giảm về miễn dịch của đường hô hấp như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, virus, nấm có thể xâm nhập vào đường hô hấp và rất dễ gây bệnh. Đặc biệt những người có tình trạng có hệ miễn dịch kém và sức đề kháng suy giảm: ví dụ người cao tuổi, người mắc các bệnh lý mạn tính như đái tháo đường, suy tim, suy thận, viêm gan… hay ở những trẻ ở tuổi nhỏ khi mà hệ miễn dịch chưa hoàn thiện.

Những đối tượng này rất dễ bị mắc các bệnh hô hấp khi giao mùa, thay đổi thời tiết

  • Đeo khẩu trang: Trong môi trường không khí có chứa nhiều loại vi khuẩn, virus và bụi bẩn gây bệnh nên đeo khẩu trang mỗi khi di chuyển ra ngoài. Nên chọn loại khẩu trang có khả năng kháng khuẩn để phòng tránh bệnh hiệu quả nhất.
  • Giữ cho cơ thể khỏe mạnh: Tăng cường vận động để nâng cao thể trạng, tùy theo độ tuổi và tình trạng sức khỏe để lựa chọn bài tập cho phù hợp. Có thể áp dụng một số bài tập yoga, thiền tại nhà hoặc lựa chọn những bài tập đi bộ, đạp xe, gym,…
  • Ăn đầy đủ chất và các nhóm chất dinh dưỡng: Tăng cường sức đề kháng, nhất là các thức ăn có nhiều vitamin; rau xanh, hoa quả tươi…
  • Tiêm phòng vắc-xin cúm đầy đủ theo lịch của Bộ Y tế
  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, nhà cửa thông thoáng, ít bụi bẩn
    Che mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi, nếu dùng tay che miệng thì nên rửa sạch với xà phòng, tránh tụ tập nơi đông người khi có dịch.
  • Khi có biểu hiện bất thường về thể trạng sức khỏe cần được thăm khám và tư vấn của bác sĩ.

Một số cách phòng tránh các loại bệnh giao mùa

  • Giữ cho cơ thể khỏe mạnh bằng cách tăng cường vận động, tùy theo tình trạng sức khỏe để lựa hình thức tập luyện phù hợp với mục tiêu nâng cao thể trạng.
  • Ăn đầy đủ chất và các nhóm chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng, nhất là các thức ăn có nhiều vitamin; rau xanh, hoa quả tươi…
  • Tiêm phòng vắc-xin cúm đầy đủ theo lịch định kỳ
  • Cần giữ gìn vệ sinh cá nhân, nhà ở thông thoáng, ít bụi bẩn
  • Che mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi, nếu dùng tay che miệng thì nên rửa sạch với xà phòng. Đeo khẩu trang, tránh tụ tập nơi đông người khi có dịch
  • Giữ ấm cơ thể
  • Khi có biểu hiện bất thường cần được khám và tư vấn của bác sĩ

Hãy đến với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Đặt lịch khám TẠI ĐÂY hoặc liên hệ Hotline: 0935.18.3939 / 024.3633.5678

Bs Hồ Mai Hương – Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM



| Bình luận

Những thực phẩm tự nhiên tăng sức đề kháng trong thời điểm giao mùa

08/09/2023 -  Kiến thức dinh dưỡng

Việc lựa chọn thực phẩm có các chất dinh dưỡng phù hợp, tỷ lệ cân đối giúp cho cơ thể khỏe mạnh, tạo nhiều yếu tố miễn dịch để nâng cao sức chống đỡ của cơ thể con người với virus gây bệnh. Dinh dưỡng là một phần quan trọng trong việc nâng cao hệ thống miễn dịch. Vậy bạn nên lựa chọn thực phẩm và lưu ý ăn uống thế nào để bổ sung dinh dưỡng một cách hiệu quả?

Những thực phẩm tự nhiên tăng sức đề kháng trong thời điểm giao mùa

Thức ăn được tiêu hóa, hấp thu và chuyển hóa để sinh năng lượng cho cơ thể hoạt động và tái tạo cũng như tạo ra các yếu tố miễn dịch. Việc lựa chọn thực phẩm có các chất dinh dưỡng phù hợp, tỷ lệ cân đối giúp cho cơ thể khỏe mạnh, tạo nhiều yếu tố miễn dịch để nâng cao sức chống đỡ của cơ thể con người với virus gây bệnh.

Đọc thêm bài viết: Thời tiết thất thường, bố mẹ nên làm gì để bảo vệ trẻ?

Các chất dinh dưỡng quan trọng giúp cải thiện và nâng cao hệ miễn dịch

  • Protein cấu tạo nên các tế bào và các mô của cơ thể (trong đó có các tế bào miễn dịch và các kháng thể), tham gia các phản ứng miễn dịch của cơ thể.
  • Vitamin A và Beta-carotene: vitamin A đóng vai trò quan trọng duy trì sự toàn vẹn của niêm mạc đường hô hấp và đường tiêu hóa. Việc sản xuất các kháng thể trên bề mặt niêm mạc giúp chống lại sự tấn công của virus.
  • Vitamin C hỗ trợ chức năng tế bào cho hệ thống đáp ứng miễn dịch, chức năng hàng rào nội mạc chống lại yếu tố gây bệnh, tăng cường hoạt động dọn dẹp chất gây oxy hóa bảo vệ cơ thể.
  • Vitamin E có thể thúc đẩy sự phát triển của các cơ quan miễn dịch, sự phân hóa của các tế bào.
  • Selen là một chất chống oxy hóa mạnh. Đủ lượng selen sẽ giúp tăng cường khả năng chống nhiễm trùng cho cơ thể.
  • Sắt và kẽm giúp duy trì hoạt động bình thường của hệ thống miễn dịch.
  • Omega 3: là 1 loại acid béo thiết yếu mà cơ thể không tự tổng hợp được, có vai trò quan trọng trong chống viêm và cải thiện hệ miễn dịch.
  • Nhóm thực phẩm chứa Flavonoid cũng đóng vai trò quan trọng giúp tăng khả năng chống oxy hóa và tăng cường miễn dịch của cơ thể.


Một số thực phẩm tốt cho hệ miễn dịch mà bạn nên lưu ý bổ sung

1. Hạnh nhân

Hạnh nhân chứa nhiều vitamin E và mangan là bộ đôi tăng cường miễn dịch mạnh mẽ, đặc biệt là giúp đẩy mạnh hoạt động của các tế bào miễn dịch.

2. Quả mọng

Quả mọng rất giàu chất chống oxy hóa, giúp cơ thể bạn chống lại stress oxy hóa do các gốc tự do gây ra. Điều này giúp giữ cho hệ thống miễn dịch luôn trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu với các tác nhân gây bệnh.

Có rất nhiều loại quả mọng khác nhau mà bạn nên thử đưa vào chế độ ăn uống như dâu tây, việt quất, mâm xôi. Những sản phẩm đông lạnh cũng là lựa chọn lý tưởng trong thời điểm trái mùa của những loại quả này.

3. Sữa chua

Probiotics trong sữa chua kích thích hệ thống miễn dịch của bạn. Lựa chọn tối ưu là các sản phẩm sữa chua ít đường hoặc không thêm đường, vì đường không có lợi đối với hệ thống miễn dịch của chúng ta!

4. Cá hồi

Cá hồi rất giàu axit béo omega-3. Những axit béo này không chỉ cần thiết cho sự phát triển của não bộ mà còn làm giảm chứng viêm, làm tăng luồng không khí và bảo vệ phổi khỏi cảm lạnh và nhiễm trùng đường hô hấp.

Nghiên cứu mới nhất cũng chỉ ra rằng, những axit béo này nâng cao hệ thống miễn dịch bằng cách tăng cường chức năng của các tế bào miễn dịch.

Đọc thêm bài viết: Các bệnh lý dễ “tấn công” trẻ vào mùa hè

5. Trứng

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi một người thiếu vitamin D, họ sẽ dễ bị ốm hơn. Trứng là một trong những thực phẩm duy nhất có vitamin D. Trong trứng cũng chứa một số chất dinh dưỡng giúp cải thiện miễn dịch khác, chẳng hạn như vitamin B và selen.

6. Bông cải xanh

Súp lơ xanh vẫn được biết đến là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Ngoài ra trong súp lơ xanh còn có một số chất tăng cường hệ miễn dịch, bao gồm vitamin C, A, E và một số chất chống oxy hóa.

7. Rau bina

Rau bina chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch của chúng ta. Nó có vitamin A, E, C và K, folate, mangan, kẽm, selen và sắt. Tất cả các chất dinh dưỡng này hoạt động theo những cách khác nhau để tăng cường chức năng hệ thống miễn dịch.

8. Khoai lang

Khoai lang chứa nhiều beta-carotene, được các nghiên cứu chứng minh có tác dụng làm tăng số lượng tế bào bạch cầu và tăng hoạt động của tế bào miễn dịch. Khoai lang cũng là một nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời – một chất giúp tăng cường hệ thống miễn dịch.

9. Các loại hạt

Ăn nhiều loại hạt như bí ngô, hướng dương và hạt lanh để tăng cường hệ miễn dịch. Những thực phẩm này là nguồn cung cấp vitamin E, kẽm và axit béo omega 3. Tất cả đều giúp ích cho hệ thống miễn dịch của cơ thể.

10. Yến mạch

Yến mạch chứa beta glucans, một thành phần của chất xơ giúp kích hoạt các tế bào tiêu diệt tự nhiên (tế bào NK). Đây là những tế bào có khả năng phản ứng nhanh giúp phát hiện và tiêu diệt chống lại vi khuẩn, virus và những yếu tố gây bệnh khác xâm nhập khác vào cơ thể chúng ta.

Sự đa dạng về thực phẩm là chìa khóa để giữ cho hệ thống miễn dịch khỏe mạnh vì mỗi chất dinh dưỡng khác nhau lại có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch theo cách khác nhau. Đây là những thực phẩm hàng đầu hỗ trợ cho hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.

Hy vọng rằng, những ý tưởng này sẽ giúp bạn lựa chọn được những thực phẩm tốt để đưa vào chế độ ăn, giúp cơ thể phát triển toàn diện và luôn khỏe mạnh.

Hãy đến với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Đặt lịch khám TẠI ĐÂY hoặc liên hệ Hotline: 0935.18.3939 024.3633.5678

Bs. Nguyễn Hoài Thu – Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM



| Bình luận

5 thực phẩm cần tránh khi đang mong muốn mang thai

08/09/2023 -  Chưa phân loạiKiến thức dinh dưỡng

Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã tiến hành nhiều nghiên cứu hơn về chế độ ăn và các loại thực phẩm cụ thể mà các bậc cha mẹ tiềm năng nên cân nhắc bổ sung hoặc loại bỏ khỏi lối sống của mình để có cơ hội thụ thai tốt nhất. Mặc dù trọng tâm của khả năng sinh sản thường tập trung vào người sẽ mang thai, nhưng điều quan trọng không kém là đối tác phải áp dụng những thói quen hỗ trợ khả năng sinh sản. Cùng Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu về 5 thực phẩm cần tránh khi đang mong muốn mang thai tại bài viết dưới đây.

5 thực phẩm cần tránh khi đang mong muốn mang thai | viamclinic.vn

5 thực phẩm cần tránh khi đang mong muốn mang thai

Trên thực tế, khoảng 50% trường hợp vô sinh ở các cặp vợ chồng là do nam giới, chủ yếu là do khả năng sinh tinh trùng thấp hoặc thiếu sản xuất tinh trùng khỏe mạnh. Bài viết này xem xét 5 loại thực phẩm cần giảm thiểu trong chế độ ăn uống của bạn nếu bạn đang cố gắng mang thai, cũng như các mẹo về lối sống khác để hỗ trợ khả năng sinh sản.

Thịt đỏ và thịt chế biến sẵn

Nghiên cứu hiện tại cho thấy rằng việc tiêu thụ nhiều thịt đỏ và thịt chế biến sẵn, chẳng hạn như thịt bò, thịt xông khói, xúc xích, có thể là nguyên nhân trong chế độ ăn uống gây vô sinh cho mọi người thuộc mọi giới tính. Một nghiên cứu cho thấy những người đàn ông tiêu thụ nhiều thịt chế biến sẵn có chất lượng, số lượng và khả năng vận động của tinh trùng thấp hơn so với những người đàn ông ăn cá thay thế cho thịt đỏ.

Một nghiên cứu khác cho thấy những phụ nữ có chế độ ăn bao gồm nhiều protein thực vật hơn protein động vật, có tỷ lệ vô sinh thấp hơn do rối loạn rụng trứng. Hãy cân nhắc việc thay thế thịt đỏ và thịt chế biến sẵn bằng các sản phẩm thay thế protein từ thực vật, như:

  • Thịt trắng
  • Đậu hũ
  • Đậu Hà Lan
  • Đậu lăng

Tham khảo thêm: Bà bầu nên và không nên ăn gì?

Carb siêu chế biến

Một số nghiên cứu liên quan đến chế độ ăn nhiều carb siêu chế biến bao gồm thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) cao với khả năng sinh sản giảm vừa phải ở một số người. Liên kết này xuất hiện mạnh mẽ hơn khi chế độ ăn cũng ít chất xơ và nhiều đường bổ sung. Nếu một loại thực phẩm có chỉ số GI cao, điều đó có nghĩa là nó sẽ khiến lượng đường trong máu của bạn tăng đột biến đáng kể sau khi bạn ăn nó, so với những thực phẩm có chỉ số GI thấp hơn. Một số ví dụ về thực phẩm có GI cao bao gồm bánh mì trắng và mì ống, cũng như bánh quy trắng, món tráng miệng, đồ nướng và các thực phẩm ăn nhẹ đóng gói đã qua chế biến khác.

Hãy nhớ rằng chỉ số GI cao không tự động là một đặc tính làm giảm khả năng sinh sản. Bản chất ít chất xơ, nhiều đường của những thực phẩm này có nhiều khả năng ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh sản. Một đánh giá cho thấy việc thay thế thực phẩm có GI cao bằng thực phẩm có GI thấp hơn có thể giúp cải thiện khả năng sinh sản của phụ nữ. Những thực phẩm có GI thấp hơn này bao gồm ngũ cốc nguyên hạt và một số loại rau phổ biến trong chế độ ăn Địa Trung Hải.

Một lần nữa, có thể sự kết hợp giữa chế độ ăn có GI thấp với việc tăng cường chất xơ và giảm lượng đường bổ sung sẽ mang lại lợi ích. Trong một số nghiên cứu, chế độ ăn nhiều chất xơ đã được chứng minh là có tác dụng bảo vệ chống lại chứng vô sinh do rụng trứng ở phụ nữ.

Chất xơ đặc biệt cao trong các thực phẩm như:

  • Toàn bộ trái cây và rau quả
  • Các loại hạt và hạt giống
  • Ngũ cốc nguyên hạt, chẳng hạn như bánh mì và mì ống làm từ lúa mì nguyên hạt 100%

Mặt khác, một số nghiên cứu cho thấy chế độ ăn rất nhiều chất xơ làm giảm nồng độ estrogen và làm tăng nguy cơ không rụng trứng. Nếu bạn ăn chế độ ăn ít chất xơ, hãy cân nhắc việc thay thế bánh mì trắng và mì ống bằng các loại ngũ cốc nguyên hạt. Ví dụ: kết hợp các loại ngũ cốc như quinoa, rau dền, kê, yến mạch và lúa mạch thay cho gạo trắng trong một số món ăn và sử dụng bánh mì nguyên hạt 100% thay cho bánh mì trắng.

Đồ nướng

Đồ nướng | viamclinic.vn

Các món nướng như bánh ngọt, bánh rán, đặc biệt là những món chiên hoặc có chứa bơ thực vật, có thể chứa nhiều chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa. Tiêu thụ những loại chất béo này có liên quan đến kết quả sinh sản kém hơn. Các nhà sản xuất chất béo chuyển hóa khi họ hydro hóa một phần dầu thực vật để làm cho chúng rắn lại ở nhiệt độ phòng.

Mặc dù chất béo chuyển hóa chính thức bị cấm sử dụng trong hệ thống thực phẩm kể từ tháng 1 năm 2021, nhưng thực phẩm chứa ít hơn 0,5 gram mỗi khẩu phần vẫn có thể được dán nhãn là không chứa chất béo chuyển hóa. Chế độ ăn nhiều chất béo chuyển hóa và ít chất béo không bão hòa có liên quan đến nguy cơ cao hơn về các vấn đề sinh sản. Điều này đặc biệt đúng đối với những chế độ ăn kiêng lấy hơn 1% tổng lượng calo từ chất béo chuyển hóa.

Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng việc lựa chọn chất béo chuyển hóa thay vì thực phẩm chứa carb lành mạnh hơn có liên quan đến nguy cơ rối loạn rụng trứng cao hơn 73%, có thể gây vô sinh. Nhìn chung, chế độ ăn nhấn mạnh chất béo không bão hòa đơn thay vì chất béo chuyển hóa có liên quan đến kết quả sinh sản tốt hơn. Nguồn chất béo không bão hòa đơn bao gồm:

  • Dầu ô liu
  • Quả hạch
  • Hạt giống

Tham khảo thêm: Bổ sung sắt cho bà bầu đúng cách

Đồ uống có đường

Một nghiên cứu trên 3.828 phụ nữ ở độ tuổi 21 – 45 và 1.045 bạn tình nam đang lên kế hoạch mang thai đã phân tích tác động đến khả năng sinh sản của việc uống đồ uống có đường trong khoảng thời gian lên tới 12 chu kỳ kinh nguyệt. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng nam giới và nữ giới thường xuyên tiêu thụ đồ uống có đường, được xác định là uống ít nhất 7 ly mỗi tuần, đã giảm khả năng sinh sản.

Nước ngọt có đường và nước tăng lực có tác dụng tồi tệ nhất, so với nước ngọt dành cho người ăn kiêng và nước ép trái cây, bởi những loại nước này không có mối liên hệ đáng kể nào với khả năng sinh sản. Một nghiên cứu khác cho thấy rằng việc tiêu thụ nhiều đồ uống có đường hơn có liên quan đến tổng số trứng trưởng thành và trứng được thụ tinh cũng như phôi chất lượng hàng đầu thấp hơn ở phụ nữ. Điều này không phụ thuộc vào hàm lượng caffeine và dường như có liên quan tiêu cực đến khả năng sinh sản hơn so với đồ uống có chứa caffein mà không thêm đường. Thay vì nước ngọt có đường, hãy thử nước lọc hoặc nước thường có hương vị tự nhiên với những lát chanh hoặc quả mọng.

Một số sản phẩm từ sữa

Một số sản phẩm từ sữa | viamclinic.vn

Hàm lượng chất béo trong các sản phẩm sữa dường như có tác dụng sinh sản đặc trưng theo giới tính. Trong khi các sản phẩm sữa ít béo và gầy có thể hỗ trợ khả năng sinh sản ở nam giới thì sữa nguyên chất lại có tác dụng ngược lại. Trong một số nghiên cứu, việc tiêu thụ nhiều sản phẩm từ sữa, chẳng hạn như phô mai và sữa, có liên quan đến chất lượng tinh dịch thấp hơn. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy rằng trong khi sữa ít béo có thể là tốt nhất để hỗ trợ khả năng sinh sản của nam giới thì sữa nguyên chất có thể giúp cải thiện khả năng sinh sản của nữ giới.

Một nghiên cứu năm 2007 cho thấy các sản phẩm từ sữa giàu chất béo có liên quan đến việc giảm nguy cơ vô sinh do thiếu rụng trứng, trong khi các sản phẩm từ sữa ít béo có liên quan đến nguy cơ gia tăng. Những phụ nữ ăn các sản phẩm từ sữa đầy đủ chất béo ít nhất một lần mỗi ngày có nguy cơ sinh sản do rối loạn rụng trứng thấp hơn 25% so với những phụ nữ ăn những thực phẩm này ít thường xuyên hơn, khoảng một lần mỗi tuần. Ngoài ra, những phụ nữ ăn nhiều hơn hai phần sữa ít béo mỗi ngày có nguy cơ bị vô sinh do thiếu rụng trứng cao hơn 85% so với những người chỉ ăn sữa ít béo một lần một tuần.

Cần nhiều nghiên cứu hơn về tác động của việc tiêu thụ sữa và khả năng sinh sản, nhưng nghiên cứu quan sát hiện tại cho thấy rằng một số loại sữa nguyên chất béo có thể có lợi cho khả năng sinh sản của phụ nữ, trong khi sữa ít béo hoặc không có sữa, có thể tốt hơn cho khả năng sinh sản của nam giới. Ngoài ra, bạn có thể không sử dụng sữa và kết hợp nhiều loại sữa, pho mát và các lựa chọn từ sữa có nguồn gốc thực vật có lượng chất béo khác nhau.

Xem thêm video hấp dẫn:

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM cung cấp các dịch vụ tư vấn, thăm khám dinh dưỡng cho trẻ  em và người lớn với cam kết hỗ trợ nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và cải thiện các tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng, thừa cân,… Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

Hồng Ngọc Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM

Theo Healthline



| Bình luận

Chế độ dinh dưỡng cho giấc ngủ và sức khỏe

07/09/2023 -  VIAM TV

Cùng tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng cho giấc ngủ và sức khỏe qua những chia sẻ của TS. BS Trương Hồng Sơn – Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, chuyên gia tại Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM trong chương trình Việt Nam Vui Khỏe phát sóng trên kênh VTV1:



| Bình luận

Thực dưỡng hay thực hại?

07/09/2023 -  VIAM TV

Cùng tìm hiểu thông tin về chế độ ăn thực dưỡng qua những chia sẻ của TS. BS Trương Hồng Sơn – Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, chuyên gia tại Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM trong chương trình Hà Nội 18:00 phát sóng trên kênh Hà Nội 1:



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY