Blog

4 lợi ích của đậu bắp với bệnh tiểu đường

08/07/2023 -  Chưa phân loạiKiến thức dinh dưỡng

Cùng Phòng khám chuyên khoa Dinh dường VIAM tìm hiểu về 4 lợi ích của đậu bắp với bệnh tiểu đường tại bài viết dưới đây.

Đậu bắp ít calo và có hàm lượng chất xơ cao. Đậu bắp đã được đề xuất để giúp kiểm soát lượng đường trong máu trong trường hợp mắc bệnh tiểu đường type 1, type 2 và tiểu đường thai kỳ. Ngoài tác dụng với bệnh nhân tiểu đường, nhiều công dụng khác của đậu bắp với sức khỏe cũng được chứng minh.

Đậu bắp là gì?

Đậu bắp hay còn gọi là mướp tây, bắp còi. Ở các quốc gia nói tiếng Anh, đậu bắp có tên là Ladies’ fingers (móng tay phụ nữ), là một loài thực vật có hoa màu xanh lá cây. Đậu bắp thuộc cùng họ với cây dâm bụt và cây bông vải. Thuật ngữ “đậu bắp” thường được dùng để chỉ các hạt giống ăn được của cây.

Đậu bắp từ lâu đã được ưa chuộng như một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe giàu thành phần dinh dưỡng như:

  • Kali
  • Vitamin B
  • Vitamin C
  • Axit folic
  • Canxi

Đậu bắp ít calo và có hàm lượng chất xơ cao. Đậu bắp đã được đề xuất để giúp kiểm soát lượng đường trong máu trong trường hợp mắc bệnh tiểu đường type 1, type 2 và tiểu đường thai kỳ trong bối cảnh bệnh tiểu đường ngày càng gia tăng trong cộng đồng. Mặc dù những khám phá mới về tác động của đậu bắp với bệnh nhân tiểu đường vẫn cần được nghiên cứu thêm nhưng nhiều công dụng khác của đậu bắp với sức khỏe đã được chứng minh. Bạn có thể đọc tiếp bài viết dưới đây để cùng tìm hiểu các lợi ích của đậu bắp với sức khỏe.

>>> Tham khảo: Chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh tiểu đường 

Các nghiên cứu về đậu bắp và bệnh tiểu đường

Nghiên cứu y học về vai trò của đậu bắp trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường vẫn còn ở giai đoạn đầu. Những nghiên cứu trên chuột cho thấy nước đậu bắp đã cải thiện lượng đường huyết của những con chuột mang thai mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Hạt đậu bắp rang, từ lâu đã được sử dụng ở Thổ Nhĩ Kỳ để điều trị bệnh tiểu đường, cũng đã được nghiên cứu và chứng minh là có tác dụng tích cực trong việc hạ đường huyết.

Đọc thêm bài viết: Lợi ích sức khỏe của sắn

1. Chất xơ của đậu bắp

Đậu bắp có nhiều chất xơ. 8 quả đậu bắp cỡ trung bình được chứa 3 gam chất xơ. Chất xơ trong đậu bắp giúp tiêu hóa, giảm cảm giác thèm ăn và và giúp no lâu hơn. Thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao là một trong các lựa chọn để thêm vào chế độ ăn cho bệnh tiểu đường. Tăng lượng chất xơ trong chế độ ăn giúp bạn kiểm soát đường huyết tốt hơn và cải thiện độ nhạy insulin.

2. Tác dụng chống căng thẳng

Nghiên cứu trên chuột cho thấy chất chiết xuất từ hạt của đậu bắp có tác dụng chống oxy hóa, chống căng thẳng. Kiểm soát sự căng thẳng là một phần quan trọng trong việc quản lý bệnh tiểu đường. Sự căng thẳng gia tăng sẽ khiến lượng đường trong máu tăng đột biến. Bạn cần quan tâm đến sức khỏe tâm thần trong kế hoạch điều trị bệnh tiểu đường và sử dụng đậu bắp có thể giúp bạn kiểm soát căng thẳng tốt hơn.

3. Có thể giúp giảm cholesterol

Nghiên cứu trên chuột mắc bệnh tiểu đường cho thấy đậu bắp giúp làm giảm mức cholesterol ở chuột. Thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao và chất chống oxy hóa được khuyến nghị cho những người mắc bệnh tiểu đường vì chúng làm giảm cholesterol. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ chỉ ra rằng những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ có mức cholesterol không lành mạnh. Tình trạng mức cholesterol máu cao kết hợp với bệnh tiểu đường sẽ khiến tiên lượng bệnh của bạn xấu đi. Đó là lý do tại sao chế độ ăn có mức cholesterol lành mạnh là rất quan trọng với mọi người, đặc biệt là bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.

>> Đọc thêm bài viết về chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh tim mạch

4. Lợi ích chống mệt mỏi

Một nghiên cứu chỉ ra rằng thời gian phục hồi và giảm mệt mỏi có thể được cải thiện bằng cách sử dụng đậu bắp. Việc bổ sung đậu bắp trong chế độ ăn cùng với thói quen tập thể dục lành mạnh sẽ giúp bạn tập luyện lâu hơn và phục hồi nhanh hơn sau khi tập thể dục. Điều này có nghĩa là cây đậu bắp có thể góp phần tạo nên lối sống năng động hơn. Tăng cường sức khỏe tim mạch sẽ giúp bạn ngăn ngừa và điều trị bệnh tiểu đường.

Các cách chế biến và thưởng thức món đậu bắp

Nước đậu bắp

Uống nước đậu bắp giúp giảm bớt các triệu chứng bệnh tiểu đường. Để chế biến món nước đậu bắp bạn cần cho vỏ đậu bắp vào nước và ngâm chúng qua đêm. Một số chất dinh dưỡng có giá trị trong vỏ và vỏ hạt sẽ được hấp thụ vào trong nước. Nếu bạn không thích hương vị của đậu bắp, uống nước đậu bắp sẽ là một cách nhanh chóng và đơn giản để tận dụng lợi ích của đậu bắp mà không cần ăn nó. Một số người thích cắt đậu bắp thành lát mỏng thay vì ngâm cả vỏ, cách này sẽ khiến nước đậu bắp có vị hơi đắng.

Đọc thêm bài viết: Người bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì?

Bóc lấy vỏ và xay hạt đậu bắp để sử dụng

Vỏ đậu bắp thường được sử dụng để làm thuốc. Bạn có thể tách lấy vỏ đậu bắp bằng dụng cụ bào cầm tay. Mặc dù chưa có khuyến nghị nào về lượng vỏ đậu bắp nên sử dụng mỗi ngày nhưng nửa thìa cà phê vỏ đậu bắp là quá đủ để cơ thể bạn được hưởng lợi từ loại quả này. Hạt đậu bắp sấy khô trước khi nghiền thành bột. Bột đậu bắp được sử dụng như một chất bổ sung có lợi cho sức khỏe. Quá trình làm bột hơi tốn thời gian và công sức. Tuy nhiên, bạn có thể dễ dàng mua hạt đậu bắp xay sẵn từ các cửa hàng.

Đậu bắp chứa một chất giống như gel gọi là chất nhầy làm cho đậu bắp trở thành một thành phần phổ biến trong một số món súp và món hầm. Nếu bạn muốn thêm đậu bắp vào chế độ ăn của mình như một món rau, bạn có thể bắt đầu với các món luộc, xào, nấu canh hoặc nướng.

Nếu bạn đã có kế hoạch điều trị bệnh tiểu đường của mình, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ biết nếu bạn đang tìm kiếm các phương pháp điều trị bằng đậu bắp. Trong một nghiên cứu, đậu bắp đã được chứng minh là có thể ngăn chặn sự hấp thụ của metformin. Metformin là một loại thuốc được sử dụng để giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Nếu bạn hiện đang dùng metformin, đậu bắp không phải là thứ bạn nên thử nghiệm.

Hãy đến với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Đặt lịch khám TẠI ĐÂY hoặc liên hệ Hotline: 0935.18.3939 024.3633.5678

Bác sĩ Nguyễn Hoài Thu – Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM

Theo Healthline



| Bình luận

10 loại thực phẩm tốt cho gan

07/07/2023 -  Kiến thức dinh dưỡng

Cùng Phòng khám chuyên khoa Dinh dường VIAM tìm hiểu về 10 loại thực phẩm tốt cho gan tại bài viết dưới đây.

10 loại thực phẩm tốt cho gan

Gan nhiễm mỡ là tình trạng cơ quan này tích trữ quá nhiều chất béo. Nếu không được điều trị, gan của bạn có thể bị hỏng, tuy nhiên bạn có thể bắt đầu điều trị gan nhiễm mỡ bằng cách ăn uống lành mạnh. Bạn có thể cần tập trung vào một số loại thực phẩm và tránh những loại khác.

Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh gan ở Hoa Kỳ. Đó là tình trạng chất béo dư thừa được lưu trữ trong gan, có thể dẫn đến xơ gan và suy gan nếu không được điều trị. Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu phổ biến hơn ở những người mắc một số bệnh như béo phì và tiểu đường type 2.

Trong một cơ thể khỏe mạnh, gan loại bỏ độc tố và sản xuất mật – một loại protein giúp phân hủy chất béo thành axit béo để chúng có thể được tiêu hóa. Bệnh gan nhiễm mỡ làm tổn thương gan và ngăn không cho gan hoạt động tốt như bình thường. Tuy nhiên, những thay đổi trong lối sống có thể ngăn bệnh trở nên tồi tệ hơn. Chế độ ăn uống cho bệnh gan nhiễm mỡ bao gồm:

  • Hoa quả và rau
  • Thực vật giàu chất xơ như các loại đậu và ngũ cốc nguyên hạt
  • Giảm đáng kể lượng tiêu thụ một số loại thực phẩm và đồ uống bao gồm những loại có nhiều đường, muối, carbohydrate tinh chế và chất béo bão hòa
  • Không sử dụng đồ uống có cồn
Số cân nặng mà bạn nên giảm để điều trị bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu sẽ phụ thuộc vào lượng mỡ thừa trong cơ thể mà bạn có. Bác sĩ có thể giúp quyết định mục tiêu giảm cân phù hợp, dựa trên sức khỏe tổng thể của bạn. Một chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng, dựa trên thực phẩm toàn phần giàu chất xơ, protein và chất béo không bão hòa thường được khuyến nghị cho những người bị bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.

Dưới đây là một số loại thực phẩm nên có trong chế độ ăn uống lành mạnh cho gan của bạn:

1. Cà phê 

Tách cà phê hàng ngày của bạn có thể giúp bảo vệ gan của bạn chống lại bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu. Một đánh giá năm 2021 cho thấy rằng uống cà phê thường xuyên có liên quan đến việc giảm nguy cơ phát triển bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, cũng như giảm nguy cơ tiến triển xơ hóa gan ở những người đã được chẩn đoán mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu. Caffeine dường như cũng làm giảm số lượng men gan bất thường ở những người có nguy cơ mắc bệnh gan.

2. Rau xanh 

Các hợp chất được tìm thấy trong rau bina và các loại rau lá xanh khác có thể giúp chống lại bệnh gan nhiễm mỡ. Một nghiên cứu năm 2021 cho thấy rằng ăn rau bina đặc biệt làm giảm nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, có thể là do nitrat và các polyphenol khác biệt có trong loại lá xanh. Thật thú vị, nghiên cứu tập trung vào rau bina sống, vì rau bina nấu chín không có kết quả tốt như vậy. Điều này có thể là do nấu rau bina (và các loại rau lá xanh khác) có thể làm giảm hàm lượng polyphenolic và hoạt động chống oxy hóa.

3. Đậu và đậu nành 

Cả đậu và đậu nành đều cho thấy nhiều hứa hẹn trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu. Tổng quan khoa học về chế độ ăn uống và bệnh gan chỉ ra rằng, các loại đậu như đậu lăng, đậu xanh, đậu nành và đậu Hà Lan không chỉ là thực phẩm giàu dinh dưỡng mà còn chứa tinh bột kháng giúp cải thiện sức khỏe đường ruột.  

Bên cạnh đó, tiêu thụ các loại đậu còn có thể giúp giảm lượng đường trong máu và chất béo trung tính ở những người mắc bệnh béo phì. Ngoài ra, một nghiên cứu năm 2019 cho thấy chế độ ăn giàu các loại đậu đặc biệt giúp giảm khả năng mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.

Một số nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng ăn đậu nành có thể giúp bảo vệ gan, bởi đậu nành chứa hàm lượng protein cao β -conglycinin, giúp giảm mức chất béo trung tính và có thể bảo vệ chống lại sự tích tụ chất béo nội tạng. Ngoài ra, đậu phụ là một loại thực phẩm ít chất béo, đóng vai trò là nguồn cung cấp protein tốt, là lựa chọn lý tưởng nếu bạn đang cố gắng hạn chế tiêu thụ chất béo.

4. Cá 

Các loại cá béo như cá hồi, cá mòi, cá ngừ có nhiều axit béo omega-3. Nghiên cứu cho thấy rằng bổ sung omega-3 có thể có lợi cho những người mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu bằng cách giảm mỡ gan, tăng cường cholesterol HDL bảo vệ và giảm mức chất béo trung tính.

5. Bột yến mạch 

Ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm giàu chất xơ như bột yến mạch có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn uống bổ dưỡng giàu chất xơ có hiệu quả đối với những người bị bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu và có thể giúp giảm mức chất béo trung tính.

6. Các loại hạt 

Một chế độ ăn nhiều hạt có liên quan đến việc giảm viêm, kháng insulin, stress oxy hóa và tỷ lệ bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu thấp hơn. Một nghiên cứu lớn từ Trung Quốc cho thấy rằng việc tăng tiêu thụ hạt có liên quan đáng kể đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu và nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người mắc bệnh gan nhiễm mỡ ăn quả óc chó đã cải thiện các xét nghiệm chức năng gan.

Đọc thêm bài viết: Những thực phẩm giàu chất xơ

7. Nghệ 

Curcumin trong nghệ có thể làm giảm các dấu hiệu tổn thương gan ở những người bị bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu. Các nghiên cứu tập trung vào việc bổ sung nghệ cho thấy curcumin có thể làm giảm nồng độ alanine aminotransferase (ALT) và aspartate aminotransferase (AST) trong huyết thanh. Đây cũng là hai loại enzyme cao bất thường ở những người mắc bệnh gan nhiễm mỡ.

8. Hạt hướng dương

Hạt hướng dương đặc biệt giàu vitamin E – một chất chống oxy hóa thường được sử dụng (thông qua thực phẩm bổ sung) trong điều trị bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu. Trong khi hầu hết các nghiên cứu về bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu và vitamin E tập trung vào các chất bổ sung thì một khẩu phần hạt hướng dương 100 gam có khoảng 20 miligam vitamin E (hơn 100% giá trị khuyến nghị hàng ngày). Nếu bạn đang muốn tăng lượng vitamin của mình E tiêu thụ tự nhiên thì hạt hướng dương có thể là một điểm khởi đầu tốt.

9. Tăng lượng chất béo không bão hòa

Thay thế các nguồn chất béo bão hòa như: thịt mỡ, xúc xích và thịt ướp muối bằng các nguồn chất béo không bão hòa như: bơ, dầu ô liu, bơ hạt và cá béo có thể hữu ích cho những người bị bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu. Đây là lý do tại sao chế độ ăn Địa Trung Hải đôi khi được khuyến nghị cho những người sống chung với bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, vì nó tập trung vào thực phẩm chứa chất béo không bão hòa, cũng như giúp giảm cholesterol toàn phần.

10. Tỏi

Loại củ này không chỉ tăng thêm hương vị cho món ăn mà còn giúp giảm trọng lượng cơ thể và chất béo ở những người mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Trong một nghiên cứu gần đây năm 2020, những bệnh nhân mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu dùng 800 mg bột tỏi mỗi ngày trong 15 tuần đã giảm mỡ gan và cải thiện mức độ enzyme.

Bên cạnh đó, khi nói đến việc tiêu thụ toàn bộ thực phẩm, một nghiên cứu năm 2019 cho thấy rằng việc thường xuyên ăn tỏi sống có tác động đến bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu ở nam giới Trung Quốc (chứ không phải phụ nữ).

Hãy đến với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Đặt lịch khám TẠI ĐÂY hoặc liên hệ Hotline: 0935.18.3939 / 024.3633.5678

Hồng Ngọc – Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM

Theo Healthline



| Bình luận

8 điều nên làm để kiểm soát lượng đường nạp vào cơ thể

06/07/2023 -  Kiến thức dinh dưỡng

Cùng Phòng khám chuyên khoa Dinh dường VIAM tìm hiểu 8 điều nên làm hàng ngày để kiểm soát lượng đường nạp vào cơ thể tại bài viết dưới đây.

8 điều nên làm hàng ngày để kiểm soát lượng đường nạp vào cơ thể

Cuộc sống sẽ tẻ nhạt hơn khi thiếu đi hương vị ngọt ngào của đường. Nhưng lạm dụng đồ ngọt thường xuyên cũng dẫn đến hậu quả không tốt như tăng nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường type 2 và bệnh tim. Tuy nhiên, việc kiểm soát lượng đường tiêu thụ của bạn thường nói dễ hơn làm. Một lưu ý quan trọng: Khi nói về đường ở bài viết dưới đây, chúng ta chủ yếu đề cập đến đường ‌được bổ sung‌ thêm, không phải đường tự nhiên.

Đường bổ sung so với đường tự nhiên

Đường tự nhiên được tìm thấy tự nhiên trong thực phẩm, như đường fructose trong trái cây hoặc đường lactose trong sữa. Đường bổ sung là những loại đường tinh chế đã qua chế biến, được ‘thêm’ vào trong quá trình chế biến thực phẩm. Bạn có thể nghĩ đến đường bổ sung giống như loại đường mà bạn hay thêm vào cà phê hoặc ướp thịt. Các thành phần như đường kính, đường nâu và mật ong đều là đường bổ sung. Siro ngô cũng là một loại đường bổ sung.

Đường bổ sung là một nguồn cung cấp calo nhưng thường không có các giá trị dinh dưỡng khác. Bạn có thể sẽ nhận được một lượng protein cùng với đường tự nhiên lactoza trong sữa chua Hy Lạp hoặc một số chất xơ cùng với đường tự nhiên fructoza trong một quả táo. Tuy nhiên trong đường bổ sung, bạn sẽ không nhận được thêm chất dinh dưỡng nào khác.

Ăn quá nhiều đường bổ sung trong thời gian quá dài, từ nước ngọt, nước trái cây đóng chai, gia vị, đồ ăn nhẹ hoặc món tráng miệng có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như tiểu đường type 2 và bệnh tim mạch theo thời gian. Một nghiên cứu khác năm 2020 trên ‌Tạp chí Phòng chống Bệnh Alzheimer thậm chí còn liên kết mức tiêu thụ đường cao hơn từ đồ uống với nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ cao hơn.

Đọc thêm bài viết: Ăn nhiều đường có khiến trẻ tăng động?

Bạn nên ăn bao nhiêu đường?

Sự đa dạng thực phẩm chế biến sẵn hiện nay khiến chúng ta dễ dàng vượt quá nhu cầu đường hàng ngày. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị phụ nữ nên ăn dưới 24 gam đường bổ sung mỗi ngày và nam giới nên ăn dưới 36 gam đường bổ sung mỗi ngày. Đây cũng là một quy tắc tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường.

Dưới đây là 8 điều bạn nên làm để giữ lượng đường bổ sung của bạn ở mức lành mạnh.

1. Tránh uống đường

Đồ uống có đường là một trong những nguồn cung cấp đường bổ sung hàng đầu trong chế độ ăn uống của người Việt Nam, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh. Bạn có thể sẽ không nhận ra rằng một lon Coca 500ml chứa 55 gam đường tinh chế mỗi chai, nhiều gấp 2 lần lượng đường bổ sung được khuyến nghị cho một người trong một ngày. Bên cạnh đó, nước trái cây, nước tăng lực, nước sinh tố, cà phê và trà có đường cũng góp phần tạo ra cái bẫy nạp đường bổ sung.

Một trong những cách đơn giản nhất để cắt giảm lượng đường bổ sung là cân nhắc lại về đồ uống của bạn. Hãy chọn đồ uống không đường hoặc không calo. Nếu bạn không cảm thấy thích nước lọc, bạn có thể pha thêm nước có ga… hoặc thêm các loại thảo mộc tươi và trái cây cắt nhỏ để cho vào nước.

Nếu bạn có xu hướng bắt đầu ngày mới với một ly cà phê có hương vị, hãy cân nhắc giảm dần lượng ngọt trong cốc của bạn. Một gợi ý đó là bạn có thể gọi một ly cà phê pha phin và bỏ thêm một chút sữa hạnh nhân lên trên để có một chút vị ngọt. Như vậy vừa không làm giảm lượng đường trong máu và vừa không tăng lượng calo rỗng.

2. Thưởng thức trái cây nhưng không ăn quá nhiều

Không có lý do gì để từ chối trái cây. Nhưng tốt nhất là không nên để trái cây chiếm phần lớn trong bữa ăn của bạn. Ví dụ, một bát thanh long yêu thích của bạn có thể chứa 95 gam đường. Tuy chúng chủ yếu là đường tự nhiên, nhưng 95 gam đường bất kỳ loại nào trong một lần cũng là quá nhiều.

Sinh tố là một thức uống tuyệt vời để nhận được các chất dinh dưỡng tối đa chỉ trong một cốc nhưng bạn cũng rất dễ ăn quá nhiều trái cây bằng cách cho nhiều loại trái cây khác nhau vào máy xay sinh tố, đặc biệt nếu bạn không bổ sung đủ protein hoặc chất béo lành mạnh để cân bằng lượng đường tự nhiên của chúng. Bạn chỉ nên ăn nửa cốc sinh tố trái cây  và chọn một hoặc hai loại trái cây, chẳng hạn như quả việt quất và nửa quả chuối.

Pha sinh tố với sữa bò, sữa hạt không đường hoặc nước lọc thay vì nước ép trái cây cũng có thể giúp ổn định lượng đường trong máu của bạn sau khi nhấm nháp ly sinh tố. Và hãy nhớ rằng trái cây hoặc bất kỳ nguồn đường tự nhiên nào không ‌chỉ‌ cung cấp đường tự nhiên. Bởi, chúng cũng thường bao gồm cả những chất dinh dưỡng quan trọng khác như: viatmin, khoáng chất, chất xơ.

Đọc thêm bài viết: Ăn đường có hại cho tim không?

3. Thực hành khẩu phần ăn thông minh

Thường xuyên thưởng thức đồ ngọt là một phần quan trọng trong việc nuôi dưỡng mối quan hệ lành mạnh với thực phẩm. Chúng ta càng chế biến một món ăn với lượng lớn thì chúng ta càng có xu hướng ăn quá nhiều loại thực phẩm đó hơn mức chúng được cho phép. Đó là lý do tại sao bạn nên chọn một khẩu phần thông minh của món gì đó ngọt ngào mỗi tối. Điều này có thể giúp bạn thưởng thức nhiều món ăn yêu thích của mình trong khi vẫn có thể duy trì cân nặng. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc kiểm soát khẩu phần ăn, hãy thử mua các loại bánh kẹo ngọt được gói riêng từng cái.

4. Giảm thiểu (hoặc bỏ qua) thực phẩm không đường

Mặc dù nghe có vẻ ngược đời, nhưng việc hoán đổi thực phẩm và đồ uống có đường bằng các loại thay thế có vị ngọt nhân tạo không phải lúc nào cũng tốt hơn cho sức khỏe của chúng ta. Mặc dù thực phẩm không đường có thể giúp bạn cắt giảm lượng calo, nhưng nghiên cứu cho thấy việc tiêu thụ lâu dài những sản phẩm này có thể cản trở quá trình chuyển hóa glucose, ảnh hưởng tiêu cực đến cấu trúc của hệ vi sinh vật đường ruột và thực sự làm tăng cảm giác thèm đường theo thời gian.

Bạn có thể thấy rằng thực phẩm không đường thường khiến bạn cảm thấy kém hài lòng hơn và có thể khiến bạn thèm ăn hơn. Vì vậy, thay vì lựa chọn những món ăn có đường tự nhiên hoặc đường bổ sung hạn chế thì việc giảm thiểu lượng đường khi ăn có thể hữu ích hơn.

Câu trả lời cho việc giảm đường bổ sung không phải là thay thế đường bằng các sản phẩm không đường, mà là thay đổi thói quen và suy nghĩ của chúng ta bằng cách bắt đầu thay thế nhiều loại thực phẩm có đường tự nhiên hơn so với đường bổ sung. Đồng thời, ăn các loại thực phẩm ngọt với một khẩu phần cân bằng.

5. Kết hợp đồ ngọt với protein hoặc chất béo

Kết hợp thực phẩm có đường với protein nạc và chất béo lành mạnh, giúp làm chậm tốc độ hấp thu glucose từ đường tiêu hóa. Glucose đi vào lưu thông càng chậm, chúng ta càng ít gặp phải các rối loạn chuyển hóa, giảm khả năng bị bệnh đái tháo đường và kháng insulin theo thời gian. Ví dụ khi thưởng thức sô cô la đen mà bạn ăn hàng ngày. Bạn có thể kết hợp với một ít quả óc chó hoặc các loại hạt khác. Khi đó, món ăn của bạn sẽ ngon hơn rất nhiều, chưa kể nó có tác dụng tốt đối với lượng đường trong máu của bạn.

6. Đọc kỹ nhãn mác sản phẩm

Bạn không cần đếm từng gam đường bổ sung trong mỗi thực phẩm mà bạn tiêu thụ. Nhưng có một điểm tham chiếu về lượng đường tối đa chúng ta nên ăn hàng ngày có thể hữu ích khi đánh giá nhãn dinh dưỡng.

Chú ý ưu tiên các loại thực phẩm có từ 5 – 6 gam đường bổ sung trong mỗi khẩu phần ăn. Lượng đường bổ sung có thể dao động một chút qua các ngày khác nhau, tuy nhiên điều đó không sao cả. Những hướng dẫn này không giống như một chế độ ăn kiêng. Thay vào đó, chúng là những khuyến nghị thúc đẩy chúng ta tiêu thụ nhiều thực phẩm lành mạnh và có vị ngọt tự nhiên.

Mẹo nhỏ

Một số người, chẳng hạn như những người tham gia tập luyện cường độ cao, thậm chí có thể ăn nhiều đường hơn để hỗ trợ mức độ hoạt động thể chất cao của họ. Đây là một ví dụ khác về cách các khuyến nghị về lượng đường có thể thay đổi tùy thuộc vào từng người, tình trạng sức khỏe và mục tiêu của họ.

7. Tạo hương vị cho thức ăn của chính mình

Hầu hết các loại thực phẩm có hương vị, chẳng hạn như sữa chua dâu tây đều được thêm vị ngọt. Vì vậy, nếu bạn đang muốn cắt giảm lượng đường bổ sung mà mình ăn vào thì bạn nên chọn các sản phẩm không có hương vị và trộn thêm các loại thực phẩm của riêng mình.

Bạn nên chọn sữa chua Hy Lạp nguyên chất và thêm trái cây tươi vào hoặc mua bột yến mạch nguyên chất và thêm các chất tạo ngọt tự nhiên. Nếu bạn không uống sữa tươi, hãy chọn sữa hạnh nhân hoặc sữa đậu nành không đường để giảm lượng đường bổ sung.

8. Bỏ qua gia vị có đường

Nước ngọt rõ ràng là một quả bom đường, nhưng các loại gia vị như sốt cà chua và nước sốt salad cũng có thể chứa chất làm ngọt. Nước sốt mì ống là một nguồn bổ sung đường quan trọng mà bạn có thể không để ý. Nước sốt cà chua có khoảng 4 – 5 gam đường tự nhiên trong mỗi khẩu phần ăn. Nhưng vì cà chua có vị rất chua nên hầu hết các nhãn hiệu sẽ thêm đường vào nước sốt để cân bằng độ axit. Bạn nên chọn nhãn hiệu nước sốt không thêm đường để giúp giữ tổng lượng đường tiêu thụ trong ngày ở mức thấp.

Kết luận

Thực phẩm có đường thông dụng với tất cả mọi người, kể cả những người mắc bệnh tiểu đường. Điều quan trọng là bạn biết cách lựa chọn và thực hiện một chế độ ăn cân bằng, không kiêng đường quá mức nhưng cũng không tiêu thụ quá nhiều. 

Việc tránh đường bằng mọi giá có thể khiến chúng ta rơi vào vòng luẩn quẩn của việc hạn chế và rồi trở lên quá thèm đồ ngọt, rồi lại cho phép mình ăn chúng. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng chế độ ăn uống của chúng ta đang chứa rất nhiều đường bổ sung và nhiều người trong chúng ta có thể cải thiện sức khỏe từ việc ăn ít đồ ngọt hơn.

Thay vì cấm hoàn toàn đồ ngọt hoặc thay thế chúng bằng các loại đồ ngọt thay thế không đường, hãy tìm những cách đơn giản để giảm lượng đường bổ sung từ thực phẩm bạn ăn hàng ngày và thưởng thức những món bạn yêu thích một cách điều độ.

Hãy đến với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Đặt lịch khám TẠI ĐÂY hoặc liên hệ Hotline: 0935.18.3939 / 024.3633.5678

BS. Đoàn Thu Hồng – Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM

Theo Livestrong



| Bình luận

8 loại thực phẩm giàu chất béo lành mạnh hàng đầu

06/07/2023 -  Kiến thức dinh dưỡng

Cùng Phòng khám chuyên khoa Dinh dường VIAM tìm hiểu về 8 loại thực phẩm giàu chất béo lành mạnh hàng đầu nên có trong chế độ ăn uống của bạn tại bài viết dưới đây.

8 loại thực phẩm giàu chất béo lành mạnh hàng đầu | viamclinic.vn

8 loại thực phẩm giàu chất béo lành mạnh hàng đầu

Chất béo trong chế độ ăn uống mà bạn tiêu thụ rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể của bạn. Trong đó, những thực phẩm lành mạnh, chẳng hạn như thực phẩm có chất béo không bão hòa rất quan trọng trong một chế độ ăn uống cân bằng. Bên cạnh đó, chất béo cũng là một phần thiết yếu trong khẩu phần ăn của con người, chất béo cung cấp năng lượng cho cơ thể, hỗ trợ chức năng của tế bào, giúp hấp thu một số chất dinh dưỡng và tạo ra các hormone. Đồng thời giúp giữ ấm cơ thể và bảo vệ các cơ quan trong cơ thể.

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm chất béo lành mạnh là gì, những loại thực phẩm giàu chất béo lành mạnh hàng đầu nên có trong chế độ ăn uống của bạn cũng như thực phẩm chứa chất béo không lành mạnh cần tránh.

Chất béo lành mạnh là gì?

Chất béo không bão hòa thường được gọi là chất béo “tốt” hoặc “lành mạnh”. Những loại chất béo này chủ yếu được tìm thấy trong thực phẩm thực vật, chẳng hạn như bơ, quả hạch, hạt và dầu thực vật. Khi được tiêu thụ dưới dạng dầu, chúng có dạng lỏng ở nhiệt độ phòng. Chất béo không bão hòa cũng được tìm thấy trong dầu cá.

Chất béo không bão hòa đã được phát hiện là có đặc tính chống viêm và có lợi cho sức khỏe tim mạch cũng như sức khỏe tổng thể. Điều này đặc biệt hữu ích khi chúng thay thế chất béo bão hòa “không lành mạnh” trong chế độ ăn uống.

Tham khảo thêm: 9 loại thực phẩm giàu chất béo mang lại lợi ích sức khỏe tuyệt vời.

Top 8 chất béo lành mạnh

Thêm thực phẩm giàu chất béo lành mạnh vào chế độ ăn uống của bạn một cách điều độ là một cách giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Dưới đây là những thực phẩm giàu chất béo tốt nhất cho sức khỏe.

Quả bơ

How to Ripen an Avocado - 3 Ways to Quickly Ripen Avocados

Không giống như hầu hết các loại trái cây khác, bơ không bao gồm chủ yếu là carbohydrate. Thay vào đó, quả bơ chứa nhiều chất béo lành mạnh. Hơn 80% lượng calo trong bơ đến từ chất béo, phần lớn trong số đó là chất béo không bão hòa đơn. Ngoài chất béo lành mạnh, bơ còn chứa nhiều chất dinh dưỡng như chất xơ, folate, kali, magiê và vitamin C, E và K.

Bơ đã được nghiên cứu về tác dụng của chúng đối với sức khỏe và đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và hội chứng chuyển hóa (một nhóm các tình trạng khi xảy ra cùng nhau sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và tiểu đường type 2).

Quả hạch

Nhờ thành phần dinh dưỡng tuyệt vời của quả hạch, các loại quả hạch là một trong những siêu thực phẩm nguyên bản. Chúng có nhiều chất béo lành mạnh, chất xơ và protein từ thực vật. Ngoài ra, chúng còn chứa các hợp chất thực vật có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa, giúp bảo vệ chống lại tổn thương tế bào. Các lựa chọn quả hạch tốt cho sức khỏe khác bao gồm hạnh nhân, quả hồ trăn, quả hồ đào, đậu phộng và quả phỉ. Khi ăn vặt với các loại hạt, hãy chú ý về khẩu phần ăn vì bạn có thể dễ dàng ăn quá nhiều. Một khẩu phần hạt chỉ là 30 gam hoặc một nắm nhỏ.

Hạt

Các loại hạt như hạt lanh, hạt chia, hạt cây gai dầu, bí ngô, vừng và hạt hướng dương chứa đầy các chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, bao gồm chất béo không bão hòa và omega-3 lành mạnh. Các chất dinh dưỡng bổ sung có trong hạt bao gồm chất xơ, protein từ thực vật, magiê, kali, thiamine (vitamin B1), vitamin E và kẽm. Ăn hạt có thể giúp giảm mức cholesterol và huyết áp, đồng thời giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư. Hạt cũng là nguyên liệu bổ sung tuyệt vời cho món salad, sinh tố, bột yến mạch, sữa chua, bột làm bánh,…

Dầu ô liu

Dầu ô liu | viamclinic.vn

Dầu ô liu là loại dầu ăn rất tốt cho sức khỏe. Được sử dụng hàng ngàn năm ở khu vực Địa Trung Hải, quả ô liu và dầu ô liu đã được chứng minh là mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Các nghiên cứu cho thấy rằng lượng dầu ô liu có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tim và rối loạn thoái hóa thần kinh như bệnh Alzheimer.

Dầu ô liu có tỷ lệ chất béo không bão hòa đơn cao nhất trong tất cả các loại dầu thực vật, giúp giảm cholesterol lipoprotein mật độ thấp (LDL – được coi là cholesterol xấu), tăng cholesterol lipoprotein mật độ cao (HDL – cholesterol tốt) và hạ huyết áp. Trong công thức nấu ăn, dầu ô liu có thể được thay thế cho các chất béo khác, chẳng hạn như bơ động vật và bơ thực vật. Dầu ô liu có hương vị và mùi thơm mạnh hơn các loại dầu thực vật khác. Đặc biệt, dầu ô liu có công dụng tốt nhất khi không chế biến ở nhiệt độ cao, ví dụ làm sốt trộn salad, sốt chấm,…

Cá béo

Cá là nguồn cung cấp protein dồi dào và một số loại cá cũng là nguồn cung cấp acid béo omega-3 tuyệt vời, tốt cho tim của bạn. Cá béo cũng có thể giúp cải thiện chức năng nhận thức (suy nghĩ, học tập và trí nhớ) và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2. Cá hồi, cá ngừ, cá cơm, cá mòi, cá thu và cá tuyết đen là những loài cá chứa nhiều chất béo lành mạnh. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo nên ăn hai khẩu phần 120 gam cá mỗi tuần.

Bạn nên tránh ăn cá chiên ngập dầu và thay vào đó chọn các phương pháp nấu ăn lành mạnh hơn như nướng, hấp hoặc luộc. Nếu bạn không thể hoặc không thích ăn cá, thì thực phẩm bổ sung dầu cá hoặc thực phẩm bổ sung omega-3 thuần chay (nếu bạn bị dị ứng với cá) có thể là một lựa chọn tốt.

Dầu thực vật

Dầu ô liu không phải là loại dầu thực vật duy nhất được biết là mang lại lợi ích cho sức khỏe. Các loại dầu thực vật có lợi khác bao gồm: dầu hạt cải, ngô, đậu phộng, hướng dương và dầu đậu nành. Hầu hết các loại dầu thực vật đều có ít chất béo bão hòa và nhiều chất béo không bão hòa hơn, bao gồm cả chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa. Điều này khiến chúng có lợi cho sức khỏe tim mạch, giúp cải thiện mức cholesterol và ngăn ngừa sự tích tụ mảng bám trong động mạch.

Chocolate đen

Chocolate đen | viamclinic.vn

Không chỉ là món ăn ngon, chocolate đen còn là thực phẩm giàu chất béo có thể có lợi cho sức khỏe của bạn khi tiêu thụ ở mức độ vừa phải. Chocolate đen (ít nhất 70% ca cao) có khoảng 64% chất béo. Phần còn lại chủ yếu là carbohydrate, với một lượng nhỏ protein. Chocolate đen chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp giảm lượng gốc tự do (các phân tử phản ứng và không ổn định) gây tổn thương tế bào khắp cơ thể. Bên cạnh đó, sô cô la đen có thể có tác động tích cực đến mức huyết áp, giúp cải thiện mức cholesterol và giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Khi kết hợp với các loại thực phẩm tốt cho tim khác, chẳng hạn như hạnh nhân, sô cô la đen có thể cải thiện sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành. Chọn chocolate đen có 70% ca cao trở lên để có được những lợi ích của món ăn thơm ngon này. Ngoài ra, hãy chọn các sản phẩm chocolate không chứa lượng đường bổ sung cao.

Trứng gà

Trước đây, trứng thường bị mang tiếng là chứa nhiều chất béo và cholesterol. Tuy nhiên, nghiên cứu đã chứng minh rằng trứng (và đặc biệt là lòng đỏ trứng) không tốt cho sức khỏe là sai lầm. Trứng chứa cả chất béo bão hòa và không bão hòa, tất cả đều được tìm thấy trong lòng đỏ trứng, nhưng chỉ khoảng 1/3 chất béo trong trứng là bão hòa. 2/3 còn lại là chất béo không bão hòa. Trứng cũng cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, chẳng hạn như chất chống oxy hóa, choline, vitamin D, A, E và B12, sắt, lutein, folate và riboflavin. Ngoài hàm lượng chất béo, trứng còn là một nguồn protein tuyệt vời, với 6 gam protein trong một quả trứng. Cả chất béo và protein trong trứng đều có thể giúp bạn no lâu hơn.

Chất béo lành mạnh và không lành mạnh

Chất béo lành mạnh và không lành mạnh | viamclinic.vn

Bởi vì các chất béo khác nhau hoạt động khác nhau trong cơ thể nên điều quan trọng là phải biết loại chất béo nào hỗ trợ cơ thể một cách lành mạnh và loại nào góp phần gây viêm và mức làm tăng cholesterol.

Chất béo không bão hòa đơn

Về mặt hóa học, chất béo không bão hòa đơn (monounsaturated fat) là các phân tử chất béo có một liên kết đôi trong chuỗi acid béo với tất cả các nguyên tử carbon, còn lại là liên kết đơn. Dầu có chứa chất béo không bão hòa đơn có xu hướng ở thể lỏng ở nhiệt độ phòng nhưng bắt đầu chuyển sang thể rắn khi lạnh.

Chất béo không bão hòa đơn có thể giúp giảm mức cholesterol xấu trong máu của bạn, điều này có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Chúng cũng cung cấp chất dinh dưỡng để giúp phát triển và duy trì các tế bào của cơ thể bạn. Các loại dầu giàu chất béo không bão hòa đơn cũng giúp bổ sung thêm vitamin E vào chế độ ăn. Khi được tiêu thụ ở mức độ vừa phải, thực phẩm giàu chất béo với chất béo không bão hòa đơn có thể tốt cho sức khỏe của bạn.

Tham khảo thêm: 5 dấu hiệu khi cơ thể thiếu chất béo

Chất béo không bão hòa đa

Về mặt hóa học, chất béo không bão hòa đa (polyunsaturated fat) là các phân tử chất béo có nhiều hơn một liên kết carbon đôi. Dầu có chứa chất béo không bão hòa đa có xu hướng ở thể lỏng ở nhiệt độ phòng nhưng bắt đầu chuyển sang thể rắn khi lạnh.

Chất béo không bão hòa đa có thể giúp giảm mức cholesterol LDL trong máu của bạn, điều này có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Chúng cũng cung cấp chất dinh dưỡng để giúp phát triển và duy trì các tế bào của cơ thể bạn. Các loại dầu giàu chất béo không bão hòa đa cũng là nguồn cung cấp vitamin E.

Các loại dầu giàu chất béo không bão hòa đa cũng đóng góp chất béo thiết yếu (chất béo mà cơ thể không thể tạo ra nhưng cần thiết, vì vậy chúng phải được cung cấp thông qua chế độ ăn uống) chẳng hạn như acid béo omega-3 và omega-6. Acid béo omega-3 và omega-6 góp phần vào nhiều quá trình quan trọng trong cơ thể. Acid béo omega-3 cũng có thể giúp giảm mức chất béo trung tính của bạn.

Chất béo bão hòa

Chất béo bão hòa | viamclinic.vn

Chất béo bão hòa được tìm thấy trong thực phẩm có nguồn gốc động vật như thịt, gia cầm, các sản phẩm từ sữa và trứng. Chúng cũng được tìm thấy trong các loại dầu nhiệt đới như dầu cọ và dầu dừa. Chất béo bão hòa có xu hướng rắn ở nhiệt độ phòng. Chất béo bão hòa đã được chứng minh là gây ra sự tích tụ mảng bám trong động mạch, thúc đẩy chứng viêm và tăng mức cholesterol, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.

Người trưởng thành không nên tiêu thụ quá 10% lượng calo hàng ngày từ chất béo bão hòa. Tuy nhiên, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ đưa ra khuyến nghị nghiêm ngặt hơn về việc tiêu thụ chất béo bão hòa không quá 5% đến 6% lượng calo hàng ngày của bạn.

Chất béo bão hòa trong sữa

Không phải tất cả chất béo bão hòa đều xấu. Một số nghiên cứu cho rằng, mặc dù có chứa chất béo bão hòa, nhưng thực phẩm từ sữa nguyên chất béo, bao gồm sữa, phô mai và sữa chua, có thể có tác động trung tính hoặc thậm chí tích cực đối với sức khỏe tim mạch.

Các nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng sữa – bất kể hàm lượng chất béo – có thể làm giảm nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa. Một giả thuyết cho rằng điều này là do loại chất béo bão hòa cụ thể có trong thực phẩm từ sữa và các chất dinh dưỡng có lợi khác có trong nhiều sản phẩm từ sữa, chẳng hạn như protein, canxi, kali và phốt phát.

Điều quan trọng cần lưu ý là một số nghiên cứu này chỉ mang tính chất quan sát, có nghĩa là nó không thể chỉ ra nguyên nhân và kết quả. Bạn vẫn nên chọn sữa ít chất béo thay vì các loại sữa nguyên chất. Cần phải nghiên cứu thêm để tìm hiểu về chất béo trong các sản phẩm sữa đầy đủ chất béo đối với sức khỏe con người.

Chất béo chuyển hóa

Có hai loại chất béo chuyển hóa chính trong thực phẩm: tự nhiên và nhân tạo. Chất béo chuyển hóa tự nhiên được tìm thấy với số lượng nhỏ trong một số thực phẩm động vật. Chất béo chuyển hóa nhân tạo được tạo ra khi hydro được thêm vào dầu thực vật lỏng, tạo ra dầu hydro hóa một phần. Điều này thường được thực hiện để làm cho chất béo ổn định hơn và tăng thời hạn sử dụng.

Chất béo chuyển hóa đã được chứng minh là loại chất béo tồi tệ nhất đối với sức khỏe, làm tăng cholesterol xấu (LDL) và cũng làm giảm cholesterol tốt (HDL) của bạn. Tiêu thụ chất béo chuyển hóa có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tim, đột quỵ và tiểu đường type 2.

Kết luận

Chất béo không bão hòa thường được gọi là chất béo lành mạnh. Nhiều loại thực phẩm giàu chất béo, chẳng hạn như bơ, quả ô liu và dầu ô liu, quả hạch, hạt, cá béo, sô cô la đen, trứng gà và dầu thực vật có thể là một bổ sung tuyệt vời cho chế độ ăn kiêng khi được tiêu thụ ở mức độ vừa phải. Chất béo không bão hòa lành mạnh bao gồm chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa. Những loại chất béo này có thể cải thiện sức khỏe tim mạch, chẳng hạn như mức cholesterol và huyết áp.

Chất béo bão hòa thường được gọi là chất béo “xấu”, vì chúng đã được chứng minh là làm tăng mức cholesterol. Tuy nhiên, chất béo bão hòa có trong các sản phẩm từ sữa như sữa tươi, phô mai và sữa chua có thể hoạt động khác với các chất béo bão hòa khác, cho thấy tác dụng trung tính hoặc thậm chí tích cực đối với sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu khác để chứng minh điều này.

Chất béo chuyển hóa là loại chất béo tồi tệ nhất, vì chúng có thể làm tăng cholesterol xấu (LDL) và cũng làm giảm cholesterol tốt (HDL) của bạn. Mô hình ăn uống tổng thể của bạn là điều quan trọng khi nói đến việc ăn uống vì sức khỏe. Chất béo chỉ là một phần của chế độ ăn. Chọn nhiều loại thực phẩm giàu chất béo lành mạnh trong một chế độ ăn uống đa dạng để có được tất cả các chất dinh dưỡng mà cơ thể bạn cần để phát triển.

Xem thêm video hấp dẫn:

Hãy đến với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Đặt lịch khám TẠI ĐÂY hoặc liên hệ Hotline: 0935.18.3939 / 024.3633.5678

BS. Đoàn Thu Hồng – Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM

Theo Medical News Today



| Bình luận

Bạn nên ăn bao nhiêu calo một ngày?

05/07/2023 -  Kiến thức dinh dưỡng

Cùng Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu về lượng calo mà bạn nên ăn mỗi ngày tại bài viết dưới đây.

Người trưởng thành thường cần từ 1.600 – 3.000 calo/ngày. Tuy nhiên, lượng calo có thể thay đổi tùy thuộc vào giới tính, tuổi tác, chiều cao và lối sống của những người khác nhau. Nếu liên tục nạp nhiều năng lượng hơn mức cần thiết thì chúng ta sẽ tăng cân. Còn nếu nạp quá ít năng lượng thì chúng ta sẽ giảm cân, giảm mỡ và cuối cùng là khối cơ.

Vậy bạn nên ăn bao nhiêu calo một ngày? Định nghĩa về calo là lượng năng lượng cần thiết để tăng nhiệt độ của 1 gam (g) nước lên 1°C. Loại và lượng thức ăn chúng ta ăn quyết định lượng calo chúng ta tiêu thụ. Đối với nhiều người trong chế độ ăn kiêng giảm cân, số lượng calo trong thực phẩm là yếu tố quyết định lựa chọn ăn hay không.

Bên cạnh đó, cách thức và thời điểm chúng ta ăn cũng có thể tạo ra sự khác biệt, vì cơ thể sử dụng năng lượng khác nhau trong ngày. Việc sử dụng năng lượng của cơ thể sẽ phụ thuộc vào mức độ hoạt động, hiệu quả sử dụng năng lượng và tuổi tác. Theo khuyến nghị, phụ nữ có khả năng cần từ 1.600 – 2.400 calo/ngày và nam giới cần từ 2.000 – 3.000 calo. Tuy nhiên, điều này phụ thuộc vào độ tuổi, chiều cao, lối sống, sức khỏe tổng thể và mức độ hoạt động của từng người.

Thông tin nhanh về lượng calo và sử dụng calo

  • Lượng calo khuyến nghị phụ thuộc vào các yếu tố như tuổi tác, chiều cao, giới tính, lối sống và sức khỏe nói chung.
  • Lượng calo khuyến nghị hàng ngày là khoảng 2.500 đối với nam và 2.000 đối với nữ.
  • Ăn một bữa sáng thịnh soạn có thể giúp giảm cân và duy trì cân nặng.
  • Bộ não sử dụng khoảng 20% năng lượng được sử dụng trong cơ thể con người.
  • Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng calo lý tưởng bao gồm tuổi tác, mật độ xương và tỷ lệ cơ – mỡ.
  • Một bữa ăn 500 calo bao gồm trái cây và rau quả có nhiều lợi ích cho sức khỏe hơn và sẽ giúp bạn cảm thấy no lâu hơn một bữa ăn nhẹ 500 calo

Lượng calo khuyến nghị

Kiểm tra lượng calo là một khía cạnh của việc tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh. Theo khuyến nghị, lượng calo nạp vào từ 1.000 calo mỗi ngày cho trẻ 2 tuổi và 3.200 calo cho nam giới năng động từ 16 – 18 tuổi. Khi mọi người già đi, tốc độ trao đổi chất của họ cũng chậm lại. Điều này cũng đồng nghĩa với việc nhu cầu năng lượng của họ bị giảm đi. Từ 19 – 25 tuổi, lượng calo khuyến nghị cho phụ nữ là 2.000 calo/ngày, nhưng sau 51 tuổi, con số này giảm xuống chỉ còn 1.600 calo.

Đốt cháy calo

Để cơ thể con người duy trì sự sống, cần phải có năng lượng. Khoảng 20% năng lượng chúng ta hấp thụ được sử dụng cho quá trình trao đổi chất của não. Hầu hết phần còn lại được sử dụng trong quá trình trao đổi chất cơ bản – năng lượng chúng ta cần khi ở trạng thái nghỉ ngơi cho các chức năng như: tuần hoàn máu, tiêu hóa và thở.

Trong môi trường lạnh, chúng ta cần nhiều năng lượng hơn để duy trì nhiệt độ cơ thể không đổi, vì quá trình trao đổi chất tăng lên để tạo ra nhiều nhiệt hơn. Trong một môi trường ấm áp, chúng ta cần ít năng lượng hơn. Chúng ta cũng cần năng lượng cơ học cho các cơ xương để duy trì tư thế và di chuyển.

Hô hấp tế bào là quá trình trao đổi chất mà các tế bào lấy năng lượng bằng cách phản ứng oxy với glucose để tạo ra carbon dioxide, nước và năng lượng. Năng lượng từ hô hấp chuyển đổi thành năng lượng vật chất hay cơ học hiệu quả như thế nào tùy thuộc vào loại thực phẩm được ăn, loại năng lượng vật lý và liệu cơ bắp được sử dụng trong điều kiện hiếu khí hay kỵ khí. Nói cách khác, chúng ta cần calo để cung cấp nhiên liệu cho các chức năng của cơ thể, chẳng hạn như thở, suy nghĩ, duy trì tư thế và di chuyển.

Lời khuyên về đốt cháy năng lượng

Dưới đây là một số lời khuyên để đốt cháy năng lượng và giảm cân hiệu quả hơn.

1. Ăn sáng: Một bữa sáng giàu protein và chất béo lành mạnh có thể giúp bạn no lâu hơn và giúp ngăn ngừa ăn vặt trong ngày.

2. Ăn uống điều độ: Điều này có thể giúp bạn đốt cháy calo hiệu quả hơn và ngăn chặn việc ăn vặt vô cớ.

3. Ghi nhớ “năm bữa một ngày”: Trái cây và rau quả có thể là một món ăn nhẹ ngon miệng và chúng có thể làm tăng lượng lớn bữa ăn của bạn. Chúng có nhiều chất dinh dưỡng và chất xơ, ít calo và chất béo.

4. Ăn calo đốt cháy chậm: Carbohydrate giàu chất xơ, chẳng hạn như các loại đậu và chất béo lành mạnh, chẳng hạn như quả bơ, mất nhiều thời gian hơn để giải phóng năng lượng, vì vậy bạn sẽ không bị đói nhanh chóng.

5. Tập thể dục: Tập thể dục có thể giúp đốt cháy thêm calo và khiến bạn cảm thấy dễ chịu. Hầu hết mọi người đều dễ dàng đi bộ nhanh hàng ngày và không tốn kém gì. Thử thách bản thân với máy đếm bước chân. Đối với những người sử dụng xe lăn, vẫn có những bài tập có thể tăng cường sức khỏe và sức mạnh của tim.

6. Uống nước: Tốt cho sức khỏe, không có calo và có thể làm bạn no. Tránh uống rượu và soda vì những thứ này có thể dễ dàng cung cấp quá nhiều calo. Nếu bạn thèm đồ uống ngọt, hãy chọn nước ép trái cây không đường.

7. Ăn nhiều chất xơ: Chất xơ có trong trái cây, rau củ và ngũ cốc nguyên hạt có thể giúp bạn cảm thấy no và khuyến khích tiêu hóa khỏe mạnh.

8. Kiểm tra nhãn thực phẩm: Một số loại thực phẩm có tiềm ẩn chất béo hoặc đường. Nếu bạn đang đếm lượng calo nạp vào, đọc nhãn thực phẩm có thể sẽ giúp ích cho bạn.

9. Sử dụng chén đĩa nhỏ hơn: Nghiên cứu chỉ ra rằng khẩu phần ăn đã tăng lên trong 3 thập kỷ qua và điều này có thể góp phần gây béo phì. Sử dụng một chiếc bát hoặc đĩa nhỏ hơn khuyến khích bạn ăn các khẩu phần nhỏ hơn.

10. Ăn chậm lại: Ăn chậm và nghỉ giữa các bữa ăn hoặc các bữa phụ, vì có thể mất từ 20 đến 30 phút để cơ thể bạn cảm thấy no.

11. Lập danh sách mua sắm: Lên kế hoạch cho một tuần cho các bữa ăn lành mạnh và đồ ăn nhẹ, liệt kê các thành phần bạn cần và khi bạn đi mua hàng tạp hóa, hãy bám sát theo danh sách.

12. Thưởng thức một lượng nhỏ những gì bạn thích: Cấm đồ ăn có thể dẫn đến cảm giác thèm ăn và ăn vô độ. Thỉnh thoảng bạn có thể chiều chuộng bản thân bằng một món ăn yêu thích, nhưng với lượng ít hơn.

13. Ngủ đủ giấc: Mất ngủ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và nó có liên quan đến việc tăng cân.

14. Tránh ăn 2 giờ trước khi ngủ: Ăn trong vòng 2 giờ trước khi ngủ có thể cản trở chất lượng giấc ngủ và thúc đẩy tăng cân.

Các hoạt động đốt cháy calo

Dưới đây là một số ví dụ về các hoạt động và lượng calo có thể giúp bạn đốt cháy trong 30 phút. Các ước tính này dựa trên một người nặng khoảng 56kg.

Hoạt động và lượng calo bị đốt cháy:

  • Nâng tạ: 90 calo
  • Thể dục nhịp điệu dưới nước: 120 calo
  • Đi bộ với tốc độ 7,2 km một giờ: 150 calo
  • Bơi lội tổng hợp: 180 calo
  • Chạy với tốc độ 9,6 km một giờ: 300 calo
  • Công việc máy tính: 41 calo
  • Ngủ: 19 calo

Lựa chọn thực phẩm

Giữ lượng calo trong giới hạn nhất định có thể sẽ không đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh, vì các loại thực phẩm khác nhau có tác dụng khác nhau đối với cơ thể. Sau khi tiêu thụ chất bột đường (carbs), nồng độ insulin sẽ tăng lên đáng kể so với khi ăn chất béo hoặc chất đạm. Đặc biệt, một số loại carbs đi vào máu dưới dạng đường hoặc glucose, kéo theo nồng độ insulin sẽ tăng nhanh hơn nhiều so với những loại khác.

Tinh bột tinh chế là một loại carb nhanh, trong khi các loại đậu thì chậm hơn. Tinh bột giải phóng chậm tốt hơn cho việc kiểm soát trọng lượng cơ thể và sức khỏe tổng thể so với tinh bột nhanh. Một bữa ăn 500 calo gồm cá hoặc thịt, salad và một ít dầu ô liu, sau đó là trái cây, sẽ tốt cho sức khỏe, giúp ngăn chặn cơn đói lâu hơn so với một bữa ăn nhẹ 500 calo gồm bỏng ngô với bánh ngọt hoặc kẹo ngọt.

Nhu cầu hằng ngày

Để biết bạn cần bao nhiêu calo, bạn cần biết tỷ lệ trao đổi chất cơ bản và một yếu tố hoạt động.

Tỷ lệ trao đổi chất cơ bản

Một cách hữu ích để ước tính tỉ lệ chất cơ bản (TLCCB) là dựa theo công thức sau:

  • Nam: 10 x cân nặng (kg) + 6.25 x chiều cao (cm) – 5 x tuổi (năm) + 5
  • Nữ: 10 x cân nặng (kg) + 6.25 x chiều cao (cm) – 5 x tuổi (năm) – 161

Để tự động tính toán TLCCB của bạn, bạn có thể truy cập các trang web hoặc ứng dụng tính calo và nhập thông tin chi tiết của bạn vào.

Yếu tố hoạt động

Sau khi tính TLCCB, hãy nhân kết quả với hệ số hoạt động:

  • Lối sống ít vận động: Nếu bạn tập thể dục rất ít hoặc hoàn toàn không tập thể dục, thì nhu cầu calo hàng ngày của bạn là TLCCB x 1,2.
  • Lối sống hơi năng động: Nếu bạn tập thể dục nhẹ từ một đến ba lần một tuần, nhu cầu calo hàng ngày của bạn là TLCCB x 1,375.
  • Lối sống năng động vừa phải: Nếu bạn tập thể dục vừa phải từ ba đến năm lần một tuần, nhu cầu calo hàng ngày của bạn là TLCCB x 1,55.
  • Lối sống năng động: Nếu bạn tập thể dục cường độ cao sáu đến bảy lần mỗi tuần, nhu cầu calo hàng ngày của bạn là TLCCB x 1,725.
  • Lối sống rất năng động: Nếu bạn tập thể dục cường độ cao hai lần một ngày, với các bài tập nặng hơn, thì nhu cầu calo hàng ngày của bạn là TLCCB x 1,9.

Điều này sẽ đưa ra một ý tưởng sơ bộ về lượng calo hàng ngày bạn cần để duy trì trọng lượng cơ thể ở mức hiện tại. Tuy nhiên, kết quả vẫn chưa hoàn toàn đầy đủ vì công thức này không tính đến tỷ lệ cơ và mỡ, bởi một người rất cơ bắp cần nhiều calo hơn, ngay cả khi nghỉ ngơi.

Trọng lượng cơ thể lý tưởng

Cũng như yêu cầu về calo, trọng lượng cơ thể lý tưởng phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm: tuổi tác, giới tính, mật độ xương, tỷ lệ cơ-mỡ và chiều cao. Có nhiều cách khác nhau để đánh giá một trọng lượng lý tưởng.

Chỉ số khối cơ thể (BMI)

Chỉ số khối cơ thể (BMI) là một cách để tính ra cân nặng lý tưởng nên có. Nếu bạn biết chiều cao và cân nặng của mình, bạn có thể sử dụng cách tính này để tìm chỉ số BMI của mình.

  • Dưới 18,5: Thiếu cân
  • 18,5 đến 24,9: Cân nặng bình thường
  • 25-29,9: Thừa cân
  • 30 trở lên: Béo phì

Tuy nhiên, chỉ số này không tính đến khối lượng cơ bắp. Hãy tưởng tượng một vận động viên hàng đầu nặng 90kg và cao 183 cm, họ  có thể có cùng chỉ số BMI với một người không hoạt động có cùng chiều cao và cân nặng. Tuy nhiên, vận động viên không bị thừa cân, còn người không hoạt động thì hoàn toàn có thể bị thừa cân.

Tỷ lệ eo – hông

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nhiều người có chu vi vòng eo nhỏ hơn một nửa chiều cao của họ có tuổi thọ cao hơn. Những người có kích thước vòng eo so với chiều cao nhỏ hơn đã được phát hiện là có ít nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, đột quỵ và các tình trạng sức khỏe khác có liên quan đến béo phì.

  • Nam giới trưởng thành cao 183 cm phải có vòng eo không vượt quá 91 cm.
  • Một phụ nữ trưởng thành cao 163 cm phải có vòng eo không vượt quá 81 cm.

Để đo vòng eo, hãy đo đoạn giữa xương sườn dưới và xương chậu ở hông. Phép đo này có thể chính xác hơn BMI khi xác định cân nặng khỏe mạnh. Tuy nhiên, nó bị hạn chế vì nó không đo chính xác tổng tỷ lệ phần trăm mỡ trong cơ thể hoặc tỷ lệ cơ trên mỡ của một cá nhân.

Chế độ ăn uống

Một loạt các chế độ ăn kiêng tuyên bố giúp mọi người giảm hoặc duy trì trọng lượng cơ thể. Một số trong số này an toàn và hiệu quả, giúp mọi người giảm cân và duy trì cân nặng lâu dài. Tuy nhiên, chế độ này khó tuân thủ hoặc khi một người ngừng tuân theo chế độ ăn kiêng, họ sẽ nhanh chóng tăng cân trở lại. 

Một lời khuyên dành cho bạn đó là thay vì đếm lượng calo, bạn nên ăn một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng để có thể duy trì trong hơn 6 tháng. Điều quan trọng không kém là hoạt động thể chất và cân bằng lượng calo tiêu thụ với năng lượng sử dụng mỗi ngày.

Xem thêm video hấp dẫn:

Hãy đến với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Đặt lịch khám TẠI ĐÂY hoặc liên hệ Hotline: 0935.18.3939 / 024.3633.5678

BS. Đoàn Thu Hồng – Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM

Theo Verywell Health



| Bình luận

Nhịn ăn có giúp chống ung thư?

05/07/2023 -  Chưa phân loạiKiến thức dinh dưỡng

Bài viết này đề cập đến tác dụng của việc nhịn ăn đối với việc điều trị và phòng ngừa ung thư.

Nhịn ăn có thể giúp điều trị ung thư. Ngày càng có nhiều bằng chứng ủng hộ vai trò của việc nhịn ăn trong cả điều trị và phòng ngừa ung thư. Một số nghiên cứu cho thấy rằng nhịn ăn giúp chống ung thư bằng cách giảm kháng insulin và mức độ viêm nhiễm. Bên cạnh đó, nhịn ăn cũng có thể đảo ngược tác động của các tình trạng mãn tính như béo phì và tiểu đường type 2.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu tin rằng việc nhịn ăn có thể làm cho các tế bào ung thư phản ứng nhanh hơn với hóa trị liệu, đồng thời bảo vệ các tế bào khác. Mặt khác, nhịn ăn cũng có thể tăng cường hệ thống miễn dịch để giúp chống lại bệnh ung thư đã xuất hiện. 

Cải thiện độ nhạy insulin

Insulin là một loại hormone cho phép các tế bào lấy glucose từ máu để sử dụng làm năng lượng. Khi có nhiều thức ăn hơn, các tế bào trong cơ thể trở nên ít nhạy cảm hơn với insulin. Tình trạng kháng insulin này có nghĩa là các tế bào không còn phản ứng với các tín hiệu insulin, dẫn đến lượng đường trong máu cao hơn và dự trữ nhiều chất béo. Khi nguồn cung cấp thực phẩm khan hiếm, cơ thể con người cố gắng bảo tồn càng nhiều năng lượng càng tốt bằng cách làm cho màng tế bào nhạy cảm hơn với insulin. Khi đó, các tế bào có thể chuyển hóa insulin hiệu quả hơn, loại bỏ glucose khỏi máu.

Đọc thêm bài viết: Sự nguy hiểm của việc nhịn ăn gián đoạn.

Đảo ngược tác hại của các tình trạng mạn tính

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng các tình trạng như béo phì và tiểu đường type 2 là những yếu tố nguy cơ gây ung thư. Cả hai đều có liên quan đến nguy cơ mắc nhiều loại ung thư cao hơn và tỷ lệ sống sót thấp hơn. Một nghiên cứu năm 2017 đã xem xét ảnh hưởng của việc nhịn ăn ngắn hạn đối với bệnh tiểu đường type 2. Người tham gia nghiên cứu nhịn ăn trong 24 giờ hai đến ba lần mỗi tuần. Sau 4 tháng nhịn ăn, người tham gia đã giảm được 17,8% cân nặng và giảm 11% kích thước vòng eo. Ngoài ra, họ không còn cần điều trị bằng insulin sau 2 tháng thực hiện chế độ nhịn ăn này.

Thúc đẩy quá trình tự thực bào

Tự thực bào là một quá trình tế bào, trong đó các phần của tế bào bị phá vỡ để tái sử dụng sau này. Tự thực bào rất quan trọng để duy trì chức năng thích hợp của tế bào và nó cũng giúp bảo vệ các tế bào trong cơ thể. Tự thực bào đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa và điều trị ung thư.

Một số nghiên cứu ở chuột cho thấy rằng tự thực bào có thể ngăn ngừa ung thư. Những nghiên cứu này cũng cho thấy việc thiếu tự thực bào dẫn đến mức độ thấp hơn của các gen ức chế khối u. Mặc dù giảm tự thực bào có thể thúc đẩy sự phát triển của các khối u đã hình thành trước đó, nhưng nó không phải tác nhân duy nhất chịu trách nhiệm cho sự phát triển hoặc lan rộng của khối u ác tính.

Cải thiện chất lượng cuộc sống trong quá trình hóa trị

Một số nhà nghiên cứu tin rằng nhịn ăn cải thiện phản ứng của mọi người đối với hóa trị liệu vì nó có thể:

  • Thúc đẩy tái tạo tế bào
  • Bảo vệ máu chống lại tác hại của hóa trị
  • Giảm tác động của các tác dụng phụ, chẳng hạn như mệt mỏi, buồn nôn, nhức đầu và chuột rút

Một nghiên cứu năm 2018 cho thấy việc nhịn ăn có thể cải thiện chất lượng cuộc sống ở những người đang hóa trị ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng. Nghiên cứu đã sử dụng thời gian nhịn ăn 60 giờ bắt đầu từ 36 giờ trước khi bắt đầu điều trị hóa trị. Kết quả cho thấy những người tham gia nhịn ăn trong quá trình hóa trị có khả năng chịu hóa trị cao hơn, ít tác dụng phụ liên quan đến hóa trị hơn và mức năng lượng cao hơn khi so sánh với những người không nhịn ăn.

Tham khảo thêm: Nhịn ăn có làm chậm quá trình trao đổi chất của cơ thể không?

Tăng cường hệ thống miễn dịch 

Một nghiên cứu năm 2014 đã xem xét liệu việc nhịn ăn có tạo ra bất kỳ tác dụng chống ung thư nào trong tế bào gốc của chuột hay không, bởi tế bào gốc rất quan trọng do khả năng tái tạo của chúng. Các nhà nghiên cứu tiết lộ rằng nhịn ăn trong 2 – 4 ngày có thể bảo vệ các tế bào gốc, chống lại tác động tiêu cực của hóa trị liệu đối với hệ thống miễn dịch.

Bên cạnh đó, nghiên cứu cho thấy rằng, ăn chay cũng kích hoạt các tế bào gốc của hệ thống miễn dịch tự làm mới và sửa chữa. Nghiên cứu này cho thấy rằng việc nhịn ăn không chỉ làm giảm tổn thương tế bào mà còn bổ sung các tế bào bạch cầu và thay thế các tế bào bị tổn thương.

Các tế bào bạch cầu có vai trò chống nhiễm trùng và tiêu diệt các tế bào có thể gây bệnh. Khi lượng tế bào bạch cầu giảm do hóa trị liệu, nó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống miễn dịch. Điều này có nghĩa là cơ thể sẽ gặp khó khăn hơn trong việc chống lại nhiễm trùng. Mặc dù, số lượng tế bào bạch cầu trong cơ thể giảm khi nhịn ăn nhưng khi chu kỳ nhịn ăn kết thúc và cơ thể nhận được thức ăn, lượng bạch cầu sẽ tăng lên.

Kết luận

Nhịn ăn có nghĩa là không ăn gì cả hoặc tiêu thụ rất ít calo trong một khoảng thời gian nhất định. Chu kỳ nhịn ăn có thể kéo dài từ 1/2 ngày đến 3 tuần. Theo nhiều nghiên cứu, thời gian nhịn ăn ngắn và kéo dài mang lại kết quả đầy hứa hẹn trong điều trị và phòng ngừa ung thư. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa rõ lịch trình nhịn ăn nào mang lại kết quả tốt nhất. Nếu bạn tò mò về việc nhịn ăn và băn khoăn liệu chế này  có mang lại lợi ích gì cho bạn trong quá trình điều trị ung thư hay không thì có thể hỏi ý kiến bác sĩ.

Hãy đến với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Đặt lịch khám TẠI ĐÂY hoặc liên hệ Hotline: 0935.18.3939 / 024.3633.5678

BS Đoàn Hồng – Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM

Theo Medicalnewstoday



| Bình luận

Lợi ích của dầu gan cá tuyết

04/07/2023 -  Kiến thức dinh dưỡng

Cùng Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu về lợi ích của dầu gan cá tuyết tại bài viết dưới đây.

Dầu gan cá tuyết là một loại dầu cá bổ sung có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Dầu gan cá tuyết rất giàu chất béo lành mạnh, vitamin và chất chống oxy hóa. Giống như dầu cá thông thường, dầu gan cá tuyết chứa nhiều axit béo omega-3 tốt cho sức khỏe, giúp giảm viêm và giảm cholesterol. Bên cạnh đó, dầu gan cá tuyết cũng chứa vitamin A và D. Dưới đây là 9 lợi ích được chứng minh khoa học của dầu gan cá tuyết.

1. Chứa nhiều vitamin A và D

Hầu hết dầu gan cá tuyết được chiết xuất từ gan của cá tuyết Đại Tây Dương. Dầu gan cá tuyết đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ để giảm đau khớp và điều trị bệnh còi xương, một căn bệnh khiến xương dễ gãy ở trẻ em. Mặc dù dầu gan cá tuyết là một loại dầu cá bổ sung, nhưng nó khá khác so với dầu cá thông thường. Cụ thể, nếu như dầu cá thông thường được chiết xuất từ mô của cá có dầu như cá ngừ, cá trích, cá cơm và cá thu thì dầu gan cá tuyết được chiết xuất từ gan cá tuyết. 

Đọc thêm bài viết: Vai trò của omega-3 đối với sức khỏe tim mạch

Mỗi thìa cà phê dầu gan cá tuyết khoảng 5 ml chứa:

  • Năng lượng: 41kcal
  • Chất béo: 4,5 g
  • Axit béo omega-3: 890 mg
  • Chất béo không bão hòa đơn: 2,1 g
  • Chất béo bão hòa: 1 g
  • Chất béo không bão hòa đa: 1 g
  • Vitamin A: 150% nhu cầu hàng ngày
  • Vitamin D: 56% nhu cầu hàng ngày

Vitamin A có nhiều vai trò trong cơ thể, giúp duy trì đôi mắt khỏe mạnh. Nam và nữ trưởng thành trên 19 tuổi có thể bổ sung tối đa là 3.000 mcg retinol (RAE) mỗi ngày, trong khi mỗi thìa dầu gan cá tuyết chứa 1350 mcg RAE. Bên cạnh đó, dầu gan cá tuyết cũng là một trong những nguồn thực phẩm tốt nhất cung cấp vitamin D, có vai trò quan trọng trong việc duy trì xương khỏe mạnh bằng cách hỗ trợ sự hấp thụ canxi.

2. Giảm viêm

Viêm là một quá trình tự nhiên giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng và chữa lành vết thương. Thật không may, trong một số trường hợp, tình trạng viêm có thể duy trì ở mức độ thấp trong thời gian dài. Đây được gọi là chứng viêm mãn tính, có thể làm tăng nguy cơ cao huyết áp và một số bệnh như bệnh tim mạch. Và axit béo omega 3 trong dầu gan cá tuyết có thể làm giảm chứng viêm mãn tính bằng cách ức chế các protein thúc đẩy quá trình viêm.

Mặt khác, dầu gan cá tuyết cũng chứa vitamin A và D – là những chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Các chất chống oxy hóa có thể giảm viêm bằng cách liên kết và vô hiệu hóa các gốc tự do có hại. Điều thú vị là các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người thiếu vitamin A và D có nguy cơ bị viêm mãn tính cao hơn.

3. Cải thiện sức khỏe của xương

Điều cực kỳ quan trọng với mỗi chúng ta là duy trì xương khỏe mạnh khi già đi. Điều này là do bạn bắt đầu mất khối lượng xương sau tuổi 40. Quá trình mất xương có thể dẫn đến gãy xương và tình trạng này rất dễ xảy sau khi mãn kinh.

Dầu gan cá tuyết là nguồn cung cấp vitamin D tuyệt vời trong chế độ ăn uống, làm giảm quá trình mất xương do tuổi tác. Vitamin D giúp cơ thể bạn hấp thụ canxi – một khoáng chất cần thiết để xương chắc khỏe từ ruột. Trên thực tế, các nghiên cứu cho thấy rằng khi đi kèm với chế độ ăn giàu canxi, bổ sung vitamin D từ thực phẩm như dầu gan cá tuyết có thể làm giảm quá trình mất xương ở người lớn.

Cần có thêm các nghiên cứu lâm sàng và theo chiều dọc để hiểu rõ hơn về tác dụng của vitamin D đối với mật độ xương ở trẻ khỏe mạnh. Nhận đủ vitamin D từ thực phẩm và chất bổ sung như dầu gan cá tuyết đặc biệt quan trọng đối với những người sống xa xích đạo, vì da của họ không nhận đủ ánh sáng mặt trời để tổng hợp vitamin D trong nhiều tháng trong năm.

4. Giảm đau khớp và cải thiện các triệu chứng viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn được đặc trưng bởi tổn thương khớp. Hiện tại không có cách chữa khỏi bệnh viêm khớp dạng thấp, nhưng các nghiên cứu cho thấy dầu gan cá tuyết có thể làm giảm đau khớp và cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp như sưng và cứng khớp. Một số nghiên cứu cho thấy, người bệnh uống dầu gan cá tuyết giảm các triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp như cứng khớp, đau và sưng tấy vào buổi sáng. Bởi vậy, người ta tin rằng axit béo omega-3 trong dầu gan cá tuyết có thể giúp giảm viêm ở khớp và bảo vệ khớp khỏi tổn thương.

Đọc thêm bài viết: Omega-3 có thực sự tốt như lời đồn?

5. Hỗ trợ sức khỏe của mắt

Suy giảm thị lực là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hơn 2,2 tỷ người trên toàn thế giới. Có nhiều lý do khiến mọi người bị suy giảm thị lực, nhưng 2 trong số những nguyên nhân hàng đầu là bệnh tăng nhãn áp và thoái hóa điểm vàng do tuổi tác (AMD).

Một số nghiên cứu cho thấy axit béo omega-3 làm giảm các yếu tố nguy cơ gây bệnh tăng nhãn áp như tổn thương thần kinh. Thực tế cho thấy, chế độ ăn giàu vitamin A có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp cũng như thoái hóa điểm vàng do tuổi tác (AMD) hơn chế độ ăn ít vitamin A. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng mặc dù vitamin A rất tốt cho sức khỏe của mắt nhưng không nên dùng liều cao vì điều này có thể dẫn đến ngộ độc.

6. Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới, ảnh hưởng đến hơn 17,9 triệu người mỗi năm. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người thường xuyên ăn cá có nguy cơ mắc bệnh tim thấp hơn do trong cá chứa một hàm lượng axit béo omega-3 tốt cho sức khỏe tim mạch. Omega-3 đã được chứng minh là có nhiều lợi ích cho tim của bạn, bao gồm:

  • Giảm triglycerid – chất béo trung tính: Axit béo omega-3 trong dầu gan cá tuyết có thể làm giảm triglycerid trong máu từ 15% – 30%.
  • Tăng HDL cholesterol: Axit béo omega-3 trong dầu gan cá tuyết có thể làm tăng HDL cholesterol (tốt), có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Mặc dù bổ sung dầu cá như dầu gan cá tuyết có thể làm giảm các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim, nhưng vẫn cần xem xét nhiều yếu tố khác để có thể khẳng định liệu dầu cá hay dầu gan cá tuyết có thực sự ngăn ngừa bệnh tim hoặc đột quỵ hay không.

7. Cải thiện các triệu chứng lo âu và trầm cảm

Lo lắng và trầm cảm là những tình trạng phổ biến ảnh hưởng đến hơn 615 triệu người trên toàn thế giới. Các nghiên cứu cho thấy có thể có mối liên hệ giữa chứng viêm mạn tính với chứng lo âu và trầm cảm. Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng axit béo omega-3 trong dầu gan cá tuyết có thể làm giảm viêm và giảm các triệu chứng lo âu và trầm cảm.

Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng cho thấy rằng những người dùng dầu gan cá tuyết thường xuyên có ít triệu chứng trầm cảm lo lắng hơn, tuy nhiên tác dụng tổng thể của chúng đối với các triệu chứng này có vẻ không đáng kể. Trong khi đó, một số nghiên cứu lại cho thấy chất bổ sung omega-3 không có tác dụng đáng kể trong việc giảm các triệu chứng trầm cảm ở người lớn tuổi.

Nhiều nghiên cứu cũng đã tìm thấy mối liên hệ giữa việc tăng nồng độ vitamin D trong máu và giảm các triệu chứng trầm cảm, nhưng bằng chứng cho đến nay vẫn chưa đủ mạnh. Do vậy, cần có các nghiên cứu bổ sung. Mặc dù chưa có những giải thích cơ sở rõ ràng về việc làm thế nào mà vitamin D có thể làm giảm các triệu chứng trầm cảm, nhưng một số nghiên cứu cho thấy vitamin D có thể liên kết với các thụ thể trong não và kích thích giải phóng các hormone cải thiện tâm trạng như serotonin.

8. Giúp chữa lành vết loét dạ dày và ruột

Vết loét là những vết vỡ nhỏ ở niêm mạc dạ dày hoặc ruột. Các vết loét có thể gây ra các triệu chứng buồn nôn, đau bụng và khó chịu. Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày ruột là do nhiễm vi khuẩn, hút thuốc, sử dụng quá nhiều thuốc chống viêm hoặc quá nhiều axit trong dạ dày.

Trong một nghiên cứu trên động vật, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng dầu gan cá tuyết giúp chữa lành vết loét ở cả dạ dày và ruột. Tuy nhiên vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn ở người để đưa ra khuyến nghị rõ ràng về việc sử dụng dầu gan cá tuyết trong việc hỗ trợ điều trị loét dạ dày và ruột.

9. Dễ dàng thêm vào chế độ ăn uống của bạn

Dầu gan cá tuyết cực kỳ dễ dàng để thêm vào chế độ ăn uống. Các sản phẩm dầu gan cá tuyết có nhiều dạng, nhưng dạng lỏng và dạng viên nang là phổ biến nhất. Hiện nay không có hướng dẫn cụ thể nào về việc sử dụng dầu gan cá tuyết, vì vậy hầu hết các khuyến nghị đều dựa trên mức độ hấp thụ an toàn của axit béo omega-3, vitamin A và vitamin D. Liều bổ sung dầu gan cá tuyết thường là 1 – 2 thìa cà phê và tối đa bạn có thể bổ sung khoảng 1 thìa canh mỗi ngày. Bạn không nên dùng liều cao hơn vì có thể sẽ dẫn đến thừa vitamin A. 

Mặc dù dầu gan cá tuyết tốt cho sức khỏe, nhưng một số người cần thận trọng khi ăn vì dầu gan cá tuyết có thể hoạt động như một chất làm loãng máu. Vì vậy, hãy hỏi bác sĩ trước khi dùng dầu gan cá tuyết nếu bạn dùng thuốc huyết áp hoặc thuốc chống đông. Ngoài ra, những người đang mang thai nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng, vì hàm lượng vitamin A cao trong dầu gan cá tuyết có thể gây hại cho thai nhi.

Hãy đến với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Đặt lịch khám TẠI ĐÂY hoặc liên hệ Hotline: 0935.18.3939 024.3633.5678

Bác sĩ Nguyễn Hoài Thu – Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM

 Theo Healthline



| Bình luận

Thực phẩm tốt cho trẻ em mắc bệnh tiểu đường

04/07/2023 -  Kiến thức dinh dưỡng

Có nhiều loại thực phẩm lành mạnh mà trẻ em có thể ăn để đáp ứng khẩu vị và nhu cầu dinh dưỡng, duy trì kiểm soát tốt lượng đường trong máu và giúp trẻ không cảm thấy áp lực. Cùng Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu thực phẩm tốt cho trẻ em mắc bệnh tiểu đường tại bài viết dưới đây.

Thực phẩm tốt cho trẻ em mắc bệnh tiểu đường
Thực phẩm tốt cho trẻ em mắc bệnh tiểu đường

Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ bị tiểu đường cũng giống như trẻ không bị tiểu đường. Sự khác biệt nằm ở việc giữ cho lượng đường trong máu trẻ ở mức bình thường và lập kế hoạch cho các bữa ăn. Một bài báo tháng 5 năm 2009 được đăng trên tạp chí “Diabetes Educator” cho thấy chế độ ăn của trẻ em mắc bệnh tiểu đường type 1 thường không đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị. Trẻ thường ăn quá nhiều thực phẩm chế biến và ăn ít trái cây, rau và chất xơ. May mắn thay, có nhiều loại thực phẩm lành mạnh mà trẻ em có thể ăn để đáp ứng khẩu vị và nhu cầu dinh dưỡng, đồng thời duy trì kiểm soát tốt lượng đường trong máu mà không khiến trẻ cảm thấy bị áp lực.

Sản phẩm từ sữa

Thực phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua và sữa tươi chứa nhiều chất dinh dưỡng mà trẻ cần, bao gồm: canxi, kali và protein. Nhiều loại thực phẩm từ sữa cũng được bổ sung vitamin D. Các sản phẩm từ sữa không béo, ít béo và đầy đủ chất béo có hàm lượng carbohydrate khác nhau nên việc đọc nhãn là rất cần thiết. Phô mai có ít carbohydrate, với ít hơn 1 g trong một thanh phô mai mozzarella. Một ly sữa tươi 240ml chứa 13 g. Còn các loại sữa chua phổ biến dành cho trẻ em có thể chứa nhiều đường, nhưng sữa chua vẫn có thể là một món ăn nhẹ lành mạnh. Thêm loại trái cây yêu thích của trẻ vào cốc sữa chua nguyên chất có thể giúp hạn chế thêm đường.

Trẻ được khuyến nghị tiêu thụ sữa ít béo hoặc không béo như một phần của kế hoạch ăn uống lành mạnh cho trẻ sau 2 tuổi, để hạn chế lượng chất béo bão hòa. Chế độ ăn ít chất béo bão hòa được khuyến nghị cho trẻ em mắc bệnh tim do làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

*** THAM KHẢO THÊM BÀI VIẾT: Người bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì?

Trái cây

Tất cả trái cây đều là trái cây tốt và nên được đưa vào chế độ ăn của trẻ mắc bệnh tiểu đường. Một loại trái cây nhỏ, chẳng hạn như táo, cam quýt hoặc đào, chứa khoảng 15 g carbohydrate. Dưa hấu, dưa lưới, quả mâm xôi cũng thường chứa cùng một lượng carb. Khoảng 30 g trái cây sấy khô không thêm đường như: nam việt quất khô, anh đào chua hoặc nho khô, cũng có khoảng 15g carb. Nếu chọn trái cây đóng hộp hoặc đông lạnh, hãy chọn những loại không thêm đường hoặc đóng gói trong nước thay vì siro.

Mặc dù nước trái cây không cung cấp tất cả các chất dinh dưỡng và chất xơ mà trẻ có thể nhận được từ trái cây nguyên quả, nhưng nước trái cây 100% không thêm đường có thể được đưa vào chế độ ăn uống lành mạnh của trẻ với số lượng hạn chế. Một lời khuyên dành cho cha mẹ là nên thêm trái cây vào sữa chua, sinh tố và bột yến mạch và cắt thành những hình ngộ nghĩnh nếu trẻ không chịu ăn trái cây.

Rau

Kén ăn có thể khiến trẻ khó tiêu thụ đủ rau. Dưa chuột, ớt chuông, cần tây, bông cải xanh và súp lơ trắng là những lựa chọn tuyệt vời cho bữa ăn nhẹ, bạn có thể được cắt chúng thành từng miếng nhỏ. Bên cạnh đó, rau tươi cũng có thể được kết hợp với một loại sốt thân thiện với trẻ em.

Hầu hết các loại rau có lượng carbohydrate khá thấp. Ví dụ, 120 g dưa chuột cắt nhỏ có ít hơn 4 g carbohydrate và 150 g cà chua bi có khoảng 6 g carb. Rau không được tính vào tổng lượng carb tổng thể grừ khi trẻ ăn nhiều hơn 300 g rau sống hoặc 150 g rau nấu chín, bởi lượng chất xơ cao thường có nghĩa là những thực phẩm này có tác dụng tối thiểu đối với lượng đường trong máu. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp ngoại lệ là các loại rau có tinh bột, chứa hàm lượng carbohydrate cao hơn đáng kể.

Rau có tinh bột

Các loại rau có tinh bột – chẳng hạn như khoai tây, ngô, bí đỏ và đậu Hà Lan – chứa lượng carbohydrate cao hơn các loại rau khác, khoảng 15 g carb mỗi khẩu phần 70 g. Vì lý do này, chúng nên được tiêu thụ khác với các loại rau còn lại trong kế hoạch dinh dưỡng cho trẻ em mắc bệnh tiểu đường. Mặt khác, đậu và đậu lăng cũng chứa khoảng 15 g carb mỗi 70 g và cung cấp chất xơ hòa tan rất cần thiết cho trẻ. Chất xơ hòa tan làm chậm quá trình tiêu hóa, vì vậy nó giúp ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng đột biến sau khi ăn.

**Có thể bạn quan tâm: Dinh dưỡng cho người mắc bệnh tiểu đường

Protein

Thịt không chứa carbohydrate nên không làm tăng lượng đường trong máu. Chọn thịt gà nạc, thịt bò, gà tây, cá và thịt lợn nạc giúp giữ lượng chất béo bão hòa thấp. Thực phẩm protein từ thực vật có chứa carbohydrate với số lượng khác nhau. Nếu một đứa trẻ không bị dị ứng, các loại hạt và bơ hạt là những thực phẩm bổ sung lành mạnh cho chế độ ăn kiêng bệnh tiểu đường của trẻ. Bởi, các loại hạt chứa lượng carbs tương đối thấp trong mỗi khẩu phần và cung cấp chất xơ lành mạnh.

Bên cạnh đó, đậu phụ cũng là một lựa chọn protein tốt khác cho trẻ em mắc bệnh tiểu đường. Đậu phụ chứa khoảng 2 g carbs mỗi khẩu phần 90 g, nhưng nó có lượng calo và chất béo bão hòa thấp hơn nhiều loại protein động vật. Ngoài ra, phô mai ít chất béo và phô mai tươi, cùng với trứng cũng là những lựa chọn cung cấp chất đạm khác có thể làm đa dạng thêm các bữa ăn chính và đồ ăn nhẹ cho trẻ em.

Xem thêm: Khám dinh dưỡng cho trẻ em: Quy trình, kinh nghiệm và lợi ích

Ngũ cốc

Các loại ngũ cốc cung cấp carbs và lượng chất xơ khác nhau. Ngũ cốc nguyên hạt, có hàm lượng chất xơ cao hơn ngũ cốc chế biến cao. Do đó, loại thực phẩm này nên chiếm ít nhất một nửa tổng lượng ngũ cốc hàng ngày của trẻ. Bột yến mạch, bỏng ngô, hạt diêm mạch, bánh mì và mì ống làm từ ngũ cốc nguyên hạt đều là những lựa chọn tốt cho trẻ. Kết hợp một loại ngũ cốc nguyên hạt với thức ăn yêu thích của trẻ, chẳng hạn như thịt gà, có thể giúp tăng lượng ngũ cốc nguyên hạt.

Một lát bánh mì nguyên cám, 250g bỏng ngô và 5 chiếc bánh quy giòn làm từ lúa mì chứa khoảng 15 g carbs. Khi lượng ngũ cốc nguyên hạt tăng lên, chất lượng chế độ ăn uống tổng thể cũng tăng lên ở cả người lớn và trẻ em. Thật dễ dàng để chuyển từ bánh quy trắng sang bánh quy giòn làm từ ngũ cốc nguyên hạt, hoặc chuyển từ gạo trắng sang gạo lứt hoặc yến mạch.

Đồ ngọt và những cân nhắc khác

Trẻ mắc bệnh tiểu đường vẫn muốn giống như những đứa trẻ khác. Một khía cạnh của việc này là thỉnh thoảng cho phép trẻ ăn một phần đồ ngọt. Tuy nhiên, lập kế hoạch là điều cần thiết. Đồ ngọt phải được đưa vào lượng carbohydrate hàng ngày và lượng đường trong máu trẻ cần được theo dõi chặt chẽ.  

Trẻ mắc bệnh tiểu đường nên được khuyến nghị một chế độ ăn uống cá nhân hóa, cho dù chúng mắc bệnh tiểu đường type 1 hay type 2. Có thể cần điều chỉnh chế độ ăn uống tùy thuộc vào cân nặng, tốc độ tăng trưởng, độ tuổi và mức độ hoạt động của trẻ. Ví dụ, trẻ chơi thể thao có thể cần thêm đồ ăn nhẹ để ngăn ngừa hạ đường huyết. Mặt khác, trẻ thừa cân có thể cần một kế hoạch bữa ăn để giúp kiểm soát cân nặng.

Các bậc phụ huynh nên hỏi ý kiến bác sĩ dinh dưỡng nếu có thắc mắc về loại thức ăn nào thích hợp cho trẻ mắc bệnh tiểu đường. Thời gian và kế hoạch cho các bữa ăn là những công cụ thiết yếu để kiểm soát lượng đường trong máu của trẻ và đảm bảo trẻ lớn lên khỏe mạnh.

Hãy đến với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Đặt lịch khám TẠI ĐÂY hoặc liên hệ Hotline: 0935.18.3939 / 024.3633.5678

Bác sĩ Đoàn Hồng – Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM

 Theo Livestrong



| Bình luận

Hướng dẫn nhịn ăn gián đoạn cho người mới bắt đầu

03/07/2023 -  Kiến thức dinh dưỡng

Nhịn ăn gián đoạn được coi là một chế độ ăn kiêng. Trong chế độ ăn này, bạn nhịn ăn gián đoạn mỗi ngày nhưng bạn có thể ăn bất cứ thứ gì vào những ngày bạn không phải nhịn ăn. Nhịn ăn gián đoạn là một công cụ giảm cân rất mạnh mẽ và đồng thời giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim và tiểu đường type 2. Cùng Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu về cách hướng dẫn nhịn ăn gián đoạn cho người mới bắt đầu tại bài viết dưới đây.

Hướng dẫn nhịn ăn gián đoạn cho người mới bắt đầu | viamclinic.vn

Nhịn ăn gián đoạn là gì?

Nhịn ăn gián đoạn là một cách giảm cân mà bạn chỉ được ăn trong một thời gian cụ thể. Thời gian ăn thường sẽ kéo dài trong khoảng từ 8 giờ – 16 giờ. Sau thời gian này bạn sẽ nhịn ăn hoàn toàn và chỉ được uống nước, trà hoặc cà phê không có đường. Có nhiều trường hợp áp dụng phương pháp nhịn ăn gián đoạn với một chu kỳ kéo dài hơn trong vài ngày. Cho đến nay, vẫn chưa có một tài liệu khoa học nào chứng minh rằng phương pháp này có thể giảm mỡ cho cơ thể. Thế nhưng, có một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chu kỳ nhịn ăn 8 – 16 tiếng cũng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Đọc thêm bài viết: Sự nguy hiểm của việc nhịn ăn gián đoạn.

Một số cách thức nhịn ăn gián đoạn thường thấy

Tương tự nhiều phương pháp giảm cân khác, nhịn ăn gián đoạn cũng được chia ra làm nhiều hình thức khác nhau. Những hình thức nhịn ăn gián đoạn là gì? Theo ghi nhận, hiện tại, những phương pháp nhịn ăn gián đoạn được áp dụng phổ biến nhất gồm:

  • Nhịn ăn cách ngày: Là cách thức chuyển đổi qua lại giữa ngày ăn không có sự hạn chế và ngày chỉ ăn có một bữa với tỷ lệ 25% lượng calo cần có. Ví dụ, bạn chỉ ăn một bữa vào các ngày thứ 2 – 4 – 6 và những ngày còn lại thì ăn không hạn chế.
  • Nhịn nhiều ngày: Bạn sẽ nhịn ăn từ 1 đến 2 ngày mỗi tuần hoặc sẽ chỉ bổ sung khoảng 25% lượng calo cần thiết cho cơ thể. Tất nhiên, trong những ngày còn lại bạn sẽ hạn chế ăn một cách tối đa.
  • Ăn có giới hạn thời gian: Đây là phương pháp áp dụng khung giờ nhịn ăn cố định theo kế hoạch. Ví dụ, bạn vẫn sẽ được dùng bữa trong khoảng từ 8h00 đến 15h00 và sẽ nhịn ăn trong khoảng thời gian còn lại trong ngày.

Lợi ích sức khỏe tiềm ẩn của việc nhịn ăn gián đoạn

Phòng chống bệnh tim

Phòng chống bệnh tim | viamclinic.vn

Mặc dù cần nhiều nghiên cứu hơn, nhưng một đánh giá đã kết luận rằng nhịn ăn gián đoạn có triển vọng cải thiện sức khỏe tim mạch vì nó làm giảm các yếu tố nguy cơ tim mạch, chẳng hạn như béo phì, huyết áp cao và cholesterol cũng như bệnh tiểu đường. Các nhà nghiên cứu cho biết hiện tại vẫn chưa rõ loại nhịn ăn gián đoạn nào là tốt nhất cho sức khỏe tim mạch.

Điều trị bệnh tiểu đường type 2

Nhịn ăn gián đoạn có thể là một phương pháp điều trị đầy hứa hẹn cho bệnh tiểu đường type 2. Nhịn ăn hỗ trợ giảm cân, giảm kháng insulin và ảnh hưởng tốt đến các hormone do các tế bào mỡ tiết ra, tác động đến sự thèm ăn và mức độ viêm nhiễm. Điều đó nói rằng, nếu bạn bị tiểu đường, bạn không nên tự mình thử nhịn ăn gián đoạn mà không nói chuyện với bác sĩ trước.

Tham khảo thêm: Nhịn ăn có làm chậm quá trình trao đổi chất của cơ thể không?

Chống lại bệnh Alzheimer và đột quỵ

Trong khi các nghiên cứu vẫn đang tiếp tục thì một số nghiên cứu cho thấy rằng việc nhịn ăn gián đoạn có thể giúp giảm nguy cơ đột quỵ và bệnh Alzheimer. Tuy nhiên, phần lớn sự hiểu biết này đến từ nghiên cứu trên động vật và không rõ khi nào bạn nên bắt đầu nhịn ăn gián đoạn trong suốt cuộc đời của mình để giảm nguy cơ mắc các bệnh về thần kinh. Hơn nữa, bất chấp những gì những người ủng hộ nói về việc nhịn ăn gián đoạn cải thiện các khả năng nhận thức, chẳng hạn như khả năng tập trung thì nhịn ăn gián đoạn dường như không phải là một chất tăng cường trí não trong thời gian ngắn.

Cải thiện bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu

Trong một tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp 6 nghiên cứu, những người mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (bệnh gan gặp ở những người mắc bệnh béo phì, tiểu đường và hội chứng chuyển hóa) thực hành nhịn ăn gián đoạn đã thấy sự cải thiện trong các xét nghiệm chức năng gan, so với những người không thực hiện. Các tác giả kết luận điều này là do nhịn ăn gián đoạn dẫn đến giảm cân. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng cần có nhiều nghiên cứu ngẫu nhiên, quy mô lớn hơn trước khi đưa ra các khuyến nghị cụ thể.

Tác dụng giảm cân của việc nhịn ăn gián đoạn

Tác dụng giảm cân của việc nhịn ăn gián đoạn | viamclinic.vn

Một đánh giá về 11 phân tích tổng hợp đã kết luận rằng nhịn ăn gián đoạn, đặc biệt là nhịn ăn xen kẽ trong ngày, có lợi cho việc giúp người trưởng thành thừa cân hoặc béo phì giảm chỉ số khối cơ thể (BMI), thước đo trọng lượng cơ thể, tốt hơn so với chế độ ăn kiêng thông thường. So với việc ăn uống có giới hạn thời gian, nhiều người thấy việc nhịn ăn cách ngày khó duy trì và không phù hợp với các tình huống thực tế. Trong một nghiên cứu, 30 – 40% số người bỏ cuộc trong nghiên cứu nhịn ăn cách ngày. Ngược lại, ăn uống hạn chế thời gian chỉ có tỷ lệ bỏ ăn là 5% trong nghiên cứu.

Tác dụng phụ của việc nhịn ăn gián đoạn

Trước khi chuyển sang một cách ăn uống hoàn toàn mới, hãy lưu ý rằng có một số tác dụng phụ mà bạn có thể gặp phải:

  • Nhức đầu
  • Mệt mỏi
  • Năng lượng thấp
  • Cáu gắt
  • Đói

Những điều này có thể xảy ra do bạn không ăn. Mặc dù chúng bình thường, nhưng chúng không thoải mái và có thể ảnh hưởng đến cảm giác hạnh phúc hàng ngày của bạn. Một số người sẽ thấy rằng đây không phải là sự đánh đổi tốt và sẽ chọn dừng nhịn ăn gián đoạn. Điều này là hoàn toàn ổn. Nhịn ăn gián đoạn không dành cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, cần lưu ý là cảm giác đói sẽ lên đến đỉnh điểm trong 10 ngày đầu tiên, sau đó giảm dần khi cơ thể bạn điều chỉnh theo mô hình ăn uống mới.

Rủi ro sức khỏe của việc nhịn ăn gián đoạn

Bạn không nên thử nhịn ăn gián đoạn nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú. Tương tự, nếu bạn có chỉ số BMI thấp (thiếu cân) hoặc có tiền sử rối loạn ăn uống thì nhịn ăn gián đoạn không phù hợp với bạn. Bác sĩ cũng cảnh báo những người lớn trên 70 tuổi không nên nhịn ăn vì nó có thể dẫn đến mất cơ – điều rất quan trọng để duy trì khi về già.

Ngoài ra, nếu bạn mắc bất kỳ loại bệnh tiểu đường nào, hãy nói chuyện với bác sĩ trước vì điều này có thể không an toàn cho bạn. Bỏ bữa có thể dẫn đến lượng đường trong máu thấp, có thể gây chóng mặt, ngất xỉu và té ngã. Nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào vào một thời điểm nhất định và dùng cùng với thức ăn thì bạn cũng cần liên hệ với bác sĩ của mình.

Xem thêm video hấp dẫn:

Hãy đến với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Đặt lịch khám TẠI ĐÂY hoặc liên hệ Hotline: 0935.18.3939 / 024.3633.5678

Hồng Ngọc – Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng Viam

Theo Everyhealth



| Bình luận

Những thói quen uống nước khiến bạn tăng cân

02/07/2023 -  Chưa phân loạiKiến thức dinh dưỡng

Cùng Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu những thói quen uống nước khiến bạn tăng cân tại bài viết dưới đây.

Một nghiên cứu năm 2021 được công bố trên tạp chí Nutrients cho thấy rằng việc uống nhiều đồ uống không tốt cho sức khỏe hoặc chọn đồ uống có vấn đề như đồ uống có đường và đồ uống có chất làm ngọt nhân tạo trong thời gian dài có thể dẫn đến tình trạng suy nhược cơ thể. Ngoài ra, việc sử dụng các loại nước này có làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, bệnh tim mạch và thậm chí là tử vong. Mặt khác, nghiên cứu cũng cho thấy, việc uống nhiều đồ uống có đường cũng liên quan đến bệnh thận, bệnh gan không do rượu, bệnh gout và các vấn đề về răng miệng, cũng như béo phì và tăng cân.

Khảo sát ghi nhận khoảng 50% người Mỹ trưởng thành uống ít nhất một loại đồ uống có đường mỗi ngày. Những đồ uống này đó có xu hướng cung cấp trung bình 113 kcal cho phụ nữ, chiếm hơn 6% lượng calo hàng ngày mà bạn nạp vào. Đối với nam giới, con số thậm chí còn cao hơn với 179 kcal, gần 7% lượng calo hàng ngày mà bạn nạp vào.

Có thể bạn chưa biết nhưng một lon nước đồ uống thể thao khoảng 350ml thường có khoảng 5 thìa cà phê đường và 97 calo, trong khi các loại trà pha sẵn có 9 thìa cà phê đường và 115 calo. Đồ uống trái cây là một lựa chọn tốt cho sức khỏe, nhưng chúng có thể chứa khoảng 10 thìa cà phê đường và 186 calo, trong khi các loại nước ngọt có ga khác nhau có thể chứa 10 – 13 thìa cà phê đường và 155 – 195 calo.

Có một số thói quen uống rượu có thể dẫn đến việc tiêu thụ nhiều calo và đường hơn bạn tưởng. Đổi lại, chúng có thể khiến bạn tăng cân. Đó là lý do tại sao bạn cần biết về những thói quen tiêu thụ đồ uống có thể dẫn đến tăng cân.

Đọc thêm bài viết: Nước ép trái cây và nước ngọt có ga: Loại nào tốt hơn?

  1. Uống trà ngọt

Một số loại trà có thể làm dịu cơn buồn nôn, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và thậm chí giúp bạn sống lâu hơn. Tuy nhiên, trà ngọt hoặc trà nóng với nhiều đường có thể gây hại nhiều hơn lợi. Uống đồ ngọt như trà thêm đường có thể dẫn đến tăng cân vì đồ uống này có hàm lượng calo cao nhưng không khiến bạn cảm thấy no mà còn rất ngon và muốn uống thêm. Đồ uống có đường như trà ngọt chứa hàm lượng calo cao. Một chai trà ngọt 600ml chứa 120 calo và 29 gam đường bổ sung.

Trà ngọt có thêm đường, góp phần làm tăng lượng calo dư thừa. Đường trong trà khiến lượng đường trong máu tăng nhanh, dẫn đến giải phóng cortisol và adrenaline để kiểm soát phản ứng căng thẳng của cơ thể. Ngoài ra, việc tiêu thụ quá nhiều đường trong thời gian dài có thể dẫn đến kháng leptin – một loại hormone điều chỉnh việc tích trữ chất béo và cảm giác thèm ăn.

  1. Chọn cà phê có đường, có hương vị

Cà phê có hương vị có khả năng gây tăng cân nhanh chóng. Các thành phần tạo hương vị như vani, mocha, caramel hoặc bạc hà thường chứa khoảng 20 calo đến từ đường bổ sung và một số loại siro, thậm chí còn nhiều hơn thế.

Nhiều đồ uống được phục vụ tại các quán cà phê nổi tiếng sẽ bổ sung thêm 2 – 8 lần hương vị, bổ sung thêm một lượng đường khổng lồ khoảng 160 calo để bạn bắt đầu ngày mới. Đó là chưa kể đến việc thực tế là thêm 250 calo mỗi ngày là đủ để bạn tăng nửa cân một tuần và sau một tháng sẽ là 2 cân.

Ngoài ra, đường là ‘calo rỗng’, có nghĩa là nó không có chất dinh dưỡng, không cung cấp gì khác ngoài năng lượng cho bạn. Chất caffein trong cà phê cũng có tác động nhiều mặt đến giảm cân. Caffein thực sự có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất và hỗ trợ giảm cân. Mặt khác, caffein có thể phá vỡ giấc ngủ bình thường. Điều này có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và dẫn đến tăng cân.

Vậy nên bạn cần tiêu thụ cà phê với lượng vừa phải. Lượng caffein được khuyến nghị là dưới 400mg mỗi ngày, tương đương với khoảng 3 – 4 cốc mỗi ngày. Đây đã là lượng an toàn cho người dân nói chung. Những người có nguy cơ tăng huyết áp hoặc bệnh tim mạch nên tham khảo ý kiến ​​​​bác sĩ để biết giới hạn caffein của họ.

  1. Chọn sai thức uống bổ sung

Thức uống bổ sung có thể cung cấp cho bạn lượng vitamin, khoáng chất và chất điện giải. Mặc dù điều đó có thể khiến chúng có vẻ tốt cho sức khỏe hơn nước lọc thông thường, nhưng các sản phẩm thức uống bổ sung không tốt như những gì chúng được quảng cáo. Bất kỳ lượng calo lỏng nào, dù là tự nhiên hay không, đều tác động mạnh và nhanh đến chúng ta.

Bên cạnh đó, đây cũng có thể là một nguồn năng lượng khổng lồ, khiến chúng ta nghĩ rằng tất cả những gì mình cần là đồ uống ‘nâng cao’ hơn. Chúng ta có thể bị đánh lừa bằng những hình ảnh, màu sắc và phông chữ trông lành mạnh trên nhãn các thức uống bổ sung này, nhưng đó chỉ là tiếp thị. Do đó, bạn nên kiểm tra lượng calo, đường bổ sung, chất đạm, chất béo, chất xơ và danh sách thành phần trên các sản phẩm.

  1. Uống đồ uống thể thao

Đồ uống thể thao là một loại đồ uống khác có vẻ như là một lựa chọn tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, chúng cũng là thứ mà bạn có thể muốn để lại trên kệ của cửa hàng nếu bạn không phải là vận động viên hoặc không tham gia các hoạt động thể chất nghiêm túc.

Đồ uống thể thao ban đầu phục vụ một mục đích cụ thể là bổ sung chất điện giải bị mất qua mồ hôi trước, trong và sau khi hoạt động thể thao. Uống đồ uống thể thao trong khi chơi trò chơi điện tử hoặc khi bạn không cần chúng có thể sẽ không giúp ích gì cho sức khỏe của bạn. Cơ thể bạn cần một ít đường để giúp đưa chất điện giải vào tế bào để cung cấp nước cho cơ thể, vì vậy đồ uống thể thao ‘không đường’ không có ý nghĩa cho người bình thường hoặc vận động viên.

Bên cạnh chất điện giải thì đồ uống thể thao cũng có thêm đường, góp phần tạo ra calo cho cơ thể và có thể gây mất cân bằng chất điện giải nếu bạn uống quá nhiều. Một số đồ uống thể thao chứa caffein, có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất và góp phần giảm cân. Tuy nhiên, khi uống quá nhiều, bạn có thể bị gián đoạn giấc ngủ và làm chậm quá trình trao đổi chất, dẫn đến tăng cân.

Đọc thêm bài viết: Nước ngọt ăn kiêng có thực sự tốt?

  1. Uống nước trái cây có đường

Bạn có thể nghĩ rằng nước ép trái cây  là một lựa chọn lành mạnh để giảm cân, nhưng loại đồ uống có đường này có thể làm tăng cảm giác thèm ăn của bạn. Việc tiêu thụ thường xuyên các loại thực phẩm có đường, bao gồm cả đồ uống, có thể dẫn đến lượng đường trong máu tăng vọt và giảm đột ngột. Sự sụt giảm này là nguyên nhân khiến bạn cảm thấy đói. Và nếu thường xuyên tiêu thụ các sản phẩm có đường như vậy, bạn sẽ cảm thấy đói hơn. Từ đó, sẽ có nhu cầu ăn nhiều hơn bình thường.

Ăn trái cây tươi tốt hơn là uống nước ép trái cây. Nước ép trái cây không có chất xơ, vì vậy, xét về lượng đường, nó giống như uống một cốc nước ngọt. Nếu bạn đang theo dõi cân nặng của mình, hãy ăn trái cây, đừng uống nước ép.

Nước ép trái cây có chỉ số đường huyết (GI) cao hơn so với trái cây tươi nguyên quả, vì vậy chúng làm tăng chỉ số đường huyết GI nhanh hơn. Đường  trong nước trái cây được cơ thể chuyển hóa nhanh chóng để tạo ra năng lượng. Nhưng nếu cơ thể không thể sử dụng hết đường để tạo năng lượng, nó sẽ được lưu trữ dưới dạng chất béo. Cơ thể thường lưu trữ những nhiên liệu không được đốt cháy này dưới dạng chất béo trong bụng, còn được gọi là mỡ bụng.

  1. Uống sinh tố ít protein

Sinh tố có thể tuyệt vời cho sức khỏe của bạn nếu bạn chọn đúng nguyên liệu. Sinh tố có thể gây nguy hiểm cho cơ thể chúng ta vì chúng ta sẽ uống quá nhiều đường cùng một lúc mà không có sự cân bằng lành mạnh. Điều này dẫn đến dư thừa đường trong máu.

Thực tế không có gì sai khi uống sinh tố ít protein vì protein vẫn có thể được lấy từ các bữa ăn khác. Tuy nhiên, tiêu thụ thiếu protein có thể dẫn đến tăng cân do tăng cảm giác thèm ăn. Ngoài ra, cơ thể không đủ axit amin từ protein sẽ khiên quá trình sửa chữa và phát triển cơ bắp bị ảnh hưởng, gây chậm phát triển hoặc cơ bắp kém phát triển. Để chắc chắn, bạn có thể muốn chọn sinh tố giàu protein vừa tốt cho sức khỏe vừa ngon miệng.

  1. Uống soda

Soda có rất nhiều đường bổ sung, không chỉ góp phần cung cấp calo mà còn giúp tăng cảm giác thèm ăn. Một lon soda 350ml cung cấp khoảng 150 calo với 37g đường và không có protein hoặc chất xơ. Uống đồ uống có đường thường xuyên có thể dẫn đến kháng insulin. Đây là tình trạng cơ thể trở nên kém hiệu quả hơn trong việc sử dụng insulin để điều chỉnh lượng đường trong máu. Khi điều này xảy ra, cơ thể có thể bắt đầu tích trữ nhiều chất béo hơn, do đó gây tăng cân.

Trên thực tế, đồ uống có đường chứa một lượng lớn đường fructose, là một loại đường được chuyển hóa chủ yếu ở gan mà không được hấp thụ trực tiếp vào máu như glucose. Tiêu thụ nhiều fructose có thể dẫn đến tích tụ mỡ quanh gan và bụng.

  1. Thường xuyên uống quá nhiều rượu

Giống như các loại đồ uống khác đã đề cập, rượu có thể chứa nhiều calo. Uống rượu thường xuyên có thể khiến bạn cảm thấy uể oải và ít có khả năng tham gia vào các hoạt động thể chất. Bên cạnh đó, uống rượu còn làm gián đoạn quá trình trao đổi chất, cản trở giấc ngủ và tăng cân. Bởi, rượu làm giảm sự ức chế, đo đó, nạn có thể không phán đoán đúng đắn về việc mình ăn gì và ăn bao nhiêu khi đã uống quá nhiều.

Mặt khác, rượu gây căng thẳng cho toàn bộ hệ thống và rượu được chuyển hóa trước vì nó là một chất độc. Vì vậy, sử dụng rượu đồng nghĩa với việc bạn đang khiến cơ thể hoạt động cực kỳ khó khăn, chứ đừng nói đến giảm cân.

Rượu có 7 calo trên mỗi g, vì vậy lượng calo mà bạn nạp vào cơ thể tăng nhanh như chất béo và gần như gấp đôi lượng calo so với carbohydrate và protein. Tuy nhiên, uống rượu vừa phải thực sự có lợi cho sức khỏe. Lượng khuyến nghị do CDC đặt ra là 1 – 2 ly mỗi ngày, trong đó rượu vang đỏ là lựa chọn lành mạnh nhất do hàm lượng chất chống oxy hóa polyphenol và resveratrol có trong rượu.

  1. Uống bia nhiều calo

Ngay cả khi bạn cố gắng giữ lượng rượu uống trong mức hợp lý, đồ uống có cồn vẫn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và cân nặng của bạn nếu bạn không gọi một loại bia ít calo. Bởi, 1 lon bia có khoảng 150 calo mà không có protein và chất xơ. Không chỉ có lượng calo cao, rượu bia cũng có thể gây gián đoạn giấc ngủ, có khả năng làm chậm quá trình trao đổi chất và dẫn đến tăng cân.

  1. Uống cocktail có đường

Loại cocktail yêu thích cũng như một loại bia chứa nhiều calo đều không tốt cho sức khỏe của bạn. Cocktail bổ sung thêm calo thông qua đường bổ sung. Ngoài ra, chúng có chứa cồn có thể gây tăng cân. Cùng với đó, rượu cũng được biết là làm tăng cảm giác thèm ăn, dẫn đến tăng lượng thức ăn nạp vào. Đã có những nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ giữa việc tiêu thụ rượu và thực phẩm.

  1. Không uống đủ nước

Khi uống ít nước hơn, bạn có thể cảm thấy khát nước. Tuy nhiên, không có gì lạ khi nhầm lẫn giữa khát và đói, vì vậy bạn có thể ăn quá nhiều thay vì làm dịu cơn khát của mình. Chờ cho đến khi cảm thấy khát mới uống nước là dấu hiệu của tình trạng mất nước nhẹ. 

Ngoài ra, khi khát bạn cũng cần lựa chọn những đồ uống lành mạnh. Rất nhiều lần chúng ta nghĩ mình đang khát và tìm đến đồ uống có đường như soda, trà ngọt hoặc nước ép trái cây, nhưng tất cả những gì chúng ta cần là nước. Đây mới là thứ giúp cung cấp năng lượng, bôi trơn các cơ quan, điều chỉnh nhiệt độ cơ thể và loại bỏ độc tố khỏi não cũng như máu của mình. Đồ uống có đường đánh lừa bộ não khiến chúng ta nghĩa rằng mình đã làm dịu cơn khát. Tuy nhiên, đường và các thành phần khác trong chúng khiến cơ thể chúng ta phải làm việc nhiều hơn, dẫn đến nhu cầu muốn uống đồ uống có đường gia tăng.

Bạn cũng nên lưu ý rằng khi không uống đủ nước, các vấn đề có thể phát sinh. Không uống đủ nước sẽ phá vỡ sự cân bằng điện giải bình thường, đồng thời ảnh hưởng đến cách thức hoạt động của cơ thể. Vì vậy, điều này có thể ảnh hướng đến quá trình trao đổi chất, khiến cơ thể không đốt cháy mỡ hiệu quả và đồng thời làm tăng cảm giác thèm ăn. Thực tế cho thấy, nước là lựa chọn đồ uống tốt nhất giúp bạn không bị mất nước đồng thời giúp bạn tránh được cả sỏi thận và táo bón. Nước cũng không chứa calo và không khiến bạn bị tăng cân.

Hãy đến với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Đặt lịch khám TẠI ĐÂY hoặc liên hệ Hotline: 0935.18.3939 / 024.3633.5678

Bác sĩ Nguyễn Hoài Thu – Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM

 Theo Verywell Health



| Bình luận

5 điều cần làm khi ăn thịt nướng để phòng ngừa ung thư

01/07/2023 -  Kiến thức dinh dưỡng

Một số nghiên cứu cho rằng thịt nướng, nhất là các loại thịt đỏ khi nướng ở nhiệt độ cao dễ hình thành các tác nhân gây ung thư. Vậy có cách nào để hạn chế nguy cơ này khi nướng thịt? Cùng Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu 5 điều cần làm khi ăn thịt nướng để phòng ngừa ung thư tại bài viết dưới đây.

Tại sao đồ nướng có thể gây ung thư?

Mặc dù các nghiên cứu về mối liên hệ giữa nướng và nguy cơ ung thư còn hạn chế, nhưng thịt nấu ở nhiệt độ cao có thể tạo ra 2 loại chất gây ung thư là các amin dị vòng (HCA) và hydrocarbon thơm đa vòng (PAH). Các amin dị vòng được hình thành từ phản ứng giữa protein động vật và nhiệt , trong khi hydrocarbon thơm đa vòng phát triển khi mỡ thịt nhỏ giọt, bốc khói và dính trên thịt. Các amin dị vòng và hydrocarbon thơm đa vòng là những chất gây đột biến, có thể gây ra những thay đổi trong DNA của các tế bào, từ đó có thể dẫn tới ung thư.

Đọc thêm bài viết: Trà sữa có thể gây ung thư?

Năm 2015, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) trực thuộc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xếp loại thịt đỏ vào nhóm 2A, là những nhân tố có thể gây ung thư cho con người. Tuy nhiên, cho tới nay kết luận này của IARC vẫn còn gây ra nhiều tranh cãi. Nhưng riêng thịt chế biến như xúc xích, thịt xông khói,…được xếp vào nhóm 1A, nhóm cao nhất chứa các nhân tố chắc chắn có khả năng gây ung thư cho con người.

Có phải ướp thịt trước khi nướng giúp giảm thiểu các chất ung thư?

Làm thế nào để giảm thiểu nguy cơ ung thư từ đồ nướng nhất là thịt, là câu hỏi được nhiều người đưa ra. Để giảm thiểu các chất ung thư tạo ra khi nướng, có nghiên cứu được công bố vào năm 2008 cho thấy rằng ướp thịt trước khi nướng có thể giảm gần 90% một số chất gây ung thư và mẹo này gần đây đã xuất hiện trở lại trên các nền tảng mạng xã hội.

Nghiên cứu cho thấy, phản ứng dẫn đến việc hình thành các amin dị vòng chỉ xảy ra trên lớp nông 3 – 4 mm của bề mặt thịt. Vậy nếu thêm một loại nước xốt bề mặt có chứa chất chống oxy hóa có thể gây ức chế đáng kể các phản ứng tạo ra các amin dị vòng hay không?

Chất chống oxy hóa bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại và chúng có thể được tìm thấy trong các loại quả mọng, cam quýt và gia vị. Một số nhà nghiên cứu khuyến nghị nên ướp thịt với nước cốt chanh, húng quế hoặc bạc hà trước khi nướng. Tuy nhiên, người ta không chứng minh được rằng cách ướp đơn giản có thể loại bỏ tất cả nguy cơ ung thư liên quan đến việc nướng thịt.

Gợi ý cách nướng thịt an toàn

Ướp thịt một cách khôn ngoan

Mặc dù phết nước xốt lên thịt sẽ không làm giảm tất cả các nguy cơ ung thư, nhưng việc ướp thịt trong 30 phút trước khi nướng có thể làm giảm 90% nguy cơ hình thành chất gây ung thư, ướp thịt 20 phút giảm 72% chất gây ung thư.

Cần nhiều nghiên cứu hơn để xác nhận mối liên quan vừa nêu trên, nhưng nước xốt được làm từ các loại thảo mộc thuộc họ bạc hà, như hương thảo, cỏ xạ hương, húng quế, có thể là lựa chọn tốt nhất vì chúng rất giàu chất chống oxy hóa. Chúng ta có thể dùng các loại nước xốt tự chế như nước cam quýt, gia vị hoặc thêm dầu ô liu. Nếu dùng nước xốt đóng gói sẵn, hãy chọn loại ít đường và ít muối.

Dùng kèm thực vật nướng

Một cách khác để giảm tiêu thụ chất gây ung thư là lên kế hoạch tổ chức tiệc nướng từ những loại thực vật vì rau không hình thành các amin dị vòng khi nướng. Nghiêng dần sang chế độ chay vẫn đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, cắt giảm thịt nói chung cũng có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn nhiều thịt đỏ và thịt chế biến có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư, bệnh tim mạch và tử vong.

Nấu chín thịt trước và hạn chế ngọn lửa trực tiếp cháy trên thịt

Khuyến cáo nên nấu chín thịt trong lò vi sóng trước, để giảm bớt thời gian nướng. Nếu đã bỏ qua được bước nấu chín, bạn cũng có thể thử đặt thịt lên giấy bạc hoặc đặt thức ăn trên giá cao hơn để giảm tiếp xúc với ngọn lửa trần. Bạn có thể nướng, nhưng nên hạn chế ngọn lửa đang cháy trực tiếp tác động lên thịt và hải sản.

Thử nhiệt độ thấp hơn

Nghiên cứu từ năm 2015 cho thấy rằng việc giảm nhiệt độ chảo khi nấu thịt có thể làm giảm sự hình thành các amin dị vòng. Mặc dù phát hiện này không liên quan trực tiếp đến việc nướng thịt, nhưng điều đó có nghĩa là nấu thịt ở nhiệt độ thấp hơn có thể làm giảm sự phát triển của chất gây ung thư.

Lật thịt nhiều lần khi nướng

Theo các chuyên gia, việc lật thịt thường xuyên cũng có thể làm giảm quá trình cháy thành than và giúp ngăn ngừa các chất gây ung thư hình thành. Không có thời gian cố định để lật, nhưng tốt nhất bạn nên để ý đến vỉ nướng và lật thức ăn vài lần trong quá trình nấu.

Đọc thêm bài viết: Các thực phẩm có thể gây ung thư

Trước khi ăn thịt nướng, cần làm gì?

Đây là thắc mắc của rất nhiều người. Vậy có cần bỏ qua lớp thịt nướng bên ngoài để giảm nguy cơ ung thư không? Mặc dù vấn đề này chưa được nghiên cứu chính xác, tuy nhiên các chuyên gia đều cho rằng trước khi ăn thịt nướng, bạn nên cắt bỏ phần thịt cháy. Đặc biệt, bạn không nên dùng mỡ chảy ra từ thịt nướng. Hứng mỡ chảy ra từ thịt nướng và bỏ đi sẽ giảm thiểu được nguy cơ gây ung thư.

Hãy đến với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Đặt lịch khám TẠI ĐÂY hoặc liên hệ Hotline: 0935.18.3939 024.3633.5678

Hồng Ngọc – Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM

 Theo Verywell Health



| Bình luận

Gạo lứt có tốt cho sức khỏe?

30/06/2023 -  Kiến thức dinh dưỡng

Gạo lứt được tạo thành từ ba phần khác nhau: mầm, cám và nội nhũ. Gạo lứt được coi là tốt cho sức khỏe hơn gạo trắng vì hàm lượng chất dinh dưỡng chứa chất xơ, nhiều vitamin và khoáng chất. Cùng Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu về những lợi ích của gạo lứt đối với sức khỏe tại bài viết dưới đây.

Gạo lứt có tốt cho sức khỏe? | viamclinic.vn

Gạo lứt có tốt cho sức khỏe?

Lợi ích: Tại sao gạo lứt tốt cho bạn?

Có một số lợi ích sức khỏe liên quan đến việc ăn gạo lứt vì nó chứa cám và mầm. Những thành phần này của gạo lứt cung cấp một số chất dinh dưỡng không có trong gạo trắng. Một số lợi ích sức khỏe có thể có của việc tiêu thụ gạo lứt được liệt kê dưới đây:

Sức khỏe tim mạch

Gạo lứt được coi là tốt cho tim vì các chất dinh dưỡng có trong nó, chẳng hạn như chất xơ. Chất xơ đã được chứng minh là có lợi cho sức khỏe tim mạch bằng cách giảm nguy cơ phát triển bệnh tim mạch vành. Các hợp chất khác được tìm thấy trong gạo lứt, được gọi là lignans, cũng giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh tim bằng cách:

  • Giảm huyết áp
  • Giảm mức cholesterol có hại
  • Giảm bất kỳ độ cứng nào trong các động mạch có thể gây ra bệnh tim

Sức khỏe tiêu hóa

Sức khỏe tiêu hóa | viamclinic.vn

Sức khỏe của hệ thống tiêu hóa có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Ở những người ăn ngũ cốc nguyên hạt, chẳng hạn như gạo lứt thường có sức khỏe tiêu hóa tốt hơn so với những người không ăn đủ ngũ cốc nguyên hạt trong chế độ ăn uống của họ. Lý do cho điều này là bởi chất xơ có trong ngũ cốc nguyên hạt. Chất xơ có lợi cho hệ vi sinh vật đường ruột, là tập hợp các vi sinh vật sống trong ruột, bằng cách khuyến khích sự tồn tại và phát triển của vi khuẩn đường ruột tốt.

Đọc thêm bài viết: Lợi ích sức khỏe của sắn

Chống ung thư

Gạo lứt cũng có thể có lợi ích chống ung thư. Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng tiêu thụ lignans trong chế độ ăn uống có thể giúp giảm nguy cơ phát triển ung thư như:

  • Ung thư thực quản (ung thư thực quản, hoặc ống dẫn thức ăn)
  • Ung thư tuyến dạ dày (ung thư dạ dày bắt đầu trong các tế bào sản xuất chất nhầy)
  • Ung thư đại tràng (ung thư trong các mô của đại tràng, chạy từ túi ở đầu ruột già đến trực tràng)

Quản lý cân nặng

Nhiều người thừa cân hoặc béo phì có thể chuyển sang chế độ ăn kiêng low-carb để giảm cân, nhưng điều đó lại cắt bỏ cả carbohydrate lành mạnh như gạo lứt. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng tiêu thụ gạo lứt có thể tác động đến việc giảm cân. Lợi ích có thể đến từ hàm lượng chất dinh dưỡng có trong gạo lứt. Ví dụ, chất xơ có trong gạo lứt có thể làm giảm việc ăn quá nhiều bằng cách giữ cho bạn no lâu hơn. Bên cạnh đó, tiêu thụ chất xơ từ gạo lứt cũng có thể giúp giảm mỡ ở những vùng khó chịu, chẳng hạn như bụng.

Bảo vệ chống lại stress oxy hóa và viêm

Căng thẳng oxy hóa là một trạng thái trong cơ thể gây ra bởi sự dư thừa quá mức của các gốc tự do, là những phân tử không ổn định được tạo ra trong quá trình chuyển hóa tế bào bình thường. Các gốc tự do có thể gây tổn hại cho các tế bào và mô trong cơ thể, dẫn đến tình trạng viêm lan rộng và mạn tính, khiến cho hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức.

Và Flavonoid và phenol – là những hợp chất thực vật có trong gạo lứt hoạt động như chất chống oxy hóa trong cơ thể, có thể giúp ổn định các gốc tự do để chúng không thể gây hại. Điều này giúp giảm căng thẳng oxy hóa và giảm viêm. Bên cạnh đó, trong một số nghiên cứu, các bệnh khác có mức độ viêm nhiễm cao cũng có thể được hưởng lợi từ việc tiêu thụ gạo lứt vì lignans đã được chứng minh là làm giảm các dấu hiệu viêm nhiễm.

Sức khỏe của xương

Sức khỏe của xương | viamclinic.vn

Gạo lứt chứa nhiều chất dinh dưỡng, chẳng hạn như mangan, có thể có lợi cho sức khỏe của xương. Mangan đóng một vai trò trong việc hình thành và mật độ xương. Nghiên cứu cho thấy những người không hấp thụ đủ khoáng chất này có nguy cơ bị suy giảm sức khỏe của xương. Vì gạo lứt chứa hàm lượng mangan cao nên tiêu thụ thường xuyên có thể giúp xương chắc khỏe trong suốt cuộc đời.

An toàn cho bệnh tiểu đường

Carbohydrate đơn giản, chẳng hạn như gạo trắng, có thể gây ảnh hưởng xấu đến lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường vì chúng nhanh chóng phân hủy thành glucose. Chọn carbohydrate phức tạp, chẳng hạn như ngũ cốc nguyên hạt, đã được chứng minh là giúp kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn so với các loại carbohydrate khác.

Mặt khác, gạo lứt có chỉ số đường huyết thấp hơn so với gạo trắng, đây là phép đo tốc độ và mức độ đường huyết có thể tăng cao khi bị ảnh hưởng bởi thực phẩm. Các loại thực phẩm mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa, chẳng hạn như gạo lứt, sẽ tốt hơn cho lượng đường trong máu vì chúng cung cấp lượng đường ổn định hơn là cung cấp nhiều cùng một lúc.

Đọc thêm bài viết: Lợi ích sức khỏe của hạt hạnh nhân

Sức khỏe não bộ

Nghiên cứu đã điều tra tác động của gạo lứt đối với sức khỏe não bộ và phát hiện ra rằng những người tiêu thụ gạo lứt nhiều hơn có thể cải thiện nhận thức. Một nghiên cứu cụ thể đã xem xét tác động của chế độ ăn gạo lứt đối với những người trên 60 tuổi.

Do thành phần dinh dưỡng của gạo lứt, vào cuối cuộc nghiên cứu, những người ăn gạo lứt hàng ngày trong vòng 6 tháng có điểm nhận thức cao hơn những người không ăn. Người ta cho rằng lợi ích của não bắt nguồn từ các hợp chất thực vật và hàm lượng chất xơ, cũng như hàm lượng vitamin và khoáng chất cao có trong gạo lứt.

An toàn cho chế độ ăn kiêng không chứa gluten

Gluten là một loại protein được tìm thấy trong các sản phẩm ngũ cốc khác nhau và nhiều loại thực phẩm khác. Mọi người có xu hướng chuyển sang chế độ ăn không có gluten nếu họ nhạy cảm hoặc dị ứng với protein, chẳng hạn như bệnh celiac rối loạn miễn dịch hoặc nếu họ đã được chẩn đoán mắc một bệnh tự miễn dịch khác. Vì gạo lứt không chứa gluten tự nhiên nên nó là một lựa chọn ngũ cốc tuyệt vời cho những người tránh gluten.

Điều gì làm cho gạo lứt khó nấu hơn?

Điều gì làm cho gạo lức khó nấu hơn? | viamclinic.vn

Gạo lứt khó nấu hơn gạo trắng vì lớp cám trong gạo lứt còn nguyên vẹn, trong khi gạo trắng thì bị loại bỏ. Ngoài ra, cám mất nhiều thời gian hơn để nấu chín, khiến thời gian nấu gạo lứt gần gấp đôi so với gạo trắng.

Các loại gạo lứt

Có một số loại gạo lứt:

  • Hạt ngắn
  • Hạt trung bình
  • Hạt dài
  • Nâu nhạt
  • Basmati
  • Hoa nhài

Tất cả các loại đều giống nhau vì vẫn còn mầm và cám, nhưng thời gian nấu của mỗi loại sẽ khác nhau. Ngoại lệ duy nhất là gạo lứt nhạt. Loại gạo này đã loại bỏ một nửa cám trong quá trình xay xát và loại gạo này cũng có ít chất xơ nhất trong số các loại gạo lứt.

Khẩu phần gạo lứt: Giá trị dinh dưỡng

Thông tin dinh dưỡng cho một chén gạo lứt như sau:

Chất dinh dưỡng Số lượng tính bằng gram (g) hoặc phần trăm giá trị hàng ngày
Calo 216
Tinh bột 44g
Chất xơ 3,5g
Chất béo 1,8g
Chất đạm 5g
Vitamin B1 12%
Vitamin B3 15%
Vitamin B6 14%
Vitamin B5 6%
Sắt 5%
Magie 21%
Phốt pho 16%
Kẽm 8%
Đồng 10%
Mangan 88%
Selen 27%
Kali 1,7%
Canxi 1%

Ai không nên ăgạo lứt?

Gạo lứt an toàn để tiêu thụ đối với hầu hết mọi người. Nếu bạn bị dị ứng hoặc nhạy cảm với gạo lức, bạn nên tránh nó. Những người đang mang thai cũng nên tránh hoặc hạn chế ăn gạo lức vì nó có chứa một nguyên tố tự nhiên được gọi là thạch tín, có thể gây độc khi tiêu thụ với số lượng lớn. Cũng bởi lý do này mà trẻ nhỏ cũng nên tránh ăn quá nhiều gạo lức.

Xem thêm video hấp dẫn:

Hãy đến với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Đặt lịch khám TẠI ĐÂY hoặc liên hệ Hotline: 0935.18.3939 / 024.3633.5678

Hồng Ngọc – Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM

Theo Verywell Health



| Bình luận

7 lợi ích sức khỏe tuyệt vời của dưa hấu

30/06/2023 -  Kiến thức dinh dưỡng

Dưa hấu là một loại quả to, hình tròn hoặc hình bầu dục, có vỏ màu xanh lục và thịt quả mọng nước màu đỏ hoặc hồng. Nó có vị ngọt và có thể có hoặc không có hạt, tùy thuộc vào giống. Nhờ hàm lượng nước cao và dồi dào các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, dưa hấu không chỉ làm dịu cơn khát mà còn có thể hỗ trợ duy trì cân nặng, sức khỏe của mắt và phục hồi cơ bắp. Bài viết này khám phá những lợi ích sức khỏe của dưa hấu.

Dinh dưỡng dưa hấu

Khẩu phần 1 cốc dưa hấu thái hạt lựu có thành phần dinh dưỡng sau đây tính bằng gam (g), miligam (mg), microgam (mcg) hoặc phần trăm giá trị hàng ngày (% DV):

  • Calo: 46g
  • Chất đạm: 0,9g
  • Chất béo: 0,2g
  • Carbohydrate: 11,5g
  • Chất xơ: 0,6g
  • Đường: 9,4g
  • Vitamin C: 12,5 mg: 14% DV
  • Vitamin A: 43 mcg: 5% DV

Dưa hấu có hàm lượng vitamin C khá cao, hoạt động như một chất chống oxy hóa và hỗ trợ sức khỏe miễn dịch, chữa lành vết thương cũng như tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh. Dưa hấu là một nguồn lycopene tự nhiên, được biết đến với khả năng làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt và bệnh tim. Nó cũng là một nguồn citrulline, có thể giúp tăng lưu lượng máu và tăng hiệu suất tập thể dục.

Đọc thêm bài viết: Lợi ích sức khỏe của sắn

Lợi ích sức khỏe của dưa hấu

Dưa hấu thúc đẩy quá trình hydrat hóa và có thể hỗ trợ duy trì cân nặng, sức khỏe của mắt, giảm đau cơ…

Giữ cho bạn ngậm nước

Cơ thể bạn sử dụng nước để loại bỏ chất thải, bôi trơn khớp và duy trì nhiệt độ. Nếu mất quá nhiều chất lỏng và không được hấp thụ trở lại, tình trạng mất nước có thể xảy ra, gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, chóng mặt, khô miệng và lú lẫn. Và dưa hấu là loại quả chứa 91% nước nên nó là thực phẩm tuyệt vời giúp bạn giữ nước.

Duy trì cân nặng của bạn

Với hàm lượng nước cao và mật độ calo thấp, dưa hấu có thể giúp thúc đẩy cảm giác no và hỗ trợ kiểm soát cân nặng. Một nghiên cứu nhỏ cho thấy tiêu thụ dưa hấu hàng ngày có thể thúc đẩy cảm giác no hơn so với một bữa ăn nhẹ bánh quy ít chất béo trong tối đa 90 phút sau khi tiêu thụ. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng cho thấy những người tham gia đã giảm cân và cải thiện các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim sau đây:

Huyết áp

Triglyceride (một loại chất béo trong máu)

Cholesterol lipoprotein mật độ thấp (LDL) (cholesterol xấu)

Cholesterol lipoprotein tỷ trọng cao (HDL) (cholesterol tốt)

Hỗ trợ sức khỏe mắt

Dưa hấu là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào. Các nghiên cứu quan sát cho thấy, lượng vitamin C cao hơn có thể làm giảm nguy cơ đục thủy tinh thể (khi thủy tinh thể của mắt bình thường trong veo trở nên mờ đục). Vitamin A trong dưa hấu cũng rất cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của mắt, đặc biệt là sức khỏe của võng mạc, khả năng nhìn trong ánh sáng mờ và khả năng nhìn màu sắc.

Tăng cường hệ thống miễn dịch

Vitamin C từ lâu đã được công nhận là rất quan trọng đối với chức năng của hệ thống miễn dịch. Lượng vitamin C không đủ có thể dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch và nguy cơ nhiễm trùng cao hơn. Chất citrulline trong dưa hấu có vai trò chống oxy hóa và giãn mạch (mở rộng mạch máu) trong cơ thể.

Làm giảm đau nhức cơ bắp

Chất citrulline trong dưa hấu có thể tăng cường sản xuất oxit nitric và giảm nồng độ amoniac. Oxit nitric cải thiện lưu lượng máu, tăng lượng oxy cung cấp cho cơ bắp. Điều này có thể giúp cải thiện hiệu suất tập luyện và giảm đau nhức cơ bắp sau khi tập luyện. Nồng độ amoniac cao có thể dẫn đến mỏi cơ và tích tụ lactate, dẫn đến đau nhức cơ bắp.

Mặc dù cần nhiều nghiên cứu hơn, nhưng những người tham gia trong một nghiên cứu nhỏ đã nhận thấy những cải thiện về nhịp tim phục hồi và tình trạng đau cơ trong 24 giờ sau khi uống nước ép dưa hấu tự nhiên.

Hỗ trợ sức khỏe làn da

Một số chất dinh dưỡng trong dưa hấu có thể hỗ trợ sức khỏe của da. Vitamin C cần thiết để sản xuất collagen, một loại protein giữ cho khớp khỏe mạnh và làn da của bạn đầy đặn, săn chắc. Lycopene cũng có thể giúp bảo vệ da khỏi tác hại của tia cực tím (UV) từ mặt trời.

Đọc thêm bài viết: Lợi ích sức khỏe của hạt hạnh nhân

Cải thiện tiêu hóa

Hàm lượng nước cao và lượng nhỏ chất xơ của dưa hấu khiến trái cây này có lợi cho sức khỏe tiêu hóa. Nước rất quan trọng đối với quá trình tiêu hóa vì nó giữ cho thức ăn di chuyển qua ruột và giúp phân hủy thức ăn để cơ thể bạn có thể hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết.

Chất xơ là một loại carbohydrate không tiêu hóa được và cũng là chất rất quan trọng để ngăn ngừa táo bón, giúp bạn đi tiêu đều đặn. Đồng thời, chất xơ còn giúp làm sạch vi khuẩn và các chất tích tụ khác trong đường tiêu hóa để cải thiện sức khỏe đường ruột của bạn.

Tác dụng phụ của việc ăn dưa hấu

Nếu bạn có vấn đề về tiêu hóa, tiểu đường hoặc chứng đau nửa đầu, bạn có thể tránh hoặc hạn chế dưa hấu trong chế độ ăn uống của mình. Một số tác dụng phụ bao gồm:

  • Các vấn đề về tiêu hóa: Dưa hấu được coi là thực phẩm có FODMAP cao (oligo-, di-, monosacarit và polyol có thể lên men) vì nó chứa một lượng lớn oligosacarit (fructan), monosacarit (fructose) và polyol. Những loại đường này được ruột non hấp thụ kém nếu bạn mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) hoặc các triệu chứng liên quan đến IBS, có thể dẫn đến chuột rút, chướng bụng, tiêu chảy, đầy hơi hoặc táo bón.
  • Bệnh tiểu đường: Dưa hấu có lượng đường huyết thấp chỉ là 4, có nghĩa là nó không có khả năng ảnh hưởng đáng kể đến lượng đường trong máu khi được tiêu thụ ở mức độ vừa phải, với khẩu phần 1 cốc.
  • Chứng đau nửa đầu: Loại quả này có thể gây ra các cơn đau nửa đầu ở một số người dễ bị chứng đau nửa đầu, mặc dù lý do chính xác vẫn chưa rõ ràng.
  • Đổi màu da: Tiêu thụ quá nhiều dưa hấu hàng ngày có thể dẫn đến tình trạng da hiếm gặp gọi là lycopenemia, một biến thể của caroten máu có thể dẫn đến đổi màu da đỏ hoặc cam.

Bạn có thể bị dị ứng với dưa hấu?

Mặc dù dị ứng dưa hấu rất hiếm nhưng nó có thể xảy ra ở những người bị dị ứng phấn hoa, đặc biệt là những người dị ứng với cỏ phấn hương hoặc phấn hoa cỏ. Protein trong dưa hấu giống với protein có trong phấn hoa, có thể gây nhầm lẫn cho hệ thống miễn dịch của bạn và dẫn đến các triệu chứng như ngứa. Đây được gọi là hội chứng dị ứng miệng (OAS).

Hạt hoặc vỏ dưa hấu có tốt cho bạn không?

Hạt dưa hấu tương đối ít calo nhưng lại giàu chất dinh dưỡng. Một khẩu phần (28 gam) hạt dưa hấu bao gồm nhiều chất dinh dưỡng, chẳng hạn như: protein, phốt pho, magiê, sắt và kẽm. Hạt dưa hấu thường được rang để tạo ra một món ăn nhẹ giòn, giàu chất dinh dưỡng.

Vỏ dưa hấu thường bị bỏ qua (lớp ngoài màu xanh lá cây) là một nguồn chất xơ tốt, chứa các chất dinh dưỡng thiết yếu khác như kali và chất chống oxy hóa. Bạn có thể ăn vỏ dưa hấu sống hoặc kết hợp với các món nướng và món xào. Khi còn sống, nó có hương vị tương tự như dưa chuột.

Ăn kiêng dưa hấu có an toàn không?

Chế độ ăn kiêng dưa hấu là một chế độ ăn kiêng giải độc ít calo được cho là giúp giảm cân nhanh chóng. Tuy nhiên, không có thử nghiệm lâm sàng nào xác nhận mối quan hệ giữa chế độ ăn dưa hấu và giảm cân cũng như các lợi ích sức khỏe khác.

Mặc dù không có giới hạn về lượng dưa hấu mà bạn có thể tiêu thụ hàng ngày, nhưng thông thường nên tiêu thụ khoảng 2 cốc trái cây mỗi ngày. Khẩu phần 2 cốc này sẽ đáp ứng lượng trái cây khuyến nghị hàng ngày. Tuy nhiên, một chế độ ăn uống cân bằng nên bao gồm nhiều loại và màu sắc của trái cây, cung cấp cho cơ thể bạn nhiều loại hợp chất thực vật có lợi.

Hãy đến với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Đặt lịch khám TẠI ĐÂY hoặc liên hệ Hotline: 0935.18.3939 / 024.3633.5678

Hồng Ngọc – Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM

Theo Verywellhealth



| Bình luận

Khách hàng đánh giá

4.8

  • Đặt lịch khám ngay

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY